
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam
lượt xem 2
download

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng; Thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam; Mô hình và kết quả nghiên cứu sự phát triển tài chính vi mô của tổ chức tín dụng Việt Nam: Trường hợp Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n -------- -------- ph¹m bÝch liªn Ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi chÝnh vi m« t¹i C¸C tæ chøc tÝn dông viÖt nam Hµ néi, 2016
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n -------- -------- ph¹m bÝch liªn Ph¸t triÓn ho¹t ®éng tµi chÝnh vi m« t¹i C¸C tæ chøc tÝn dông viÖt nam Chuyªn ngµnh : tµi chÝnh - ng©n hµng M· sè 62340201 : 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. Ts. Lª thanh t©m 2. TS.NguyÔn ®øc h−ëng Hµ néi, 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả số liệu và những trích dẫn trong Luận án đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng. Những phân tích của Luận án chưa từng được công bố ở một công trình nào khác ngoài các bài báo/ bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/ bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả được nêu trong danh mục công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến Luận án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Luận án Phạm Bích Liên
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, lời cảm ơn xin được gửi đến các nhà khoa học và các chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng và đặc biệt là các cấp lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứugiúp tác giả hoàn thành Luận án tiến sĩ. Lòngchân thành biết ơn xin được gửi đếnViện Ngân hàng – Tài chính vàViện đào tạo Sau đại học cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh. Chính những kiến thức, phương pháp nghiên cứu được tiếp thu từ các thầy cô là hành trang quan trọng giúp tác giả thực hiện nghiên cứu. Lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến hai nhà khoa học hướng dẫn là TS. Nguyễn Đức Hưởng và TS. Lê Thanh Tâm đã gắn bó cùng tác giả từ bậc Đại học cho đến nay trong học tập, công việc và cuộc sống. Các định hướng đúng đắn của thầy và cô cùng sự chỉ bảo tận tình, tâm huyết đã giúp tác giả hoàn thành Luận án. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho cha, mẹ, gia đình thân yêu và các anh, chị, các bạn đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu; chính sự yêu thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành Luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 2016 Tác giả Luận án Phạm Bích Liên
- iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..............................................................................x Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..........................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................7 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................7 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................8 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................8 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9 1.6.1.Tiếp cận vấn đề nghiên cứu ...............................................................................9 1.6.2. Hệ thống dữ liệu ................................................................................................9 1.6.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................9 1.7. Những đóng góp mới của luận án.....................................................................13 1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận .............................................13 1.7.2. Những đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu ......................................................14 1.8. Bố cục của luận án .............................................................................................15 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ..............................................................................16 2.1. Hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng .............................................16 2.1.1. Khái quát về hoạt động tài chính vi mô ..........................................................16 2.1.2. Hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng .............................................20 2.1.3. Các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ..................................24 2.2. Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng .............................28 2.2.1. Quan niệm phát triển hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng ...........28 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng ...........................................................................................................................29
- iv 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng .............................................................................................................37 2.3.1. Nhân tố thuộc về tổ chức tín dụng ..................................................................38 2.3.2. Các nhân tố thuộc về môi trường ....................................................................43 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong phát triển hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng .......................................................................44 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế .......................................................................................44 2.4.2. Bài học cho tổ chức tín dụng Việt Nam ..........................................................53 Kết luận chương 2........................................................................................................56 Chương 3THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM.......................................................57 3.1. Khái quát về hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam .....57 3.1.1. Môi trường kinh tế ..........................................................................................57 3.1.2. Môi trường pháp lý .........................................................................................58 3.1.3. Các tổ chức tín dụng cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam ...........................61 3.1.4. Thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức tín dụng Việt Nam..67 3.2. Nghiên cứu trường hợp phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt ..............................................................79 3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ..................................................79 3.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt .....................................................................................86 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam.........................................................................................................100 3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................100 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................101 3.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................103 Kết luận chương 3......................................................................................................109 Chương 4 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ...........................................110 4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .......................................110 4.1.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................110 4.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................112 4.2. Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Bưu điện Liên Việt.............................121 4.2.1. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .........................................................121
- v 4.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình và phân tích các mối quan hệ giữa các biến quan sát trong mô hình 1 .........................................................................................127 4.2.3. Đánh giá sự phù hợp của mô hình và phân tích các mối quan hệ giữa các biến quan sát trong các mô hình 2...................................................................................131 Kết luận chương 4......................................................................................................137 Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................138 5.1. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................138 5.1.1. Luận án đã rút ra được quan niệm và đặc trưng hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng .......................................................................................................138 5.1.2. Luận án rút ra quan niệm phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng và kết quả phân tích về mối quan hệ giữa nhân tố sự bền vững và nhân tố độ sâu tiếp cận ..............................................................................................................138 5.1.3. Luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tài chính vi mô thành hai nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng .......................................139 5.1.4. Đề xuất bổ sung và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam ........................................139 5.2. Định hướng phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam ..................................................................................................................145 5.3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động tài chính mô tại tổ chức tín dụng Việt Nam.........................................................................................................146 5.4. Hạn chế của Luận án và định hướng nghiên cứu tiếp theo .........................156 Kết luận chương 5......................................................................................................157 KẾT LUẬN ................................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...........................................................................159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................160 PHỤ LỤC ...................................................................................................................175 Phụ lục 1: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TCVM Phụ lục 2: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG TCVM TẠI PHILLIPINES VÀ VIỆT NAM Phụ lục 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Phụ lục 4: MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH Phụ lục 5: DANH SÁCH CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỦA MÔ HÌNH 2 Phụ lục 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 02
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Thuật ngữ Thuật ngữTiếng Việt Thuật ngữTiếng Anh 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank 2 ATM Máy rút tiền tự động Automated teller machine 3 CAR Tỷ lệ an toàn vốn Capital Adequacy Ratio 4 CBNV Cán bộ nhân viên 5 CFA Confirmatory Factor Analysis 6 CGAP Tổ chức Tư vấn và hỗ trợ Consultative Group To người nghèo Assist The Poor 7 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center 8 CNTT Công nghệ thông tin 9 CP Chính phủ 10 CVKH Chuyên viên khách hàng 11 GDP Tổng thu nhập quốc dân Gross domestic product 12 Grameen Bank (GB) Ngân hàng Grameen ở Bangladesh 13 HĐQT Hội đồng Quản trị 14 IFAD Quỹ Phát triển nông nghiệp International Fund for quốc tế Agricultural Development 15 IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế International Finance Corporation 16 ISS Bền vững thể chế 17 KH Khách hàng 18 LHPNVN Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 19 LienVietPostBank/LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 20 MFI Tổ chức tài chính vi mô 21 MIS Hệ thống quản lý thông tin 22 NGOs Tổ chức phi chính phủ Non-governmental organization 23 NH Ngân hàng 24 NH-BĐ Ngân hàng – Bưu điện 25 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
- vii STT Thuật ngữ Thuật ngữTiếng Việt Thuật ngữTiếng Anh 26 NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã 27 NHNo&PTNT/ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 28 NHPT Ngân hàng Phát triển 29 NHTKBĐ Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện 30 NHTM Ngân hàng thương mại 31 OSS Bền vững hoạt động 32 PESO Đơn vị tiền tệ Philippin PESO 33 PGD Phòng giao dịch 34 PGDBĐ Phòng giao dịch Bưu điện 35 QTDND TW Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 36 QTDND (PCF) Quỹ tín dụng nhân dân 37 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return On Assets 38 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity 39 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô Microfinance Institution 40 TCTD Tổ chức tín dụng 41 TCVM Tài chính vi mô 42 TGĐ Tổng Giám đốc 43 TKBĐ Tiết kiệm bưu điện 44 TMCP Thương mại cổ phần 45 TMNN Thương mại nhà nước 46 TYM Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình Thương 47 USD Đồng đô la Mỹ 48 VNPost Tổng công ty Bưu điện Việt Nam VietnamPost 49 WSBI Tổ chức ngân hàng tiết kiệm World Savings Banks thế giới Institute
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các quan điểm chính về cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ..........................18 Bảng 2.2: Đặc trưng hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức tín dụng ...................21 Bảng 2.3: Sự phân bố mạng lưới NHTM và hệ thống TKBĐ theo vùng tại Hàn Quốc đến năm 2014 .............................................................................................50 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản của các TCTD Việt Nam đến 31/12/2015.....................62 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu bền vững tài chính đến 30/09/2015 của các TCTD Việt Nam .62 Bảng 3.3:Các TCTD Việt Nam cung cấptài chính vi mô chủ yếu ................................66 Bảng 3.4: Số lượng thành viên của các QTDND cơ sở.................................................69 Bảng 3.5: Hoạt động nguồn vốn của các QTDND cơ sở ..............................................70 Bảng 3.6: Hoạt động sử dụng vốn của các QTDND cơ sở đến 31/12/2014 .................71 Bảng 3.7: Tổng kết hoạt động của các TCTCVM Việt nam đến 30/06/2015 ...............73 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu bền vững tài chính của NHTM cung cấp dịch vụ TCVM ...79 Bảng 3.9: Phân tích SWOT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phù hợp hoạt động TCVM ....................................................................................................................81 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2008 - 2014 ...................................84 Bảng 3.11: Chỉ tiêu chính của 15 NHTM lớn nhất tại thời điểm 31/12/2014 ...............85 Bảng 3.12: Hoạt động TCVM tại LienVietPostBank trước và sau khi sáp nhập..........91 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu bền vững tài chính của LienVietPostBank giai đoạn 2010-2014 ..97 Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu bền vững tài chính của 15 NHTM có tổng tài sản lớn nhất năm 2014 ....................................................................................................97 Bảng 4.1: Các giả thuyết của mô hình 1 ......................................................................112 Bảng 4.2: Các giả thuyết của mô hình 2 ......................................................................115 Bảng 4.3: Các giả thuyết về nhân tố nhân khẩu học của mô hình 2 ...........................121 Bảng 4.4: Mô tả thống kê số liệu các biến quan sát trên tập khách hàng là các chi nhánh ........................................................................................................122 Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến .............................................................................125 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định về trọng số hồi quy của các biến quan sát ...................128 chưa được chuẩn hóa (R) .............................................................................................128 Bảng 4.7: Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa (hệ số r) .............................................129 Bảng 4.8: Phân tích phương sai (ANOVA) về sự khác biệt giữa các địa bàn về giá trị khoản vay trung bình ................................................................................131 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định về trọng số hồi quy của các biến độc lập trong ............132 mô hình tác động đến giá trị vay trung bình................................................................132 Bảng 4.10: Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa (hệ số r) ...........................................133
- ix Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các hệ số hồi quy trong mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học đến giá trị vay của khách hàng .................................................135 Bảng 4.12: Tổng hợp trả lời các giả thuyết .................................................................136 Bảng 5.1: Tổng hợp các nhân tố quyết định sự phát triển hoạt động TCVM tại tổ chức tín dụng Việt Nam ....................................................................................140
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Mạng lưới của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2014 ..............82 Biểu đồ 3.2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008 - 2014 ............................84 Biểu đồ 3.3: Dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank ................93 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng ......................................................99 Biểu đồ 4.1: Nhu cầu khoản vay của khách hàng thuộc mẫu nghiên cứu ...................126 Biểu đồ 4.2: Các tổ chức tín dụng mà khách hàng thuộc mẫu nghiên cứu đã có quan hệ vay vốn .....................................................................................................126 Hình vẽ: Hình 2.1: Hoạt động tài chính vi mô theo phương pháp tiếp cận tổng hợp và tối thiểu ....................................................................................................................22 Hình 2.2: Quan điểm về sự phát triển hoạt động TCVM ..............................................28 Hình 2.3: Các chỉ tiêu chính đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM của TCTD .......30 Hình 2.4: Quan điểm về tổ chức tài chính vi mô bền vững...........................................37 Hình 3.1: Các nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam ..............................................64 Hình 3.2: Dịch vụ/ Hoạt động TCVM được các TCTD Việt Nam cung cấp ................65 Hình 4.1: Nhân tố ảnh hưởng đến độ sâu tiếp cận (Mô hình 1) .................................110 Hình 4.2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay trung bình (Mô hình 2).......................................................................................................111 Hình 4.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay trung bình .............127 Hình 4.4: Các biến nhân khẩu học ảnh hưởng tới giá trị vay ......................................135
- 1 Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ kinh nghiệm quốc tế và tại Việt Nam, tài chính vi mô được đánh giá đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Với các hoạt động đặc trưng, các tổ chức tín dụng đã và đang chứng tỏ được vị trí huyết mạch trong nền kinh tế. Đặc biệt, với hoạt động tài chính vi mô, tổ chức tín dụng Việt Nam đã góp phần đáng kể vào thành công của công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cũng như chủ trương phát triển “Tam nông” của Chính phủ. Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính từ sau đổi mới, các tổ chức tín dụng Việt Nam trở nên đa dạng về mô hình hoạt động. Ngoài việc cung cấp dịch vụ tài chính thông thường, các tổ chức tín dụng còn phát triển thêm các dịch vụ tài chính vi mô nhằm tiếp cận các hộ nghèo, thu nhập nhấp, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tài chính vi mô là một trong những loại hình tài chính đặc trưng cho các quốc gia đang phát triển, tập trung vào mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững. Cách tiếp cận tài chính vi mô khác biệt so với tài chính thông thường và nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ, các nhà làm chính sách ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tài chính vi mô đã có những sự phát triển trong thời gian qua, cả về khung pháp lý và hoạt động cơ bản. Tuy vậy, sự tham gia của các tổ chức tín dụng chính thức trong khu vực này còn chưa nhiều, ngoài các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã và Hệ thống Quỹ tín dụng nhân cơ sở cùng ba tổ chức tài chính vi mô mới được chuyển đổi thì chỉ có một số ít ngân hàng thương mại cung cấp tài chính vi mô. Hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng Việt Nam được đánh giá là hạn hẹp về lượng và thấp kém về chất. Hệ quả tất yếu là nhiều khách hàng vi mô không tiếp cận được dịch vụ tài chính, các tổ chức tín dụng khó cải thiện được thu nhập khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt. Hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng là một đòi hỏi tất yếu đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để chính các TCTD trường tồn. Do vậy, nghiên cứu“Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam” là thực sự cấp thiết.
- 2 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Tài chính vi mô được biết đến từ những năm 1970 và đến những năm 1980 thì đã có sự phát triển mang tính bước ngoặt bởi sự ra đời của Ngân hàng Grameen tại Banglades. Đến những năm 1990, các tổ chức tín dụng bắt đầu tham gia cung cấp tài chính vi mô. Cho đến nay hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu (Robinson, 2001) và đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển hoạt động tài chính vi mô. Quan niệm phát triển hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức cung cấp tài chính vi mô Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của TCTD. Cụ thể, có quan điểm cho rằng sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của TCTD được thể hiện qua sự bền vững tài chính (Schreiner, 1996; Yaron và các cộng sự, 1998; Luzzi và Weber, 2006). Nhưng có quan điểm cho rằng sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng được thể hiện qua quy mô hoạt động tài chính vi mô chiếm tỷ trọng lớn ở mức nhất định trong các hoạt động của TCTD, hoặc sự đa dạng về sản phẩm TCVM cung cấp, hoặc số lượng (tỷ trọng) khách hàng vay món nhỏ (CGAP, 1995; Yunus, 2005). Tổng hợp hai quan điểm trên, Littlefield và các cộng sự (2003) cho rằng sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của TCTD cần được hiểu hay thống nhất trên cơ sở khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng và sự phát triển bền vững về tài chính của TCTD. Zeller và Meyer (2002) bổ sung thêm sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức tín dụng cần dựa trên 03 mục tiêu: (1) tiếp cận với đối tượng khách hàng tài chính vi mô, (2) bền vững tài chính, (3) ảnh hưởng của hoạt động (mục tiêu xã hội). Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mô Theo Schreiner (1996), một tổ chức tài chính vi mô bền vững có nghĩa là một tổ chức TCVM có hiệu quả về tài chính và giữ vững được sứ mệnh hoạt động của mình vì người nghèo. Theo CGAP (1997), Yaron và Benjamin (1997), một nền tảng đánh giá phát triển hoạt động được đưa ra bao gồm 2 tiêu chí: Mức độ tiếp cận đạt được trong nhóm khách hàng mục tiêu và khả năng tự bền vững của tổ chức. Nguyễn Đức Hải (2012) đã đúc kết “Phát triển tài chính vi mô là sự tăng lên về
- 3 số lượng và chất lượng, bao gồm việc mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng trong các sản phẩm dịch vụ cung cấp, trang trải được các khoản chi phí, bền vững về hoạt động tài chính, đóng góp ngày càng lớn trong các hoạt động xã hội và đóng góp cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo”, tổng kết được các tiêu thức đánh giá sự phát triển tài chính vi mô từ bộ chỉ số CAMELS và PEARLS và tựu chung lại tác giả đề xuất phân chia thành sáu nhóm: (i) Nhóm chỉ số về chất lượng dư nợ, (ii) Nhóm chỉ số về hiệu suất hoạt động, (iii) Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động và tính bền vững, (iii) Nhóm chỉ tiêu sinh lời, (iv) Nhóm chỉ tiêu về mức độ tiếp cận, (v) Nhóm chỉ số xã hội. Nghiên cứu này cũng đã thực hiện phân tích thực trạng phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào TCVM và hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thức, chưa nghiên cứu đến đối tượng là tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc khu vực chính thức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô như các ngân hàng thương mại. Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Đào Văn Hùng (2005) đã khái quát các quan điểm khác nhau và kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô trên thế giới, đồng thời khái quát bức tranh toàn cảnh về tài chính vi mô ở Việt Nam, trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích và đánh giá hoạt động tài chính vi mô tại một số tổ chức tín dụng Việt Nam: Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội và hệ thống QTDND. Với phương pháp nghiên cứu thống kê và so sánh, tác giả đánh giá mức độ tiếp cận, phân tích hạn chế tiếp cận và nguyên nhân hạn chế của các TCTD này giai đoạn 1999 - 2003. Các TCTD này đều tăng mức độ tiếp cận cả về độ sâu tiếp cận và độ rộng tiếp cận, dẫn đầu là Ngân hàng Chính sách xã hội, tuy nhiên mức tăng trưởng số lượng khách hàng và mức tăng trưởng quy mô dư nợ TCVM thì Agribank có mức tăng cao nhất (Số tuyệt đối lẫn tương đối). Theo Nghiêm Hồng Sơn (2006), các ngân hàng thương mại (NHTM) thường phát triển đa dạng hóa hoạt động theo mục tiêu bền vững hơn là tăng mức độ tiếp cận đối với khách hàng và điểm xuất phát của họ trong thời kỳ đầu (thời kỳ non trẻ) về tính bền vững ở mức cao nhất so với các loại TCTD khác. Mục tiêu đầu tiên của các NHTM phải là bền vững về tài chính; trong khi đó, các tổ chức tài chính nông thôn quy mô nhỏ và các NGOs ngay từ khi thành lập đã đặt mục tiêu quan trọng nhất là tiếp cận rộng và sâu đối với khách hàng. Mặc dù mức độ tiếp cận của cácNGOs cao hơn so với các tổ chức tài chính nông thôn quy mô nhỏ, tính bền vững của các tổ chức này nhiều khi lại là một dấu hỏi lớn. Trong thời kỳ trưởng thành, các tổ chức tài chính nông thôn quy mô nhỏ phát triển theo hướng bền vững nhanh hơn so với các NGOs. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2010) đã đưa ra một bức tranh chung về phát triển tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam ngày càng mở rộng tiếp cận cho người
- 4 nghèo và hoạt động hiệu quả hơn. Trong nghiên cứu này tác giả và các cộng sự đã phân tích và đánh giá hoạt động tài chính vi mô tại một số tổ chức tín dụng Việt Nam: Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội, QTDND TW và hệ thống QTDND cơ sở giai đoạn 2001 – 2009. Xét trên mức độ tiếp cận, về tổng khách hàng tín dụng vi mô và độ sâu tiếp cận, NHCSXH dẫn đầu trong số các TCTD nêu trên. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô của NHCSXH còn đơn điệu. Bên cạnh mức độ tiếp cận, tác giả và các cộng sự đã đánh giá về sự bền vững của các tổ chức này, Agribank có chỉ số tự vững hoạt động và tự vững tài chính tốt nhất trong các tổ chức, tiếp đến là hệ thống QTDND, còn NHCSXH tại Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu không đạt bền vững về tài chính mặc dù có cải thiện qua các năm. Nghiên cứu kết luận, ROA và ROE của các tổ chức TCVM điển hình ở Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng ở các tổ chức TCVM chính thức hoặc các tổ chức TCVM có pháp nhân độc lập trong khi các chỉ số đó ở các tổ chức TCVM chưa có pháp nhân độc lập hoặc hình thành qua các dự án phi chính phủ chưa thể hiện được điều này do chưa có địa vị pháp lý nên khó khăn trong tự huy động vốn và phát triển năng lực. Các nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hà (2010), Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm(2013) đã sử dụng mô hình mức độ tiếp cận và sự bền vững để đánh giá sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mô qua hai nhóm chỉ tiêu chính là mức độ tiếp cận và tính bền vững của tổ chức. Nếu như Hoàng Thị Thanh Hà (2010) áp dụng nghiên cứu trường hợp tại Quỹ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa thì vấn đề phát triển bền vững tiếp tục được phân tích sâu hơn của các tổ chức tài chính vi mô trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013): các vấn đề cơ bản về sự bền vững của tổ chức TCVM, tập trung vào ba mức độ: bền vững hoạt động (OSS), bền vững tài chính (FSS) và bền vững thể chế (ISS);Các chuẩn mực OSS, FSS và ISS được tổng kết theo thông lệ quốc tế và theo quy định của Việt Nam. Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận tài chính vi mô và sự bền vững của tổ chức cung cấp Theo Olivares-Polanco (2005) và Schreiner (1996), trong quá trình hoạt động của nhiều tổ chức, mục tiêu hoạt động có thể bị thay đổi, tổ chức cung cấp TCVM chuyển trọng tâm cho khách hàng vay giàu có hơn - những người có thể vay các khoản lớn hơn hay có khả năng cao hơn để trang trải các chi phí tiếp cận với dịch vụ tài chính. Nghiên cứu được thực hiện bởi Hermes và các cộng sự (2008) cho thấy rằng tiếp cận và bền vững tài chính của các tổ chức TCVM có tương quan tiêu cực. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis (SFA)) với mẫu nghiên cứu là 435 tổ chức TCVM trong giai đoạn 1997-2007. Kết quả phân
- 5 tích từ hàm chi phí và các hệ số của các biến hiệu quả của Hermes và các cộng sự (2008) cho thấy tổ chức TCVM tập trung vào cho vay theo nhóm, cá nhân và cho vay làng xã là hiệu quả hơn. Tuy nhiên, về chiều sâu của tiếp cận, tổ chức TCVM có số dư nợ bình quân thấp hơn thì kém bền vững tài chính hơn. Nghiên cứu này kết luận rằng việc cải thiện bền vữngtài chính có thể chỉ đạt được nếu tổ chức TCVM tập trung ít hơn vào người nghèo. Engels (2009) phân tích mẫu nghiên cứu gồm 600 tổ chức TCVM hoạt động tại 84 quốc gia với 85% phụ nữ tham gia, áp dụng mô hình của Olivares-Polanco (2005) và phân tích ba hồi quy: hồi quy hiệu quả tài chính, hồi quy hiệu quả xã hội và hồi quy giữ vững sứ mệnh hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đánh đổi giữa sự bền vững tài chính và mức độ tiếp cận với những khách hàng nghèo, tổ chức TCVM cung cấp các khoản vay quy mô lớn hơn cho các khách hàng TCVM giàu có hơn. Tuy nhiên có những nghiên cứu đã cho kết quả khác: Woller và Schreiner (2002) đã thực hiện một phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa nhân tố bền vững tài chính và sáu nhân tố khác ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận: giá trị mang lại, chi phí, phạm vi, thời hạn, độ sâu và độ rộng tiếp cận. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự bền vững tài chính và mức độ tiếp cận, cả hai nhân tố này bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển. Nghiên cứu trường hợp thực hiện tại tổ chức TCVM ở Ethiopia (Kereta, 2007) cho thấy không có bằng chứng về sự đánh đổi giữa tiếp cận và phát triển bền vững. Sự bền vững tài chính được đo bằng chỉ số tự bền vững và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, sự bền vững hoạt động tài chính vi mô được tác động tích cực bởi thời gian hoạt động, thời gian hoạt động của tổ chức càng lớn thì sự bền vững càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy sự phát triển hoạt động TCVM tại các tổ chức TCVM được đánh giá qua hai tiêu chí cơ bản là mức độ tiếp cận hoạt động tài chính vi mô và sự bền vững của tổ chức. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận hoạt động tài chính vi mô với sự bền vững của tổ chức tín dụng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa bối cảnh môi trường kinh tế xã hội Việt Nam và trên thế giới có thể dẫn tới mức độ tác động khác nhau của các yếu tố. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô Một trong những mô hình điển hình nhất là mô hình nghiên cứu của về mức độ tiếp cận và sự bền vững Christen và các cộng sự (1995),mô hình này được Thys (2000) và Olivares-Polanco (2005) phát triển. Olivares-Polanco (2005) kiểm định và khẳng định lại với dữ liệu từ 28 tổ chức TCVM tại châu Mỹ La tinh trong giai đoạn
- 6 1999 – 2001. Olivares-Polanco sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy kiểm tra mối quan hệ giữa tiếp cận và tính bền vững của tổ chức TCVM với các biến khác và đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô khoản vay với biến phụ thuộc là quy mô khoản vay và các biến độc lập là loại tổ chức, thời gian hoạt động, độ rộng tiếp cận (số lượng khách hàng), khả năng cạnh tranh và phương pháp cấp tín dụng. Kết quả cho thấy thời gian hoạt động, khả năng cạnh tranh có ảnh hưởng ảnh hưởng cùng chiều với độ sâu tiếp cận, sự bền vững có ảnh hưởng ngược chiều với độ sâu tiếp cận và có sự đánh đổi giữa sự bền vững với mức độ tiếp cận; ngược lại, các biến độc lập khác không có ý nghĩa thống kê khi thực hiện kiểm định mô hình. Zeller và Meyer (2002) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô thuộc bên trong tổ chức tài chính vi mô bao gồm chính sách, tổ chức và quản lý; các nhân tố môi trường bên ngoài bao gồm nguồn lực con người và xã hội, các chính sách kinh tế của đất nước, chất lượng của các cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ các giao dịch tài chính. Nghiên cứu của Engels (2009) cho thấynhân tố rủi ro của tổ chức và rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) áp dụng mô hình của Olivares-Polanco (2005), xác định sự phát triển bền vững của 117 QTDND tại 2 tỉnh Hà Tây và Thái Bình trong giai đoạn 2004 - 2009 ở Việt Nam. Tính bền vững của QTDND tác động tiêu cực đến tiếp cận mức độ tiếp cận của QTDND với số liệu nghiên cứu giai đoạn 2004 - 2009. Nghiên cứu sử dụng mô hình với các biến nội sinh của sự bền vững (ROA) và độ sâu tiếp cận (quy mô khoản vay). Kết quả cũng cho thấy tính bền vững của QTDND được tác động tích cực bởi các nhân tố: chênh lệch giữa tiết kiệm và lãi suất cho vay, tỷ lệ huy động vốn trên tài sản hoặc quy mô khoản vay. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh (2014) tập trung nhiều hơn vào khuôn khổ pháp lý và thực hiện và đề xuất một số kiến nghị để cải thiện chính sách nhằm phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam. Một số nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liên (2013) và Phan Thị Lan Anh (2014) (trích dẫn trong Lê Thanh Tâm và các cộng sự (2015)) đã thực hiện việc phân tích mối quan hệ giữa tiếp cận cộng đồng (dư nợ cho vay trung bình mỗi người vay) và tính bền vững của các tổ chức TCVM (thể hiện bằng ROA). Sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các TCTD mới chỉ được nghiên cứu trường hợp tại các tổ chức đặc thù như Ngân hàng Chính sách xã hội, Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và
- 7 baTCTCVM chính thức (Lê Thanh Tâm, 2008; Nguyễn Kim Anh và các cộng sự, 2011). Các nghiên cứu này phần lớn nhằm mục đích đánh giá tác động hoạt động tài chính vi mô đến giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn vì mục tiêu xã hội. Như vậy, qua quá trình tổng quan nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu hệ thống sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tài chính vi mô của TCTD bằng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng trên góc nhìn của tổ chức. Đây chính là khoảng trống cho nghiên cứu. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án: Nghiên cứu sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng. Mục tiêu tổng quát này được chi tiết thành các mục tiêu cụ thể như sau: (1). Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hoạt động tài chính vi mô và phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng. (2). Tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. (3). Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng Việt Nam. (4). Kiểm định mối quan hệ giữa sự bền vững và mức độ tiếp cận TCVM tại tổ chức tín dụng Việt Nam với trường hợp nghiên cứuNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. (5). Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của khách hàng đối với hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng. (6). Đề xuất một số khuyến nghị đối với các bên có liên quan nhằm phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Các nhân tố quyết định sự phát triển hoạt động TCVM tại tổ chức tín dụng Việt Nam? Câu hỏi này sẽ được giải quyết thông qua trả lời các câu hỏi cụ thể như sau: (1). Quan niệm và đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng?
- 8 (2). Quan niệm phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng là gì? (3). Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các TCTD? (4). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TCVM tại các TCTD Việt Nam? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại tổ chức tín dụng (Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12ngày 16 tháng 06 năm 2010). 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển hoạt động TCVM(chủ yếu là hoạt động cho vay món nhỏ) của các TCTD. Luận án đánh giá thực trạng cung cấp tài chính vi mô tại các TCTD Việt Nam, tập trung nghiên cứu trường hợp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Lý do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được lựa chọn nghiên cứu vì đây là ngân hàng thương mại cổ phần có chiến lược phát triển, chính sách rõ ràng về hoạt động tài chính vi mô trên cơ sở những lợi thế so với tổ chức tín dụng khác để có thể cung cấp tài chính vi mô như một thị trường sinh lợi tiềm năng. Thêm vào đó, để đánh giá toàn diện hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của TCTD, Luận án thực hiện nghiên cứu khách hàng trên 10 tỉnh, thành phố từ cuộc khảo sát phát triển hoạt động tài chính vi mô do Ngân hàng Bưu chính Pháp tư vấn cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đối với khách hàng, mẫu khách hàng nghiên cứu là các khách hàng cá nhân (bao gồm cả hộ kinh doanh). Đây là đối tượng khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô, đối tượng khách hàng này khác biệt với khách hàng tổ chức ở xu hướng lựa chọn tổ chức cung ứng, do nhu cầu TCVM của khách hàng cá nhân đa dạng hơn nhưng chưa được các tổ chức tín dụng quan tâm đúng mực. Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2014.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p |
396 |
31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p |
115 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p |
125 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
558 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p |
115 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
138 p |
35 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p |
117 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
138 p |
15 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 p |
11 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
164 p |
5 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng
185 p |
9 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
181 p |
44 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (economies of scale) của các doanh nghiệp may Việt Nam
197 p |
11 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
24 p |
9 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xã hội hoá y tế ở Việt Nam: Lý luận thực tiễn và giải pháp
6 p |
10 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
24 p |
35 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
147 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng
12 p |
9 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
