intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

31
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DVVL, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÀNH CÔNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2017
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÀNH CÔNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 05 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƠM HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thành Công
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển dịch vụ việc làm 7 1.2. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ 30 2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của dịch vụ việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội 30 2.2. Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm 40 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ việc làm 56 2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ việc làm của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho Hà Nội 62 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 71 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội 71 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 77 3.3. Những hạn chế trong phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội và nguyên nhân 106 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 117 4.1. Quan điểm và phương hướng phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội 117 4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 126 KẾT LUẬN 148 KHUYẾN NGHỊ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 161
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DVVL : Dịch vụ việc làm GDVL : Giao dịch việc làm GTVL : Giới thiệu việc làm HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NTV : Người tìm việc TTLĐ : Thị trường lao động
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm 53 Bảng 3.1: Mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 78 Bảng 3.2: Số lượng chi nhánh của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 79 Bảng 3.3: Người lao động đánh giá về sự phù hợp của các nghề do trung tâm dịch vụ việc làm đào tạo với nhu cầu thị trường 84 Bảng 3.4: Đánh giá của người lao động về sự đa dạng, phong phú của thông tin thị trường lao động của các trung tâm dịch vụ việc làm 87 Bảng 3.5: Đánh giá của người lao động về hoạt động thông tin thị trường lao động của các trung tâm dịch vụ việc làm 89 Bảng 3.6: Đánh giá của người lao động về hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm 91 Bảng 3.7: Đánh giá của người lao động về sự phù hợp với nhu cầu của hoạt động giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm 92 Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của người lao động về thái độ phục vụ của các trung tâm dịch vụ việc làm 96 Bảng 3.9: Mức độ hài lòng của người lao động về độ tin cậy đối với các trung tâm dịch vụ việc làm 97 Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của người lao động về năng lực phục vụ của các trung tâm dịch vụ việc làm 98 Bảng 3.11: Đánh giá của người lao động về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của các trung tâm dịch vụ việc làm 99 Bảng 3.12: Mức độ chủ động tiếp cận với doanh nghiệp tuyển dụng lao động của các trung tâm dịch vụ việc làm 100
  7. Bảng 3.13: Đánh giá của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về mức độ phù hợp của phí mua dịch vụ việc làm 101 Bảng 3.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về độ tin cậy đối với trung tâm dịch vụ việc làm 101 Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về năng lực phục vụ của các cơ sở dịch vụ việc làm 102 Bảng 3.16: Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động tìm được nhân sự phù hợp với nhu cầu tuyển dụng 103 Bảng 3.17: Tỷ lệ doanh nghiệp tuyển dụng lao động tiếp tục sử dụng dịch vụ của các cơ sở dịch vụ việc làm 103 Bảng 3.18: Tỷ lệ người lao động có việc làm/ số người lao động được giới thiệu việc làm 104 Bảng 3.19: Tỷ lệ người lao động có việc làm ổn định/ người lao động có việc làm 105 Bảng 3.20: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất của các trung tâm dịch vụ việc làm 112 Bảng 3.21: Đánh giá của người lao động vê cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm dịch vụ việc làm 113 Bảng 3.22: Kênh thông tin người lao động biết đến trung tâm dịch vụ việc làm 114 Bảng 3.23: Kênh thông tin doanh nghiệp tuyển dụng lao động biết đến trung tâm dịch vụ việc làm 115
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Số dân cư/bình quân 1 lao động hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 80 Hình 3.2: Số lượt người lao động được tư vấn tại các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 82 Hình 3.3: Số lượng nghề đào tạo qua các năm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 83 Hình 3.4: Số lượng nghề đào tạo thu hút được người lao động và phù hợp với nhu cầu xã hội của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 85 Hình 3.5: Số lượt người lao động được đào tạo nghề tại các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 86 Hình 3.6: Số lượt người lao động được cung cấp thông tin thị trường lao động của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 88 Hình 3.7: Số người được giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016 91 Hình 3.8: Số lao động có việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 92 Hình 3.9: Số lao động có việc làm ổn định của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 95
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trên thế giới hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) xuất hiện từ rất sớm. Tại một số nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức...hoạt động này xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, như là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng thất nghiệp gia tăng vào thời điểm bấy giờ. Ngày nay, hoạt động DVVL đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc biệt, trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với vấn đề lao động, việc làm, thì phát triển DVVL càng được nhiều nước coi như là một công cụ hữu hiệu để thực thi và giám sát các chính sách việc làm, điều tiết thị trường lao động (TTLĐ) và ngăn chặn thất nghiệp. Ở Việt Nam, DVVL xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về việc làm. Trải qua gần 30 năm phát triển, DVVL đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Tính đến năm 2017, cả nước có 130 trung tâm DVVL công và hơn 3.000 doanh nghiệp DVVL tư nhân. Sự phát triển của DVVL đã đóng góp to lớn vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giai đoạn 2011- 2016, riêng các trung tâm DVVL trên toàn quốc đã tổ chức được 5.579 phiên giao dịch việc làm (GDVL), đã tư vấn cho gần 14 triệu lượt người lao động (NLĐ) và tạo điều kiện cho hơn 4,9 triệu lượt lao động được giới thiệu việc làm (GTVL), trong đó có hơn 3,2 triệu lượt người được tuyển dụng [18, tr.9]. Tuy nhiên, DVVL mới chủ yếu phát triển ở các thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp (KCN), gần như mạng lưới DVVL chưa bao phủ đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm DVVL, với các doanh nghiệp DVVL, người sử dụng lao động còn hạn chế. Cơ chế, chính sách, khung pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống DVVL còn bất cập; trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác DVVL còn yếu; năng lực hoạt động tư vấn, GTVL. Hệ thống thông tin TTLĐ, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh,
  10. 2 chưa có các trung tâm giao dịch việc làm lớn đạt hiệu quả cấp khu vực. Các cơ sở DVVL chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hoạt động chưa hiệu quả, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm. Trên địa bàn Hà Nội, trung tâm DVVL đầu tiên xuất hiện vào năm 1990. Trải qua nhiều thăng trầm, tính đến nay (2017), Hà Nội có 7 trung tâm DVVL công (năm 2016 có 8 trung tâm). Các trung tâm này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức đoàn thể thành lập. Các trung tâm này đã có nhiều đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp trên địa bàn. Chỉ tính riêng giai đoạn 2009-2016, bình quân hàng năm các trung tâm này đã tư vấn, cung cấp thông tin TTLĐ cho hàng trăm nghìn lượt NLĐ; đã thực hiện đào tạo và đào tạo lại nghề cho hàng chục nghìn lượt NLĐ và GTVL, kết nối việc làm thành công cho hàng chục nghìn NLĐ... Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động DVVL trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, như: Các trung tâm DVVL chủ yếu tập trung ở một số quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông. Đến nay một số huyện ngoại thành vẫn không có trung tâm DVVL nào hoạt động như Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên....; Đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết quả các hoạt động DVVL chưa đồng đều giữa các trung tâm; Chất lượng DVVL chưa cao, nhiều lao động được GTVL vẫn không tìm được việc làm, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động còn khó khăn trong tìm kiếm lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm DVVL rất nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí có trung tâm phải mượn địa điểm để hoạt động như trung tâm DVVL Ban quản lý KCN, Khu chế xuất (KCX); Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm việc trong các trung tâm DVVL còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng; Quản lý nhà nước đối với DVVL còn lỏng lẻo, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; cơ chế hoạt động chưa hợp lý dẫn đến tình trạng một số trung tâm và doanh nghiệp DVVL hoạt động bất hợp pháp,
  11. 3 thậm chí còn xảy ra hiện tượng lừa đảo NLĐ. Tất cả những hạn chế đó đã dẫn đến chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định và bền vững trong việc làm còn thấp, hiệu quả tạo việc làm còn yếu, thông tin đến với NLĐ chưa cập nhật và đôi khi còn bị sai lệch, gây tâm lý bức xúc trong dư luận và dẫn đến mất niềm tin vào các trung tâm và doanh nghiệp hoạt động DVVL. Hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Hà Nội tập trung lượng lớn các doanh nghiệp và hàng năm có một số lượng đáng kể các doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, dẫn đến người lao động trên địa bàn có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm. Ngoài ra, chất lượng nguồn lao động trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình kết nối cung - cầu lao động. Theo dự báo của Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2025 trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng khoảng 160 nghìn người (tương đương một huyện), trong đó hơn 1/3 là người di dân nhập cư. Bên cạnh đó, Hà Nội có khoảng 1 triệu lao động thời vụ. Tăng dân số cơ học lớn gây ra nhiều áp lực cho Thủ đô, trong đó nổi lên là vấn đề giải quyết việc làm. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ khiến cho khoảng 10 đến 12 nghìn lao động mất việc làm hoặc thiếu việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất hàng năm... Tình hình đó đặt ra bài toán lớn cho lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền thành phố về nhiệm vụ giải quyết việc làm, ổn định đời sống NLĐ. Điều này, đòi hỏi thành phố phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển DVVL là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Kinh tế với mong muốn thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ này trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025.
  12. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DVVL, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 và đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố. Cụ thể là làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Khảo cứu kinh nghiệm phát triển DVVL của một số địa phương và rút ra bài học cho Thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 trên cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Dự báo phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ Kinh tế phát triển, tức là nghiên cứu sự phát triển về số lượng (mở rộng hệ thống DVVL, đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết quả của các hoạt động DVVL) và việc nâng cao chất lượng DVVL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: DVVL gồm có hai loại là DVVL công (gồm các trung tâm DVVL của cơ quan quản lý nhà nước - trực thuộc các Sở LĐ-TB&XH của các tỉnh, thành phố và các trung tâm DVVL của các tổ chức xã hội, đoàn thể) và DVVL tư nhân (các doanh nghiệp DVVL hoạt động theo luật doanh nghiệp). Đề
  13. 5 tài này chỉ nghiên cứu phát triển DVVL công. Đề tài cũng không xét tới hoạt động bảo hiểm thất nghiệp, vì hoạt động này mới được Hà Nội thực hiện từ năm 2012. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Phần thực trạng, đề tài nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2016 (năm 2008 là thời điểm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình sáp nhập về Hà Nội) và đề xuất giải pháp đến năm 2025. - Về đối tượng khảo sát: Để có tài liệu cần thiết cho phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Thủ đô, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành điều tra, khảo sát hai đối tượng: (i) NLĐ đến trung tâm DVVL tìm việc và (ii) doanh nghiệp tuyển dụng lao động đăng ký tuyển dụng lao động qua trung tâm DVVL. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận phát triển của phép biện chứng duy vật và lý luận phát triển DVVL của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP). Ngoài ra, luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển DVVL; chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển DVVL của thành phố Hà Nội v.v.. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Đồng thời để có thêm các thông tin liên quan đến phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội, NCS sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
  14. 6 - Nguồn tài liệu nghiên cứu + Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản lý Hà Nội, Tổng cục Thống kê. + Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra theo bộ câu hỏi soạn thảo sẵn dành cho 500 người lao động đến tìm việc tại các trung tâm DVVL và 200 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển lao động qua các trung tâm DVVL (xem phụ lục 1, 2, 3). 5. Đóng góp mới của luận án - Hoàn thiện, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển DVVL trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển về số lượng và chất lượng DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. - Đề xuất được các giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 có căn cứ khoa học và khả thi. 6. Kết cấu và nội dung của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết.
  15. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỆC LÀM Dịch vụ việc làm và phát triển DVVL là vấn đề thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh, góc độ, phạm vi khác nhau và có thể chia thành 5 hướng nghiên cứu chính sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng và vai trò của dịch vụ việc làm - “Active Labor Market Policies to Expand Employment and Opportunity” (Chính sách thị trường lao động nhằm mở rộng việc làm và cơ hội) của Lawrence F. Katz [98]. Tác giả cho rằng vai trò của các chính sách TTLĐ nhắm tới những NLĐ có hoàn cảnh khó khăn với mục đích hỗ trợ NLĐ có việc làm nhằm tăng thu nhập, trong đó DVVL công đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thực thi chính sách. Các chính sách trên được phân thành ba loại chính: (i) các chính sách về đầu tư giáo dục và đào tạo để nâng cao kỹ năng của các nhóm đối tượng; (2) các chính sách nhằm kích thích việc làm tăng lên thông qua việc tự tạo việc làm cho nhóm đối tượng; (3) các chính sách cải thiện thông tin TTLĐ và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Tác giả cũng nhận định các chính sách TTLĐ đang hoạt động đã đạt được các kết quả quan trọng. Thứ nhất là giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế mà không gây ra áp lực lạm phát. Thứ hai là cải thiện thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của các nhóm mục tiêu. Tuy nhiên, với góc độ tiếp cận của công trình nghiên cứu, tác giả mới chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi chính sách TTLĐ với một số tác động cơ bản. - Robert Heron, "Dịch vụ việc làm ở Việt Nam: Định hướng tương lai" [53]. Tài liệu này tập trung chủ yếu vào vai trò và chức năng của hệ thống trung tâm DVVL quốc gia và đề cập đến một số vấn đề và các ưu tiên khác nhằm tăng
  16. 8 cường đóng góp vào sự tiến bộ quốc gia. Theo tài liệu, một hệ thống Trung tâm DVVL hiệu quả có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển quốc gia như: Đảm bảo tốt nhất khả năng giải quyết cho cung gặp cầu (trợ giúp cho NTV và người sử dụng lao động); Tư vấn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở các cấp các yêu cầu về loại hình kỹ năng đặc biệt để có thể điều chỉnh hệ thống đào tạo; Cung cấp thông tin cho NLĐ về các cơ hội việc làm và lựa chọn đào tạo để trợ giúp trong việc chọn nghề nghiệp. - Robert Heron, "Sách hướng dẫn dịch vụ việc làm" [54]. Tài liệu đã giới thiệu các chức năng và hoạt động của DVVL Nhà nước, nêu lên những đặc trưng của DVVL hiệu quả và giới thiệu các vấn đề liên quan đến tương lai phát triển của DVVL, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó nhấn mạnh: DVVL có hiệu quả là yếu tố sống còn trong việc vận hành tốt hơn các TTLĐ và là nhân tố trung gian chủ chốt trong việc chắp nối người tìm việc (NTV) với việc làm hiện có. - Một loạt các cuốn sách của ILO như: “The Public Employment Service in a Changing Labour Market” (Dịch vụ việc làm công trong bối cảnh biến động của thị trường lao động) ILO [93]; “Guidelines for Establishing Emergency Public Employment Services” (Hướng dẫn thành lập Dịch vụ việc làm công nhằm đối phó với khủng hoảng) [94]; “Guiding Youth Careers: A Handbook To Help Young Jobseekers” (Hướng nghiệp cho thanh niên: Sổ tay giúp thanh niên tìm việc làm) [95]; hay cuốn “Effective Labour Market Signalling: A Strategy Addressing Unemployment and Talent Mismatch” (Tín hiệu hiệu quả của thị trường lao động: Chiến lược giải quyết vấn đề thất nghiệp và mất cân đối cung - cầu lao động) của APEC [87]... đều đã chứng minh DVVL như là một công cụ hữu hiệu trong chính sách phát triển thị trường lao động nói chung và tăng cường kết nối cung - cầu lao động nói riêng. - "Vai trò của hệ thống dịch vụ việc làm đối với chính sách thị trường lao động chủ động" của Nguyễn Văn Nghĩa [44]. Tác giả đưa ra một số vai trò chủ yếu của hệ thống DVVL với chính sách TTLĐ chủ động gồm: Chắp nối việc
  17. 9 làm, tư vấn hướng nghiệp, thông tin TTLĐ, đào tạo và tái đào tạo và khẳng định hệ thống DVVL là công cụ trung tâm, quan trọng nhất để thực thi các chính sách TTLĐ chủ động. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả các chính sách TTLĐ chủ động: Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động DVVL trên TTLĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm GTVL, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động DVVL, hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ trong phạm vi cả nước. - "Vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm đối với chính sách bảo hiểm thất nghiệp" của Trần Phương [51]. Trong bài viết tác giả đã nêu ra vai trò quan trọng của hệ thống trung tâm DVVL trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Một là, xác định lao động thất nghiệp; Hai là, hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm mới; Ba là, quản lý việc thu và chi trả bảo hiểm thất nghiệp; Bốn là, hỗ trợ người thất nghiệp tham gia các chương trình việc làm chủ động. - Nghiên cứu của ILO, “Public Employment Services Responses to the Global Economic Crisis” (DVVL công phản ứng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu) [93]. Trong đó, các tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về đóng góp của các DVVL công ở các quốc gia trong mọi lĩnh vực đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chứng minh vai trò quan trọng của các tổ chức này trong TTLĐ; từ đó chỉ ra vai trò của các hình thức DVVL công trong TTLĐ và các chính sách cần được thực hiện nhằm phát huy vai trò của các hình thức này. - “Public employment services’ contribution to EU 2020” (Dịch vụ việc làm công đóng góp cho Liên minh châu Âu đến năm 2020) - Tóm tắt nghiên cứu về chính sách việc làm của Ủy ban Châu Âu [80]. Nghiên cứu cho rằng DVVL công đã hoạt động với vai trò cực lớn trong chính sách TTLĐ hiện tại của các quốc gia thành viên trong liên minh châu Âu. Nghiên cứu gồm 02 phần: Phần thứ nhất tập trung vào cách mà các DVVL công tổ chức hoạt động để tạo ra một giá trị thặng dư trong việc thực hiện chiến lược châu Âu đến năm
  18. 10 2020 và điều này đã tạo vị thế của DVVL công trong TTLĐ. Phần thứ hai tập trung vào việc định vị tương lai các DVVL công với TTLĐ, trong đó các yếu tố về thể chế chính trị cũng như bối cảnh chính trị, luật pháp, môi trường và tài chính ở các quốc gia thành viên khác nhau cũng được xem xét đến. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ nhấn mạnh vào hoạt động chủ chốt của DVVL là chi trả trợ cấp thất nghiệp và GTVL, mà chưa phân tích về các hoạt động truyền thống khác của DVVL là đào tạo nghề và cung cấp thông tin TTLĐ. - "Vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trong sự phát triển thị trường lao động" của Thảo Lan [37]. Tác giả bài viết đã đánh giá vai trò của các trung tâm DVVL trong giai đoạn 2006-2010 với những con số rất cụ thể: Số người được tư vấn về học nghề, lựa chọn nghề nghiệp, trình độ đào tạo, nơi học, lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng, kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;Tỷ lệ NLĐ tìm kiếm việc làm thông qua hệ thống trung tâm; Tỷ lệ người sử dụng lao động tìm, tuyển lao động qua hệ thống trung tâm... Ngoài ra, các trung tâm DVVL còn đào tạo bổ sung và nâng cao khả năng cho NLĐ, đáp ứng yêu cầu của chỗ làm việc trống và yêu cầu chuyển đổi công việc hoặc vị trí làm việc của NLĐ. - “The Public Employment Service in the Republic of Korea” (Dịch vụ việc làm công ở Hàn Quốc) của Sungpil Yang, nghiên cứu xem xét khung pháp lý, cơ cấu tổ chức và chức năng của DVVL công ở Hàn Quốc (PES), đặc biệt chú trọng vào phân tích vai trò và những đóng góp của Tổ chức này với chức năng là cơ quan thực hiện chính cho chương trình TTLĐ của Chính phủ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đánh giá hiệu suất của Trung tâm việc làm, nhấn mạnh những gợi ý chính sách từ phân tích đó [99]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ việc làm - "Lý thuyết về đầu tư giới thiệu việc làm" của Cục Việc làm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [17]. Trong nghiên cứu này chú trọng về đầu tư phát
  19. 11 triển hệ thống trung tâm DVVL. Trong đó có phần nội dung đầu tư, đã miêu tả khá chi tiết về các hoạt động của đầu tư vào các trung tâm DVVL. Công trình đã nghiên cứu và đi đến kết luận các nội dung đầu tư vào hệ thống trung tâm DVVL bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ bản; Đầu tư trang thiết bị và phương tiện; Vận hành sàn GDVL; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và xây dựng phần mềm, website... - "Định hướng đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm đến năm 2010" của Vũ Phạm Dũng Hà [28]. Bài viết đã khái quát về tình hình đầu tư cho các trung tâm DVVL và đưa ra những yêu cầu cho việc đầu tư: Đầu tư cho các trung tâm DVVL để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin TTLĐ tại cấp tỉnh; Đầu tư cho các trung tâm DVVL để vận hành sàn GDVL. - EMP/SKILLS, “CD-ROM: Key Resources for Employment Services” (CD-ROM: Các nguồn lực chính cho DVVL), là tập hợp các ấn phẩm chính về DVVL. Nó được phân thành 5 lĩnh vực chính: 1) Dịch vụ việc làm công (PES) và vai trò của DVVL công trong TTLĐ đang thay đổi; 2) PES phản ứng với suy thoái kinh tế và tình huống hậu khủng hoảng; 3) Cơ quan tuyển dụng cá nhân và các quy định, giám sát và thực thi của họ; 4) Hướng dẫn nghề nghiệp; Và 5) Các Công ước và Khuyến nghị. Nội dung nhắm mục tiêu đến nhiều người bao gồm nhân viên DVVL, quản lý, người thực hành và những người tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ trung gian lao động và các chương trình liên quan. CD- ROM cũng là tài liệu tham khảo chính cho các đối tượng, các nhà nghiên cứu, các nhà tư vấn, và cá nhân đang tìm kiếm lời khuyên để đưa ra quyết định sáng suốt về triển vọng nghề và lựa chọn việc làm mà chúng ta cần tham khảo [25]. - Nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ việc làm và sự hài lòng của người tìm việc tại trung tâm dịch vụ việc làm Lâm Đồng” của Hồ Quang Thanh [63]. Nghiên cứu nhằm phát hiện và khẳng định các thành phần, yếu tố tạo nên chất lượng DVVL tác động tới sự hài lòng của người tìm việc tại Trung tâm DVVL tỉnh Lâm Đồng. Tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling: SEM) trên cơ sở mô hình lý thuyết về đo lường
  20. 12 chất lương dịch vụ của Parasuraman và ctg. (1988, 1991). Kết quả cho thấy, thang đo gồm có 5 thành phần: (i) Tin cậy, (ii) Phản hồi, (iii) Năng lực phục vụ, (iv) Cảm thông và (v) Tính hữu hình với 15 biến quan sát được khẳng định độ tin cậy với giá trị tạo thành chất lượng DVVL là nhân tố quan trọng làm thỏa mãn người tìm việc. Đồng thời, chất lượng dịch vụ này giải thích được 77% sự hài lòng của người lao động khi đến tìm việc làm tại Trung tâm DVVL tỉnh Lâm Đồng. Đây là kết quả khá tốt khi nghiên cứu về mối quan hệ này nói chung. - Nghiên cứu 2016 của ILO: “Employment services” (Các dịch vụ việc làm) [97], trong đó đưa ra các giải pháp phát triển DVVL nhằm thúc đẩy sự phát triển, hội nhập và sử dụng lao động hiệu quả. Do những thách thức của TTLĐ ngày nay, chúng đang phải vật lộn với một loạt các vấn đề phức tạp hơn bao giờ hết - từ thất nghiệp kinh niên hoặc việc làm đến sự thay đổi nhân khẩu học và ảnh hưởng của tiến hóa kỹ thuật số và công nghệ. DVVL công cộng là một trong những nội dung chính để thực hiện chính sách về việc làm và chính sách TTLĐ. Từ đó, đặt ra yêu cầu hiện đại hoá các DVVL quốc gia và điều chỉnh việc cung cấp các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế; cải thiện khả năng đáp ứng của các DVVL quốc gia để phục vụ NTV và nhà tuyển dụng với những nhu cầu khác nhau; thực hiện các chương trình TTLĐ hiệu quả phù hợp với đặc điểm cụ thể của TTLĐ khu vực và địa phương; tăng cường các quy định thích hợp và tăng cường hợp tác giữa các DVVL công cộng và các cơ quan việc làm tư nhân... Sự cần thiết phải có các DVVL tư nhân, có sự hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ để mở rộng phạm vi DVVL. Đây là những chỉ báo rất cần thiết để phát triển các hình thức DVVL ở Việt Nam. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển dịch vụ việc làm - Cuốn "Đạo luật về đảm bảo việc làm" (Đạo luật Số 141 ngày 30/11/1947) của Nhật Bản [50]. Tại Chương I - Các quy định chung, Điều 5 đã chỉ rõ 7 vai trò của Chính phủ trong phát triển DVVL là: (i) đạt được sự điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2