Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Đề tài hệ thống hóa lý thuyết về sở hữu đất, quyền hưởng dụng đất và hệ thống tổ chức – quản lý đất trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất nông nghiệp trong thời gian qua và nhận diện nguyên nhân của những bất cập về cơ chế chính sách đất đai và công tác tổ chức, quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam; đề nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
- -i- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYEÃN TAÁN PHAÙT QUAN HEÄ TOÅ CHÖÙC – QUAÛN LYÙ ÑAÁT ÑAI TRONG NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN THÔØI KYØ CHUYEÅN ÑOÅI KINH TEÁ ÔÛ VIEÄT NAM LUAÄN AÙN TIEÁN SĨ KINH TEÁ TP. HCM – 2010
- -i- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYEÃN TAÁN PHAÙT QUAN HEÄ TOÅ CHÖÙC – QUAÛN LYÙ ÑAÁT ÑAI TRONG NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN THÔØI KYØ CHUYEÅN ÑOÅI KINH TEÁ ÔÛ VIEÄT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 62.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. Nguyễn Tiến Dũng 2. TS. Hoàng Minh Tuấn TP. HCM – 2010
- - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả NGUYỄN TẤN PHÁT
- - iii - MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .................................................................................................................. i Lời cam đoan .................................................................................................................. ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ và kịch bản giải pháp ..................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 13 1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai, nông nghiệp, nông thôn ............................... 13 1.1.1 Vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế – xã hội .............................. 13 1.1.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn .............................................................. 15 1.2 Một số nội dung lý luận về sở hữu và sở hữu ruộng đất .................................. 19 1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu và sở hữu ruộng đất .... 19 1.2.2 Quan điểm tư sản về sở hữu ruộng đất và các mô hình về chế độ sở hữu ruộng đất ở các nước TBCN ......................................................................................... 27 1.2.3 Lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc ...... 31 1.3 Một số nội dung lý luận về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ..................................................................................... 33
- - iv - 1.3.1 Khái niệm, nội dung quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn .................................................................................................. 33 1.3.2 Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam ........................................................................ 38 1.4 Chính sách đất đai một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ....... 46 1.4.1 Chính sách đất đai ở một số nước ............................................................... 46 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai của các nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ..................................................... 60 Tổng kết chương 1 ................................................................................................... 63 Chương 2 - THỰC TRẠNG QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 65 2.1 Tổng quan về tình hình đất đai trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam ..... 65 2.2 Những thay đổi cơ bản của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam ....................... 68 2.2.1 Đổi mới hệ thống tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ............................................................................................................. 68 2.2.2 Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân về đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ...................................................................................................... 70 2.3 Sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam ............................................... 74 2.3.1 Về tổ chức - quản lý đất đai từ lúc chuyển đổi kinh tế đến nay .................. 74 2.3.2 Quan hệ giữa các nông hộ trong giao dịch trao đổi, mua bán đất đai nông thôn và sự xuất hiện tình trạng nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất .................. 78 2.3.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án ............................................................................................. 81
- -v- 2.3.4 Một số vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp ............................................................................. 89 2.4 Đánh giá chung về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam ............................................................................ 102 2.4.1 Những thành tựu của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp từ khi đổi mới đến nay .................................................................................... 102 2.4.2 Những bất cập hiện nay của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp ......................................................................................................................... 112 2.4.3 Những thách thức đang đặt ra đối với quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay ....................... 129 Tổng kết chương 2 ................................................................................................ 137 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .......... 138 3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ................................................................................ 138 3.1.1 Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn ....... 138 3.1.2 Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn khi Việt Nam thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp .......................................................................................................................... 141 3.1.3 Dự báo một số tiêu chí về dân số và đất đai nông nghiệp đến năm 2020 . 144 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ tổ chức - quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam .. 147 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai nông nghiệp ... 147 3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức - quản lý đất đai NN .......... 163 3.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................ 176 3.3 Một số kiến nghị ............................................................................................. 178
- - vi - Tổng kết chương 3 ................................................................................................ 179 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 181 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- - vii - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam ĐNB: Đông Nam Bộ ĐTH: Đô thị hóa ĐTM: Đô thị mới KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất KDC: Khu dân cư LLSX: Lực lượng sản xuất NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTSX: Phương thức sản xuất QHSX: Quan hệ sản xuất TBCN: Tư bản chủ nghĩa TLSX: Tư liệu sản xuất XHCN: Xã hội chủ nghĩa UBND: Ủy ban nhân dân
- - viii - DANH MỤC CÁC BẢNG TT TÊN BẢNG 01 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam từ năm 1994 – 2007 02 Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phương các năm 1994, 2002 và 2007 03 Bảng 2.3: Tổng thu ngân sách từ nguồn thu trong nước (không tính thu từ dầu thô) 04 Bảng 2.4: Mức độ hoàn thành qui hoạch tổng thể đất đai của 81 xã ở 9 tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL 05 Bảng 2.5: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ở các xã thuộc 9 tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL 06 Bảng 2.6: Thực trạng hộ nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất ở ĐBSCL 07 Bảng 2.7: Tình trạng không có đất và thiếu đất sản xuất nông nghiệp của các nông hộ 08 Bảng 2.8: Diện tích đất đã thu hồi tại các xã để phát triển các KCN tập trung ở Hà Nội tính đến năm 2007 09 Bảng 2.9: Tình trạng bị ảnh hưởng của các hộ dân và lao động khu vực phát triển các KCN tập trung của Hà Nội 10 Bảng 2.10: Tỷ lệ bồi thường về đất đai của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm 11 Bảng 2.11: Tóm lược nhận định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng mô hình ma trận SWOT 12 Bảng 2.12: Diện tích các KCX, KCN đến 5/2008 và quy hoạch đến năm 2015 13 Bảng 2.13: Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam từ năm 1990 – 2006 14 Bảng 2.14: Diện tích trồng lúa các vùng trong cả nước từ năm 2000 đến năm 2007 15 Bảng 2.15: Ý kiến của nông dân về việc tổ chức, quản lý và qui hoạch đất đai hiện nay 16 Bảng 2.16: Qui mô sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân 17 Bảng 2.17: Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh Bắc Bộ 18 Bảng 2.18: Tình trạng manh mún đất đai của các miền/vùng 19 Bảng 2.19: Số lượng cán bộ địa chính của 81 xã ở 9 tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL 20 Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu dân số và diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020
- - ix - DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ KỊCH BẢN GIẢI PHÁP TT TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ KỊCH BẢN GIẢI PHÁP 01 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất sử dụng ở Việt Nam 02 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất sử dụng phân theo địa phương 03 Biểu đồ 2.3: Biến động hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam 04 Biểu đồ 2.4: Nhận định những khó khăn của cán bộ địa chính về qui hoạch, quản lý đất 05 Biểu đồ 2.5: Các hình thức giao dịch đất đai của nông hộ 06 Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ không có đất và thiếu đất sản xuất của các nông hộ 07 Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng lúa và diện tích trồng lúa 08 Biểu đồ 2.8: Diện tích đất trồng lúa cả nước và các vùng giảm dần 09 Biểu đồ 2.9: Sản lượng lương thực qua các năm (nghìn tấn) 10 Biểu đồ 2.10: Sản lượng lương thực bình quân đầu người (Kg/ngưới) 11 Biểu đồ 2.11: Những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu năm 2007 12 Biều đồ 2.12: Ý kiến đánh giá của nông dân về chính sách giao đất lâu dài và các quyền sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới 13 Biểu đồ 2.13: Qui mô đất sản xuất nông nghiệp của các nông hộ 14 Biểu đồ 2.14: Tình trạng manh mún đất đai của nông dân 15 Biểu đồ 2.15: Trình độ cán bộ địa chính ở 81 xã khảo sát 16 Biểu đồ 2.16: Ý kiến của cán bộ địa chính về phương tiện hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý đất đai ở các xã 17 Biểu đồ 2.17: Khả năng của cán bộ địa chính có thể sử dụng các phương tiện như máy vi tính, dụng cụ đo đạc, bản đồ địa chính.. 18 Biểu đồ 2.18: Công tác thanh tra, giám sát về tổ chức, quản lý đất đai ở cấp xã 19 Biểu đồ 2.19: Ý kiến của nông dân về công tác tuyên truyền chủ trương, phổ biến pháp luật đất đai của chính quyền 20 Biểu đồ 2.20: Khoảng cách giữa tỷ trọng NN trong GDP và tỷ trọng vốn đầu tư cho NN 21 Biểu đồ 2.21: Cơ cấu vốn ODA ở các lĩnh vực 22 Biểu đồ 3.1: Diện tích đất nông nghiệp bình quân 23 Biểu đồ 3.2: Những quan tâm của nông dân về việc quản lý, sử dụng ruộng đất 24 Sơ đồ 2.1: Qui trình thu hồi và bồi thường đất đai của Nhà nước - nông dân - nhà đầu tư 25 Kịch bản 3.1: Hai phương án hoàn thiện quyền hưởng dụng ruộng đất 26 Kịch bản 3.2: So sánh kịch bản về thực hiện qui định thời gian sử dụng đất và bỏ thời hạn sử dụng đất 27 Kịch bản 3.3: Hai phương án giải pháp về hạn điền 28 Kịch bản 3.4: Cơ số tính số lượng các bộ địa chính mỗi xã, phường
- -x-
- -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển xã hội loài người, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Dù rằng xã hội ngày nay có nhiều quốc gia đã đạt trình độ phát triển cao nhưng nông nghiệp vẫn bất khả thay thế và tiếp tục thể hiện vai trò thiết yếu đến phát triển bền vững. Đối với những quốc gia đang phát triển, nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định xã hội trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm; là nguồn lực ban đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trên nhiều khía cạnh như vốn, nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại… Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí trọng yếu trong cơ cấu của nền kinh tế và xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, nông nghiệp chiếm khoảng 20,3% GDP, 22,6% giá trị xuất khẩu, 72% dân số sống ở nông thôn và 54% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Trong điều kiện hội nhập vào kinh tế thế giới và đẩy nhanh quá trình CNH cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm mực nước biển dâng cao xâm thực nên bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khan hiếm đất nông nghiệp là sự thách thức lớn cần tập trung giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và những diễn biến xã hội đáng chú ý về tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn của các nước Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines; Châu Phi: Algeria, Congo, Ghana, Zimbabwe; Châu Mỹ Latinh: Cuba, Bolivia, Haiti, Venezuela… trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến góc nhìn về tam nông ở Việt Nam. Trước những tác động trong và ngoài nước về yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp, Nghị quyết Trung ương VII (Khóa X) của ĐCSVN ra đời về vấn đề tam nông nhằm đề cao tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- -2- Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, đất đai là TLSX đặc biệt; là môi trường sống cả về khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội; môi trường của quá khứ, hiện tại và tương lai của nông dân ở nông thôn. Sự phát triển không ngừng của đời sống KT-XH đã phải thu hẹp đất đai nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đô thị hóa… đã ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Vì vậy, việc tổ chức, quản lý đất đai nông nghiệp có hiệu quả luôn là bài toán đặt ra cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, vấn đề đất đai đang có tính thời sự thu hút sự quan tâm nhiều phía từ người nông dân nông thôn đến cư dân thành thị, chính quyền các cấp, nhà đầu tư. Thị trường đất đai ngày càng có ảnh hưởng đến hoạt động của các thị trường tài chính, tín dụng, lao động… đồng thời các tranh chấp, xung đột xoay quanh chủ đề đất đai giữa các chủ thể ngày càng phổ biến, gay gắt và mức độ phức tạp ngày càng tăng, xuất hiện tình trạng khiếu kiện đông người gây mất trật tự an ninh xã hội. Những phát sinh từ quan hệ tổ chức – quản lý đất đai ngày càng nhiều như vấn đề thu hồi đất để phát triển các KCN, khu đô thị mới với tình trạng mất đất của nông dân, ảnh hưởng đến việc làm, môi trường sống đến việc thu hẹp đất canh tác nông nghiệp đe dọa đến an ninh lương thực. Các quyền về đất đai của nông dân được mở rộng cả khía cạnh pháp lý và thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân làm xuất hiện thị trường mua bán, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai ở nông thôn. Song song quá trình đó là vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất vào tay một số cá nhân, tình trạng một bộ phận nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất phải đi làm thuê. Thực tiễn những năm qua cho thấy, quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn đặt ra những vấn đề cần giải quyết, khai thông về lý luận lẫn thực tiễn. Công tác tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp ở nông thôn đang được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở với số lượng và trình độ như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc thực thi đúng chủ trương chính sách của nhà nước và phục vụ tốt nông dân.
- -3- Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai phức tạp trở thành rào cản cho phát triển thị trường bất động sản; thị trường tín dụng liên quan đến đất đai; hạn chế đến quy hoạch và cấu trúc đô thị; giảm tiến độ đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và bất bình đẳng trong xã hội. Sự vận động của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong thời gian qua tạo nên những trạng thái đối lập nhau: vừa tích cực đối với sự phát triển KT - XH, vừa lại phát sinh những mối quan ngại như tranh giành đất đai, đầu cơ đất đai, tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ đất đai, sự chuyển dịch khó kiểm soát của các luồng tài chính từ thị trường chứng khoán, tín dụng sang bất động sản và ngược lại. Những vụ việc tiêu cực liên quan đến đất đai trước hết xuất phát từ những quy định, cách hiểu và quán triệt chính sách đất đai. Một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu cực, lãng phí đất đai đó là khâu tổ chức – quản lý và trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý đất đai cấp cơ sở. Vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn hiện nay nhằm phát hiện những bất cập của chính sách đất đai, sự kém hiệu quả của công tác tổ chức – quản lý đất đai cấp cơ sở để tìm ra giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức – quản lý đất đai góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM” làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến luận án, xin giới thiệu khái quát các vấn đề quan hệ tổ chức, quản lý đất đai trong nông nghiệp mà các nhà khoa học quan tâm: Thứ nhất, PGS.TS Lâm Quang Huyên, nghiên cứu vấn đề sở hữu ruộng đất và tác động của nó đến nền nông nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Tác phẩm: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, được xuất bản năm 2002 và tái bản năm 2007. Trong tác
- -4- phẩm này nội dung chủ yếu nghiên cứu quan hệ sở hữu ruộng đất trước thời kỳ đổi mới và đề cập một phần trong thời kỳ đổi mới (lần tái bản 2007, phần thứ ba). Như vậy trong điều kiện hội nhập và đẩy mạnh CNH những vấn đề phức tạp nảy sinh chưa được nghiên cứu. Thứ hai, đầu những năm 1990 quan hệ sở hữu ruộng đất có sự biến động gây ra tình trạng mất đất ở các tỉnh ĐBSCL, đã thu hút một số tác giả nghiên cứu: Nguyễn Thế Nhã (1998), Lê Du Phong (1998), Lê Đình Thắng (1998), Bùi Văn Trịnh, Võ Thành Danh (2000)… Các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu ở phạm vi ĐBSCL chưa nghiên cứu các vùng ĐBSH, ĐNB, Tây nguyên. Ngoài ra cũng chưa đi sâu nghiên cứu tình trạng thiếu đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Thứ ba, một số vấn đề phát sinh từ quan hệ sở hữu đất đai trong những năm gần đây khi một số địa phương thực hiện đô thị hóa, phát triển các KCN đã phát sinh vấn đề thất nghiệp, suy thoái môi trường và thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đã có một số tác giả nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc: Lê Thu Hoa (2007) nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội; Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Huyền, Võ Trọng Thành (2007), nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Hải Dương. Trong khi các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ĐNB mức độ đô thị hóa và CNH rất nhanh lại có ít các công trình nghiên cứu để minh chứng. Ngoài ra, việc phát triển thủy điện ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng tác động lớn đến vấn đề tái định cư và sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số cần phải được nghiên cứu. Thứ tư, các quyền về đất đai (quyền sở hữu, quyền sử dụng) trong chính sách đất đai và thị trường đất đai nông thôn cũng được đề cập rất nhiều, Lê Văn Tứ (2003), Nguyễn Điền (2000), Đỗ Kim Chung (2000). Ngoài ra, quan hệ sở hữu đất đai cũng được lồng ghép trong các chủ đề chính sách đất đai trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế: Lê Đình Thắng, Hoàng Cường, Vũ Thị Hảo (2003), Lê Văn Hùng, Phạm Văn Minh (2007), Lý Hoàng Mai, Phan Thị Hạnh Thu (2007), Trần Thị Thái Hà (2004)… Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến các quyền về về đất đai đó là quyền hưởng dụng chưa được các tác giả trên nghiên cứu. Ngoài ra, có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu vấn đề phát triển nông thôn, phát triển kinh tế trang trại và các nông trường quốc doanh.
- -5- Như vậy, vấn đề quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam có tính thời sự, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn đặt ra. Những đóng góp của các nhà khoa học về các vấn đề trên là rất lớn góp phần làm sáng tỏ hoặc gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết về quan hệ sở hữu đất đai trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một phần của vấn đề đất đai như là sở hữu đất đai, một vài điểm bất cập của chính sách đất đai; hoặc gợi lên một vấn đề bức xúc trong tổ chức quản lý như là quy hoạch, đền bù giải tỏa; hoặc nghiên cứu việc tổ chức quản lý theo địa phương nào đó. Vì vậy, các công trình trên chưa nghiên cứu hệ thống để phản ánh đầy đủ bức tranh tổng thể về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ chuyển đổi kinh tế. Do đó, chưa phát hiện đầy đủ những bất cập về chính sách đất đai và chưa nghiên cứu công tác cán bộ địa chính cấp cơ sở ảnh hưởng đến việc tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp ở nông thôn. Đồng thời, chưa có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện chính sách đất đai và tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp nông thôn hướng đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong xu thế hội nhập. Vì vậy, bản thân tác giả đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của mình là nghiên cứu có hệ thống các vấn đề thuộc quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay bao gồm: (1) Cơ sở lý luận hình thành quan hệ tổ chức, quản lý đất đai trong nông nghiệp; (2) Phân tích chính sách đất đai trong nông nghiệp và việc tổ chức quản lý đất đai nông nghiệp nhằm phản ánh sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế đến nay. Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án dựa trên việc khảo sát nông dân, cán bộ địa chính để minh chứng cho các vấn đề mà luận án giải quyết như khiếu kiện, khiếu nại đất đai, quy hoạch “treo”, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khảo sát về số lượng và chất lượng của cán bộ địa chính cấp cơ sơ; (3) Hệ thống giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trên hai phương diện: cơ chế, chính sách đất đai nông nghiệp và công tác thực hiện tổ chức, quản lý. Đây là những điểm khác biệt của luận án so với các công trình nghiên cứu khác.
- -6- 3. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết về sở hữu đất, quyền hưởng dụng đất và hệ thống tổ chức – quản lý đất trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, nghiên cứu sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất nông nghiệp trong thời gian qua và nhận diện nguyên nhân của những bất cập về cơ chế chính sách đất đai và công tác tổ chức, quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam. Thứ ba, đề nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam ở hai phương diện: Thứ nhất, nghiên cứu các qui định trong chính sách đất đai liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất, thời gian sử dụng đất, hạn điền, quyền lợi của nông dân trong quá trình bị thu hồi đất, tái định cư. Những qui định trên ảnh hưởng như thế nào đến quyền hưởng dụng đất đai của nông dân và sự phát triển nông nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu việc tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp ở nông thôn liên quan đến vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở về vấn đề quy hoạch đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất để phát triển các KCX, KCN, KDC. Những vấn đề trên ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của nông dân về phương diện kinh tế - xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. + Về thời gian: Thời kỳ chuyển đổi kinh tế lấy mốc từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương năm 1981 đến năm 2007. + Giới hạn nghiên cứu: Thứ nhất, luận án nghiên cứu mối tương quan về chính sách đất nông nghiệp và tổ chức quản lý đất đai nông nghiệp. Luận án không nghiên cứu chính sách đất ở
- -7- và tổ chức – quản lý đô thị, không nghiên cứu sâu đất chuyên dụng như đất hầm mỏ, làm muối… Thứ hai, trong quá trình khảo sát lấy mẫu điều tra để làm cơ sở dữ liệu về nông dân, cán bộ địa chính cấp cơ sở, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, qui hoạch “treo”… Do điều kiện hạn chế, tác giả tập trung khảo sát ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây nguyên và ĐBSCL. Miền Bắc và Miền Trung chỉ khảo sát một số mẫu tối thiểu (Miền Trung 41 mẫu, Miền Bắc 50 mẫu liên quan đến khảo sát nông hộ). Thứ ba, luận án không nghiên cứu sâu các vấn đề về phát triển nông thôn bao hàm đời sống kinh tế, văn hóa, kết cấu hạ tầng, dân trí, dân chủ… Thứ tư, luận án không nghiên cứu khía cạnh tổ chức – quản lý đất đai của chính những người nông dân, những nhà đầu tư khi họ được giao sử dụng lâu dài đất đai. Luận án chỉ đề cập tới quan hệ giữa nhà nước với nông dân và các nhà đầu tư. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng - Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Do đó việc nghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận án phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, ba phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Nghiên cứu những mặt, những biểu hiện ổn định, thường xuyên của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa các chủ thể: nhà nước, nông dân, doanh nghiệp. Quan hệ của các chủ thể trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông (trao đổi, mua bán) và phân phối xoay quanh vấn đề quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp. Từ đó đúc kết được bản chất của sự biến đổi về lượng và về chất của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phát hiện những bất cập, thách thức cần giải quyết của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quan hệ tổ chức, quản lý đất đai để phát triển bền vững nông nghiệp.
- -8- Phương pháp duy vật lịch sử: Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem xét trong những chặng đường lịch sử, gắn với những bối cảnh cụ thể của thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam; gắn với những quan điểm, chủ trương về chính sách đất đai, nông nghiệp, nông dân của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập, quan hệ tổ chức – quản lý đất đai gắn với các cam kết theo qui định của các tổ chức quốc tế như WTO, phù hợp với qui định quốc tế và pháp luật Việt Nam. Qua đó, phản ánh vai trò của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai đối với sự phát triển tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới. Phương pháp thống kê mô tả: để có bằng chứng khoa học trong phân tích, tác giả tiến hành khảo sát nông dân, cán bộ địa chính cấp cơ sở. Cụ thể như sau: + Khảo sát nông dân: Mục đích khảo sát để thu thập thông tin về qui mô sản xuất nông nghiệp, tình trạng manh mún đất đai; tình trạng không có đất và thiếu đất sản xuất của nông hộ; các hình thức giao dịch đất đai hiện nay; ý kiến đánh giá của nông dân về chủ trương giao đất lâu dài và các quyền sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới; qui hoạch và quản lý đất đai nông nghiệp ở địa phương, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai; những quan tâm chủ yếu của nông dân về sử dụng, quản lý đất đai của mình. Việc khảo sát nông dân mang tính đại trà, lẽ ra số mẫu khảo sát rất rộng lớn hàng triệu mẫu vì nông dân của Việt Nam khoảng vài chục triệu người nhưng do điều kiện về tài chính, thời gian và công sức của tác giả có hạn nên tác giả cố gắng lấy mẫu khảo sát 1000 mẫu, tuy nhiên khi thu nhận các mẫu khảo sát và lọc lại chỉ còn 544 đáp ứng đầy đủ các thông tin cần thiết. Mặc dù số mẫu khiêm tốn nhưng đảm bảo nguyên tắc lấy mẫu không trùng mẫu. + Khảo sát cán bộ địa chính cấp cơ sở: Mục đích khảo sát nhằm thống kê số lượng và trình độ của cán bộ địa chính cấp cơ sở để đánh giá năng lực thực thi chính sách đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra, thu thập thông tin về vấn đề quy hoạch tổng thể đất nông nghiệp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương, công tác thanh tra đất nông nghiệp ở địa phương.
- -9- Việc khảo sát cán bộ địa chính cấp cơ sở lẽ ra cũng phải tiến hành trên phạm vi cả nước cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, sự khó khăn về tài chính và thời gian, công sức của tác giả hạn hẹp nên tác giả chỉ có thể tiến hành khảo sát ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khác với khảo sát đại trà như trường hợp nông dân, mỗi xã hoặc phường chỉ có một mẫu khảo sát giành cho cán bộ địa chính cấp cơ sở. Số mẫu khảo sát đáp ứng các yêu cầu thông tin là 81 mẫu tương ứng với 81 xã hoặc phường tại 9 tỉnh hoặc thành phố khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. (chi tiết xem phụ lục 5) + Khảo sát về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Mục đích khảo sát nhằm tìm hiểu về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân. Liên quan đến mức giá đền bù, sự hỗ trợ về nơi ở tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân. Vấn đề khiếu kiện, khiếu nại của nông dân… Việc khảo sát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc nghiên cứu chuyên sâu nên chọn một dự án điển hình để nghiên cứu. Tác giả lựa chọn dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vì đây là chương trình trọng điểm của TP.HCM liên quan đến việc di dời hàng chục ngàn dân trong hơn 10 năm qua, đồng thời cũng là dự án mà nông dân thường xuyên khiếu kiện, khiếu nại về mức giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với chính quyền TP.HCM. Số mẫu khảo sát có đầy đủ thông tin đáp ứng được yêu cầu là 103 mẫu đại diện cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc 5 phường thuộc quận 2, TP.HCM: Thủ Thiêm, An Khánh, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An. + Khảo sát về qui hoạch “treo”: Mục đích khảo sát nhằm tìm hiểu những thiệt hại của nông dân về đời sống kinh tế - xã hội cũng như các quyền cơ bản liên quan đến an sinh xã hội do qui hoạch “treo”. Việc nghiên cứu về qui hoạch “treo” cũng thuộc nghiên cứu chuyên sâu nên chọn dự án điển hình để nghiên cứu. Tác giả chọn ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM vì dự án “treo” từ năm 1992 và vị trí địa lý của xã Bình Hưng sát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 251 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 258 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn