intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) trong giai đoạn từ năm 2010 – 2021 nhằm chỉ ra những đặc điểm, cơ hội, và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế tri thức hiện nay trên khía cạnh nguồn nhân lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----***----- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----***----- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Ngành: Kinh tế chính trị Mã ngành: 9310102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN SÁNG 2. TS. ĐINH SƠN HÙNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Nam
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vi Danh mục các bảng .................................................................................................. vii Danh mục các hình ................................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu của luận án .................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5 5. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án về mặt lý luận ................... 7 1.1.1. Các bài nghiên cứu về nội hàm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức.................................................................................................... 7 1.1.2. Các bài nghiên cứu về trụ cột của nền kinh tế tri thức ..................................... 9 1.1.3. Các bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức................................................................. 14 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án về mặt thực tiễn .............. 15 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu luận án ............................................ 18 1.3.1. Đóng góp về mặt lý luận ............................................................................... 18 1.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................ 19 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................. 20 1.4. Tóm tắt chương 1 .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
  5. iii CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC ................................ 23 2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao.................................................. 23 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ............................................................................ 23 2.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao................................................ 25 2.2. Khái niệm về nền kinh tế tri thức..................................................................... 27 2.2.1. Khái niệm về tri thức .................................................................................... 27 2.2.2. Phân loại tri thức........................................................................................... 30 2.2.3. Khái niệm về nền kinh tế tri thức .................................................................. 33 2.3. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức .................................................................................................................................. 37 2.3.1. Khả năng học tập suốt đời............................................................................. 37 2.3.2. Khả năng sáng tạo......................................................................................... 39 2.3.3. Khả năng thích ứng với sự thay đổi............................................................... 41 2.3.4. Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề ....................................................... 43 2.3.5. Khả năng tổ chức và quản lý ......................................................................... 43 2.4. Một số lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức ......................................................................................................... 45 2.4.1. Thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ................................. 45 2.4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .................................... 46 2.4.3. Thẩm định và đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao ................................. 50 2.5. Một số lý thuyết kinh tế về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao ......... 53 2.5.1. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế trí thức .. 53 2.5.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế xã hội .... 54 2.6. Các vấn đề còn tồn đọng với nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam ... 56 2.7. Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN......................... 60 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................................................... 60 3.1.1. Phương pháp luận biện chứng duy vật .......................................................... 60 3.1.1.1. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật ................................ 61 3.1.1.2. Phép phân tích mâu thuẫn ...................................................................... 63 3.1.1.3. Phương pháp phân tích logic thống nhất với lịch sử - cụ thể.................. 65
