Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển trong thời gian qua; trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách cho việc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. PGS.TS. Chu Đức Dũng Ngu yễn A Hà Nội - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong luận án là trung thực. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hồng Tâm
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Nghiên cứu trong nước 5 1.1.1. Nhóm 1: Các công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ nói chung và thương mại Việt Nam - ASEAN nói riêng 5 1.1.2. Nhóm 2: Về nghiên cứu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực ASEAN 12 1.2. Nghiên cứu nước ngoài 14 1.3. Đánh giá chung 16 KHUNG PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ 19 2.1. Một số khái niệm cơ bản 19 2.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế 19 2.1.2. Khái niệm thương mại hàng hóa, cơ cấu thương mại hàng hóa 19 2.1.3. Phân loại cơ cấu trong quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế 22 2.2. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 23 2.2.1. Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển 23 2.2.2. Lý thuyết thương mại hiện đại 28 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế 34 2.3.1. Lợi thế so sánh của mỗi nước 34 2.3.2. Chính sách thương mại 35 2.3.3. Nỗ lực của doanh nghiệp 36 2.3.4. Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước 37 2.3.5. Vị trí địa lý 37
- iv 2.3.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 38 2.4. Các tiêu chí đánh giá dòng thương mại hàng hóa quốc tế 39 2.5. Thực tiễn về thương mại hàng hóa quốc tế 40 2.5.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 40 2.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 40 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI 4 NƯỚC ASEAN PHÁT TRIỂN 44 3.1. Bức tranh chung về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thế giới và với các nước ASEAN 44 3.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thế giới 45 3.1.2. Kim ngạch và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam với ASEAN 50 3.1.3. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với ASEAN 55 3.2. Động thái thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia) 56 3.2.1. Bức tranh chung về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển 56 3.2.2. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Singapore 60 3.2.3. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Thái Lan 66 3.2.4. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Indonesia 73 3.2.5. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Malaysia 81 3.3. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với ASEAN nói chung và 4 nước ASEAN phát triển nói riêng 89 3.3.1. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với ASEAN 89 3.3.2. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển 93 3.3.3. Một số hạn chế trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN phát triển nhìn từ góc độ của Việt Nam 93 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI 4 NƯỚC ASEAN PHÁT TRIỂN 99
- v 4.1. Bối cảnh thế giới và trong nước có tác động đến quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN phát triển 99 4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 99 4.1.2. Một số yếu tố kinh tế quốc tế tác động đến quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển 110 4.1.3. Bối cảnh trong nước 113 4.2. Quan điểm, định hướng phát triển thương mại hàng hóa của Việt Nam với thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng 115 4.3. Giải pháp 122 4.3.1. Giải pháp đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu 122 4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 124 4.3.3. Điều chỉnh chính sách thuế quan 126 4.3.4. Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan 130 4.3.5. Một số giải pháp khác 131 KẾT LUẬN 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC 156
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Asia - Pacific Economic Thái Bình Dương Cooperation ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Association of Southeast Asia Á Nations ATIGA Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN Trade in Goods ASEAN Agreement CCTM Cơ cấu thương mại CEPT Chương trình Thuế quan quan ưu Common Effective Preferential đãi có hiệu lực chung Tariff FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FTA Khu vực mậu dịch tự do Free Trade Area GL Chỉ số đo lường mức độ thương Grubel và Lloyd mại nội ngành GPN Mạng lưới sản xuất toàn cầu Global Production Network HI Chỉ số tập trung xuất khẩu Herfindahl Index HS Hệ thống điều hòa Harmonised commodity description and coding system ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế, là International Trade Centre cơ quan chung của Tổ chức thương mại thế giới và Liên hợp quốc KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu NER Tỷ lệ xuất khẩu thuần Net Export Ratio
- vii NK Nhập khẩu ODA Viện trợ Phát triển chính thức Official Development Assistance OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic Kinh tế Co-operation and Development R&D Nghiên cứu và phát triển Research & Development SXCN Sản xuất công nghiệp TII Chỉ số đo lường mức độ tập trung Trade Intensity Index thương mại TNCs Công ty xuyên quốc gia Transnational Corporations TPP Hiệp định Đối tác kinh tế chiến Trans-Pacific Strategic lược xuyên Thái Bình Dương Economic Partnership Agreement UNCTAD Diễn đàn Liên hợp quốc về United Nations Conference on thương mại và phát triển Trade and Development UNSD Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc United Nations Statistics Division USD Đô la Mỹ VCCI Phòng Thương mại và Công Vietnam Chamber of nghiệp Việt Nam Commerce and Industry WCO Tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 44 với thế giới Bảng 3.2 Tỷ trọng XNK hàng hóa Việt Nam với ASEAN trong 50 tổng XNK hàng hóa của Việt Nam với với thế giới Bảng 3.3 Vị trí thị trường của các nước trong tổng KNXNK Việt 54 Nam – ASEAN giai đoạn 2000 - 2014 Bảng 3.4 Tỷ trọng thương mại hàng hóa của Việt Nam với 4 nước 57 phát triển trong tổng kim ngạch của cả khối ASEAN Bảng 3.5 Kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và 60 Singapore Bảng 3.6 Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Indonesia 73 Bảng 3.7 Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Malaysia 82
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thế giới 45 Hình 3.2 Chủng loại hàng hóa XNK của Việt Nam với thế giới năm 46 2008 (năm nhập siêu cao nhất) Hình 3.3 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2014 47 Hình 3.4 KNXNK hàng hóa giữa Việt Nam với khối ASEAN 51 Hình 3.5 Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam - ASEAN và 52 thế giới giai đoạn 2000-2014 Hình 3.6 Cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ các 53 nước ASEAN năm 2008 (năm nhập siêu lớn nhất) Hình 3.7 Tỷ trọng các nhóm hàng hóa trong tổng giá trị xuất nhập 53 khẩu Việt Nam với ASEAN giai đoạn 2000 - 2014 Hình 3.8 Tổng KNXNK Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển 56 Hình 3.9 Cán cân thương mại của Việt Nam với 4 nước ASEAN giai 58 đoạn 2000 - 2014 Hình 3.10 Tỷ trọng của các nhóm ngành hàng trong tổng kim ngạch 59 nhập khẩu của Việt Nam từ 4 nước ASEAN phát triển, năm 2008 Hình 3.11 Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với Singapore 61
- x Hình 3.12 Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore năm 2008 62 Hình 3.13 Cơ cấu các nhóm ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 62 Singapore năm 2014 Hình 3.14 Kim ngạch thương mại hàng hóa 2 chiều giữa Việt Nam 66 với Thái Lan Hình 3.15 KNXNK Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2000 - 2014 67 Hình 3.16 Thương mại hàng hóa Việt Nam – Thái Lan năm 2010 68 Hình 3.17 Thương mại hàng hóa Việt Nam – Thái Lan năm 2011 69 Hình 3.18 Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 72 Indonesia Hình 3.19 Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Indonesia 74 Hình 3.20 Tỷ trọng các nhóm hàng hóa XNK của Việt Nam với 76 Indonesia Hình 3.21 Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa Việt Nam –Malaysia 81 Hình 3.22 Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam - Malaysia 83 Hình 3.23 Cơ cấu các nhóm hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với 84 Malaysia, năm 2010 nhập siêu nhất, năm 2012 xuất siêu nhất
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Để đạt được mục tiêu “về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020, Việt Nam cần phải tận dụng mọi cơ hội để phát triển, trong đó có cơ hội do bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế mang lại. Việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã giúp Việt Nam có một vị thế mới trong quan hệ thương mại quốc tế. Với vị thế này, Việt Nam một mặt mở rộng quan hệ thương mại quốc tế với các quốc gia mới là thành viên của WTO, mặt khác tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại với các quốc gia truyền thống. Một điều kiện mới sẽ có tác động không nhỏ đến thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới là: Sự hiện thực hóa của Cộng đồng ASEAN từ ngày 31 tháng 12 năm 2015. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một trong ba trụ cột quan trọng của khối liên kết khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN. Mục tiêu đề ra trong “Tầm nhìn ASEAN 2020” là hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Hàng hóa được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều trong ASEAN đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, của các nhà quản lý. Trong các nội dung hội nhập AEC thì hoạt động thương mại hàng hóa nội khối là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Vậy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với ASEAN và đặc biệt là với một số nước ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia –
- 2 gọi tắt là ASEAN 4), là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thời gian qua đã tiến bộ như thế nào? Sự tiến bộ đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại này trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là 4 nước ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia)? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó, NCS đã chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển” làm đề tài cho nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển trong thời gian qua; trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách cho việc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Hệ thống hóa lý luận liên quan đến thương mại, xác định các tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa, xác định những nhân tố tác động tới quan hệ thương mại hàng hóa, xem xét kinh nghiệm thực tiễn thương mại hàng hóa của một số nước trên thế giới để rút ra những bài học cho Việt Nam. – Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển, làm rõ những hạn chế và bất cập của thương mại giữa Việt Nam với 4 nước này từ góc độ của Việt Nam. – Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế trong thời gian tới có tác động đến thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN-4, xác định quan điểm về phát
- 3 triển thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN-4, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả trong thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN-4 trong thời gian. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ xem xét quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với ASEAN-4 chứ không xem xét thương mại dịch vụ. - Luận án chỉ đề cập tới dòng thương mại trực tiếp giữa Việt Nam và ASEAN-4 chứ không xem xét thương mại gián tiếp qua một nước thứ ba. - Luận án chỉ xem xét một số tiêu chí quan trọng của dòng thương mại trực tiếp giữa Việt Nam với ASEAN-4 mà không xem xét tất cả các tiêu chí vì số liệu bị hạn chế. - Luận án chỉ tập trung xem xét giai đoạn 2001 - 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội, phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị, bao gồm phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp. Luận án sử dụng các số liệu thống kê chính thống của các cơ quan nhà nước để phân tích và tổng hợp thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam với ASEAN-4; phân tích và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Luận án tổng quan các lý luận về thương mại trong môn kinh tế học. Luận án, so sánh thương mại Việt
- 4 Nam với các quan hệ thương mại song phương của các quốc gia khác. Thực trạng thương mại hàng hóa song phương được so sánh, đối chiếu theo các giai đoạn lịch sử thương mại Việt Nam – ASEAN-4. 5. Đóng góp của luận án Luận án kỳ vọng đạt được những đóng góp chủ yếu sau: - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quan hệ thương mại hàng hóa song phương, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng thương mại, hệ thống hóa các nhân tố tác động tới thực trạng thương mại song phương. - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN-4 trên cơ sở sử dụng các số liệu thống kê thương mại hàng hóa. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế của thực trạng thương mại song phương Việt Nam – ASEAN-4. - Đề xuất những khuyến nghị mới về quan điểm, định hướng chính sách và giải pháp cụ thể cho Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ thương mại quốc tế trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu theo bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có chủ đề liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế. Chương 3: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển giai đoạn 2001 - 2014. Chương 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nghiên cứu trong nước 1.1.1. Nhóm 1: Các công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN nói riêng Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Thương mại Việt Nam - ASEAN trong bối cảnh triển khai thực hiện CEPT/AFTA” (Vũ Khoan- 2001); “5 năm thực hiện CEPT/AFTA và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” (Trần Xuân Thắng - 2001); “Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương” (Vũ Dương Ninh, 2004); “Quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc: cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thương mại Việt Nam” (Đặng Đình Đào -2005); “ASEAN-Thị trường lớn trong thương mại của Việt Nam” (Hồng Vân – 2007); “Hợp tác thương mại nội khối ASEAN: Phần thắng và phần thua” (Võ Văn Quyền – 2009); Đồng thời, một số tác giả cũng đã nghiên cứu về thương mại song phương giữa các quốc gia khác như: Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Ngọc Mạnh (2010) “Quan hệ Việt Nam – Mỹ hướng tới một tầm cao mới”; Đồng Thị Thùy Linh (2010) “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia mới gia nhập EU từ năm 2004 đến nay”; Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Thật, Ngô Thị Minh Nguyệt (2009)“Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc cơ hội và thách thức”; Nguyễn Hồng Thu (2009), “Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới thương mại Việt – Trung”; Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2009), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Cơ hội và thách thức”; Nguyễn Xuân Thiên, Trần Văn Tùng (2009), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia”; Lê Khương Thùy (2008) “35 năm quan hệ
- 6 Việt Nam – Canada”.... Dưới đây là nội dung cụ thể của một số công trình tiêu biểu: * Nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN nói chung Cuốn sách “Việt Nam – ASEAN quan hệ song phương và đa phương” (Vũ Dương Ninh, 2004) phân tích khái quát tiềm năng, thế mạnh và cả những mặt hạn chế và tồn tại của từng quốc gia (Bruney, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Philippines, Thái Lan, Singapore). Cuốn sách cũng khái quát mối quan hệ giữa nước ta với tổ chức khu vực (ASEAN), với từng nước thành viên trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, từ đó nêu lên một số suy nghĩ về hướng phát triển tiếp theo. Cùng chủ đề nghiên cứu về quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN trên các phương diện hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại; hợp tác và liên kết kinh tế; hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội [28]. Cuốn sách “Quan hệ quốc tế Việt Nam trong ASEAN: nhìn lại và hướng tới” (Phạm Đức Thành, Trần Khánh, 2006) đã trình bày những thành tựu, phân tích những thách thức, triển vọng của Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN trên các mặt: hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại, hợp tác liên kết kinh tế, hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa xã hội. Đưa ra những khuyến nghị Việt Nam nên tiếp tục làm gì để đóng góp phần mình vào tiến trình xây dựng và phát triển của ASEAN [43]. Cuốn sách “Quá trình triển khai thực hiện chích sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam” (Nguyễn Danh Quỳnh, 2005) đề cập đến Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ sau Đại hội IX của Đảng đến 2005. Nghiên cứu trình bày quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ sau Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế - thương mại và chuyên ngành; Nêu lên những kết quả đã đạt được trong quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 2001 đến nay; Đưa ra phương hướng hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN trong thời gian tới [37].
- 7 Đề tài “Từ Hiệp hội (ASEAN) đến Cộng đồng (AC): những vấn đề nổi bật trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Dũng đã tập trung phân tích và đánh giá quá trình hình thành và xây dựng Cộng đồng AC trong thời gian qua; Phân tích những vấn đề nổi bật đang và sẽ đặt ra trong quá trình chuyển từ Hiệp hội (ASEAN) thành Cộng đồng (AC); Đánh giá những tác động chủ yếu đến Việt Nam và đề xuất các gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy liên kết và gia tăng vai trò của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN hiện nay và thời gian tới [9]. Cũng là vấn đề tác động của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đến quá trình phát triển của Việt Nam, một nghiên cứu khác của Vũ Dương Ninh (2001) lại đề cập đến những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong 5 năm thực hiện Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)/Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong cuốn sách “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và doanh nghiệp Việt Nam”. Những vấn đề được tác giả đề cập như: Giới thiệu chung về CEPT/AFTA và lộ trình thực hiện của Việt Nam; Giới thiệu các mặt hàng đã được đưa vào thực hiện trong chương trình CEPT và lịch trình giảm thuế; Trình bày những khó khăn và những vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam và cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào AFTA; Đánh giá bước đầu về tác động thực tế của AFTA đối với kinh tế Việt Nam sau 5 năm thực hiện [30]. Một số công trình nghiên cứu khác như “Thành tựu và thách thức trong hội nhập Việt Nam – ASEAN hiện nay” (Phan Thị Thu Hằng, 2005). Bài viết khái quát những thành tựu trong quan hệ hợp tác và hội nhập giữa Việt Nam và ASEAN trong thời gian qua thể hiện trong các quan hệ chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư; Nêu lên những thách thức trong quan hệ hợp tác và hội nhập Việt Nam - ASEAN hiện nay. Cuốn sách “Một số vấn đề về sự phát triển của các nước ASEAN” (Vũ Dương Ninh, 1993). Dưới góc độ nghiên cứu sử học, cuốn sách tập trung trình bày một số vấn đề chủ yếu về sự
- 8 phát triển của các nước ASEAN, nguyên nhân dẫn đến thành công về mặt kinh tế của các nước này và sự hòa nhập của Việt Nam vào ASEAN [28]. Đồng tác giả Vũ Dương Ninh, trong cuốn sách Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và doanh nghiệp Việt Nam (2001) có bài viết “Hội nhập Việt Nam - ASEAN. Chặng đường đã qua và năm tháng sắp tới”. Bài viết khái quát những thành tựu đạt được trong mối quan hệ Việt Nam - ASEAN trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá sau 5 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1990 - 1995) và những đóng góp của Việt Nam trong việc mở rộng ASEAN; Giới thiệu định hướng phát triển và đẩy mạnh hơn mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong thời gian tới [30]. Cuốn sách “Quan hệ EU - ASEAN và vai trò của Việt Nam, (Nguyễn Quang Thuấn, 2006). Nghiên cứu tập trung phân tích 5 nhân tố tác động đến quan hệ EU - ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI đó là: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế xuất hiện, vấn đề toàn cầu hoá, liên minh châu Âu phát triển mạnh nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, khối ASEAN không ngừng phát triển hình thành nên khu vực mậu dịch tự do ASEAN, quan hệ hợp tác Á - Âu ngày càng phát triển. Đồng thời, cuốn sách trình bày quan hệ EU - ASEAN hiện nay và vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ này [48]. Nguyễn Thu Mỹ, Lê Phương Hòa (2008) trình bày quan điểm, nhận thức của Việt Nam về cộng đồng ASEAN (AC) và các trụ cột của cộng đồng; Những đóng góp của Việt Nam trong thời gian qua vào việc chuẩn bị chương trình nghị sự, xây dựng nội dung và triển khai thực hiện các văn kiện có liên quan đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN [26]. Bài viết “Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam” (Hà Anh Tuấn, 2007) giới thiệu tóm lược quá trình phát triển quan hệ hợp tác của ASEAN trong suốt 40 năm tồn tại và mục tiêu hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN năm 2020; Về hai quan điểm khác nhau giải thích cơ sở bảo đảm cho sự duy trì, phát triển của ASEAN
- 9 cũng như bản chất hợp tác của Hội hiệp và tương lai của các yếu tố đó đối với quá trình hợp tác sâu hơn của ASEAN trong thời gian tới. Những đóng góp của Việt Nam với Hội hiệp và sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước thành viên đối với Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 [51]. * Nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – ASEAN nói riêng Về tình hình hợp tác kinh tế và quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN đã có khá nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề này. Trong ấn phẩm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và doanh nghiệp Việt Nam (2001), tác giả Vũ Dương Ninh đã khái quát tình hình quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN trong bối cảnh thực hiện các quy định của Hiệp định CEPT và thời hạn hoàn thành AFTA 2006, thể hiện ở những cam kết chính và tình hình thực hiện CEPT/AFTA; Về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam [30]. Hay trong cuốn sách “Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng” của Bộ Công thương (2010), các tác giả đã trình bày quá trình hình thành và phát triển của Tổ chức ASEAN, rồi từ đó mở rộng ra ASEAN+3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN+6 (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand). Thông qua tiến trình mở rộng ASEAN, cuốn sách cũng phân tích quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN và ASEAN mở rộng trên tất cả các lĩnh vực và đưa ra triển vọng phát triển trong thời gian tới. Chương cuối của cuốn sách tập trung phân tích để cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng [4]. Hồng Vân (2007) đã đi sâu hơn vào quan hệ thương mại giữa Việt Nam với ASEAN trong bài viết “ASEAN - Thị trường lớn trong thương mại của Việt Nam” khi khái quát thành tựu xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN trong 10 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện AFTA (1996) qua các chỉ số: tổng
- 10 mức kim ngạch xuất khẩu thực hiện, số lượng mặt hàng và sản lượng từng loại mặt hàng.... và đối với từng quốc gia cụ thể; Về vị trí, vai trò của thị trường ASEAN trong hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam và một số dự báo về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong những năm tới [54]. Cùng chung vấn đề nghiên cứu, cuốn sách“Quan hệ thương mại Việt Nam –ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam” (Nguyễn Đình Hương và Vũ Đình Bách, 1999) giới thiệu khái quát về lý thuyết thương mại quốc tế, với kinh nghiệm thực thi chính sách thương mại của các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời cũng nêu lên thực trạng của hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giới thiệu các chính sách thương mại Việt Nam. Từ đó, phân tích thực trạng và những vấn đề còn hạn chế, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động thương mại Việt Nam –ASEAN [17]. Nguyễn Duy Quý (2001), phân tích những đóng góp đáng kể của Việt Nam vào sự phát triển của ASEAN và những lợi ích bước đầu của Việt Nam sau 5 năm trở thành thành viên của ASEAN, đó là những lợi ích thu được từ quan hệ thương mại, quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN, lợi ích đối với các doanh nhân Việt Nam, lợi ích chính trị và an ninh kinh tế... để cho thấy những lợi ích của hợp tác khu vực và quốc tế thực sự sẽ trở thành một nguồn lực phát triển của Việt Nam trong thế kỷ XXI [35]. Cuốn Chuyên khảo chính sách (1999) tóm tắt kết quả các nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ Việt Nam hội nhập ASEAN" VIE/95/015 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc. Các đề tài nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng, tác động của việc Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia AFTA đến các lĩnh vực thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài; Chương trình cải cách thuế, thủ tục và quản lý hành chính hải quan; Nêu lên những điều kiện cần thiết cho việc Việt Nam tham gia AFTA; Chính sách hợp tác của ASEAN và những ưu tiên, có liên quan đến các tổ chức kinh tế quốc tế khác [6]. Nguyễn Trần Quế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn