Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
lượt xem 15
download
Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại, trong đó tập trung vào nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ MHTM. Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ tại BIDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG Mã số: 62340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRƢƠNG QUỐC CƢỜNG 2. TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG HÀ NỘI - 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Yến
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 6. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 13 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.................................... 14 1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thƣơng mại .......................................... 14 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 14 1.1.2. Các loại dịch vụ ngân hàng ............................................................... 16 1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng .................................................................... 21 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng ..................................... 21 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng............................ 21 1.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng phát triển dịch vụ ngân hàng…………………24 1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng trong nƣớc, nƣớc ngoài và bài học đối với NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .......... 38 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của ngân hàng trong nƣớc ................. 38 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng nƣớc ngoài ......... 44 1.3.3. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ......... 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 58
- iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM..................................................................................................... 59 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ............. 59 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 59 2.1.2. Mô hình tổ chức ................................................................................ 60 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ....................................................... 61 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ........................................................................ 65 2.2.1. Về số lƣợng ....................................................................................... 65 2.2.2. Về chất lƣợng .................................................................................... 81 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Thƣơng mại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...................................................................... 110 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................. 110 2.3.2. Hạn chế............................................................................................ 117 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 125 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 130 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ......................................................................... 131 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng của BIDV đến năm 2020 ................................................................................................ 131 3.1.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng ....................................... 131 3.1.2. Mục tiêu cụ thể phát triển dịch vụ ngân hàng ................................. 131 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV ................................. 136 3.2.1. Nhóm giải pháp chung .................................................................... 136 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể .................................................................... 157
- iv 3.3. Kiến nghị ................................................................................................ 188 3.3.1. Đối với Chính phủ ........................................................................... 188 3.3.2. Đối với với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................... 190 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 192 KẾT LUẬN .................................................................................................. 193 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ....................................... 194 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 195 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 200
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. BĐS Bất động sản Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và 2. BIDV Phát triển Việt Nam 3. CBCNV Cán bộ công nhân viên 4. CNTT Công nghệ thông tin 5. DN Doanh nghiệp 6. DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7. DV Dịch vụ 8. ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 9. DVKH Dịch vụ khách hàng 10. DVKHCN Dịch vụ khách hàng cá nhân 11. DVNH Dịch vụ ngân hàng 12. GTCG Giấy tờ có giá 13. GTVT Giao thông vận tải 14. HĐQT Hội đồng quản trị 15. HSC Hội sở chính 16. KH Khách hàng 17. NHBL Ngân hàng bán lẻ 18. NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 19. NQ Nghị quyết 20. PGD Phòng giao dịch 21. PTGĐ Phó tổng giám đốc 22. PTNHBB Phát triển ngân hàng bán buôn
- vi 23. PTNHBL Phát triển ngân hàng bán lẻ 24. QHKH Quan hệ khách hàng 25. QLRR Quản lý rủi ro 26. QLTD Quản lý tín dụng 27. STK Sổ tiết kiệm 28. SXKD Sản xuất kinh doanh 29. TCTD Tổ chức tín dụng 30. TD Tín dụng 31. TDBL Tín dụng bán lẻ 32. TMCP Thƣơng mại cổ phần 33. TPCP Trái phiếu chính phủ 34. TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phƣơng 35. TSĐB Tài sản đảm bảo 36. TTCNTT Trung tâm công nghệ thông tin 37. TTHĐ Thanh toán hóa đơn 38. VLXD Vật liệu xây dựng 39. XNK Xuất nhập khẩu
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Xu hƣớng nhóm các dịch vụ ngân hàng cốt lõi cần có ............. 51 Bảng 1.2. Những giá trị quan trọng nhất với khách hàng trong việc thực hiện giao dịch với các kênh phân phối ............................. 56 Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ................................................... 61 Bảng 2.2. Huy động vốn từ KH và phát hành giấy tờ có giá tại BIDV ......... 65 Bảng 2.3. Huy động tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn tại BIDV .................. 67 Bảng 2.4. Dƣ nợ tín dụng theo thời hạn cho vay tại BIDV ........................ 69 Bảng 2.5. Dƣ nợ theo chất lƣợng các khoản vay tại BIDV ...................... 71 Bảng 2.6. Thu nhập lãi thuần và tỷ trọng của nó trong Tổng thu nhập hoạt động tại BIDV trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng............ 74 Bảng 2.7. Thang đo nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ........ 83 Bảng 2.8. Thang đo nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ............................................. 90 Bảng 3.1. Kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ .............................................. 185
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng theo mô hình SERVQUA ............................. 28 Hình 1.2. Xu hƣớng phát triển các dịch vụ ngân hàng ........................... 31 Hình 1.3. Thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng qua các kênh phân phối ......................................... 55 Hình 2.1. Vị thế BIDV trong ngành ngân hàng ...................................... 62 Hình 2.2. Giá trị cốt lõi của BIDV.......................................................... 63 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam....................................... 61 Biểu đồ 2.1. Số lƣợng các điểm mạng lƣới truyền thống tại BIDV ............ 64 Biểu đồ 2.2. Diễn biến huy động vốn tại BIDV .......................................... 67 Biểu đồ 2.3. Huy động tiền gửi khách hàng theo loại tiền tại BIDV .......... 68 Biểu đồ 2.4. Diễn biến dƣ nợ tín dụng tại BIDV ........................................ 70 Biểu đồ 2.5. Dƣ nợ theo chất lƣợng các khoản vay tại BIDV .................... 72 Biểu đồ 2.6. Thu phí dịch vụ bảo lãnh tại BIDV ........................................ 73 Biểu đồ 2.7. Thu phí dịch vụ thanh toán tại BIDV ..................................... 74 Biểu đồ 2.8. Kết quả kinh doanh ngoại tệ tại BIDV ................................... 78 Biểu đồ 2.9. Thị phần thẻ nội địa của các NHTM năm 2010 ..................... 79 Biểu đồ 2.10. Thu phí dịch vụ Thẻ tại BIDV ................................................ 81 Biểu đồ 2.11. Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ .................... 91 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của khách hàng về Chất lƣợng nhân viên ............... 94 Biểu đồ 2.13. Đánh giá của khách hàng về Hệ thống phân phối .................. 99 Biểu đồ 2.14. Đánh giá của khách hàng về Giá cả ...................................... 106 Biểu đồ 2.15. Đánh giá chung của khách hàng ........................................... 108
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Sự phát triển ngày càng sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam (NHTMVN). Với đặc trƣng “độc canh tín dụng” , đa số nguồn thu nhập hiện nay của NHTMVN là từ hoạt động tín dụng , một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các DVNH khác. Chính vì vậy, đị nh hƣớng về phát triển DVNH ngoài dịch vụ truyền thống đƣợc nhận định là chiến lƣợc mang lại triển vọng lớn cho NHTMVN. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là BIDV) là định chế tài chính chủ yếu cung cấp vốn và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Nhiều tài liệu tin cậy cho rằng, các ngân hàng thƣơng mại hiện đại trên thế giới hiện nay cung cấp khoảng 6.500 DV tài chính cho khách hàng. Trong những năm qua, BIDV đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về DVNH cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cƣ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, DV của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế: tính đa dạng kém (chủ yếu là các dịch vụ truyền thống: huy động vốn, cho vay, thanh toán), quy mô nhỏ, chất lƣợng thấp, rủi ro cao, chƣa tạo ra đột phá trong việc cung cấp những DV chƣa cạnh tranh đƣợc với những ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, việc phát triển DV là một tất yếu của các NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng, vấn đề đặt ra là phát triển DVNH nhƣ thế nào để không đồng nhất nó với việc dàn trải nguồn lực. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các DVNH mà xã hội có nhu cầu, thực hiện DV đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh.
- 2 Đây là một bài toán khó nhƣng buộc các NHTM phải giải để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh đáp ứng yêu cầu cấp bách của công cuộc phát triển và hội nhập. Đã có đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ bàn về nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, phát triển DVNH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng tài chính hiện nay vẫn có tính thời sự ở Việt Nam. Với lý do nhƣ vậy, nghiên cứu phát DVNH tại BIDV là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết và mang lại kết quả tích cực cho BIDV nói riêng mà còn đối với hệ thống TCTD và khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam" để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Tác giả đã sƣu tầm và nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, bao gồm: (1) Tác giả Ngô Thị Liên Hƣơng với đề tài ”Đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” [19] (2010 - đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) đã nghiên cứu luận cứ về đa dạng hóa dịch vụ của NHTM. Luận án tập trung nghiên cứu tại 08 NHTMVN có vốn CSH và tổng TS lớn nhất và có lịch sử hoạt động trên 10 năm đến thời điểm 31/12/2010, bao gồm các NHTM: ACB, Agribank, BIDV, Eximbank, Sacombank, Techcombank, Vietcombank, Vietinbank. Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa thành sơ đồ để nghiên cứu. Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập là khách hàng và cán bộ ngân hàng. Vận dụng Ma trận Ansoff trong việc nghiên cứu các khả năng đa dạng hóa DV tại NHTM, luận án đã chỉ ra ba phƣơng thức thực hiện đa dạng hóa DV tại NHTMVN, bao gồm: phát triển DV hiện có vào thị trƣờng mới, phát triển DV mới vào thị trƣờng hiện tại và phát triển DV mới vào thị trƣờng mới. Đề xuất
- 3 một hệ thống mới các chỉ tiêu để đánh giá mức độ thực hiện đa dạng hóa DV tại các NHTMVN bao gồm: chỉ tiêu định lƣợng nhƣ: số lƣợng DV và kênh phân phối, thị phần và số lƣợng khách hàng, lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tiền vay gia tăng hàng năm, an toàn trong hoạt động ngân hàng; chỉ tiêu định tính nhƣ tính toán về DVkết hợp với các tiện ích gia tăng, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Làm rõ những nhân tố ảnh hƣởng đến việc đa dạng hóa DV tại NHTM bao gồm: các nhân tố bên ngoài nhƣ: môi trƣờng kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, rào cản tham gia vào ngành; các yếu tố chủ quan của NHTM nhƣ quy mô và năng lực tài chính, mô hình hoạt động, uy tín và thƣơng hiệu, sự thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ. Đề xuất bốn nhóm giải pháp, hƣớng đến sự thay đổi trong nhận thức và định hƣớng chiến lƣợc đa dạng hóa DV tại NHTMVN; mô hình tổ chức và quản trị điều hành đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động; việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và thông tin quản lý nhằm xác định giá cả dịch vụ cho NHTMVN theo hƣớng phát triển dịch vụ và phát triển thị trƣờng và khách hàng. (2) Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Thạch “Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”(2010) [32]. Đề tài nghiên cứu vai trò của nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng tài chính, thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán. Phân tích thực trạng và đánh giá vai trò của Nhà nƣớc trong việc hình thành và phát triển thị trƣờng tiền tệ và đề xuất những giải pháp hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, tiếp tục nâng cao vai trò điều tiết, hƣớng dẫn thị trƣờng của NHNN, đa dạng hóa các loại hình DVNH, áp dụng đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về an toàn dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng tiền tệ. (3) Tác giả Đào Lê Kiều Oanh với đề tài ”Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” (2012 - đại
- 4 học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) [28] chỉ ra vấn đề cần giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là phải đa dạng hóa DVNH bởi những lợi thế so sánh vốn có của NHTM Việt Nam đang mất dần trong quá trình hội nhập. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa DVNH. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa DVNH của NHTM Việt Nam là: Môi trƣờng pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực; QLRR và quản trị điều hành. Đƣa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa DVNH của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trƣờng pháp lý, tăng cƣờng năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức QTRR và quản trị điều hành NHTM. (4) Tác giả Phạm Anh Thủy với đề tài ”Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” (2013 - đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) [36] nghiên cứu sự phát triển DV phi tín dụng trên hai khía cạnh quy mô và chất lƣợng để thấy đƣợc ƣu điểm và hạn chế trong việc phát triển DV phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp phát triển DV phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính thông qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lƣợng DV phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. (5) Tác giả Hà Văn Dƣơng “Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (2013 - viện nghiên cứu quản lý trung ƣơng) [9]. Luận án bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về dạng hóa hoạt động tín dụng và quản lý Nhà nƣớc về đa dạng hóa hoạt động tín dụng.
- 5 Vận dụng ma trận Ansoff vào việc chọn phƣơng hƣớng và chọn loại đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý Nhà nƣớc và xác định các nhân tố tác động đến kết quả quản lý Nhà nƣớc về đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc Châu Á có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam và kết hợp đƣợc kinh nghiệm quốc tế với tình hình cụ thể ở Việt Nam. Đánh giá kết quả đa dạng hóa hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2006 - 2012 qua các tiêu chí về số lƣợng về quy mô về tốc độ tăng trƣởng và về an toàn. Đánh giá kết quả quản lý Nhà nƣớc về đa dạng hóa hoạt động tín dụng trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006 - 2012 dựa trên các tiêu chí về tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp, tính công bằng và tính bền vững. Đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, các hạn chế, bất cập cần khắc phục và đề xuất các giải pháp: Qua phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc, các hạn chế, bất cập cần khắc phục và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020, bao gồm các nhóm giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý, về định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc, về điều tiết của Nhà nƣớc, về kiểm tra, thanh tra giám sát của Nhà nƣớc. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn: Qua đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng thành công trong thực tiễn, nhất là việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến từng hình thức cấp tín dụng phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. (6) Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Khánh Toàn với đề tài „‟Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam‟‟ (2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) [39] nghiên cứu trọng tâm là các dịch vụ NHBL truyền thống và hiện đại, trong đó đối tƣợng đƣợc cung cấp dịch vụ là ngƣời dân và các DNNVV. Chuỗi số liệu phân tích từ năm 2008 - 2013 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, quan điểm về DVNH
- 6 đƣợc nghiên cứu theo phạm vi rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phát triển dịch vụ NHBL chính là sự gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng là DNNVV và khách hàng cá nhân thông qua hệ thống mạng lƣới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện tử viễn thông. Xác định rõ nội dung của phát triển dịch vụ NHBL và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nhằm đo lƣờng mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL. Làm rõ nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ NHBL. Căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luận án đƣa ra 6 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ NHLB tại Vietinbank. Các nghiên cứu này tập trung phân tích từ khái niệm, các loại hình dịch vụ ngân hàng, đến mô hình phát triển các NHTM trong tƣơng lai với việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại. Một số nghiên cứu còn tiếp cận DVNH theo từng mảng: nghiên cứu chủ yếu về lý luận, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ này tại một hoặc một số ngân hàng cụ thể, phân tích chiến lƣợc phát triển dịch vụ của các ngân hàng nƣớc ngoài, hay các giải pháp để phát triển dịch vụ tại Việt Nam... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các NHTM nói chung, hoặc tiếp cận rời rạc từng khía cạnh nhỏ của dịch vụ NHBL. Tại một số NHTM cụ thể nhƣ Agribank, BIDV, Vietcombank, ... đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về DVNH, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng hay phát triển thị trƣờng dịch vụ thẻ, ATM, thanh toán điện tử... Nhƣng hầu hết còn tiếp cận ở giai đoạn trƣớc khi gia nhập WTO, khi chƣa chuyển đổi các NHTM nhà nƣớc thành NHTM cổ phần. Chƣa có các công trình nghiên cứu tổng thể việc phát triển dịch vụ tại BIDV. Các công trình khoa học này chỉ đề cập đến tính cấp thiết phải đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nói chung chứ chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể vai trò phát triển DVNH đối với hoạt động của các NHTM.
- 7 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (1) Luận án tiến sĩ của tác giả Andras Bethlendi “Studies on the Hungarian credit market, market trend, macroeconomic and financial stability consequences” (Nghiên cứu về thị trƣờng tín dụng Hung-ga-ry, xu hƣớng thị trƣờng, các hệ quả ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính) (2009 - Budapest University of Technology and Economics) [45]. Đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị trƣờng TD đã thay đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa những năm 1990. Hoạt động TD đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp Hungary. Tác giả tập trung nghiên cứu thị trƣờng cho vay hộ gia đình và các DNVVN, bao gồm cho vay, tín dụng thuê mua, nghiên cứu thị trƣờng cho vay thế chấp và hoạt động cho vay thế chấp bằng ngoại tệ. (2) Luận án tiến sĩ của tác giả Valeria Arina Balaceanu “Promoting banking services and products” (Thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ ngân hàng) (2011), Romanian cademy national institute of economic research “Costin C. Kiritescu” [55]. Luận án phân tích các yếu tố của các DVNH, sự phát triển của DVNH và thị trƣờng sản phẩm ngân hàng, tình hình cung cấp các DVNH ở Ru- ma-ni, các tác động của toàn cầu hóa đến các DVNH, mục tiêu và vai trò của việc thúc đẩy các DVNH,…Tác giả đã phân tích cho toàn bộ DVNH, đề xuất hình thành chiến lƣợc marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa DVNH. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu các công trình trên đây, đề tài luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Một là, cơ sở lý luận về DVNH, phát triển DVNH. Phân tích những nhân tố tác động đến phát triển DVNH của NHTM để thấy đƣợc tầm quan trọng của từng nhân tố. Các tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ ngân hàng cũng đƣợc tác giả phân tích ở 2 khía cạnh chỉ tiêu chí định tính và định lƣợng. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của ngân hàng TMCP trong nƣớc, nƣớc ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
- 8 Hai là, nghiên cứu về phát triển DV tại BIDV xét tổng thể ở mức độ toàn hệ thống. Thông qua phân tích thực trạng phát triển DV theo hai tiêu chí phát triển số lƣợng và chất lƣợng, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà BIDV đã đạt đƣợc. Đồng thời, nêu lên những hạn chế cần khắc phục trong phát triển DV tại BIDV. Ba là, trình bày định hƣớng và mục tiêu phát triển DV của BIDV đến năm 2020. Dựa vào những hạn chế đã đƣợc phân tích, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp bao gồm nhóm các giải pháp chunng và nhóm các giải pháp cụ thể phát triển DV tại BIDV. Đƣa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; NHNN tạo điều kiện để phát triển DV của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu - Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng thƣơng mại, trong đó tập trung vào nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hƣởng đén phát triển dịch vụ MHTM. - Về thực tiễn: Luận án rút ra những nhận xét, đánh giá về phát triển dịch vụ tại BIDV trên cơ sở phân tích thực trạng; Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ tại BIDV . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án là dịch vụ và phát triển dịch vụ ngân hàng thƣơng mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu về “Dịch vụ và phát triển dịch vụ ngân hàng” có phạm vi rất rộng, bởi vì các DVNH thƣơng mại rất đa dạng, phong phú và phát triển DV thể hiện sự thay đổi về lƣợng và chất của DV đƣợc đánh giá thông qua nội dung và hệ thống chỉ tiêu. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung vào các DV: DV huy động vốn, DV dụng, DV bảo lãnh, DV thanh toán, DV kinh doanh ngoại hối, DV thẻ.
- 9 - Về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 và định hƣớng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc nội dung và mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chi tiết phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin tại phụ lục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8. 5.1. Phương pháp thống kê Số liệu đƣợc thu thập từ báo cáo thƣờng niên của BIDV, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, báo cáo thƣờng niên của NHNN và một số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng phát triển DVNH tại BIDV. 5.2. Phương pháp điều tra khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là cá nhân và tổ chức tại BIDV thông qua Phiếu điều tra khảo sát để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của chất lƣợng dịch vụ ngân hàng mà BIDV đang cung cấp. Tìm ra nhân tố quyết định phát triển dịch vụ tại BIDV. 5.3. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển dịch vụ tại BIDV dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của BIDV. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phiếu điều tra thực tế thông qua bảng hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn.
- 10 Chọn mẫu nghiên cứu: Điều tra tổng thể Số phiếu khảo sát đƣợc phát ra là 250 phiếu. Phiếu điều tra đƣợc chia làm hai hình thức: Phiếu điều tra khảo sát trên toàn bộ nhân viên ngân hàng để đánh giá mức độ phát triển dịch vụ tại BIDV thông qua các yếu tố: Chiến lƣợc phát triển, Nguồn nhân lực, Công nghệ, Vốn và năng lực quản trị của ngân hàng. Đây là những yếu tố nội tại, đƣợc đánh giá khách quan khi khảo sát trực tiếp nhân viên của ngân hàng. Phiếu điều tra khảo sát và đánh giá của khách hàng về DVNH. Điều này cho biết mức độ hài lòng của khách hàng về các yếu tố chất lƣợng DV, năng lực phục vụ của hệ thống, chất lƣợng nhân viên, sự hài lòng của khách hàng về giá cả DV. Từ đó có đƣợc các đánh giá về thực trạng sự hài lòng của khách hàng về DVNH. Trong nghiên cứu này, mẫu đƣợc chọn từ những khách hàng đang giao dịch với BIDV. Do tổng thể nghiên cứu đƣợc cấu tạo bởi nhiều loại khách hàng sử dụng nhiều hình thức DV khác nhau tại ngân hàng, các yếu tố cấu thành chất lƣợng DV thể hiện ở mỗi loại hình DV lại không đồng nhất và ý kiến đánh giá của các khách hàng có độ tuổi khác nhau là khác nhau, nên để gia tăng mức độ chính xác của việc đánh giá chất lƣợng DV tổng thể, số liệu thu thập đảm bảo khá toàn diện, tác giả phân bổ ra theo từng Chi nhánh trực thuộc hệ thống BIDV, đồng thời, tại mỗi Chi nhánh tác giả phân bổ việc khảo sát ra đều tất cả các phòng nghiệp vụ. 5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin 5.4.1. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình kinh doanh dịch vụ của ngân hàng đƣợc tác giả thu thập dƣới dạng các báo cáo tổng hợp đƣợc ngân hàng công bố. Trong đó có các nội dung về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng loại hình dịch vụ. Các số liệu đƣợc tác giả chọn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn