intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý kinh tế vùng biên giới tại tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:254

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý kinh tế vùng biên giới tại tỉnh Cao Bằng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu đề xuất các giải pháp đặc thù quản lý KTVBG một cách hiệu quả nhằm góp phần thực hiện chính sách quản lý KTVBG gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng KVBG tỉnh Cao Bằng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý kinh tế vùng biên giới tại tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------- HOÀNG TUẤN ANH QUẢN LÝ KINH TẾ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH CAO BẰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2023
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------- HOÀNG TUẤN ANH QUẢN LÝ KINH TẾ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài THÁI NGUYÊN - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 02 năm 2023 Tác giả luận án Hoàng Tuấn Anh
  4. ii ̀ LƠI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án, ngoài những nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, sự động viên to lớn từ phía các Thầy, Cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ Anh Tài, người hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng và chỉ bảo cho tôi từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu, trong suốt quá trình nghiên cứu cho tới khi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và nhân viên UBND tỉnh Cao Bằng, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và hỗ trợ thu thập thông tin sơ cấp tại địa phương. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp tại Đại Học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 02 năm 2023 Tác giả luận án Hoàng Tuấn Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i ̀ LƠI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾ T TĂT ............................................................................. vii ́ ̉ DANH MỤC CÁC BANG ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... x PHẦN MƠ ĐẦU .................................................................................................... 1 ̉ 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 5 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 7 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển các quan điểm về biên giới và chính sách quản lý KVBG của các quốc gia .............................................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu về mô hình phát triển KVBG ................................................................9 1.1.3. Các nghiên cứu về nội dung quản lý KTVBG.............................................................. 10 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KTVBG ................................................................ 11 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển các quan điểm về biên giới và chính sách quản lý KVBG Việt Nam – Trung Quốc .............................................................. 14 1.2.2. Các nghiên cứu về mô hình phát triển KVBG ............................................................. 15 1.2.3. Các nghiên cứu về nội dung quản lý KTVBG.............................................................. 16 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KTVBG ................................................................ 20 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài luận án ..................................................................... 21 1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ..................................................................... 21 1.3.2. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài luận án .................................. 23
  6. iv CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LY LUẬN VÀ THỰC TIỄ N VỀ QUẢN LÝ KINH TÊ ̉ ́ ́ ́ VÙ NG BIÊN GIƠI CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH............................ 25 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý kinh tế vùng biên giới của chính quyền cấp tỉnh ..... 25 2.1.1. Khái quát về kinh tế vùng biên giới............................................................................... 25 2.1.2. Khái quát về quản lý kinh tế vùng biên giới ................................................................. 30 2.1.3. Nội dung quản lý kinh tế vùng biên giới của chính quyền cấp tỉnh ............................ 39 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh tế vùng biên giới của chính quyền cấp tỉnh .. 51 2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý kinh tế vùng biên giới của chính quyền cấp tỉnh .. 58 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý KTVBG ở các nước trên thế giới............................................... 58 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý KTVBG của một số tỉnh ............................................................. 65 2.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý KTVBG cho tỉnh Cao Bằng .......................................... 70 ́ ́ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU ................................................ 72 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 72 3.2. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 72 3.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 74 3.3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhóm nhà đầu tư, doanh nghiệp............................................................................. 74 3.3.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng.................................................................................... 74 3.4. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 75 3.5. Tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 77 3.5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống .................................................................................... 77 3.5.2. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia .......................................................................... 78 3.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 78 3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................... 78 3.6.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................. 82 3.6.3. Phương pháp phân tí ch thông tin.................................................................................. 83 3.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................... 87 3.7.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phát triển KTVBG về kinh tế xã hội .............................. 87 3.7.2. Các chỉ tiêu liên quan dến hiệu quả quản lý KTVBG.................................................. 88
  7. v ̉ ́ CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUAN LY KINH TÊ VÙ NG BIÊN GIƠI ́ ́ TỈ NH CAO BẰ NG ...................................................................................... 90 4.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng và kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ............. 90 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Cao Bằng ................................................ 90 4.1.2. Kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng .......................................................................... 93 4.2. Thực trạng công tác quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ................. 98 4.2.1. Kế hoạch hóa phát triển kinh tế vùng biên giới ........................................................... 98 4.2.2. Tổ chưc bộ má y quả n lý KTVBG ................................................................................ 110 ́ 4.2.3. Tổ chưc thực hiện công tác quả n lý KTVBG.............................................................. 114 ́ 4.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh công tác quản lý kinh tế vùng biên giới .............. 141 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ...... 145 4.3.1. Cá c yế u tố môi trương ................................................................................................. 145 ̀ 4.3.2. Năng lực quản lý của chính quyền địa phương ......................................................... 150 4.3.3. Phạm vi quả n lý ............................................................................................................ 150 4.3.4. Đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố ................................................................... 151 4.4. Đánh giá chung về quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ................. 156 4.4.1. Thành tựu ...................................................................................................................... 156 4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................. 157 ̉ ̉ ́ CHƯƠNG 5: QUAN ĐIÊM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIAI PHAP TĂNG CƯỜNG QUAN LY KINH TÊ VÙ NG BIÊN GIƠI TỈ NH CAO BẰ NG ̉ ́ ́ ́ GIAI ĐOẠN 2023 – 2025, TẦM NHÌN 2030 ........................................... 160 5.1. Bối cảnh phát triển kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ............................. 160 5.2. Mục tiêu phát triển kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ............................. 164 5.3. Quan điểm, định hướng quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng.......... 165 5.3.1. Quan điể m phá t triể n KTVBG tỉnh Cao Bằ ng ........................................................... 165 5.3.2. Định hướng phát triển KTVBG tỉnh Cao Bằng ......................................................... 166 5.3.3. Đi ̣nh hương tăng cường quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng theo mô ́ hì nh SWOT.................................................................................................................... 166 5.4. Giải pháp tăng cường quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ............. 172 5.4.1. Hoan thiện hoạt động xây dựng chiế n lược, chí nh sach quả n ly kinh tế vùng biên giới172 ̀ ́ ́
  8. vi 5.4.2. Đẩy nhanh việc hoà n thiện quy hoạch phá t triể n vù ng biên giới ............................. 176 5.4.3. Hoàn thiện tổ chưc bộ má y quả n lý kinh tế vùng biên giới ....................................... 180 ́ 5.4.4. Hoàn thiện công tác tổ chưc thực hiện quả n lý kinh tế vùng biên giới..................... 183 ́ 5.4.5. Tăng cường kiể m tra đánh giá thực hiện quả n lý KTVBG........................................ 195 5.4.6. Đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ số và chuyển đổi số trong quản lý kinh tế vùng biên giới ........................................................................................................... 197 5.5. Các kiến nghị ................................................................................................ 200 5.5.1. Kiến nghị với Chính phủ .............................................................................................. 200 5.5.2. Kiến nghị với Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư................. 201 5.5.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ..................................................... 201 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 202 ̉ TÀ I LIỆU THAM KHAO ................................................................................. 204 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 213
  9. vii ́ ́ DANH MỤC CHỮ VIÊT TĂT AN-QP An ninh, quốc phòng ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BQL Ban quản lý GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu KTVBG Kinh tế vùng biên giới KT-XH Kinh tế - xã hội KVBG Khu vực biên giới NK Nhập khẩu QLNN Quản lý nhà nước QP-AN Quốc phòng – An ninh SX-KD Sản xuất – kinh doanh TMBG Thương mại biên giới TM&DL Thương mại và du lịch XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii ̉ DANH MỤC CÁC BANG Các bảng: Bảng 2.1: Khác biệt giữa quản lý KTVBG và quản lý KTCK.................................. 35 Bảng 3.1: Số lượng dự kiến đáp viên nhà quản lý địa phương ................................. 80 Bảng 3.2: Số lượng các doanh nghiệp ở các vùng nghiên cứu ................................. 81 Bả ng 3.3: Dân cư tổ ng thể và mẫu ở cá c huyê ̣n....................................................... 82 Bảng 4.1: Diện tích và dân số khu KTVBG Cao Bằng năm 2020 ............................ 95 Bả ng 4.2: Đóng gó p theo cá c chỉ tiêu KT-XH củ a KKTCK, khu KTVBG cho tỉnh Cao Bằng .............................................................................................. 96 Bả ng 4.3: Cơ cấ u GDP củ a KKTCK, khu KTVBG tinh Cao Bằng .......................... 97 ̉ Bả ng 4.4: Thu nô ̣p ngân sá ch nhà nướ c giai đoa ̣n 2011-2020 .................................. 97 Bảng 4.5. Đánh giá về hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách quản lý KTVBG của tỉnh Cao Bằng ............................................................................... 100 Bảng 4.6. Đánh giá về hoạt động xây dựng quy hoạch quản lý khu KTVBG của tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 105 Bảng 4.7. Đánh giá về hoạt động xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch quản lý KTVBG của tỉnh Cao Bằng ................................................................. 109 Bảng 4.8. Đánh giá về hoạt động tổ chức bộ máy quản lý KTVBG của tỉnh Cao Bằng113 Bảng 4.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 ...... 118 Bảng 4.10: Phát triển ngành du lịch Cao Bằng ...................................................... 120 Bả ng 4.11: Thu hút đầu tư tại khu kinh tế tỉnh Cao Bằng ...................................... 126 Bảng 4.12: Đánh giá mứ c đô ̣ hà i lò ng khi đầ u tư kinh doanh ta ̣i KKTCK Cao Bằ ng127 Bảng 4.13: Kế t quả phân tích hồ i quy cá c yế u tố ảnh hưở ng đế n sự hà i lò ng củ a doanh nghiêp, nhà đầ u tư..................................................................... 130 ̣ Bảng 4.14: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiê ̣p và nhà đầ u tư về môi trường đầ u tư, kinh doanh và chính sách, hoạt động quản lý phát triển KTVBG tỉnh Cao Bằ ng131 Bảng 4.15: Sự hà i lò ng củ a cá c đố i tương dân cư .................................................. 135 ̣ Bảng 4.16: Mức đô ̣ nhấ t trí vớ i bả n quy hoa ̣ch và chính sá ch phá t triể n điạ phương136 Bảng 4.17: Sự thay đổ i trong đời số ng củ a ngườ i dân ........................................... 137 Bảng 4.18: Đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện quản lý KTVBG tỉnh Cao Bằng 139
  11. ix Bảng 4.19: Đánh giá về hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện quản lý KTVBG tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 143 Bảng 4.20: Đánh giá về hoạt động sơ kết, tổng kết, đề xuất điều chỉnh các hoạt động quản lý KTVBG tỉnh Cao Bằng .................................................. 144 Bảng 4.21: Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu KKTCK tỉnh Cao Bằng ....... 148 Bảng 4.22: Kế t quả phân tích hồ i quy ảnh hưở ng củ a cá c yế u tố tớ i mứ c hiêu quả ̣ quả n lý KTVBG tỉnh Cao Bằ ng ........................................................... 154 Bảng 4.23: Đánh giá mứ c đô ̣ ảnh hưở ng tớ i cá c yế u tố tớ i hiê ̣u quả quả n lý .......... 155 Bảng 5.1: Ma trận SWOT đối với quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng ... 170
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các nội dung liên quan đến khái niệm quản lý KTVBG ......................... 33 Hình 2.2: Mức độ ảnh hưởng của chính sách hợp tác quản lý KTVBG .................. 36 Hình 2.3: Cấu trúc tham khảo hệ thống quản lý KVBG quốc gia ........................... 44 Hình 2.4: Quy trình tổ chức thực hiện các quyết định quản lý ................................ 46 Hình 3.1: Khung nghiên cứu .................................................................................. 73 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 76 Hình 4.1: Hê ̣ thố ng cơ quan quản lý khu KTVBG tỉnh Cao Bằ ng ........................ 111 Hình 5.1: Chiế n lươc marketing đia phương xây dựng hình ảnh điể m đế n ........... 174 ̣ ̣ Hình 5.2: Mô hình phát triển các ngành kinh tế KTVBG tỉnh Cao Bằng .............. 183
  13. 1 PHẦN MƠ ĐẦU ̉ 1. Tính cấp thiết của đề tài Biên giới quốc gia là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng, đặc biệt là với các quốc gia có đường biên giới dài như với Việt Nam. Nghị quyết số 23/NQ-CP, ngày 02/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới (KVBG) đất liền đã nêu rõ, KVBG là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của quốc gia, việc phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển KTXH, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng, một địa phương cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và các nước khác trong khu vực. Mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành từ rất lâu và cũng không thể phủ nhận rằng những thăng trầm, biến cố trong lịch sử, những biến động về chính trị, văn hóa, xã hội đã có những tác động đáng kể tới mối quan hệ nói trên, đặc biệt là thương mại giữa hai nước. Cuối năm 1991, quan hệ kinh tế - chính trị giữa hai nước chính thức được bình thường hóa, đưa quan hệ thương mại Việt - Trung rẽ sang một chương mới với rất nhiều những cơ hội cũng như thách thức (Ủy ban biên giới, 2015). Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc không ngừng tăng trong những năm gần đây, từ năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã vượt mốc 100 tỉ USD và tiếp tục tăng: năm 2018 đạt 106,7 tỉ USD; năm 2019 đạt 116,9 tỉ USD và năm 2020 đạt 133,1 tỉ USD; năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, tổng kim ngạch XNK Việt Nam – Trung Quốc vẫn đạt gần 166 tỉ USD tăng 24,6% so với năm 2020 (Tổng cục thống kê, 2022). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những thách thức bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo càng đặt ra yêu cầu phải phát triển nhanh và ổn định kinh tế cho KVBG làm tiền đề ổn định xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng (AN-QP).
  14. 2 Cao Bằng là một trong số các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 333,4 km, với 01 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu quốc gia cùng nhiều đường mòn, lối mở. Tỉnh có lợi thế để giao lưu thương mại qua đó có thể thu hút nguồn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện sống cho người dân ở KVBG. Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển KVBG đặc biệt là tăng trưởng kim ngạch XNK ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Cao Bằng. Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng năm 2015 và 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2010 – 2014 mới đạt mức 9,2%/năm, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu đóng góp mức tăng 13%; giai đoạn 2015-2019, tăng trưởng kinh tế đạt 7%/năm. Riêng năm 2020 chỉ đạt 4,76% do ảnh hưởng của dịch Covid 19, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu đóng góp mức tăng 16%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng KTVBG còn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển có thể do một số lý do cơ bản: i) Việc xây dựng chiến lược phát triển KTVBG chưa có sự đột phá, vận dụng sáng tạo dựa trên điều kiện của địa phương, chưa huy động được sự tham gia của các nhóm chuyên gia và các bên liên quan trong xây dựng chiến lược; ii) Viê ̣c lập quy hoạch chi tiết trong KKTCK triển khai còn chậm và chất lượng chưa cao, quy hoa ̣ch phá t triể n cá c KKTCK mớ i dừ ng la ̣i ở viê ̣c tâ ̣p trung phá t triể n cá c khu vực tro ̣ng tâm, thiế u đinh hướng cá c tuyế n liên kế t phá t triể n ̣ cá c khu vực khá c trong tỉ nh; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn phân quyền chồng chéo, việc thu hút nhân sự chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn; hoa ̣t đô ̣ng thu hú t đầ u tư chưa tương xứng vớ i tiề m năng, chưa đáp ứng được nhu cầ u vố n đầ u tư cho phá t triể n KTVBG; chưa có sự liên kết giữa phát triển thương mại và du lịch KVBG; kinh tế các vùng nông thôn ven biên giới còn có sự chênh lệch lớn với các khu vực cửa khẩu; Hoa ̣t đô ̣ng kiể m tra, đánh giá hiê ̣u quả quả n lý chưa được thực hiê ̣n thường xuyên và chưa thực sự hiê ̣u quả , các vi phạm còn xử lí chậm và hình thức … Như vậy để thực hiện xây dựng các mục tiêu phát triển cho giai đoạn tiếp theo tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030, đồng thời thực hiện tốt chiến lược xây dựng phát triển KTVBG theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 02/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKTCK tỉnh Cao Bằng đến
  15. 3 năm 2040; tỉnh Cao Bằng cần có các biện pháp cụ thể phù hợp với năng lực địa phương nhằm phát triển bền vững KTVBG tỉnh, phát huy được lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, đồng thời khắc phục được những tồn tại mà phần lớn các KKTCK Việt Nam đang gặp phải. Với tầm quan trọng và khoảng cách giữa tiềm năng, nhu cầu phát triển KT- XH và thực trạng trên địa bàn KVBG tỉnh Cao Bằng cho thấy sự cần thiết để thực hiện đề tài “Quản lý kinh tế vùng biên giới tại tỉnh Cao Bằng” nhằm góp phần đảm bảo AN-QP vùng biên giới Việt - Trung. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đặc thù quản lý KTVBG một cách hiệu quả nhằm góp phần thực hiện chính sách quản lý KTVBG gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng KVBG tỉnh Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể luận án hướng đến giải quyết bao gồm: - Góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý KTVBG. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý KTVBG tại tỉnh Cao Bằng xác định các điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức trong công tác quản lý KTVBG của tỉnh; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý KTVBG tại tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý KTVBG tại tỉnh Cao Bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý KTVBG như: Công tác quy hoạch, kế hoạch, công tác ban hành chính sách vận dụng chính sách, các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng.
  16. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Nghiên cứ u đươc thực hiê ̣n trong pha ̣m vi tỉnh Cao Bằ ng. Đă ̣c biê ̣t, do các ̣ quy hoa ̣ch phá t triể n KTVBG hiê ̣n nay thường gắ n vớ i phá t triể n cá c KKTCK và cá c trung tâm vù ng liên kế t nên tá c giả lựa cho ̣n cá c điể m nghiên cứ u chính là cá c huyê ̣n có các KKTCK, có đường biên giới với Trung Quốc là các huyện Hà Quả ng, Trà Linh, Ha ̣ Lang, Phu ̣c Hò a và khu vực thà nh phố Cao Bằ ng là trung tâm gắn kết ̃ cá c phân khu trong KKTCK (Tại thời điểm năm 2019, KVBG của tỉnh Cao Bằng có 7 huyện, trong đó gồ m 4 huyê ̣n có cửa khẩu là Hà Quả ng, Trà Linh, Ha ̣ Lang, Phu ̣c ̃ Hò a; 3 huyện không có cửa khẩu là Thạch An; Trùng Khánh; Thông Nông). Kể từ ngày 01/3/2020, huyện Trà Lĩnh giải thể, phần lớn địa bàn sáp nhập vào huyện Trùng Khánh, riêng xã Quốc Toản sáp nhập với hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên thành huyện Quảng Hòa; toàn bộ huyện Thông Nông được sát nhập vào huyện Hà Quảng. Như vậy, KVBG của tỉnh Cao Bằng gồm có 5 huyện: Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Thạch An, Hạ Lang. Vì vậy, ngoại trừ các số liệu thống kê thứ cấp để tính toán chọn mẫu nghiên cứu được liệt kê theo đơn vị không gian cũ trước năm 2020. Các số liệu thống kê phân tích khác được điều chỉnh theo quy định phạm vi không gian địa lý mới của tỉnh Cao Bằng. 3.2.2. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp liên quan đến thực trạng phát triển KTVBG và quản lý KTVBG được thu thập trong giai đoạn 2016 - 2020. - Số liệu sơ cấp được thu thập, xử lý và phân tích trong năm 2019. - Các đề xuất giải pháp của luận án được xây dựng phục vụ cho giai đoạn 2023 – 2025 và định hướng tới năm 2030. 3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu - Luận án nghiên cứu các vấn đề về quản lý KTVBG dưới góc độ của chủ thể quản lý cấp tỉnh của công tác quản lý KTVBG, cụ thể là: Chính quyền cấp tỉnh của
  17. 5 tỉnh Cao Bằng, trong đó, 2 chủ thể trực tiếp liên quan đến quản lý KTVBG là: UBND tỉnh Cao Bằng, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng. - Khi xem xét khái niệm quản lý KTVBG trong luận án này, tác giả tập trung xem xét nhằm hướng đến phát triển bền vững và toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường trong VBG; phát triển quan hệ đối tác, giải quyết vấn đề phát sinh và cung cấp sự phát triển giúp nâng cao các điều kiện KTXH và môi trường một cách bền vững. - Vấn đề quản lý KTVBG là một nội dung rất rộng trong luận án, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về các nội dung: Phát triển không gian và hoạt động thương mại KVBG, Thu hút đầu tư và nguồn nhân lực cho KKTCK; phát triển kinh tế gắn với đảm bảo AN-QP. - Vì vậy các nội dung về quản lý KTVBG trong luận án chủ yếu tập trung vào phân tích các nội dung: Các đối tượng quản lý (với chủ thể quản lý trực tiếp là Chính quyền tỉnh Cao Bằng) và đối tượng chịu tác động quản lý KTVBG; Các hoạt động quản lý KTVBG và các yếu tố ảnh hưởng. 4. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lí luận: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề chung về kinh tế vùng biên giới, phát triển kinh tế vùng biên giới, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về quản lý KTVBG, bao gồm: làm rõ khái niệm KTVBG, quản lý KTVBG, các nội dung quản lý và các đối tượng ảnh hưởng, các bên liên quan đến quản lý KTVBG; Luận án là đề tài đầu tiên nghiên cứu về quản lý KTVBG tại tỉnh Cao Bằng. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý KTVBG tại tỉnh Cao Bằng chỉ ra một số vấn đề cơ bản sau: i) Với hệ thống số liệu có nguồn gốc rõ ràng, luâ ̣n án đã phân tích thực tra ̣ng kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng, và là m rõ cá c thà nh công, ha ̣n chế và nguyên nhân trong quả n lý KTVBG tinh Cao Bằ ng. ̉ ii) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KTVBG cho thấy: Các yế u tố năng lực quản lý đươc đánh giá là có ảnh hưởng lớ n nhấ t đế n hiê ̣u quả quả n lý ̣
  18. 6 KTVBG tỉnh Cao Bằ ng (beta=0,501). Cá c yế u tố có mứ c ảnh hưởng tiế p theo lầ n lươṭ là : yếu tố môi trường (beta=0,389) và pha ̣m vi quả n lý (beta=0,352). iii) Luận án cũng đã đề xuấ t cá c giả i phá p phù hơp vớ i thực tra ̣ng quả n lý ̣ KTVBG tỉ nh Cao Bằ ng: Đề xuấ t xây dựng quy hoa ̣ch kế t nố i cá c tro ̣ng điể m phá t triể n trong KKTCK vớ i cá c tro ̣ng điể m củ a tỉ nh và khu vực; Đề xuất xây dựng cá c chí nh sá ch đă ̣c biê ̣t thu hú t đầ u tư và hỗ trơ ̣ hoa ̣t đô ̣ng củ a cá c doanh nghiệp trong quản lý KTVBG; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển nông thôn làm phong phú thêm danh mục hàng hóa trao đổi tại KVBG; Chính sách marketing địa phương xây dựng hình ảnh KVBG phát triển năng động… 5. Kết cấu của đề tài Ngoà i phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế vùng biên giới Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng Chương 5: Quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý kinh tế vùng biên giới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030
  19. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Trong nhiều thập kỷ, các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu chính sách của các quốc gia trên thế giới đã đưa ra những chính sách, những nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề phát triển KTXH liên quan đến nền kinh tế trong nước, hoặc mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Còn vấn đề phát triển kinh tế KVBG mỗi quốc gia ít được chú ý hơn. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ 20, đã bắt đầu có các nghiên cứu của các nhà kinh tế, hoạch định chính sách trên thế giới về vấn đề này. 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển các quan điểm về biên giới và chính sách quản lý KVBG của các quốc gia Hansen (1977) đã đưa ra những đánh giá tóm tắt về bản chất, ý nghĩa của lý thuyết vị trí và cực tăng trưởng, chính sách liên quan đến phát triển KT - XH KVBG. Khu vực biên giới giữa ba quốc gia Alsace-Baden-Basel được tác giả phân tích một số chi tiết để làm rõ sự cần thiết và phù hợp của 2 lý thuyết phát triển trên cho việc xây dựng chính sách phát triển KVBG. Vì vậy, theo tác giả, đây là căn cứ xây dựng cơ sở lý thuyết thỏa đáng cho việc xây dựng chính sách, phát triển KVBG các quốc gia thông qua nghiên cứu một số quốc gia Châu Âu. Bài viết cũng đưa ra những nhân tố tác động đến vấn đề phân tích đặc điểm KVBG, với việc nhấn mạnh lợi thế khu vực cũng như những khó khăn của chúng. Hansen (1983), tiếp tục sử dụng lý thuyết cực tăng trưởng để nghiên cứu mô hình phát triển KVBG Mexico và Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, KVBG là một rào cản đối với các tác động lan tỏa từ trung tâm đến các khu vực lân cận và vùng nội địa, do đó, trung tâm không thể tận dụng được những lợi ích thu được từ lợi thế quy mô và các yếu tố tích tụ. Việc mở cửa biên giới sẽ loại bỏ những trở ngại này, và với việc khởi động lại các quá trình khuếch tán, các trung tâm củng cố vị trí của chúng và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một khu vực điển hình cũng khiến cho phạm vi ứng dụng của nghiên cứu có tính hạn chế, khi xem xét việc ứng dụng lý thuyết này cho các địa phương khác cần xem xét nhiều hơn đến sự tương đồng với khu vực nghiên cứu này.
  20. 8 Nhóm tác giả Gibson, Lay James và Alfonso Corona Renteria (1985) tập hợp các nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích phát triển KVBG nói riêng, kinh tế quốc gia nói chung của hai nước. Từ những đánh giá về đặc điểm vị trí khu vực biên giới, sự dịch chuyển của luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn; tác giả đã đưa ra những nhận định về sự tác động của những vấn đề về văn hóa, kinh tế, nhân khẩu học của KVBG giữa hai quốc gia tới sự phát triển công nghiệp KVBG, cũng như những vấn đề tác động tới nền kinh tế quốc gia, mối quan hệ hợp tác kinh tế KVBG nói riêng, hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico nói chung. Tuy nhiên, như chính nhóm tác giả đề cập, cuốn sách được viết theo cách chọn lọc các bài viết theo các chủ đề nóng liên quan đến vấn đề biên giới Hoa Kỳ và Mexico giai đoạn thập niên 70 và đầu 80, vì vậy một số nhận định có thể không còn phù hợp với giai đoạn hiện tại, Annekatrin Niebuhr Silvia Stiller (2002), đưa ra nội dung một cuộc khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu, so sánh giữa lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm đối với vấn đề KVBG và hiệu quả hội nhập của khu vực này trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như lý thuyết kinh tế chỉ cho phép đưa ra những nhận định chung về những lợi ích hay khó khăn mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, thì nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực cửa khẩu, biên giới cụ thể sẽ mang lại những kết luận khác nhau liên quan đến các vấn đề KTXH và văn hóa tại vùng biên giới. Song, tóm lại, cuộc khảo sát cho thấy vấn đề phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm một cách nghiêm túc sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tác động của hội nhập kinh tế đối với khu KTCK nói riêng và kinh tế biên giới nói chung. Bilchak (2014), phân tích các khía cạnh lý thuyết của nền kinh tế biên giới trong điều kiện của các quá trình hội nhập hiện đại, trong đó nhấn mạnh vai trò điều tiết của quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế. Tác giả diễn giải hội nhập xuyên biên giới là sự kết hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị và pháp lý được phát triển dần dần từ dưới lên. Sự kết hợp này đòi hỏi các giai đoạn thành công trong việc thành lập khu vực thương mại tự do, liên minh hải quan, thị trường chung, liên minh kinh tế và hội nhập kinh tế đầy đủ. Quá trình chuyển đổi xảy ra từ giai đoạn thấp nhất sang giai đoạn cao nhất - từ các quá trình hội nhập liên quan trước hết tới thị trường thương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0