  6. iv 3.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.......................................................... 66 3.1.3. Phương pháp tiếp cận liên ngành .................................................................. 67 3.1.4. Phương pháp chuyên gia – Professional solution .......................................... 68 3.1.5. Phương pháp tiếp cận tình huống – case studies ............................................ 68 3.1.6. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................... 69 3.1.7. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................................. 70 3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức....................................................................... 71 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 71 3.2.1.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 71 3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 80 3.2.1.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 81 3.2.2. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 83 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp.................................................................................... 83 3.2.2.2. Thông tin sơ cấp ..................................................................................... 84 3.3. Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 87 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NGUỒN CUNG NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KINH TẾ TRI THỨC GIAI ĐOẠN 2010 – 2021 .............. 88 4.1. Thực trạng chung về nguồn nhân lực tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 .... 88 4.2. Thực trạng về nguồn cung nhân lực tại Tp.HCM giai doạn 2010 – 2021....... 93 4.2.1. Về số lượng của nguồn cung nhân lực .......................................................... 93 4.2.2. Về cơ cấu của nguồn cung nhân lực .............................................................. 96 4.2.3. Về chất lượng của nguồn cung lao động ..................................................... 100 4.3. Cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức ............... 107 4.3.1. Cầu về số lượng nguồn nhân lực ................................................................. 107 4.3.2. Cầu về cơ cấu nguồn nhân lực .................................................................... 116 4.3.3. Cầu về chất lượng nguồn nhân lực .............................................................. 123 4.4. Đánh giá tương quan cung cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM .......................................................................................... 132 4.4.1. Thực trạng mất cân bằng cung – cầu ........................................................... 132 4.4.2. Nguyên nhân mất cân bằng cung cầu .......................................................... 137
  7. v 4.5. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................ 145 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NỀN KINH TẾ TRI THỨC TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 .................................................. 147 5.1. Xu hướng ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức tại Tp. HCM giai đoạn 2021-2030 ......................................................................... 147 5.1.2. Bối cảnh mới quốc tế .................................................................................. 147 5.1.2. Bối cảnh mới tại Tp. HCM ......................................................................... 149 5.2. Quan điểm và mục tiêu tổng quát của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp. HCM giai đoạn 2021 – 2030 ................................................................................................................................ 152 5.2.1. Quan điểm về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM giai đoạn 2021 – 2030 ........................................ 152 5.2.3. Mục tiêu về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM giai đoạn 2021 – 2030............................................... 154 5.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp. HCM giai đoạn 2021 – 2030 ................................................................................................................................ 155 5.3.1. Đồng bộ hóa năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục và đào tạo ........................................................................................................................ 155 5.3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức ..................................................... 156 5.3.3. Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ Giáo dục và Đào tạo .......... 157 5.3.4. Gắn kết và tạo ra chuỗi cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ............... 158 5.4. Tóm tắt chương 5 ............................................................................................ 161 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162 BẢN KÊ KHAI DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. II Danh mục tài liệu tham khảo ngoài nước ................................................................. II Danh mục tài liệu tham khảo trong nước ............................................................. XIII PHỤ LỤC ............................................................................................................ XXII
  8. vi Phiếu khảo sát nguồn nhân lực tại Tp. HCM .................................................... XXII Danh mục các chữ viết tắt Viết tắt Nội dung APEC Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông GCI Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Departmenal Products) KAM Mô hình đánh giá kiến thức (Knowledge Assessment Methodology) KEF Khung kinh tế tri thức (Knowledge Economy Framework) KSA Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ (Knowledge – Skills – Attitudes) MPF Năng suất các yếu tố tổng hợp (Multifactor productivity) Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) R&D Nghiên cứu và phát triển TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
  9. vii Danh mục các bảng Bảng 1: Các biến số tiêu chuẩn của KAM ....................................................... 13 Bảng 2: Mô tả quy trình phỏng vấn chuyên sâu ............................................... 72 Bảng 3: Tổng hợp các nhóm năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ............................................................................................................................. 76 Bảng 4: Thông tin về mẫu nghiên cứu ............................................................. 86 Bảng 5: Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ở Việt Nam qua các năm ............ 90 Bảng 6: Trình độ nguồn nhân lực tại Việt Nam qua các năm ........................... 91 Bảng 7: Xếp hạng chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam so với thế giới ..... 91 Bảng 8: Năng suất lao động bình quân theo sức mua của các nước trên thế giới .................................................................................................................................. 92 Bảng 9: Đánh giá nguồn cung nhân lực của Tp.HCM trong giai đoạn 2010 – 2021........................................................................................................................... 95 Bảng 10: Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế .................................. 99 Bảng 11: Lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp ............. 100 Bảng 12: Đánh giá kiến thức của nguồn cung lao động tại Tp.HCM ............. 102 Bảng 13: Đánh giá kỹ năng của nguồn cung lao động tại Tp.HCM ............... 104 Bảng 14: Đánh giá thái độ của nguồn cung lao động tại Tp.HCM ................. 106 Bảng 15: Nhu cầu về lao động làm việc trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu ................................................................................................................................ 109 Bảng 16: Nhu cầu về lao động đang làm việc trong 9 ngành kinh tế dịch vụ . 110 Bảng 17: Yêu cầu nguồn nhân lực trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế ................................................................................................................................ 126 Bảng 18: Đánh giá tương quan cung cầu chất lượng lao động tại Tp.HCM ... 133 Bảng 19: Thang bảng đo năng lực theo ngành ............................................... 139 Bảng 20: Thang bảng đo năng lực nguồn nhân lực theo độ tuổi .................... 140 Bảng 21: Thang bảng đo năng lực nguồn nhân lực theo giới tính .................. 140
  10. viii Danh mục các hình Hình 1: Mô hình vòng xoáy tri thức SECI ....................................................... 31 Hình 2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu của luận án ........................................... 82 Hình 3: Nhu cầu việc làm theo ngành tại Tp. HCM trong năm 2018 – 2019 .. 128 Hình 4: Nhu cầu việc làm theo trình độ chuyên môn tại Tp. HCM năm 2019 129 Hình 5: Nhu cầu việc làm theo mức lương tại Tp.HCM năm 2019 ................ 130 Hình 6: Nhu cầu việc làm theo ngành tại Tp.HCM trong năm 2018 – 2019... 131 Hình 7: Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành kinh tế dịch vụ theo cơ cấu trình độ............................................................................................. 132 Hình 8: Đánh giá tương quan cung – cầu lao động tại Tp. HCM ................... 134 Hình 9: Đánh giá chất lượng nguồn lao động tại Tp. HCM ........................... 138
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ trước tới nay, nguồn nhân lực không chỉ là nòng cốt của bất kỳ tổ chức nào, mà còn là xương sống của một quốc gia. Bởi lẽ nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên không thể thay thế giúp tạo dựng và vận hành nền kinh tế đất nước. Nếu trước đây, sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ… thì trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, có thể tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia một cách vững chắc, lâu dài. Yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi lớn. Bởi lẽ trước đây, các tiêu chuẩn được các tổ chức đưa ra về nhân sự dựa trên sự cần cù, sự trung thành, và sự trách nhiệm. Ngày nay, những tiêu chuẩn này đã hoàn toàn được thay đổi khi trí thông minh nhân tạo đang dần thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực. Các công ty lớn và các tập đoàn đa quốc gia đang đòi hỏi ở nhân viên của họ năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với thay đổi, năng lực tổ chức quản lý, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề. Những yêu cầu này là cơ hội và là thách thức đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh mới của bất kỳ quốc gia nào. Đã có nhiều nghiên cứu đi sâu vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực và đều khẳng định chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đã và đang được cải thiện theo thời gian, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế tri thức. Từ các nghiên cứu này, nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm cải thiện nguồn nhân lực chất lượng cao và đã bắt đầu đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa thống nhất được quan điểm khoa học khi bàn bạc về vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế mới – kinh tế tri thức. Điều này tạo ra các hệ lụy và tranh cãi trong việc phân tích các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, mặc dù các nghiên cứu trước đây đã xây dựng được những nhận thức ban đầu về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng cần có sự phân tích sâu hơn về vai trò và đóng góp của nguồn lực này trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, đổi mới công nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn hết, các nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra được nguyên nhân và hệ quả của việc bất cân xứng cung cầu trong nguồn nhân lực trên địa bàn Tp.HCM – trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục hang đầu của đất nước, từ đó làm rõ bản chất thừa cung
  12. 2 nhưng vẫn thiếu nhân lực đảm bảo được các yêu cầu mới trong các ngành kinh tế tri thức. Trong luận án này, tác giả trước hết sẽ tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức. Thứ hai, luận án đi sâu vào phân tích bức tranh chi tiết về tình hình nguồn nhân lực chất lượng cao hiện tại tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm số lượng, chất lượng và phân bố của nguồn nhân lực trong các ngành và lĩnh vực khác nhau. Việc này tạo ra chiều sâu trong việc tìm hiểu và phân tích các ảnh hưởng của chính sách, quy định về giáo dục và đào tạo, quản lý nhân sự, và môi trường tới quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố. Thứ ba, luận án này sẽ tập trung vào việc phân tích vai trò của Thành phố trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xác định những lợi thế và thách thức đặc biệt mà Thành phố đối mặt trong việc thu hút, đào tạo và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Bằng cách tiếp cận và phân tích sâu hơn các khoảng trống nghiên cứu như đã đề cập, luận án sẽ đóng góp kiến thức và thông tin quan trọng cho việc xây dựng chính sách và các biện pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố và cả nước. Do vậy tác giả thực hiện nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế tri thức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) trong giai đoạn từ năm 2010 – 2021 nhằm chỉ ra những đặc điểm, cơ hội, và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế tri thức hiện nay trên khía cạnh nguồn nhân lực. Qua đó luận án mong muốn đưa ra các khuyến nghị và đề xuất những chính sách góp phần nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với nền kinh tế tri thức của thành phố nói riêng và của đất nước nói chung. Từ những mục tiêu tổng quát này, luận án đưa ra ba mục tiêu cụ thể để giải quyết trong các phần tiếp theo. Cụ thể như sau:
  13. 3 1. Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2021: • Nghiên cứu đặc điểm và phân tích xu hướng biến động của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng tại Tp.HCM trong giai đoạn nêu trên, đặt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức. • Đo lường và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện có trong nền kinh tế tri thức của Tp.HCM, bao gồm các yếu tố như trình độ học vấn, kỹ năng, kiến thức chuyên môn, và khả năng sáng tạo. • Xác định và phân tích nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực và ngành nghề quan trọng của nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM 2. Phân tích các đặc điểm, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM trên khía cạnh nguồn nhân lực. • Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cụ thể của nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM, bao gồm cấu trúc và sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức, các công nghệ và xu hướng mới, và sự tương tác giữa các công ty, tổ chức và cộng đồng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. • Xác định và đánh giá cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức của Tp.HCM, bao gồm các yếu tố như sự cạnh tranh, sự phát triển công nghệ, sự biến đổi kỹ thuật số, và yêu cầu của thị trường lao động. 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời đánh giá tác động của nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc vận hành, quản lý, và phát triển nền kinh tế tri thức. Từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp để phát triển năng lực cũng như chất lượng của nguồn nhân lực hiện nay để giải quyết bài toán nhu cầu trong nền kinh tế tri thức. • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời đánh giá tác động của nguồn nhân lực chất lượng cao trong
  14. 4 việc vận hành, quản lý, và phát triển nền kinh tế tri thức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn nghiên cứu. • Đề xuất các khuyến nghị và chính sách nhằm nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế tri thức của Tp.HCM và đất nước. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Gắn với ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đề ra, luận án hình thành và phát triển ba câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau: Cơ sở khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM trong giai đoạn hiện nay? Thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng của nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Cần sử dụng các tiêu chí nào để đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức? Gợi ý các đề xuất và kiến nghị xây dựng khung đánh giá năng lực chuẩn cho nguồn nhân lực trên địa bàn Tp.HCM? Các giải pháp nào cần thực hiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố, đặc biệt gắn với chu trình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực bao gồm thu hút – tuyển dụng – đào tạo – phát triển – thẩm định – đánh giá – tái đào tạo nguồn nhân lực? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM trong giai đoạn 2010 – 2021 nhằm đề ra khung năng lực toàn diện để đánh giá và đề ra các giải pháp để cải thiện nguồn nhân lực của Thành phố đến năm 2030. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xét về không gian, luận án lựa chọn và tập trung vào Tp.HCM (luận án chủ yếu sử dụng khảo sát và phỏng vấn những người sử dụng loa động, người lao động, và người quản lý nguồn nhân lực tại địa bàn Thành phố). Lý do mà tác giả lựa chọn Tp.HCM vì đây là một đô thị bậc nhất cả nước xét về quy mô dân số và quy mô đô thị hóa. Cụ thể hơn, đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, và giáo dục của cả nước. Theo
  15. 5 thống kê từ Tổng cục Thống kê, GDP của Thành phố HCM trong 10 năm liền từ 2010 – 2021 luôn nằm trong top đầu của cả nước, chiếm từ 27 – 35% tổng ngân sách của cả Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế yêu cầu Thành phố một nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, chính vì vậy nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Thành phố là cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Xét về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2010 – 2021. Phương hướng và các giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án Một là, đóng góp về mặt lý luận: Luận án khái quát những vấn đề lý luận cơ bản: Khái niệm, đặc trưng, vai trò và những yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức của Tp.HCM. Luận án đã phân tích và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và chính sách. Luận án đã tổng hợp và rút ra bài học kinh nghiệm từ những quốc gia và thành phố đã thành công trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hai là, đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích quá trình vận động và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tp.HCM, liên kết với quá trình phát triển và yêu cầu của nền kinh tế tri thức hiện đại. Luận án đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tp.HCM, từ khâu thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, thẩm định và đánh giá nguồn nhân lực. Luận án đã xác định và phát triển một khung năng lực toàn diện để đánh giá nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đề xuất các phương hướng phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2021-2030. Ba là, đóng góp về mặt chính sách:
  16. 6 Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, luận án đưa ra các khuyến nghị và đề xuất chính sách nhằm nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tp.HCM và cả nước. Luận án đã đề xuất các biện pháp thúc đẩy sự đồng bộ và cân đối giữa nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và khả năng cung ứng từ hệ thống giáo dục và đào tạo. Luận án đã góp phần xây dựng một môi trường thuận lợi và hỗ trợ để thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài trong nền kinh tế tri thức của Tp.HCM và cả nước. 5. Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu 5 chương. Bố cục và nội dung cụ thể của các chương như sau Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 4: Khái quát về thực trạng nguồn cung nhân lực tại Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2021 Chương 5: Định hướng và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức tại Tp.HCM giai đoạn 2021 – 2030
  17. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án về mặt lý luận 1.1.1. Các bài nghiên cứu về nội hàm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế tri thức Nguyễn Phan Thu Hằng (2015) đã phân tích những điểm đặc trưng về nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là: nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, kết tinh những gì tinh túy nhất, chất lượng nhất của nguồn nhân lực. Đây là bộ phận lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, tình cảm dân tộc, ý chí tự lực tự cường; có tác phong nghề nghiệp, có tính kỷ luật; có sức khỏe tốt; có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn; biết vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào trong quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao (Nguyễn Phan Thu Hằng, 2015). Hay nói cách khác, nguồn nhân lực chất lượng cao tựu trung lại vẫn là một thuật ngữ dùng để thể hiện trạng thái của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Nghiên cứu của Phan Văn Kha (2007) đã chỉ ra rằng sự phát triển của nguồn nhân lực chủ yếu được dựa vào sự tăng lên về vốn nhân lực của từng cá nhân trong nền kinh tế. Sự tăng lên này thể hiện mặt chất lượng của sức lao động. Xét về mặt xã hội, vốn nhân lực bao gồm: số lượng – tiềm năng lao động xã hội và chất lượng – tính năng lao động xã hội của nguồn nhân lực. Xét tổng thể, nguồn nhân lực chính là tiềm năng lao động của con người trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, đồng thời thể hiện được năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế (Phan Văn Kha, 2007). Về mặt số lượng, số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ. Số lượng nguồn nhân lực chính là yếu tổ thể hiện tốc độ tăng nguồn nhân lực hàng năm (Lê Thị Thúy, 2012). Hay nói cách khác, số lượng nguồn nhân lực là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm
  18. 8 việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ (Nguyễn Sinh Cúc, 2014). Về mặt chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực đã được Adam Smith đề cập trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” khi ông cho rằng những cải tiến lớn nhất trong năng lực sản xuất của lao động phần lớn là sự khéo léo, sự thông minh của lao động... do đó tăng được năng suất và tạo ra sự giàu có của quốc gia (A.Smith, 1997). Cụ thể hơn, chất lượng nguồn nhân lực có thể được định nghĩa là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động (Nguyễn Sinh Cúc, 2014). Hay nói cách khác, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực (Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh, 2008). Về mặt cơ cấu, cơ cấu nguồn nhân lực của một tổ chức đề cập đến thành phần, tỷ trọng các thành phần và vai trò của các bộ phận nguồn nhân lực trong tổ chức đó (Phạm Vĩnh Thái, 2012). Theo đó, cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý là cơ cấu phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh và phản ánh được trình độ tổ chức quản lý, trình độ về khoa học công nghệ của tổ chức. Trên thực tế, cơ cấu nguồn nhân lực được thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi.v.v... Do đó, cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn như cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sư; đối với nước ta cơ cấu này có phần ngược; tức là số người có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật. Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nước ta cũng đã có những biểu hiện của sự mất cân đối (Tạ Ngọc Hải, 2021). Nghiên cứu của Tạ Ngọc Hải (2021) đã chỉ ra rằng một nền kinh tế trí thức tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao. Nền kinh tế này tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ tri thức, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời tạo ra môi trường đổi mới và khuyến khích sự sáng tạo. Điều này cung cấp cho nguồn nhân lực chất lượng cao một cơ hội để tiếp cận và áp dụng kiến
