Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
lượt xem 11
download
Luận án trình bày lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại; Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn; Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI NGUYỄN HỮU KHÁNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI NGUYỄN HỮU KHÁNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS PHẠM THANH BÌNH TS VŨ QUỐC DŨNG HÀ NỘI, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh NGUYỄN HỮU KHÁNH i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đó. Trước hết, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Thanh Bình, TS Vũ Quốc Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học thuộc Viện sau Đại học, Khoa quản trị kinh doanh, Khoa tài chính ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tạo điều kiện, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh NGUYỄN HỮU KHÁNH ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án .............................................................................. 4 6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................ 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 11 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã công bố, khoảng trống nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 16 1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã công bố ............ 16 1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 17 1.2.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 22 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG ........ 23 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................ 23 2.1. Dịch vụ, dịch vụ phi tín dụng và các loại dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại................................................................................................ 23 2.1.1. Dịch vụ ...................................................................................................... 23 2.1.2. Dịch vụ phi tín dụng trong ngân hàng thương mại ............................... 32 2.1.3. Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM ...................................... 35 iii
- 2.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM ............................................ 40 2.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM .................... 40 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển DVPTD của NHTM ....................... 43 2.2.3. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM ................................. 51 2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVPTD tại NHTM .................... 55 2.2.5 Quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại.......................................................................................................... 64 2.3. Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn .......................................................... 68 2.3.1 Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM nước ngoài........... 68 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng trong nước ............................................................................................................................. 72 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn........................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 81 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN .................................. 82 3.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ......................... 82 3.1.1. Thông tin chung ....................................................................................... 82 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn................................................................................................................ 82 3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Sài Gòn.............................. 85 3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh ............................................................ 88 3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn ............................................................................................... 95 3.2.1 Dịch vụ thanh toán .................................................................................... 95 3.2.2 Dịch vụ thẻ ................................................................................................. 99 3.2.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................... 103 3.2.4 Dịch vụ bảo hiểm ..................................................................................... 107 3.2.5 Dịch vụ tư vấn ......................................................................................... 110 3.2.6 Dịch vụ khác ............................................................................................ 111 iv
- 3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin và quản trị rủi ro công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ....... 112 3.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn .............................................................................. 112 3.3.2 Quản trị rủi ro công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ........................................................................ 114 3.4 Kết quả khảo sát ........................................................................................ 115 3.4.1 Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên tại SCB........................................... 115 3.4.2 Kết quả khảo sát khách hàng tại SCB.................................................... 116 3.5 Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 .......................................................................................... 118 3.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ................................................................................................ 122 3.6.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 122 3.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 129 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển DVPTD ............... 133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 141 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ................................................................... 142 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2021-2025 ................................................................................ 142 4.1.1. Định hướng chuyển đổi của SCB giai đoạn 2021 - 2025..................... 142 4.1.2. Định hướng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2021 -2025 ............................................................................................... 143 4.1.3. Mục tiêu phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ............. 144 4.2. Cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ phi tín dụng tại SCB đến năm 2025 ................................................................................................................... 147 4.2.1 Cơ hội ....................................................................................................... 147 4.2.2 Thách thức ............................................................................................... 154 4.3. Giải pháp phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ............ 158 v
