Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế công bằng và hiệu quả ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- PHẠM THỊ LAN ANH QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- PHẠM THỊ LAN ANH QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM VĂN KHOAN 2. TS. PHẠM THỊ HOÀNG PHƯƠNG HÀ NỘI - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số liệu trong luận án là trung thực và nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Phạm Thị Lan Anh
- ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...............................................................................................................i Mục lục .......................................................................................................................ii Danh mục các chữ từ viết tắt ...................................................................................... v Danh mục các bảng....................................................................................................vi Danh mục các hình ...................................................................................................vii Danh mục các sơ đồ ................................................................................................ viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án ................ 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 5. Phương pháp và khái quát trình tự nghiên cứu của luận án ......................... 11 6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 14 7. Kết cấu của luận án ...................................................................................... 14 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .......... 15 1.1. Y TẾ VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ ................................................................................................................. 15 1.1.1. Khái quát chung về y tế ......................................................................... 15 1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế .................................... 24 1.2. QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ ................................................................................................................. 31 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và phương thức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế .......................................... 31 1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ........ 40 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ......................................................................................... 51 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế .................................................................................. 54
- iii 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ..................................................................................................... 58 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế .............................................................................. 58 1.3.2. Bài học cho Việt Nam ............................................................................ 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 63 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM .................................................. 64 2.1. HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM ................................ 64 2.1.1. Hệ thống y tế Việt Nam ......................................................................... 64 2.1.2. Cơ sở pháp lý quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế .................................................................................................. 67 2.2. THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM ............................................. 68 2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế .................. 68 2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế......................................................................................................... 72 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM ........................................... 112 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 112 2.3.2. Những hạn chế và bất cập .................................................................... 115 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập ........................................ 119 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 122 Chương 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM ................................................ 123 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN Y TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........... 123 3.1.1. Mục tiêu phát triển y tế ở Việt Nam .................................................... 123 3.1.2. Quan điểm và định hướng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế Việt Nam ............................................................... 126
- iv 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................. 129 3.2.1. Giải pháp về phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ....................................................................................... 129 3.2.2. Giải pháp về lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ................................................................................................ 133 3.2.3. Giải pháp về chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ................................................................................ 142 3.2.4. Giải pháp về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ................................................................................................ 150 3.2.5. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ....................................................................................... 151 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác................................................................. 156 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 160 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội........................................................................ 160 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ...................................................................... 161 3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương................................................ 161 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 163 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 167 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 174
- v DANH MỤC CÁC CHỮ TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế BHYTXH Bảo hiểm y tế xã hội CDC Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CSSK Chăm sóc sức khoẻ CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu CSYT Cơ sở y tế DVYT Dịch vụ y tế ĐTPT Đầu tư phát triển ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HHCC Hàng hoá công cộng KBNN Kho bạc nhà nước KCB Khám chữa bệnh KHTC - NS Kế hoạch Tài chính - Ngân sách KTXH Kinh tế - xã hội NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTƯ Ngân sách trung ương PHCN Phục hồi chức năng SDNS Sử dụng ngân sách SNYT Sự nghiệp y tế TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm y tế UBND Uỷ ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa YTCS Y tế cơ sở YTDP Y tế dự phòng
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Dự toán chi NSNN, chi NSNN cho y tế và chi thường xuyên NSNN cho y tế .......................................................................................................... 70 Bảng 2.2. Dự toán chi NSNN, NSTƯ, NSĐP cho y tế ............................................ 72 Bảng 2.3. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho SNYT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ................................................................ 76 Bảng 2.4. Định mức phân bổ NSĐP cho YTDP theo biên chế ................................ 80 Bảng 2.5. Định mức phân bổ NSĐP trọn gói cho TYT xã ....................................... 82 Bảng 2.6. Định mức phân bổ NSĐP cho TYT xã theo lương và biên chế ............... 83 Bảng 2.7. Thực hiện chi thường xuyên và dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế...................................................................................................................... 85 Bảng 2.8. Mức NSNN chi và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng chính sách ......... 92 Bảng 2.9. Tỷ lệ chi KCB, chi YTDP so với tổng chi SNYT tính theo đầu dân (Chưa tính chi hỗ trợ mua thẻ BHYT) ............................................................... 95 Bảng 2.10. Chi NSNN mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách ............................................................................................................... 105 Bảng 3.1. Danh mục gói DVYT cơ bản tại TYT xã do NSNN chi trả ................... 145 Bảng 3.2. Đề xuất xuất định mức phân bổ ngân sách theo đầu dân ....................... 146 Bảng 3.3. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá ngành y tế .................................................... 154
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Khung hệ thống y tế của tổ chức y tế thế giới .......................................... 23 Hình 2.1. Tỷ trọng chi NSNN cho y tế so với chi NSNN ........................................ 69 Hình 2.2. Tỷ lệ tăng chi NSNN cho y tế và tỷ lệ tăng chi NSNN ............................ 70 Hình 2.3. Chi thường xuyên NSNN cho y tế bình quân đầu người .......................... 71 Hình 2.4. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ........................... 72 Hình 2.5. Chi SNYT bình quân đầu người ở một số địa phương năm 2018 ............ 89 Hình 2.6. Chi SNYT bình quân đầu người ở các vùng ............................................ 93
- viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Khung lôgic kết quả phát triển ................................................................ 38 Sơ đồ 1.2. Quản lý chi NSNN cho y tế theo kết quả ................................................ 39 Sơ đồ 2.1. Mô hình y tế dự phòng địa phương ......................................................... 65 Sơ đồ 2.2. Hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam ................................................... 66 Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý và phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam .................................................................................................. 75 Sơ đồ 2.4. Nguồn tài chính chi trả cho CSYT công lập ........................................... 97 Sơ đồ 3.1. Khung phân tích đánh giá tính hiệu lực ................................................ 155
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sức khoẻ là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đến cuộc sống của con người, sự phát triển KTXH của quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Y tế được sử dụng như một chìa khoá để thực hiện mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho con người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới bất kể đó là nước phát triển hay đang phát triển đều xem y tế là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, y tế là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KTXH của quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên đầu tư ngân sách cho CSSK nhân dân, đảm bảo tăng tỷ lệ chi NSNN hằng năm cho sự nghiệp y tế và tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi NSNN dành cho y tế. Trong các nội dung chi NSNN cho y tế, chi thường xuyên NSNN cho y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi, nội dung cung cấp DVYT của Nhà nước và tác động đến chất lượng CSSK cho người dân. Thời gian qua, chi thường xuyên NSNN đã góp phần tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế về bao phủ CSSK toàn dân, phòng bệnh, KCB, cung cấp các DVYT có chất lượng ngày càng cao cho xã hội, đảm bảo công bằng trong y tế và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe. Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế còn tồn tại một số hạn chế như phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa YTDP và KCB, YTCS chưa thực sự được chú trọng và phát triển, quản lý trang thiết bị y tế thiếu chặt chẽ,… Trước áp lực về nguồn lực NSNN có hạn và yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách phù hợp với phương thức quản lý NSNN theo hướng hiện đại, trong đó quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế là một trọng tâm thì hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
- 2 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Những năm gần đây, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án chủ yếu tập trung vào bốn phương diện: i) Phân cấp quản lý NSNN; ii) Chi và quản lý chi NNSNN; iii) Chính sách tài chính cho y tế; iv) Quản lý tài chính cho y tế. Một số nghiên cứu điển hình như sau: Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN. (1) Nguyễn Tử Đức Thọ, (2017), Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Bình”. Học viện Tài chính [37]. Luận án nghiên cứu phân cấp quản lý NSNN, trong đó tập trung nghiên cứu điển hình thực trạng phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương tại một địa phương. Luận án đã hệ thống hoá, phân tích làm rõ lý luận về phân cấp quản lý NSNN thông qua phân tích lý luận về NSNN và hệ thống NSNN; Khái niệm, nội dung, nguyên tắc phân cấp NSNN; Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một số quốc gia và một số địa phương. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN khi nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011 - 2016 và năm 2017 với ba nội dung: Phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn định mức NSNN; Phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi, vay nợ; Phân cấp thực hiện quy trình quản lý NSNN. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các phương hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho tỉnh Ninh Bình cho giai đoạn ổn định ngân sách 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. (2) Tạ Văn Quân, (2019), Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội”, Đại học Thương mại [57]. Phân cấp quản lý ngân sách là một nội dung trong quản lý NSNN. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN, chủ yếu là nội dung phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương và thực tiễn về phân cấp quản lý NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017. Trong đó, luận án đi sâu vào nghiên cứu 5 nội dung cơ bản của chính quyền địa phương gồm: i) Phân cấp thẩm quyền ban hành chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN;
- 3 ii) Phân cấp nguồn thu ngân sách của NSĐP; iii) Phân cấp quản lý NSNN về vay nợ; iv) Phân cấp thực hiện quy trình quản lý ngân sách; v) Phân cấp về giám sát, thanh tra và kiểm toán NSNN. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về chi NSNN và quản lý chi NSNN. (3) Nguyễn Minh Tân, (2019), Luận án tiến sĩ quản lý công: “Chính sách phân bổ ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Học viện Hành chính Quốc gia [36]. Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế phân bổ NSNN giữa NSTƯ và NSĐP thông qua các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, phương thức phân bổ NSNN. Luận án tập trung nghiên cứu về cơ chế phân bổ NSNN bao gồm cơ chế phân bổ NSNN cho chi thường xuyên và chi ĐTPT nói chung, không tập trung nghiên cứu sâu vào lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm của cơ chế phân bổ NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ NSNN ở Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030. (4) Nguyễn Thị Kim Liên, (2020), Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm: “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên”, Học viện Hậu cần [39]. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu về quản lý chi NSNN cấp tỉnh tại một tỉnh theo cách tiếp cận của chu trình NSNN. Luận án nghiên cứu về thực trạng quản lý chi NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Thái Nguyên với nội dung quản lý chi NSNN theo quy trình ngân sách gồm ba khâu là: Lập kế hoạch chi NSNN trung hạn và hằng năm; Tổ chức chấp hành chi NSNN; Quyết toán chi NSNN; và một khâu đan xen là thanh tra, kiểm toán, kiểm tra chi NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2018. Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính cho y tế. (5) Nguyễn Nhật Hải, (2016), Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Chính sách tài chính cho phát triển sự nghiệp y tế công trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh [38]. Luận án nghiên cứu lý luận về tài chính công, tài chính y tế, chính sách tài chính y tế cho các bênh viện công khi thực hiện cơ chế tự chủ. Trên cơ sở đó, luận
- 4 án đã phân tích thực trạng các chính sách tài chính y tế ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính cho phát triển sự nghiệp y tế công trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách tài chính cho sự nghiệp phát triển y tế công ở Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách tài chính trong lĩnh vực KCB và nhấn mạnh đến tình hình thu - chi ở một số bệnh viện công lập trong giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. (6) Đỗ Đức Kiên, (2019), Luận án tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: “Nghiên cứu tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân [21]. Luận án nghiên cứu tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập, bao gồm 36 bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế giai đoạn từ năm 2006 - 2016. Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của tự chủ tài chính đến chất lượng bệnh viện công lập. Luận án đã sử dụng mô hình hồi quy với hai bộ chỉ tiêu về tự chủ tài chính và chất lượng bệnh viện công lập để phân tích mối quan hệ tác động giữa tự chủ tài chính và chất lượng dịch vụ bệnh viện công lập. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giá trị trung bình để kiểm định sự khác biệt về chất lượng bệnh viện giữa các nhóm bệnh viện tự chủ tài chính. Qua đó, luận án đã làm rõ tự chủ tài chính tác động mạnh mẽ tới chất lượng KCB của các bệnh viện công lập và chất lượng KCB ở nhóm các bệnh viện có mức tự chủ cao thì cao hơn nhóm các bệnh viện có mức tự chủ thấp. Luận án đã đưa ra năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập khi thực hiện tự chủ. Thứ tư, nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính cho y tế. (7) Đỗ Thị Thu Trang, (2010), Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phương quản lý ở Việt Nam”, Học viện Tài chính [20]. Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng các nguồn tài chính như NSNN, BHYT và viện phí tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập taị điạ phương giai đoạn 2000 - 2010. Luận án tập trung phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong
- 5 quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính tại các cơ sở KCB công lập ở địa phương. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào cơ chế quản lý các nguồn tài chính cả công và tư đối với riêng cơ sở KCB địa phương, không bao gồm các cơ sở phòng bệnh, không bao gồm các cơ sở KCB tại Trung ương. (8) Phạm Thị Thanh Hương, (2017), Luận án Tiễn sĩ kinh tế: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam”, Học viện Tài chính [44]. Luận án tập trung phân tích về một số cơ chế quản lý tài chính quan trọng tại các bệnh viện công lập, bao gồm: cơ chế phân bổ NSNN cho chi thường xuyên, cơ chế thanh toán BHYT, cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT và cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập dưới góc nhìn của người xây dựng chính sách. Đối tượng nghiên cứu của luận án trên là cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện công lập, không bao gồm cơ sở y tế phòng bệnh. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu 40 bệnh viện công lập do Bộ Y tế quản lý trong giai đoạn 2006 - 2015, không bao gồm các bệnh viện địa phương quản lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế quản lý, luận án đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế trong các cơ chế quản lý tài chính này. Từ đó, luận án đã đưa ra các giải pháp về cơ chế phân bổ NSNN, cơ chế thanh toán BHYT, lộ trình tính giá DVYT, cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công giai đoạn 2016 - 2020. 2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh: i) Chính sách tài chính cho y tế và ii) Quản lý tài chính cho y tế. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau: Một là, nhóm công trình nghiên cứu chính sách tài chính cho y tế (9) Mary Courtney and David Briggs, (2004), Health care - Financial Management, Churchill Livingstone Australia [72]. Nghiên cứu tập trung phân tích hệ thống CSSK và mối quan hệ giữa nguồn lực tài trợ cho CSSK ở nước Úc thông qua các nội dung nghiên cứu: Hệ thống y tế, cơ chế phân bổ ngân sách, quản lý tài chính và phân tích chi phí, lập kế hoạch quản lý tài chính và kiểm soát. Cuốn sách đã phân tích các đặc điểm của hệ thống CSSK tại Úc,
- 6 tập trung vào những dịch vụ CSSKBĐ, dịch vụ YTCC, người già, người khuyết tật. Trong đó, nghiên cứu làm rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền bang trong việc cung cấp DVYT cho người dân. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích các cơ chế phân bổ, cơ chế quản lý của các cấp chính quyền này trong việc quản lý nguồn lực tài chính công cho y tế. Chính sách phân bổ tài chính của Úc đang theo đuổi nhấn mạnh tới việc các dịch vụ KCB mà bệnh viện công cung cấp cho người dân là miễn phí dựa trên nhu cầu KCB chứ không phải là dựa trên nhu cầu chi trả của người dân. Trách nhiệm của Chính phủ là phân bổ kinh phí, đưa ra các chính sách về CSSK cho người dân, còn quản lý bệnh viện công thuộc về trách nhiệm của các bang. (10) B.Clements, D.Coady and S.Gupta, (2012), The Economics of Public Health Care Reform in Advanced and Emerging Economies, IMF [67]. Đây là một nghiên cứu về tính kinh tế của cải cách y tế công lập nhằm tăng cường CSSK của người dân ở các nước có nền kinh tế phát triển và kinh tế mới nổi. Nội dung của cuốn sách nhấn mạnh vai trò quan trọng của chi tiêu công để thực hiện bốn mục tiêu của hệ thống y tế đối với CSSK người dân, đó là: Cải thiện sức khỏe của cộng đồng, cung cấp tài chính cho y tế, đáp ứng kỳ vọng của mọi người về CSSK và công bằng trong y tế. Nghiên cứu cũng phân tích những áp lực khi tăng chi tiêu công trong đó có chi NSNN cho y tế trong bối cảnh nợ công của các nước tăng và những tác động của tăng chi tiêu công đến các chính sách vĩ mô. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những áp lực khi chi phí cho y tế luôn có xu hướng tăng trong tương lai và xu hướng chi tiêu công cho y tế trong 20 năm tiếp theo cùng với những cải cách của hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển và kinh tế mới nổi. Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về chính sách quản lý tài chính cho y tế. (11) Hui Sin Teo, Sarah Bales, Caryn Bredenkamp, and Jewelwayne Salcedo Cain, (2019), “The future of health financing in Vietnam: Ensuring Sufficiency, Efficiency, and Sustainability”, World Bank [69]. Báo cáo là một nghiên cứu phân tích, đánh giá tính bền vững, hiệu quả của nguồn tài chính công bao gồm nguồn NSNN cho y tế. Từ năm 2000, chính sách tài chính y tế và tài chính công cho y tế ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Cụ
- 7 thể, việc thực hiện chính sách thu hồi một phần và tiến tới toàn bộ chi phí khi tính chi phí vào giá DVYT theo tinh thần của cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập đã cho thấy sự chuyển dịch nhanh chóng từ trợ cấp từ phía cung sang tài trợ từ phía cầu cho các DVYT chữa bệnh. Chi phí chi trả cho DVYT tăng lên là một phần của chính sách này để đảm bảo rằng các bệnh viện công có thể thu hồi các chi phí được tài trợ trước đây thông qua trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra hạn chế tập trung quá mức ngân sách phân bổ cho các bệnh viện công thay vì tập trung nguồn lực cho YTDP là không phù hợp với việc đáp ứng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu sức khỏe của người dân Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế khi chuyển đổi phương thức phân bổ theo cơ chế tự chủ sẽ gây ra một số rủi ro đối với tính bền vững của các dịch vụ YTCC thiết yếu. Đây là áp lực với nguồn lực tài chính công và quản lý lý tài chính công cho y tế trong bối cảnh nguồn lực eo hẹp, khi vừa duy trì những thành quả y tế trong quá khứ vừa đáp ứng các nhu cầu bệnh tật mới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế như giám sát và trách nhiệm giải trình của NSĐP trong quản lý ngân sách cho y tế chưa gắn với nhiệm vụ được giao. (12) Moritz Piatti-Fünfkirchen, Collins Chansa and Dominic Nkhoma, (2020), Public Financial Management in the Health Sector: An assessment at the Local Government Level in Malawi”, World Bank [73]. Đây là một công trình nghiên cứu về quản lý tài chính công trong lĩnh vực y tế ở cấp chính quyền địa phương tại Malawi. Báo cáo đã phân tích, đánh giá các nội dung quản lý NSĐP cho y tế bao gồm: Lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và đánh giá việc thực hiện ngân sách với các mục tiêu trong cung cấp DVYT. Nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm của cơ chế tự chủ tài chính đối với CSYT công lập (bệnh viện công, TTYT) như: Tính linh hoạt trong cung cấp DVYT, tăng cường năng lực quản lý tài chính và thay đổi tích cực trong thanh toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tồn tại những trong quản lý tài chính công cho y tế ở chính quyền địa phương, gây ảnh hưởng tới các mục tiêu cung cấp DVYT, hiệu quả, chất lượng, công bằng và trách nhiệm giải trình của việc cung cấp dịch vụ. Cụ thể, đó là việc giao nhiệm vụ cho cấp chính quyền địa phương trong cung cấp