  19. 9 thức mới nhất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng. Bên cạnh đó, nền kinh tế trí thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân những nguồn nhân lực tài năng. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, với các cơ hội phát triển nghề nghiệp, thu nhập cạnh tranh và một cuộc sống chất lượng, làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và chuyên gia tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Điều này không chỉ mang lại sự đa dạng và sự phong phú cho nguồn nhân lực, mà còn tạo ra một môi trường học tập và giao lưu chuyên môn sôi động. 1.1.2. Các bài nghiên cứu về trụ cột của nền kinh tế tri thức Các bài nghiên cứu trước đây về vấn đề này nhận thấy quá trình chuyển đổi thành công sang nền kinh tế tri thức của một quốc gia thường liên quan đến các yếu tố như: đầu tư dài hạn vào giáo dục, phát triển khả năng đổi mới, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin và có môi trường kinh tế thuận lợi cho các giao dịch thị trường. Các yếu tố này đã được Ngân hàng Thế giới (WB) gọi là các trụ cột của nền kinh tế tri thức và chúng cùng nhau tạo thành khung kinh tế tri thức (Knowledge Economy Framework) (Chen & Dahlman, 2005). Nói cách khác, khung kinh tế tri thức bao gồm tổng thể các trụ cột của nền kinh tế tri thức, nó thể hiện quan điểm của WB rằng các các khoản đầu tư vào các trụ cột của nền kinh tế tri thức là cần thiết để kiến tạo, áp dụng bền vững, thích ứng và sử dụng tri thức trong mỗi quốc gia. Thông qua đó, hàng hóa và dịch vụ của quốc gia sẽ có giá trị gia tăng cao hơn, tạo điều kiện để quốc gia tăng mức độ phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đầy tính cạnh tranh hiện nay (Gorji & Alipourian, 2011). Theo đó, bốn trụ cột của khung kinh tế tri thức bao gồm: Một là, cơ chế kinh tế và thể chế (economic incentive and institutional regime). Bao gồm các chính sách về kinh tế và thể chế cho phép việc huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy sự sáng tạo phổ biến và sử dụng hiệu quả tri thức (Gorji & Alipourian, 2011). Do đó, một cơ chế kinh tế và thể chế được cho là “có lợi cho tri thức” (knowledge conducive) cần đáp ứng được nhiều yếu tố. Trước hết, đó là một cơ chế chủ trương thực hiện chính sách mở cửa cho thương mại quốc tế và không để các chính sách bảo hộ thúc đẩy cạnh tranh, để từ đó sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh (Sachs và Warner, 1995; và Bosworth & Collins, 2003). Đồng thời, các khoản chi tiêu của chính phủ và thâm hụt ngân sách cần bền vững, lạm phát cần ổn định và ở mức thấp (Barro, 1991). Kế đến, đó là một cơ chế và thể chế mà giá cả phần lớn không bị kiểm soát bởi nhà nước, theo đó tỷ giá hối đoái sẽ phản ánh đúng giá trị
  20. 10 của tiền tệ. Ngoài ra, hệ thống tài chính cần đảm bảo khả năng phân bổ nguồn lực hợp lý trong việc đầu tư và tái triển khai tài sản từ những doanh nghiệp thất bại sang những doanh nghiệp có triển vọng hơn (Levine, Loayza, & Beck, 2000). Không chỉ thế, trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cần được bảo vệ và thực thi mạnh mẽ. Bởi lẽ, nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ và thực thi đầy đủ, các nhà nghiên cứu sẽ bị giảm thiểu động lực để tạo ra tri thức mới và thậm chí trong trường hợp tri thức mới được tạo ra, việc thiếu quan tâm đến chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành lực cản cho việc phổ biến những tri thức này (Knack & Keefer 1995; Kaufmann, 2002, 2003). Hai là, lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao (educated and skilled labor force). Một lực lượng lao động được giáo dục tốt và có kỹ năng là điều kiện cần trong việc kiến tạo, tiếp thu, sử dụng và phổ biến tri thức một một cách có hiệu quả nhằm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo đó, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực học hỏi và sử dụng tri thức của lực lượng lao động (Chen & Dahlman, 2005). Mặt khác, nền kinh tế tri thức toàn cầu đang đặt ra những nhu cầu mới về lao động khi đòi hỏi con người cần nhiều kỹ năng và kiến thức hơn để có thể hoạt động suốt đời. Những đòi hỏi này hình thành nên nhu cầu về một mô hình giáo dục và đào tạo đổi mới hơn hướng đến việc học tập suốt đời (Gorji & Alipourian, 2011). Học tập suốt đời bao gồm học chính quy (trường học, cơ sở đào tạo, trường đại học), học không chính quy (đào tạo tại chỗ và hộ gia đình), và học tập không chính thức (các kỹ năng học được từ các thành viên trong gia đình hoặc những người trong cộng đồng). Mô hình này cho phép mọi người tiếp cận các cơ hội học tập dựa trên nhu cầu của mỗi cá nhân thay vì dựa trên độ tuổi như trước đây (TechKnowLogia org, 2003). Trên thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm của Barro (1991), Jorgenson & Stiroh (2000), Hanushek và Kimko (2000), Cohen và Soto (2001) về vai trò của vốn con người trong phát triển kinh tế đều thừa nhận giáo dục có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc hình thành nên lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Theo đó, trong bối bối cảnh hiện tại, có thể kết luận, chỉ có giáo dục theo hướng học tập suốt đời mới có thể giúp bản thân mỗi người lao động không trở nên lạc hậu, theo kịp tiến bộ của khoa học công nghệ, đồng thời giúp các nước đang phát triển đuổi kịp các nước phát triển để duy trì năng lực cạnh tranh (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2019).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0