- 4.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn lực ngân hàng phục vụ phát triển DVPTD158 4.3.2. Tăng cường biện pháp bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn an ninh mạng .................................................................................................................. 167 4.3.3. Nâng cao số lượng và hoàn thiện chất lượng dịch vụ phi tín dụng .... 170 4.3.4. Phát triển số lượng khách hàng và nâng cao chất lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng .................................................................................. 179 4.3.5 Triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp marketing ......................... 182 4.4. Kiến nghị ................................................................................................... 191 4.4.1. Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý........................................................ 191 4.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng .................................................. 196 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................ 198 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 199 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng máy ATM, POS và tình hình giao dịch qua ATM, POS của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 .................................... 73 Bảng 2.2: Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 -2019 .......................................................................................... 75 Bảng 3.1. Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB giai đoạn 2015-2019 ............. 88 Bảng 3.2: Cơ cấu huy động theo khách hàng của SCB giai đoạn 2015-2019 ............................................................................................................................. 91 Bảng 3.3: Cơ cấu cho vay của SCB giai đoạn 2015 - 2019 ............................ 92 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2015-2019 .... 93 Bảng 3.5 Tình hình dịch vụ thanh toán trong nước của SCB 2015-2019 .... 96 Bảng 3.6: Tình hình dịch vụ thanh toán quốc tế của SCB 2015 -2019......... 98 Bảng 3.7: Tình hình phát triển thẻ của SCB 2015-2019 .............................. 100 Bảng 3.8. Tình hình phát triển dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking tại SCB giai đoạn 2015-2019........................................................................... 104 Bảng 3.9 So sánh mức độ tăng trưởng dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking tại SCB giai đoạn 2015-2019 ........................................................... 105 Bảng 3.10 Tình hình phát triển dịch vụ Bancasurrance của SCB 2015-2019 ........................................................................................................................... 107 Bảng 3.11 Tình hình phát triển dịch vụ tư vấn tại SCB 2015-2019 ........... 110 Bảng 3.12 Tình hình phát triển dịch vụ phi tín dụng khác tại SCB 2015- 2029 ................................................................................................................... 111 Bảng 3.13: Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 .......................................................................... 118 Bảng 3.14: So sánh tỷ lệ chi phí đầu tư và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019 .................................... 119 Bảng 3.15 Tình hình nhân sự hoạt động lĩnh vực DVPTD của SCB từ 2015- vii
- 2019 ................................................................................................................... 123 Bảng 3.16 Trình độ học vấn của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD ........ 124 của SCB giai đoạn 2015-2019 ......................................................................... 124 Bảng 3.17 Tình hình hiệu quả công việc của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD của SCB giai đoạn 2015-2019........................................................... 125 DANH MỤC HÌNH No table of figures entries found.Hình 2.1: Tình hình phát triển kênh Bancassurance giai đoạn 2015-2019 ................................................................ 77 Hình 3.1. Tổng tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2015 – 2019) ................ 89 Hình 3.2 Thị phần số lượng thẻ đên 31/12/2019 và doanh số sử dụng năm 2019 ................................................................................................................... 102 Hình 3.3 : Thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ các ngân hàng năm 2019 ................................................................................................................... 109 Hình 3.4: Bảng nhu cầu và mức độ hài lòng của KH về DVPTD tại SCB 117 DANH MỤC SƠ ĐỒ No table of figures entries found.Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu ............... 4 Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý và tổ chức hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...................................................................................................... 85 Sơ đồ 4.1. Quy trình hoạch định nguồn nhân lực ........................................ 160 Sơ đồ 4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân viên thực hiện DVPTD 161 viii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích thuật ngữ 1 AI Artificial intelligence - Trí tuệ nhân tạo Agricultural Bank of China - Ngân hàng nông nghiệp 2 ABC Trung Quốc Australia và New Zealand Bank Group Limited - Ngân 3 ANZ Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên ANZ 4 ATM Automatic Teller Machine - Máy rút tiền tự động Bank for Investment and Development of Vietnam - 5 BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam 6 CAR Hệ số an toàn vốn 7 BCTC Báo cáo tài chính 8 CBNV Cán bộ nhân viên 9 CMCN Cách mạng công nghiệp 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 DVPTD Dịch vụ phi tín dụng 12 DVNH Dịch vụ ngân hàng 13 FINTECH Financial technology - Công nghệ trong tài chính 14 GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation 15 HSBC Limited -Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải 16 KHCN Khách hàng cá nhân 17 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 18 L/C Letter Of Credit- Thư tín dụng 19 NAPAS National Payment Services - Thương hiệu thẻ quốc gia thuộc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam ix
- 20 NH Ngân hàng 21 NHNN Ngân hàng nhà nước 22 NHTM Ngân hàng thương mại 23 OTP One Time Password - Mật khẩu sử dụng một lần 24 POS Point of Sale - Máy chấp nhận thanh toán thẻ 25 QR Code Quick Response code – Mã phản hồi nhanh 26 TCTD Tổ chức Tín dụng 27 TMCP Thương mại cổ phần 28 VCB Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Comercial Bank for Industry and 29 Vietinbank Trade - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 30 VND Việt Nam Đồng World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế 31 WTO giới 32 WU Western Union - Dịch vụ chuyển tiền quốc tế x
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế hội nhập là nền kinh tế tri thức, công nghệ cao, có tính cạnh tranh và toàn cầu hóa. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là trung gian tài chính gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng bao trùm tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội. Ngân hàng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song, giữ một vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và phồn thịnh. Ngân hàng Việt đang từng bước thực hiện tự do hóa và mở rộng thị trường theo cam kết quốc tế. Đây là cơ hội và thách thức mà ngân hàng Việt cần vượt qua. Trong bối cảnh chung đó, các NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh vì khi đó thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà. Sự đổi mới hướng đầu tư của các ngân hàng thương mại để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là bước đi cần thiết và quan trọng. Và phát triển dịch vụ phi tín dụng là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định rõ “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”. Đây cũng là mục tiêu được đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: phấn đấu đến cuối năm 2025 tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16-17%. Điều đó cho thấy rằng, chúng ta đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, sự phát triển dịch vụ phi tín dụng có vai trò rất quan trọng, quyết 1
- định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Song cho đến nay, mảng dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế. Việc xây dựng chiến lược rõ ràng cho phát triển dịch vụ phi tín dụng chưa được chú trọng, mà thường lồng ghép vào chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác...còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế. Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển mạng lưới thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của ngân hàng. Kết quả là nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng trong những năm gần đây dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn. Trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ có tính hiện đại, không thể bỏ qua yếu tố năng lực tài chính. Thêm vào đó, trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ, quá trình đưa công nghệ ứng dụng trong hoạt động kinh doanh nổi lên như một xu hướng tất yếu. Công nghệ trở thành yếu tố “nền” để các NHTM nghiên cứu phát triển DV của mình một cách tốt nhất nhằm thoả mãn khách hàng ngày một trở nên khó tính hơn. Với vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam, SCB được đánh giá là tổ chức tín dụng có năng lực tài chính vững mạnh để quyết định việc đầu tư nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng việc kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, SCB đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vận hành tổ chức, theo định hướng ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại - trong đó, khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm. SCB là tiêu biểu cho ngân hàng thương mại cổ phần có nền tảng tài chính, và mong muốn từng bước chinh phục mọi đối tượng khách hàng, khẳng định vị thế trên thị trường ngân hàng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển 2
- dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống tiêu chí nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển DVPTD, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Luận giải những vấn đề lý luận về DVNH, DVPTD NH, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh cơ bản về phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVPTD để áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở VN. (3) Tìm ra những cơ hội, thách thức thông qua đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của ngân hàng TMCP Sài Gòn. (4) Đề xuất các giải pháp để phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên trong giai đoạn 2015-2019. - Về nội dung nghiên cứu: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM (2) Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – giai đoạn 2015-2019 (3) Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3
- 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của NHTM gồm những nội dung nào? (2) Phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM được đánh giá bằng những tiêu chí nào? (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM? (4) Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang có những hạn chế nào trong phát triển dịch vụ phi tín dụng? Nguyên nhân của những hạn chế đó? (5) Giải pháp nào giúp NHTMCP Sài Gòn phát triển tốt hơn dịch vụ phi tín dụng trong thời gian tới? Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước về phát triển DVPTD của các NHTM ở Việt Nam nói chung và tại một số ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, luận án có một số đóng góp mới, khác biệt với các nghiên cứu trước đây, cụ thể như sau: (1) Về lý luận 4
- - Luận án đưa ra các tiêu chí định lượng và định tính trong việc đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại, đồng thời trình bày rõ cách sử dụng các tiêu chí đó trong việc đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM. - Luận án trình bày rõ ràng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mỗi nhân tố đến sự phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTM. (2) Về thực trạng - Dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích để xác định giới hạn của việc tăng quy mô các DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, luận án đã xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá và cho thấy có sự tác động tích cực của DVPTD đến tình hình và kết quả hoạt động dịch vụ chung của NH. - Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra đối với nhân viên NH và khách hàng. Thông qua xử lý nguồn số liệu này, tác giả chỉ ra tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD. (3) Về giải pháp - Luận án đề cập đến sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đến sự phát triển DVPTD của một ngân hàng thương mại nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thích hợp, mang tính thực tiễn, khả thi để phát triển DVPTD của ngân hàng đó. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo… nội dung của luận án gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: Lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến, Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2015 – Học viện Ngân hàng). Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung vào các DV: DV huy động vốn, DV tín dụng, DV bảo lãnh, DV thanh toán, DV kinh doanh ngoại hối, DV thẻ. Luận án phân tích thực trạng phát triển DVNH tại BIDV giai đoạn 2010 - 2014 theo hai tiêu chí số lượng và chất lượng. Về mặt chất lượng, tác giả tiến hành khảo sát thực tế và phân tích rất cụ thể, chi tiết các nhân tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của BIDV. Kết quả nghiên cứu của tác giả có cơ sở khoa học và đáng tin cậy. Tác giả đã ghi nhận kết quả mà BIDV đã đạt được đồng thời, nêu lên hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển DVNH góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV. [6] - TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, ThS. Nguyễn Chí Dũng với bài viết “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng”, tạp chí tài chính tháng 04/2017 Bài viết dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững của một số ngân hàng thương mại tiêu biểu nước ngoài như: Ngân hàng CitiBank - Mỹ, Ngân hàng HSBC – Anh, Ngân hàng ANZ – Australia; đồng thời chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của một số ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Viettinbank, BIDV, để rút ra những bài học về phát triển dịch vụ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời gian tới: Một là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại; Hai là, tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân; Ba là, nghiên cứu, xếp hạng khách hàng để cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp; Bốn là, xây dựng thương hiệu của ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng; Năm là, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách 6
- hàng; Sáu là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng; Bảy là, chú trọng phát triển công nghệ thông tin bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng. [15] - Tác giả Đoàn Thị Hồng Nga với bài viết “Nghiên cứu sự biến đổi của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính tháng 07/2019. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ rõ những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến dịch vụ sản phẩm ngân hàng ngành Ngân hàng Việt Nam, từ đó đề ra 07 định hướng, 05 giải pháp cốt lõi nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ viễn thông. [16] 1.1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại - Luận án tiến sĩ của tác giả Tô Khánh Toàn với đề tài ‟Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam‟‟ (2014 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nghiên cứu trọng tâm là các dịch vụ NHBL truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chuỗi số liệu phân tích từ năm 2008 - 2013 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, quan điểm về DVNH được nghiên cứu theo phạm vi rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phát triển dịch vụ NHBL chính là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện tử viễn thông. Xác định rõ nội dung của phát triển dịch vụ NHBL và xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL. Làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL. Căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ NHLB tại Vietinbank. [7] - Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thanh Sơn “Phát triển ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong điều kiện hội 7
- nhập kinh tế quốc tế” (2016 – Học viện tài chính) đã nghiên cứu khuôn khổ lý thuyết về phát triển NHBL trong điều kiện hội. nhập kinh tế quốc tế, và áp dụng vào thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam, đo lường chất lượng dịch vụ NHBL và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. [9] - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Giang, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh tự do giữa các NHTM ở Việt Nam hiện nay” (2017- Học viện Tài chính), đã hướng tới mục tiêu nghiên cứu sâu sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh chịu sự tác động từ khủng hoảng kinh tế và trong cuộc chiến khốc liệt giành thị phần giữa các NHTM. Những nghiên cứu này cho thấy DVNHBL của các NHTM VN nói chung và của VCB nói riêng tồn tại và phát triển như thế nào, thành công và hạn chế ra sao. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DVNHBL của Vietcombank. [10] - Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Hồng Thanh “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam” (2020 - Học viện tài chính). Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM lẻ trước làn sóng số hóa hoạt động ngân hàng, Bổ sung và hoàn thiện tiêu chí đánh giá, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM. sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019 nhằm làm sáng tỏ được thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2015 – 2019, trong đó đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và mô hình kinh tế lượng để đo lường sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 1.1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại - Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Anh Thủy, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2013 - Đại học Ngân hàng TP Hồ 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn