intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:256

39
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan về Ngân hàng thương mại và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng; Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020; Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI HOÀNG THỊ NGỌC THỦY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG  THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU  KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ                                                                                                                                                        Hà nội ­ 2021 
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI HOÀNG THỊ NGỌC THỦY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG  THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU  KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ                                                                                                                                                                     Người hướng dẫn khoa học                                                           1.GS.,TS. Vũ Văn Hóa                                                           2.TS. Lê Cẩm Ninh 2
  3. Hà nội ­ 2021 
  4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của  cá nhân tác giả. Các số liệu được sử  dụng để phân tích trong luận án có nguồn   gốc rõ ràng, trung thực và đã được công bố  theo đúng qui định. Các kết quả  nghiên cứu trong luận án do tác giả tự tìm hiểu và phân tích khách quan. Các kết   quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.                                                               Hà nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021                                                                 Tác giả                                                                   (đã ký)                                                                        Hoàng Thị Ngọc Thủy 4
  5. LỜI CẢM ƠN Tác giả  gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới GS.,TS. NGND. Vũ Văn Hóa và TS.  Lê Cẩm Ninh, những nhà khoa học, những người thầy đã tận tình hướng dẫn,  chỉ bảo, giúp tác giả hoàn thành Luận án Tiến sĩ với đề  tài “Phát triển dịch vụ   ngân hàng bán lẻ  tại NH TMCP Công thương Việt Nam trong điều kiện hội   nhập quốc tế về tài chính ngân hàng” Tác giả trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học  Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Sau đại học, Ban lãnh đạo  Khoa tài chính, Bộ  môn TCDN, Ban lãnh đạo Khoa Ngân hàng, Bộ  môn Tín  dụng Ngân hàng đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện công trình nghiên  cứu này. Tác giả  chân thành cảm  ơn các chuyên gia kinh tế, các chuyên viên làm   việc tại VietinBank và các NHTM khác đã hỗ trợ và đóng góp ý kiến để tác giả  có thể hoàn thành nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn  sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ, tạo điều   kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tác giả thực hiện và hoàn thành Luận án này Tác giả    Hoàng Thị Ngọc Thủy 5
  6. MỤC LỤC 6
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BĐH Bạn điều hành 2 BKS Ban kiểm soát 3 CMCN Cách mạng công nghiệp 4 CN Chi nhánh 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 CTTC Cho thuê tài chính 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 9 DPRR Dự phòng rủi ro 10 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 11 DVNH Dịch vụ ngân hàng 12 GNNĐ Ghi nợ nội địa 13 GNQT Ghi nợ quốc tế 14 HĐBT Hội đồng bộ trưởng 15 HĐQT Hội đồng quản trị 16 NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 17 NHBL Ngân hàng bán lẻ 18 NHNN Ngân hàng Nhà nước 19 NHTM Ngân hàng thương mại 20 NHTW Ngân hàng trung ương 21 PTKD KBL Phát triển kinh doanh khối bán lẻ 22 TCKT Tổ chức kinh tế 23 TCTD Tổ chức tín dụng 24 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 25 TSC Trụ sở chính 26 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt 7
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt 1 Vietnam Bank for  Ngân hàng Nông nghiệp và  AgriBank Agriculture and Rural  Phát triển nông thôn Việt  Development Nam 2 AI  Artificial Inteligence Trí tuệ nhân tạo 3 Application Programming  Giao diện lập trình ứng  API Interface dụng 4 ATM  Automatic Teller Machine Máy giao dịch tự động 5 Phân phối bảo hiểm qua  Bancassurance The combination of banking  and insurance ngân hàng 6 Phiên bản 2 của Hiệp ước  Basel 2  Basel 2 Basel 7 BIDV Bank of Investment and  Ngân hàng Đầu tư và Phát  Development of VietNam triển Việt Nam 8 CAR Capital adequacy ratio Tỷ lệ an toàn vốn 9 CIR  Cost Income Ratio Tỷ lệ chi phí trên thu nhập 10 Comprehensive and  Hiệp định thương mại tự do  CPTPP Progressive Agreement for  xuyên Thái Bình Dương Trans­Pacific Partnership 11 European­Vietnam Free  Hiệp định thương mại tự do  EVFTA Trade Agreement Việt Nam­ Châu Âu 12 FTA  Free Trade Agreement  Hiệp định thương mại tự do 13 IoT  Internet Of Things Vạn vật kết nối 14 Thiết bị đọc thẻ qua điện  MPOS   Mobille Point of Sale thoại 15 POS  Point of Sale Máy thanh toán thẻ 16 ROA  Return On Asset Tỷ suất lợi nhuận tài sản 17 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ  ROE Return On Equity sở hữu 18 Small and Medium Size  Doanh nghiệp nhỏ và vừa SME Enterprise 19  Vietnam Asset Management  Công ty quản lý tài sản Việt  VAMC Company Nam 20  Vietnam Joint Stock  Ngân hàng TMCP Ngoại  VCB Commercial Bank for  thương Việt Nam Foreign Trade 21 Vietnam Joint Stock  Ngân hàng TMCP Công  Vietinbank commercial bank for Industry  thương Việt Nam and Trade 22 Ứng dụng của Vietinbank  Vietinbank  Vietinbank Internet Payment  giao dịch trên điện thoại di  Ipay Mobile on Mobile động 8
  9. 23 Tổ chức Thương mại thế  WTO  World Trade Organization giới DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Nội dung Nội dung Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank 56 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức Khối bán lẻ của Vietinbank 57 Bảng 2.1 Năng lực tài chính của Vietinbank 59 Bảng 2.2 Huy động vốn và cơ cấu huy động vốn của Vietinbank 2015­ 64 2020 Bảng 2.3 Dư nợ và cơ cấu dư nợ của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 67 Bảng 2.4 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của Vietinbank giai đoạn 2015­ 69 2020 Bảng 2.5 Chi phí và cơ cấu chi phí của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 70 Bảng 2.6 Lợi   nhuận và  cơ  cấu  lợi  nhuận của  Vietinbank giai  đoạn  72 2015­2020 Bảng 2.7 Chỉ  tiêu hiệu quả  và an toàn hoạt động của Vietinbank giai  73 đoạn 2015­2020 Bảng 2.8 Bảng  tổng hợp một số   chỉ   tiêu  phản  ánh  KQ  HĐKD  giai   74 đoạn 2015­2020 Bảng 2.9 Chỉ số tài chính cuả 04 NHTM lớn nhất Việt Nam năm 2019 76 Bảng 2.10 Vốn điều lệ  của Vietinbank và một số  ngân hàng trong khu  76 vực Asean 2018 Bảng 2.11 Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 80 Bảng 2.12 Cơ  cấu vốn huy động bán lẻ của Vietinbank giai đoạn 2015­ 81 2020 Bảng 2.13 Cơ cấu dư nợ Vietinbank giai đoạn 2015­2020 83 Bảng 2.14 Cơ cấu dư nợ bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2015­2020 85 Bảng 2.15 Số  lượng khách hàng SMEs của Vietinbank giai đoạn 2015­ 86 2020 Bảng 2.16 Tổng hợp dư nợ cho vay cá nhân của một số NHTM VN 87 Bảng 2.17 Số liệu chuyển tiền kiều hối Vietinbank giai đoạn 2015­2019 89 Bảng 2.18 KQKD mảng dv bảo hiểm Vietinbank giai đoạn 2015­2019 90 Bảng 2.19 Doanh số thanh toán thẻ Vietinbank giai đoạn 2015­2019 91 Bảng 2.20 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của Vietinbank 94 Bảng 2.21 Cơ cấu thu nhập từ hoạt động bán lẻ của Vietinbank 95 Bảng 2.22 Cơ cấu chi phí của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 96 Bảng 2.23 Cơ cấu chi phí bán lẻ của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 97 Bảng 2.24 Lợi nhuận hđ bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2015­2020 98 Bảng 2.25 Chất lượng dư nợ tín dụng bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2015­ 99 2020 9
  10. Bảng 2.26 Dự phòng rủi ro hoạt động bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2015­ 100 2020 Bảng 2.27 Thị phần bán lẻ Vietinbank trong mối tương quan với một số  101 NH Bảng 2.28 Số lượng ATM và POS Vietinbank giai đoạn 2015­2020 102 Bảng 2.29 Số   lượng   thẻ   và   mạng   lưới   giao   dịch   hiện   đại   của  104 Vietinbank Bảng 2.30 Doanh số  thanh toán thẻ  qua mạng lưới giao dịch hiện đại  104 của Vietinbank trong mối tương quan với một sốNHTM tại   ViệtNam Bảng 2.31 Doanh   số   thanh   toán   và   doanh   số   rút   tiền   qua   ATM   của  105 Vietinbank   trong   mối   tương   quan   với   một   sốNHTM   tại   ViệtNam Bảng 2.32 Đào tạo nhân lực tại Vietinbank giai đoạn 2015­2020 111 Biểuđồ  Diễn biến nợ xấu của Vietinbank giai đoạn 2015­2020 117 2.1 Biểuđồ  Cơ  cấu thu nhập của Vietinbank, VCB, BIDV và Agribank  118 2.2 2019 Biểuđồ  Diễn biến tăng trưởng tín dụng bán lẻ so với tăng trưởng huy   119 2.3 động vốn bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2015­2020 MỞ ĐẦU Việc nghiên cứu  về  dịch vụ  ngân hàng bán lẻ  (NHBL) của NHTM    đã  được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đề  cập đến nhiều như: Anirban Bose (Giám đốc cơ  quan nghiên cứu về  tài chính  ngân hàng toàn cầu­ Global Banking & Financial Services); nhóm các nhà nghiên  cứu Daniel K. Orlow, Lawrence J. Radecki, and John Wenninger thuộc Ngân hàng  dự trữ liên ban Mỹ (FED); Trịnh Minh Thảo,  Hoàng Nguyên Khai, Nguyễn Văn  Thụy, Đỗ Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thu Giang, Lê Công, Tô Khánh Toàn v.v…  10
  11. Để  thực hiện luận án “Phát triển dịch vụ  Ngân hàng bán lẻ  tại Ngân hàng   thương mại cổ  phần Công thương Việt Nam (VietinBank) trong điều kiện   hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng” tác giả  nghiên cứu tổng quan tình  hình nghiên cứu, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan mật   thiết đến đề  tài luận án đã được công bố  trong và ngoài nước. Cụ  thể, tổng   quan các công trình nghiên cứu về  dịch vụ  NHBL của các NHTM nói chung và  các công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ  NHBL của NH TMCP Công  thương Việt Nam nói riêng. Thông qua nghiên cứu tổng quan, tác giả  sẽ  làm rõ hướng nghiên cứu   chính, cơ  sở  lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả  đạt được, kết luận và  chỉ  ra những vấn đề  còn tồn tại  ở  các công trình nghiên cứu có liên quan mà   luận án sẽ tập trung giải quyết. Từ đó, tác giả xác định rõ mục tiêu đề tài luận  án, nội dung và phương pháp nghiên cứu luận án phù hợp. 1. Lý do chọn đề tài Về cơ sở lý luận. Hiện nay, khái niệm về dịch vụ NHBL khá đa dạng, chưa  có sự thống nhất. Có quan điểm cho rằng dịch vụ NHBL chỉ là dịch vụ phục vụ  cho khách hàng là các cá nhân, nhưng cũng có quan điểm cho rằng dịch vụ  NHBL bao gồm cả  dịch vụ  phục vụ  cho cá nhân, hộ  gia đình và DNNVV. Về  phạm vi hoạt động, trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ  hiện cũng có sự  thay đổi  nhất định, việc cung cấp dịch vụ  NHBL không còn là nghiệp vụ  của riêng các   ngân hàng, nó được xem như là một thị trường, nơi có sự tham gia của các công  ty công nghệ.  Về  cơ  sở  thực tiễn. Vấn đề  phát triển dịch vụ  NHBL của hệ thống NHTM   Việt Nam nói chung, NHTMCP Công thương Việt Nam nói riêng đặt trong bối  cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng về  tài chính ngân hàng. Đặc biệt từ  năm 2018, hội nhập quốc tế  của Việt Nam thực hiện trên nền tảng của các  Hiệp đinh tự do (FTA) thế hệ mới, sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ NHBL   ngày càng gay gắt. Bên cạnh những cơ  hội, việc quản lý và phát triển dịch vụ  11
  12. NHBL của các NHTM đối mặt với nhiều thách thức, nhiều nhân tố  mới xuất   hiện đến từ  các nhà cung cấp dịch vụ  NHBL nước ngoài. Điều này dẫn đến  chiến lược phát triển dịch vụ  NHBL của các NHTM Việt Nam đã từng được  hoạch định nhiều năm trước giờ phải được điều chỉnh, thậm chí hoạch định lại   để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.     Tại Việt Nam với qui mô dân số hơn 96 triệu dân, hơn 90% là doanh nghiệp  nhỏ  và vừa (DNNVV), tỷ  lệ  người dùng điện thoại thông minh (smartphone)   gần 80% (năm 2018)[81], nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ  NHBL nói riêng rất lớn. Về  hệ  thống ngân hàng tại Việt Nam tính đến quý  3/2020 có 49 ngân hàng. Trong đó 4 NHTM 100% vốn nhà nước (Agribank,  Oceanbank, GPbank và CB), 31 ngân hàng thương mại cổ  phần, 9 ngân hàng  100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân   hàng liên doanh[82]. Sự  cạnh tranh giữa các ngân hàng rất lớn, trong đó dịch vụ  NHBL là một phần trọng yếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng này.  Dịch vụ  NHBL góp phần tăng đáng kể  thu nhập cho NHTM, đem đến sự  tiện  ích rất lớn cho khách hàng, nền kinh tế  xã hội theo đó phát triển nhanh. Bên  cạnh đó, cũng từ  sức ép cạnh tranh ngày càng lớn về  mảng dịch vụ  này, các  NHTM đang chạy đua với thời gian trong việc hoạch định và thực thi chiến lược   dịch vụ NHBL nhằm tăng thị  phần, nâng cao chất lượng, số  lượng dịch vụ, số  lượng khách hàng. Ngân hàng thương mại cổ  phần Công thương Việt Nam   (Vietinbank) là một trong số đó. Vietinbank là ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm đa số.  Báo cáo thường   niên của Vietinbank năm 2019 cho thấy; giá trị  tổng tài sản hơn 1,2 triệu tỷ  đồng, vốn chủ sở hữu hơn 77.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng hơn 953.000 tỷ,   lợi nhuận trước thuế  hơn 11.000 tỷ  đồng. Mạng lưới trong nước, Vietinbank  có155 chi nhánh, 07 công ty thành viên, 09 đơn vị  sự  nghiệp, gần 1.000 phòng  giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố  trong cả  nước. Mạng lưới quốc tế, Vietinbank  có 02 chi nhánh tại Đức, 01 ngân hàng con tại Lào, 01 văn phòng đại diện tại   Myanma, cùng với đó là trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng  12
  13. lãnh thổ  trên thế  giới. Là ngân hàng đứng trong top đầu của hệ  thống NHTM,   Vietinbank cũng đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ NHBL tại Việt Nam. Song,   cho đến nay Vietinbank vẫn đang nỗ lực không ngừng và gặp không ít khó khăn  trong việc tìm hướng đi đúng cho mảng dịch vụ  này. Bởi có một thực tế  đang   đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Vietinbank nói  riêng trong phân khúc dịch vụ NHBL là: (1)  Phương án phát triển dịch vụ  NHBL chưa được xây dựng đồng bộ  dẫn  đến hiệu quả thực thi còn hạn chế. (2) Kênh phân phối đa dạng nhưng chưa có sự phối hợp nhịp hàng, xuất hiện  sự chồng chéo khi triển khai, phương thức giao dịch quầy vẫn chiếm ưu thế. Số  lượng ATM đặt chủ yếu ở thị xã, khu đô thị và thành phố. Máy POS chưa được  sử dụng triệt để. (3) Các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để  kết nối thống nhất chia  sẻ hạ tầng kĩ thuật. Do vậy, gây lãng phí trong việc mua sắm máy móc thiết bị  chưa tạo sự thuận lợi trong việc sử dụng thẻ. Dẫn đến làm hạn chế  khả  năng  tiếp cận dịch vụ ngân hàng. (4) Chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng  bán lẻ, thiếu đội ngũ cán bộ  chuyên nghiệp về  tiếp thị  dịch vụ  NHBL. Chính  sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao. (5) Sự  hiện diện ngày càng nhiều của các tổ  chức tín dụng nước ngoài có  trình độ  quản lý cao, công nghệ  hiện đại, vốn lớn, có kinh nghiệm dày dặn   trong mảng dịch vụ NHBL (6) Vấn đề  bảo mật thông tin chưa đáp  ứng được yêu cầu. Nền tảng công  nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Hội nhập quốc tế trở thành trào lưu và hiện thực hóa tại nhiều quốc gia.   Hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với  việc vươn ra thị  trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở  cửa thị  trường trong  13
  14. nước, trong đó có lĩnh vực tài chính ­ ngân hàng. Đặc biệt, bắt đầu từ 2018 việc  hội nhập quốc tế  của Việt Nam đi trên con đường của các Hiệp định thương  mại tự do (FTA) thế hệ mới, nơi đó mức độ  cam kết rộng nhất, bao gồm gần  như  toàn bộ  hàng hóa và dịch vụ  mà không có loại trừ;  mức độ  cam kết sâu   nhất; và  cơ  chế  thực thi cực kỳ  chặt chẽ; và nó bao gồm cả  những lĩnh vực  được coi là “phi truyền thống” như  lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà   nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa. Thực tế cho thấy, không một ngân hàng nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ  tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì một ngân hàng có lợi thế về  mặt này và hạn chế về mặt khác. Các ngân hàng cần nhận biết được điều này  để  tăng cường khả  năng cạnh tranh thông qua việc phát huy tốt những điểm  mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Có  như  vậy các ngân hàng mới có thể  giữ  vững và phát triển được thị  phần, lợi  nhuận trong điều kiện mở  cửa thị  trường, có sự  tham gia ngày càng nhiều của  các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Thực trạng phổ  biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của NHTM Việt   Nam nói chung và của Vietinbank nói riêng còn hạn chế nên khả năng phát triển   và khẳng định vị thế trên thị trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) chưa cao. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc từng bước thực  hiện tự do hóa và mở rộng thị trường ngân hàng theo các cam kết quốc tế. Điều   này đã và đang tạo ra cho các NHTM Việt Nam những cơ  hội để  phát triển   nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn phải vượt qua. Cơ hội Thứ  nhất, việc mở  cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, một mặt   cho phép các NHTM trong và ngoài nước được hoạt động kinh doanh, cạnh   tranh và phát triển trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn, mặt khác tạo   điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước thâm nhập thị trường quốc tế và  mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập còn đem lại cho ngành ngân hàng Việt  Nam những cơ  hội trao đổi, hợp tác quốc tế  trong lĩnh vực hoạch định chính   14
  15. sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro   và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các NHTM Việt Nam trong các  giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế, điều vốn là hạn chế của các NHTM Việt   Nam hiện nay. Thứ hai, sự tham gia thị trường của các NHTM nước ngoài làm gia tăng sự  lành mạnh và an toàn của toàn bộ  hệ  thống NHTM. Mặt khác, thông qua hội   nhập, các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm  và trình độ  quản lý của các NHTM phát triển trên thế  giới. Bên cạnh đó, để  nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị  trường trong và ngoài nước, các NHTM trong nước phải chủ động thực hiện cơ  cấu lại tổ  chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài   chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ  ngân hàng, nâng cao  hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều   kiện quan trọng để  các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả  và   đứng vững trong cạnh tranh. Thứ ba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng  cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để  đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu  quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thứ tư, hội nhập sẽ giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát  triển đa dạng các dịch vụ  và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở  rộng hoạt  động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ  khách   hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong  hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Thứ  năm, việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải  thiện hơn để  thực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư  hấp dẫn,   khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và   đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơ hội để các NHTM cho vay và huy động vốn   lớn hơn. 15
  16.   Thách thức Thứ  nhất, đòi hỏi các NHTM Việt Nam nâng cao năng lực tài chính. Các  NHTM Việt Nam hiện nay với tiềm lực tài chính còn hạn chế, chất lượng tài  sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch  vụ  chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình  độ  quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng   kể so với trình độ  của khu vực và thế  giới. Các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ  có lợi thế  về mạng lưới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng   rộng rãi, am hiểu về tập quán địa phương và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên,   đây không phải là những lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ mất dần đi  khi lĩnh vực ngân hàng thực sự tự do hóa hoàn toàn. Thứ  hai,  hội nhập kinh tế  quốc tế  sẽ  diễn ra sự  cạnh tranh gay gắt và   khốc liệt trên thị  trường ngân hàng Việt Nam. Các NHTM nước ngoài hiện chỉ  nắm giữ  thị  phần thiểu số  trên thị  trường tài chính ngân hàng Việt Nam nhưng  sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai khi mà các quy định hạn chế của  Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM và TCTD nước ngoài được nới lỏng  dần để thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ  ba,  hội nhập kinh tế  quốc tế  sẽ  xuất hiện nhiều rủi ro với các   NHTM Việt Nam, trong khi cơ  chế  quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ  chế  thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên  quan sẽ  là một thách thức không nhỏ  đối với các NHTM Việt Nam. Nếu như  năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát  triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính ­ ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy   ra: Hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc  quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả 2 trường hợp này   đều có hại cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Thứ  tư, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân   lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu  Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ  những kiến thức và kỹ  năng  16
  17. nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự  báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế,  trong khi nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến  thức và kỹ năng trên. Đây là một khó khăn lớn cho các NHTM Việt Nam. Thứ năm, các NHTM Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong bối cảnh  cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách quyết liệt trong mọi   lĩnh vực kinh tế, xã hội. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phát triển   dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)   trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu trong nước 2.1.1. Các luận án tiến sĩ (1) Năm 2009, tại trường Đại học KTQD, tác giả  Hoàng Tuấn Linh đã  bảo vệ  luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển dịch vụ  thẻ  tại các ngân hàng   thương mại nhà nước Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển dịch   vụ  thẻ  ­ một trong những sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Không gian   nghiên cứu được tác giả  Tuấn Linh chọn là các NHTM có vốn chủ  sở  hữu nhà  nước, nhóm ngân hàng thuộc nhóm big4 ở Việt Nam và cũng là nhóm NHTM đi  đầu phát triển dịch vụ  thẻ  thanh toán. Công trình khái quát lý luận về  dịch vụ  thẻ, vai trò và đặc điểm của thẻ  thanh toán. Thực trạng dịch vụ  thẻ  tại các   NHTM nhà nước được tác giả  tập trung mô tả  và phân tích rất rõ, qua đó làm  nổi bật lên những kết quả  đạt được, các hạn chế  còn tồn tại và nguyên nhân   trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM nhà nước. Các giải pháp nhằm  phát triển dịch vụ thẻ của công trình đúng chủ trương của NHNN và bám sát tồn  tại đã nêu. (2) Tác giả Đào Lê Kiều Oanh, năm 2011, bảo vệ thành công đề tài “Phát   triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ tại BIDV ”.  Ngân hàng đầu tư và phát  triển Việt Nam (BIDV) đứng trước sự  đòi hỏi thực tiễn phải chuyển đổi từ  17
  18. ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn vừa bán lẻ và phải đảm  đảm sự  phát triển cân đối giữa hai loại dịch vụ  này sao cho phù hợp với trình  độ, đặc điểm về  tài chính, công nghệ, nhân lực của mình. Trong công trình  nghiên cứu của mình, Đào Lê Kiều Oanh đã hệ thống hóa những vấn đề  mang   tính lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn đặt trong mối tương quan  với phát triển dịch vụ  ngân hàng bán lẻ, tác giả  thống kê, tổng hợp, phân tích  thực trạng phát triển song hành dịch vụ  bán buôn và bán lẻ tại BIDV giai đoạn   2006­2010. Đào Lê Kiều Oanh đã đúc kết được những thành công, tồn tại và  nguyên nhân của những tồn tại trong việc phát triển dịch vụ  ngân hàng bán   buôn, bán lẻ tại BIDV. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp để BIDV phát  triển song hành hai dịch vụ này. (3) Tại trường Đại học Kinh tế  TP HCM năm 2010, tác giả  Nguyễn Thị  Ngọc Hà thực hiện đề  tài “Phát triển marketing dịch vụ  NHBL tại BIDV­chi   nhánh Ninh Thuận”. Đề  tài là công trình nghiên cứu khá độc đáo, mới mẻ  thời  kỳ  đó khi tác giả  chọn khía cạnh nghiên cứu sâu về  marketing trong phát triển   dịch vụ NHBL tại BIDV Ninh Thuận. Công trình nghiên cứu này càng có ý nghĩa   trong thực tiễn hiện nay khi không thể  phủ  nhận chìa khóa của chiến lược về  dịch vụ  NHBL là phát triển công nghệ  thông tin trên nền tảng kỹ  thuật số.   Marketing dịch vụ  NHBL như  thế  nào, bằng phương tiện gì là vấn đề  quan   trọng trong phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ NHBL. (4) Năm 2012, cũng về chủ đề dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả Lê Công  với công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển dịch vụ  ngân hàng bán lẻ  tại   NH TMCP Quân đội” một lần nữa khẳng định phân khúc dịch vụ ngân hàng bán  lẻ sẽ là chìa khóa thành công hướng tới sự phát triển bền vững của các NHTM  Việt Nam nói chung và NH TMCP Quân đội nói riêng. Luận án hệ thống hóa lý  luận về  NHTM và dịch vụ  bán lẻ  của NHTM, tầm quan trọng của việc phát  triển dịch vụ  NHBL của các NHTM. Với các thông tin và số  liệu giai đoạn  2008­2012 luận án mô tả  thực trạng dịch vụ  ngân hàng bán lẻ  tại NHTM CP   Quân đội. Công trình nghiên cứu cũng chi rõ những thành công, một số tồn tại và  18
  19. nguyên nhân trong việc phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Quân đội. Từ đó  tác giả  đề  xuất một số  giải pháp nhằm phát triển dịch vụ  này tại NH TMCP   Quân đội. (5) Năm 2014, tại Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,  luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ NHBL tại NH TMCP Công thương Việt Nam ”  được tác giả Tô Khánh Toàn bảo vệ thành công. Công trình nghiên cứu về dịch   vụ  NHBL tại Vietinbank giai đoạn 2008­2013. Có thể nói, đây là giai đoạn đầu  sau   khủng   hoảng   tài   chính   toàn   cầu,   các   NHTM   Việt   Nam   nói   chung   và  Vietinbank nói riêng thực hiện tái cơ  cấu toàn diện hoạt động kinh doanh. Phát  triển dịch vụ  NHBL được các NHTM coi là nhiệm vụ  trọng tâm, trọng điểm   trong công cuộc tái cơ  cấu này. Sau nhiều năm, các NHTM Việt Nam, nhất là  các ngân hàng trong nhóm Big4 tập trung vào phân khúc cho vay bán buôn mang  lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao thì đến giai đoạn 2008­2013, đặc biệt   sau 2010, các NHTM trong đó có Vietinbank quay lại tập trung cho phân khúc  dịch vụ  bán lẻ. Cùng với việc hệ  thống hóa lý luận cơ  bản về  NHTM và dịch   vụ bán lẻ của NHTM, tác giả Tô Khánh Toàn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích thực  trạng dịch vụ  NHBL tại Vietinbank. Với thông tin, dữ  liệu khá đa dạng, đa  chiều tác giả đã chỉ  ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong triển khai dịch   vụ  NHBL của Vietinbank. Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ  NHBL tại  Vietinbank được tác giả đề xuất căn cứ vào thực trạng, đặc thù của Ngân hàng  này giai đoạn 2008­2013. Công trình được thực hiện và hoàn thành trong bối  cảnh giai đoạn đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và trên thị  trường ngân  hàng Việt Nam cuộc cạnh tranh về dịch vụ NHBL bắt đầu “khởi động”. (6) Năm 2016, tại Học viện Tài chính, Nguyễn Thu Giang đã bảo vệ thành  công đề  tài “Phát triển dịch vụ  NHBL tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam   trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay ”. Đây là  một công trình nghiên cứu rất công phu và có nhiều đóng góp quan trọng trong  việc phát triển dịch vụ  NHBL tại VCB. Cụ  thể, tác giả  nghiên cứu dịch vụ  NHBL tại VCB giai đoạn 2011­2015 trong bối cảnh cạnh tranh tự  do giữa các  19
  20. NHTM Việt Nam. Bên cạnh việc hệ thống lại các vấn đề lý luận về phát triển  dịch vụ NHBL, tác giả nêu các vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh tự do về  mảng dịch vụ này trong nền kinh tế thị trường và mức độ tự do trong cạnh tranh   dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Với thông tin rất đầy đủ, đa dạng, đa   chiều về VCB, Nguyễn Thu Giang đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng  dịch vụ  NHBL của VCB, so sánh với các NHTM khác về  từng mảng dịch vụ  NHBL. Thông qua việc đánh giá thành công, hạn chế và năng lực cạnh tranh của  VCB về  từng mảng dịch vụ  NHBL, tác giả  đưa ra các giải pháp phù hợp với   đặc thù VCB để phát triển dịch vụ NHBL trong điều kiện cạnh tranh tự do.  (7) Với mong muốn tìm ra các nhân tố  tác động đến năng lực cạnh tranh   về dịch vụ NHBL, năm 2016, Đoàn Thị Thùy Anh, Đại học Kinh tế quốc dân đã  bảo vệ  công trình “Nghiên cứu nhân tố  tác động đến năng lực cạnh tranh về   dịch vụ  NHBL tại các ngân hàng trên địa bàn Hà nội”. Luận án tiến sĩ của tác  giả Thùy Anh thực hiện trong giai đoạn 2010­2015 trong đó tác giả tập trung tìm  hiểu, phân tích để thấy rõ năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL chịu tác động  bởi các yếu tố gì. Tác giả chọn không gian nghiên cứu tại các ngân hàng trên địa  bàn Hà nội. Trên cơ  sở  đánh giá mức độ, góc độ   ảnh hưởng của các nhân tố  (năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực công nghệ, sản phẩm dịch vụ  bản lẻ, mạng lưới giao dịch…) tác động đến sự  phát triển của dịch vụ  NHBL   tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh về dịch vụ NHBL   của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà nội.  (8) Năm 2020, tác giả  Vũ Hồng Thanh, Học viện Tài chính đã bảo vệ  công trình “Phát triển dịch vụ  NHBL tại NH TMCP Đầu tư  và Phát triển Việt   Nam”, với mong muốn nghiên cứu lý luận và thực tiễn về  phát triển dịch vụ  NHBL trước làn sóng số  hóa các hoạt động ngân hàng dẫn đến những thay đổi  hành vi của khách hàng. Luận án tiến sĩ của tác giả Hồng Thanh thực hiện trong   giai đoạn 2015­2019. Luận án làm rõ hơn cơ  sở  lý luận về  dịch vụ  NHBL của   NHTM, các vấn đề  về  dịch vụ  NHBL được xem xét đa chiều, bổ  sung tiêu chí   đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0