intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở lí luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tác nghiệp, quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cho phù hợp với những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II theo lộ trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

  1. h BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ LÂM TĂNG HÙNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ LÂM TĂNG HÙNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Phạm Ngọc Ánh 2. TS Nguyễn Thị Việt Nga Hà Nội, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sĩ là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án NCS. Lâm Tăng Hùng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .... 16 1.1. Lý luận chung về rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại .............16 1.1.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp ................................................................16 1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tác nghiệp ...........................................................19 1.1.3. Phân loại rủi ro tác nghiệp ..................................................................20 1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tác nghiệp .....................................................23 1.1.5. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp .............................................................27 1.2. Quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại .............................28 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý rủi ro tác nghiệp .............28 1.2.2. Quy trình và nội dung quản lý rủi ro tác nghiệp ...............................31 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro tác nghiệp của NHTM ..............................................................................................................49 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại .......................................................................................................52 1.3. Kinh nghiệm QLRRTN của một số ngân hàng nƣớc ngoài và bài học rút ra đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam .............66 1.3.1. Kinh nghiệm QLRRTN của một số Ngân hàng nƣớc ngoài .............66 1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ......................74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 77 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM .................................................... 78 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam .......................78
  5. iii 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................78 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................81 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2019 ...................82 2.2. Tình hình rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 2015 - 2019 ..................................................................................................88 2.2.1. Nhóm rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc ............................................................................................................88 2.2.2. Nhóm rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định .................89 2.2.3. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài ......................................90 2.2.4. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ ............................................91 2.2.5. Nhóm rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc của cán bộ ....92 2.2.6. Rủi ro liên quan đến CNTT .................................................................93 2.2.7. Phân tích tình hình rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank giai đoạn từ năm 2015 -2019 ...............................................................................................93 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ...............................................................................................99 2.3.1. Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ..................................................................................99 2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam từ năm 2015 - 2019....................................105 2.4. Đánh giá thực trạng QLRRTN của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ....................................................................................................................124 2.4.1. Những thành quả cơ bản ...................................................................124 2.4.2. Những hạn chế trong QLRRTN ........................................................134 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................142 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 147 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ............................ 148
  6. iv 3.1. Định hƣớng, mục tiêu, yêu cầu tăng cƣờng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. ...................................................148 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội tác động đến k;lhoạt động kinh doanh và QLRRTN của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam .......................148 3.1.2. Mục tiêu phát triển và định hƣớng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đến năm 2025..................................................................158 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam ..................161 3.1.4. Mục tiêu tăng cƣờng quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam .............................................162 3.2. Hệ thống giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ..............................................................163 3.2.1. Hoàn thiện chiến lƣợc, mục tiêu quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam ...................................163 3.2.2. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam .....................................................................166 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam ................................................................................................................168 3.2.4.Hoàn thiện hệ thống xác định mức chịu đựng rủi ro tổng thể, đánh giá rủi ro trọng yếu và quản lý rủi ro tác nghiệp hƣớng tới cách tiếp cận đo lƣờng nâng cao – AMA ..........................................................................174 3.2.5. Hoàn thiện các công cụ đo lƣờng Rủi ro tác nghiệp ...........................176 3.2.6. Đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ toàn hệ thống và cán bộ quản lỷ rủi ro tác nghiệp, phát huy văn hóa quản lý rủi ro tác nghiệp, cải thiện chế độ đãi ngộ lao động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam ..........................................................................................179
  7. v 3.2.7. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam..................185 3.2.8. Nâng cao hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ trong quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam ........................................................................................................187 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực thi các giải pháp đề xuất...........................189 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam...........................189 3.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng (VNBA) ...............................191 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 193 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 194 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 196 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 203
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATTT An toàn thông tin AMA (Advanced Cách tiếp cận đo lường nâng cao Measurement Approach) BCM (Business Continuity Quản lý kinh doanh liên tục Management) BĐH Ban điều hành BIA (Business Impact Thực hiện đánh giá tác động kinh doanh Analysis) CNTT Công nghệ thông tin GĐK Giám đốc khối HĐQT Hội đồng quản trị KRI (Key Risk Indicator) Chỉ số rủi ro chính KTNB Kiểm toán nội bộ LDC (Loss Data Collection) Thu thập dữ liệu tổn thất NHTM Ngân hàng thương mại NIM (Net Interest Margin) Biên lãi ròng PTGĐ Phó Tổng giám đốc QLRRTN Quản lý rủi ro tác nghiệp QLTT Quản lý thị trường RCSA (Risk Control Self Rủi ro tự đánh giá Assessment) RRTN Rủi ro tác nghiệp SA (Standardised Approach) Phương pháp tiêu chuẩn SKRR Sự kiện rủi ro SKRRTN Sự kiện rủi ro tác nghiệp TGĐ Tổng giám đốc TSC Trụ sở chính UBQLRR Ủy ban Quản lý rủi ro VAMC (Vietnam Asset Công ty Quản lý tài sản VAMC Management Company) Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt VietinBank Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Danh mục phân loại nguyên nhân RRTN theo Basel II ......................... 21 Bảng 1.2 Các nhóm sự kiện RRTN theo Basel II .................................................. 21 Bảng 1.3 Đánh giá tần suất và mức độ ảnh hưởng RRHĐ ................................... 34 Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Vietinbank từ năm 2015-2019...................... 83 Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của Vietinbank giai đoạn từ năm 2015-2019 ........ 86 Bảng 2.3. Số liệu lỗi rủi ro liên quan đến yếu tố bên ngoài .................................. 90 Bảng 2.4. Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp theo nghiệp vụ .......................................... 92 Bảng 2.5. Số lượng các dấu hiệu rủi ro phát sinh của Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2015-2019 ..................................................................................................... 93 Bảng 2.6. Xác suất xuất hiện dấu hiệu rủi ro của Vietinbank giai đoạn từ năm 2015-2019 ............................................................................................................. 95 Bảng 2.7. Số lượng SKRRTN phát sinh trong giai đoạn từ năm 2015-2019 ......... 96 Bảng 2.8. Bảng hướng dẫn kế hoạch hành động ................................................. 112 Bảng 2.9. Một số KRI được áp dụng tại Vietinbank ........................................... 114 Bảng 2.10. Cấu phần IC, SC, FC ........................................................................ 118 Bảng 2.11. Tính vốn cho rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank từ năm 2016 - 2019 .. 118 Bảng 3.1. Vai trò trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức quản lý RRTN được đề xuất ....... 170 Bảng 3. 2: Ví dụ về xác định mức chịu đựng rủi ro tổng thể của ngân hàng thương mại ...................................................................................................................... 174 Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của Vietinbank giai đoạn từ năm 2015-2019 ................ 79 Biểu đồ 2.2. Tổng tiền cho vay của Vietinbank giai đoạn 2015-2019 ................... 84 Biểu đồ 2.3. Số liệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ ........................ 89 Biểu đồ 2.4. Số vụ gian lận và tội phạm nội bộ từ năm 2015-2019....................... 91 Biểu đồ 2.5. Kết quả khắc phục tổn thất của Vietinbank từ năm 2015-2019 ........ 97 Biểu đồ 2.6. Tổn thất theo từng nhóm rủi ro của Vietinbank từ 2015-2019 .......... 98 Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thế giới .................. 150
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mối tương quan giữa các loại rủi ro ....................................................... 19 Hình 1.2 Quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp ........................................................ 37 Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy QLRR tác nghiệp ............................................................. 38 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank .................................... 82 Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức QLRRTN củaVietinbank ............................................ 106 Hình 2.3. Quy trình QLRRTN củaVietinbank .................................................... 120 Hình 2.4. Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) .......................................................... 108 Hình 2.5. Quy trình thực hiện RCSA .................................................................. 110 Hình 2.6. Bản đồ đánh giá mức độ RRTN nội tại ............................................... 111 Hình 2.7. Bản đồ xác định mức độ rủi ro nội tại và hiệu quả BPKS ................... 112 Hình 2.8. Quy trình thiết lập, sử dụng và quản lý KRI ....................................... 114 Hình 2.9. Vòng đời Quản lý kinh doanh liên tục ................................................ 115 Hình 3. 1 Xác định KRI cho các rủi ro trọng yếu................................................ 175
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình nhưng đều có cùng mục tiêu là hướng tới tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ theo xu hướng phát triển của thế giới và giảm tương ứng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay truyền thống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh, trong đó có rủi ro tác nghiệp, gây ra những hậu quả như nợ xấu gia tăng, tình trạng thất thoát vốn dẫn đến thua lỗ kéo dài, thậm chí nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước hoặc bị phá sản. Chính vì vậy, sự gia tăng của rủi ro tác nghiệp đặt ra những yêu cầu đối với các NHTM trong việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp một cách có hiệu quả theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam. Là một trong số các ngân hàng có vị thế chủ lực và then chốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo ngân hàng rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro tác nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là tái cấu trúc mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp, phù hợp với tình hình kinh doanh và chú trọng nâng cao hiệu quả. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại VietinBank đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, các vụ việc, sự kiện gây ra tổn thất liên quan tới rủi ro tác nghiệp của VietinBank vẫn có xu hướng phát sinh và phức tạp, nhất là các sự kiện liên quan đến rủi ro tác nghiệp như gian lận nội bộ, gian lận bên ngoài hay lỗi tác nghiệp trong quá trình quản lý và hoạt động luôn thay đổi và gây ra các thiệt hại về tài chính cho VietinBank. Chính vì thế, việc nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của VietinBank, chỉ ra được những thành quả đạt được, nhưng chủ yếu là tìm ra được những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng, để đưa ra các giải pháp phù hợp và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của VietinBank là
  12. 2 thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý luận và thực tiễn trên, NCS quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình, với mong muốn hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tác nghiệp, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp và bước đầu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp của VietinBank, góp phần tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Tình hình nghiên cứu tại nƣớc ngoài Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nhất là trong dịch vụ tài chính, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ, những bước tiến mới nhằm đa dạng, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ. Nhưng đi đôi với các lợi ích mà ngân hàng nhận được thì họ cũng đối mặt với nhiều các rủi ro tiềm ẩn phát sinh hơn trong quá trình thực hiện. Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong từng hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thì trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức tài chính ngân hàng. Đầu tiên, khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp (Risk Management - ERM) chính thức được đưa ra vào năm 1950. Cho tới 1963, nghiên cứu của Robert Mehr’;L và Bob Hedges đã tạo được dấu ấn lớn trong lĩnh vực ERM bằng việc đúc kết các khái niệm trong các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro và đưa ra một định nghĩa cho quản lý rủi ro. Theo Robert Mehr và Bob Hedges, ERM là một quy trình gồm việc xem xét đánh giá một cách tổng thể các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro gây tác động tiêu cực đến các hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó,
  13. 3 phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Trên nền tảng lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào một số vấn đề sau:  Christopher L. Clup (2002) trong “The Art of Risk management” [61]: Tác giả Clup đã mô tả sự liên kết và đánh đổi giữa một số động lực chính của việc tạo ra giá trị doanh nghiệp Cấu trúc vốn, định nghĩa chiến lược về rủi ro, duy trì và chuyển giao quản lý rủi ro. Đồng thời, “The Art of Risk management” đã cụ thể hóa quy trình QLRR bao gồm các bước cơ bản nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loại xếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro.  Karen A. Horcher (2008) trong “Essentials of Financial Risk Management” [71]: Tác giả đề cập tới các loại rủi ro tài chính mà các tổ chức có thể phải đối mặt trong cuốn sách của mình như: Rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng... Nội dung cuốn sách tập trung vào các vấn đề chiến lược và quản lý liên quan đến rủi ro tài chính như xác định các chính sách và chiến lược giảm thiểu rủi ro; đề xuất để xác định mức độ chấp nhận rủi ro của một tổ chức; và các nguồn rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiếp xúc tín dụng, giá cả hàng hóa và các sự kiện liên quan khác. Các ví dụ minh họa các kịch bản rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, bao gồm các thay đổi trong cách thức tiến hành kinh doanh và phòng ngừa các chiến lược liên quan đến các công cụ phái sinh. Từ đó tác giả đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro, đồng thời cũng đề cập đến những nỗ lực của toàn cầu trong việc đo lường rủi ro và quản lý rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng.  Rose P., (2012) [82] trong “Banking management and Financial Service” cung cấp cho người đọc về lĩnh vực ngân hàng theo góc nhìn từ khách hàng và những nhà quản trị. Trong cuốn sách của ông chủ yếu tập trung vào phân tích những cải cách trong hệ thống tài chính hiện đại, những rủi ro hệ thống, những thách thức đặt ra trong hệ thống tài chính hiện nay, những nguyên nhân và thách thức của suy thoái kinh tế thế giới... Từ đó, cung cấp cho người đọc những phương pháp kiểm soát các loại rủi ro mà ngân hàng đối mặt trong nền kinh tế đầy bất ổn hiện nay.  Nghiên cứu của Michael McAleera và cộng sự (2010) “Has the Basel II Accord Encouraged Risk Management During the 2008-09 Financial Crisis?” “[75]
  14. 4 về khía cạnh lựa chọn chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả trong ngân hàng, đã chỉ ra rằng, chiến lược quản lý rủi ro mạo hiểm mang lại mức chi phí trung bình về vốn rẻ hơn, và giúp tối thiểu hóa chi phí về vốn hàng ngày thường xuyên hơn trong cả thời kỳ dự báo so với chiến lược quản lý rủi ro cẩn trọng. Tuy nhiên, chiến lược quản lý rủi ro mạo hiểm có thể gây ra những vi phạm và đẩy một Tổ chức Ký nhận uỷ thác (ADI) tới việc bị cấm kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, chiến lược quản lý rủi ro cẩn trọng được xem xét áp dụng đối với một ADI nếu nó muốn nằm trong “vùng xanh an toàn” của Basel II.  Nghiên cứu của Ali Bayrakdaroğlu và cộng sự (2013) “Opearational Risk Management Policy” [57] về ước lượng tác động của yếu tố rủi ro tác nghiệp tới hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân (trường hợp cụ thể ở Thổ Nhĩ Kỳ), đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống mờ (FAHP - Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để ước lượng các yếu tố rủi ro tác nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có cấu trúc nguồn vốn khác nhau sẽ có sự đối phó khác nhau đối với những yếu tố rủi ro hệ thống và không có một công thức chung nào áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Quản lý RRTN có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động nằm ngoài dự báo của họ. Do đó, quản lý RRTN theo thông lệ quốc tế và chuẩn Basel được hầu hết tất cả các nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt hơn nữa là trong thời gian gần đây, hàng loạt các sự kiện gây ra tổn thất đều xuất phát từ RRTN gồm rủi ro do con người, quy trình, công nghệ thông tin và sự kiện bên ngoài. Việc quản lý RRTN đã từ lâu được ưu tiên hàng đầu tại các ngân hàng trên thế giới, tuy nhiên mới được quan tâm tại các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây sau rất nhiều các vụ việc, sự kiện gây ra tổn thất mà nguyên nhân chủ yếu đều do lỗi liên quan đến RRTN, gây tổn thất lớn về tài sản, danh tiếng (tổn hại đến hình ảnh, thương hiệu) của ngân hàng nên các NHTM tại Việt Nam đã bắt đầu có nhận thức nhiều hơn về vấn đề này.
  15. 5 Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro, quản lý RRTN tại các NHTM và ứng dụng Basel II trong quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTN nói riêng. 2.2.1. Các nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro của ngân hàng thƣơng mại  Luận án tiến sỹ kinh tế Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel, Trường Đại học Ngoại thương của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012) [36] đề cập tới nội dung của Hiệp ước Basel với ý nghĩa là những chỉ dẫn về giám sát an toàn và quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam và khả năng áp dụng Hiệp ước này vào thực tiễn quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam. Luận án đã có một số phần nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở tìm hiểu về các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro tác nghiệp, luận án phân tích khả năng và chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel vào hệ thống NHTM Việt Nam. Dựa trên sự phân tích, nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam theo các trụ cột của Hiệp ước Basel, Luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho các NHTM Việt Nam dựa trên các nội dung của Hiệp ước Basel trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam nói riêng đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Luận án tập trung nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, các nguyên nhân, các dấu hiệu, khả năng nhận diện, các sai sót, chỉ tiêu tiêu phản ánh rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận án cũng hệ thống hóa rõ nét nội dung cơ bản về quản lý rủi ro tác nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các mô hình quản lý rủi ro và điều kiện áp dụng. Luận án đúc kết lại những lý thuyết cơ bản về quản lý rủi ro tác nghiệp, trong đó, đặc biệt tác giả hệ thống nội dung quản lý rủi ro tác nghiệp ở các bước cơ bản: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý sai sót, thiệt hại.
  16. 6  Nghiên cứu “Xây dựng mô hình 3 lớp bảo vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam” (2014) của Võ Thị Hoàng Nhi [22] trên Tạp ngân hàng, số 16, tháng 8/2014. Trong công trình nghiên cứu của tác giả nhấn mạnh vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và đi sâu phân tích mô hình 3 lớp phòng vệ trong ngân hàng để quản trị rủi ro với vai trò của từng bộ phận trong mỗi lớp phòng vệ đó. Mô hình phòng vệ này có ưu điểm là tất cả các bộ phận đều tham gia vào quy trình quản trị rủi ro nên mọi rủi ro trong mỗi nghiệp vụ của ngân hàng đều được nhận diện, kiểm soát nhằm giảm thiểu ở mức thấp nhất. Tác giả nêu lên thực trạng ứng dụng mô hình này ở Việt Nam với những điểm chính như ngộ nhận chức năng của các tuyến phòng vệ, hạn chế trong vận hành các tuyến phòng vệ. Trên cơ sở đó, tác giả nêu giải pháp hoàn thiện mô hình phòng vệ 3 lớp trong ngân hàng, chuẩn hóa khung năng lực của CBNV, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro từ đó nâng cao năng lực quản trị rủi ro.  Nguyễn Minh Sáng&Nguyễn Thị Lan Hương (2013) “Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập [25]. Bài viết đã chỉ ra 06 điểm hạn chế trong quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng, trong đó nhấn mạnh tới hạn chế liên quan tới nguồn lực con người, công nghệ; sự yếu kém trong khả năng phối hợp quản lý rủi ro giữa các bộ phận trong ngân hàng; và nhận thức của NHTM về tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro là những rào cản lớn nhất đối với hiệu quả quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 2.2.2. Các nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thƣơng mại  Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý RRTN theo Basel II tại các NHTM Việt Nam” (2015) của Phan Thị Thu Hà và Lê Thị Vân Khanh [7] trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 22, tháng 11/2015. Trong công trình nghiên cứu nêu thực trạng quản lý RRTN tại các NHTM hiện nay và khuyến nghị các NHTM thực hiện quản lý RRTN theo yêu cầu của Basel II trên cơ
  17. 7 sở thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý RRTN với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ từ cấp HĐQT, BĐH, các đơn vị và đến cán bộ trực tiếp tác nghiệp và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý RRTN tại các NHTM.  Nghiên cứu “Xây dựng khuôn khổ quản trị RRTN hiệu quả tại các NHTM Việt Nam” (2014) của Trần Thị Minh Trang [34] trên Tạp chí Ngân hàng, số 5, tháng 3/2014. Nhận thấy nhiều vụ gian lận nội bộ trong ngân hàng có quy mô lớn do chính những cán bộ ngân hàng thực hiện như làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký để rút tiền gửi khách hàng, thực hiện các giao dịch lừa đảo, làm giả thẻ tín dụng … gây những tổn thất lớn cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích và cung cấp cái nhìn tổng quan về quản trị RRTN trong ngân hàng, cách tính chi phí vốn cho RRTN theo Basel II và cách thiết kế hệ thống quản trị RRTN trong NHTM theo thông lệ quốc tế tốt nhất để ngân hàng có cái nhìn tổng quan về những công việc cần làm trong thời gian tới và phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ban hành văn bản về RRTN trong cơ quan quản lý.  Đào Thị Thanh Tú (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 6/2014 [35]. Tác giả cho rằng Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và QTRR nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRR hoạt động và 08 giải pháp nâng cao QTRRTN.  Lê Thị Vân Khanh (2017), “Hệ thống Quản lý rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế [12]. Luận án đã đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến công tác Quản lý rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh vào 6 nhân tố cấu thành nên hệ thống Quản lý rủi ro tác nghiệp như hướng dẫn của Basel II và sử dụng 6 nhân tố này làm những biến kiểm định mô hình và đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong công tác Quản lý rủi ro tác nghiệp.
  18. 8 2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã công bố, khoảng trống nghiên cứu và các câu hỏi cần giải quyết 2.3.1. Những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa và phát triển Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy - Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra được cơ sở lý luận, thực trạng QTRR để từ đó nêu ra các nguyên tắc quản lý rủi ro chung, trong đó có RRTN áp dụng cho tổ chức nhất định hoặc các ngân hàng. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố quan trọng trong hệ thống QLRRTN, mức độ quan trọng của các nhân tố để xây dựng hệ thống QLRRTN phù hợp. Mặt khác, các kết quả phân tích hầu hết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, dữ liệu điều tra, khảo sát dựa trên bảng hỏi tới các đối tượng. Đối với những loại rủi ro có thể lượng hoá được, một số nghiên cứu sử dụng kết hợp các nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích. - Thứ hai, đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, đa số các công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về các loại hình rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp…) và quản lý rủi ro trong hoạt động của NHTM. Các công trình tập trung nghiên cứu vào việc quản trị rủi ro tại một ngân hàng riêng biệt (Agribank, VietinBank…) hoặc toàn hệ thống. Do vậy, các giải pháp và gợi ý chính sách của nhóm các công trình này cũng tập trung vào việc tăng cường quản trị rủi ro hoặc nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với một hay một số loại hình rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh của một NHTM cụ thể hoặc toàn hệ thống. Mặt khác các nghiên cứu về RRTN chỉ mang tính tổng hợp, khái quát hóa, chưa đưa ra những cơ sở lý thuyết, chưa xây dựng được mô hình nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu và thực hiện để đưa ra kết quả nghiên cứu và kiểm định lại chúng. Do đó, các giải pháp đề xuất cũng mang tính định tính và chưa thực sự có cơ sở khoa học đảm bảo áp dụng cho các NHTM Việt Nam. - Thứ ba, một số các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực, các trụ cột của Basel II vào quá trình quản lý rủi ro của các NHTM. Tuy nhiên, một số công trình chỉ đi sâu phân tích một trong ba trụ cột của
  19. 9 Basel II (chẳng hạn vấn đề an toàn vốn tối thiểu). Mặt khác, do thời điểm nghiên cứu khác nhau, bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau, đặc biệt là phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên việc đánh giá, phân tích cũng có những điểm khác biệt. 2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu - Do các ngân hàng thương mại Việt Nam có hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay nên các nghiên cứu liên quan đến rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất là chủ yếu, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu về RRTN tại một tổ chức hoặc ngân hàng thương mại cụ thể, nhất là chưa có công trình nghiên cứu nào về QLRRTN của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. - Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản về nhận diện, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập trên đây còn một số “khoảng trống” trong nghiên cứu về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tác nghiệp mà điển hình là quản lý rủi ro tác nghiệp đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay. - Cơ sở lí luận chưa có tính hệ thống và cập nhật về rủi ro tác nghiệp trong giai đoạn hiện nay, khi mà việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực thi lộ trình quản lý rủi ro tác nghiệp trong đó có rủi ro tác nghiệp theo Hiệp ước Basel II. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã có sự phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với kinh tế các quốc gia trong khu vực và quốc tế. - Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tác nghiệp hầu hết chỉ đưa ra các giải pháp là “ngăn ngừa” rủi ro, bài học kinh nghiệm và giải pháp “hạn chế” rủi ro tác nghiệp, chưa nghiên cứu sâu về “quản lý” rủi ro tác nghiệp hay “kiểm soát” rủi ro tác nghiệp, tức là coi rủi ro như là một vấn đề mà ngân hàng phải “chấp nhận” hay nói cách khác coi rủi ro là vấn đề luôn xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn song hành và phụ thuộc vào “khẩu vị” rủi ro của mỗi ngân hàng. - Nhiều công trình nghiên cứu phân tích rủi ro vẫn mang tính chất định tính, chưa chỉ ra được mô hình để quản lý rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp, xây dựng
  20. 10 các vòng kiểm soát, các vòng sang lọc rủi ro, nhận diện, đo lường, lượng hoá rủi ro, tổn thất ngân hàng phải gánh chịu khi rủi ro tác nghiệp xảy ra, chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chưa chỉ ra được mục tiêu của chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cách thức để xây dựng hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục sản phẩm, dịch vụ. - Các đề tài chủ yếu xây dựng các giải pháp hạn chế hay ngăn ngừa rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rất đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ phát triển, nhân lực, năng lực tài chính, công nghệ và hơn hết đó là cách hiểu cũng như “khẩu vị” chấp nhận rủi ro đối với mỗi ngân hàng là khác nhau. Do vậy, sẽ không có mô hình quản trị rủi ro chung cho tất cả các ngân hàng thương mại hay các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đúng và phù hợp cho tất cả các ngân hàng thương mại. - Bên cạnh đó cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp củaNgân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019 cũng như đưa ra đề xuất hệ thống các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài “Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” được phát triển nhằm bổ sung phần nghiên cứu về cơ sở lí luận và từ cơ sở lí luận trên vận dụng trong điều kiện thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong thời gian từ năm 2015 - 2020, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam cho giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTN phù hợp với hoạt động của VietinBank trong điều kiện thực hiện các chuẩn mực của Basel II thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2