- 8 DVYT nhưng hầu hết các quyết định chi tiêu lại ở cấp chính quyền Trung ương. Hơn nữa, do hệ thống thông tin chưa được tích hợp tốt, chính quyền địa phương không có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt trong phân bổ ngân sách. Do đó, trách nhiệm giải trình tài chính sẽ là thách thức khi xem xét trách nhiệm chính quyền địa phương về hiệu quả cung cấp DVYT. Bên cạnh đó, lập ngân sách có một số hạn chế hạn chế như việc lựa chọn thứ tự ưu tiên trong phân bổ không hiệu quả, chính quyền địa phương thiếu quyền tự chủ, ngân sách bị phân tán. Trong chấp hành dự toán cũng có một số hạn chế như phân bổ chủ yếu theo đầu vào, kiểm soát chủ yếu tính tuân thủ, bỏ qua kiểm soát nội bộ. Quản lý chi NSNN cho y tế ở Malawi chưa thực hiện quản lý NSNN theo kết quả, do đó, việc đánh giá hiệu lực và hiệu quả quản lý chi NSNN trong lĩnh vực y tế gặp khó khăn. 2.3. Kết quả nghiên cứu được kế thừa, phát triển và khoảng trống nghiên cứu của luận án 2.3.1. Kết quả nghiên cứu được kế thừa, phát triển Qua phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu trong nước mà tác giả tìm hiểu đều quan tâm nghiên cứu đến một hoặc một số nội dung về quản lý chi NSNN, chính sách tài chính cho y tế và quản lý tài chính y tế. Các công trình nghiên cứu liên quan tới y tế chủ yếu nghiên cứu về cơ chế, chính sách tài chính đối với cơ sở KCB, bệnh viện công. Các công trình nước ngoài tập trung nghiên cứu về hệ thống y tế CSSK các nước, kinh nghiệm phát triển và định hướng cải cách quản lý tài chính cho y tế. Tác giả đã kế thừa được những lý luận về phân cấp quản lý NSNN, quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho y tế ở các KCB công lập nói riêng. Đây là những gợi ý mang tính chất tham khảo, định hướng quan trọng để tác gỉả xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế trong luận án. Thông qua nghiên cứu về thực trạng phân cấp quản lý NSNN, quản lý chi NSNN và quản lý chi NSNN cho các cơ sở KCB công lập đã cung cấp cho tác giả khái quát chung về thực trạng quản lý chi NSNN cho y tế. Đây là cơ sở định hướng
- 9 cho tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cách thức tiếp cận và khai thác số liệu, dữ liệu nghiên cứu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chi thường xuyên NSNN cho y tế trong luận án. Các ý tưởng, định hướng, giải pháp của các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở để tác giả đề xuất các định hướng, giải pháp trong luận án của mình nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam. 2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án Nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan tới luận án cho thấy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu với những kết quả và có ý nghĩa tham khảo nhất định cho luận án. Tuy nhiên, các luận án được nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau với mục đích nghiên cứu khác khau, trong phạm vi không gian và thời gian khác nhau, do đó vẫn còn khoảng trống nghiên cứu chưa được đề cập, cụ thể như sau: Một là, nhìn chung các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế. Các công trình nghiên cứu trong nước phần nhiều đề cập đến cơ chế, chính sách trong quản lý NSNN tập trung cho hoạt động KCB tại các bệnh viên công nhưng hầu như chưa có công trình nào đề cập một cách trọng tâm, tập trung vào nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế. Hai là, các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứu một trong số các nội dung quản lý NSNN như: Phân cấp quản lý NSNN, cơ chế phân bổ NSNN, phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, cơ chế tự chủ tài chính,… một cách độc lập hoặc gắn liền với hoạt động KCB tại CSYT công. Công trình nghiên cứu tổng hợp các nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực y tế gắn với chủ thể quản lý là các cấp chính quyền, dưới góc nhìn của cơ quan tài chính chưa có. Các nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu cơ chế tài chính công cho y tế và quản lý NSNN cho y tế theo các nội dung của chu trình quản lý ngân sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu này ở các quốc gia khác nhau nên phạm vi áp dụng sẽ khác nhau. Do đó, về cả lý luận và thực thiễn cần có một nghiên cứu tổng hợp về các nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam.
- 10 Ba là, quản lý chi NSNN cũng như quản lý chi thường xuyên NSNN y tế ở Việt Nam đang có những thay đổi phù hợp với phương thức quản lý theo kết quả. Vì vậy, cần có công trình nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế mang tính thời sự, phù hợp với sự đổi mới trong quản lý tài chính công trong giai đoạn mới. Tóm lại, qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế còn hạn chế cả về số lượng và phạm vi nghiên cứu. Trong nghiên cứu còn thiếu vắng các công trình mang tính lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế cũng như phân tích thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu trước đây dù đã có những thành công nhất định nhưng chưa mang tính hệ thống, chuyên sâu và toàn diện về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam. Vì vậy, nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 khi Luật NSNN 2015 bắt đầu áp dụng, có nhiều thay đổi về cơ chế quản lý tài chính và trong bối cảnh tình hình mới về yêu cầu CSSK của người dân. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế công bằng và hiệu quả ở Việt Nam. Nhằm đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án như sau: i) Hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về y tế và quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế; ii) Tổng kết kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở một số quốc gia nhằm rút ra các bài học tham khảo cho Việt Nam; iii) Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn