Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
lượt xem 16
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh và đánh giá thực trạng chính sách hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cho Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN THỊ QUỲNH HOA Hà Nội – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9310106 TRẦN THỊ QUỲNH HOA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Thúy Anh Hà Nội – 2021
- 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc người hướng dẫn khoa học PGS, TS Từ Thúy Anh vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, quý báu trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh, đã tạo điều kiện về tài chính, về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luận án. Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế Quốc tế vì đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho nghiên cứu sinh, các giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế vì đã có những góp ý bổ ích khi nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cơ quan đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh thực hiện luận án.
- 2 LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, và chưa từng được công bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế và thông qua trực tiếp điều tra thực địa. Mô hình nghiên cứu trong Luận án được thực hiện hoàn toàn mới. Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Trần Thị Quỳnh Hoa
- 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 7 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 8 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ XANH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH ......................................................... 24 1.1. Tổng quan về nền kinh tế xanh .......................................................................... 24 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh ................................................ 24 1.1.2. Mục tiêu của việc hướng tới nền kinh tế xanh ............................................... 26 1.1.3. Vai trò của nền kinh tế xanh ........................................................................ 27 1.1.4. Hệ thống chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh .................................. 28 1.2. Tổng quan về chính sách tài chính ..................................................................... 30 1.2.1. Khái niệm chính sách tài chính ...................................................................... 30 1.2.2. Vai trò của chính sách tài chính .................................................................. 32 1.3. Tổng quan về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ....................... 33 1.3.1. Các bộ phận của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ............... 33 1.3.2. Các giác độ ảnh hưởng của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh34 1.4. Phương pháp nghiên cứu chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh ............... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 42 CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH ....................................................................... 43 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh ............... 43 2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 43 2.1.1.1. Các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Nhật Bản............................. 43 2.1.1.2. Kết quả và bài học rút ra ................................................................................... 46 2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... 49 2.1.2.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc .......................... 49 2.1.2.2. Kết quả và bài học rút ra .................................................................................. 56 2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................... 58 2.1.3.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc ............................. 58 2.1.3.2. Kết quả và bài học rút ra .................................................................................. 61 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh ................ 63 2.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................. 64 2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................ 65 2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................... 68 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc thực hiện một số chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ................................................................................................... 70 2.3.1. Hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon................................................................... 70 2.3.2. Trái phiếu xanh ............................................................................................. 77 2.3.3. Tín dụng xanh ............................................................................................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 82 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM........................................................................................... 83 3.1. Tổng quan các chính sách hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam ................. 83 3.2. Phân tích chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam ......... 85 3.2.1. Thực trạng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh .......................... 85
- 4 3.2.1.1. Chính sách thu hướng đến nền kinh tế xanh ............................................. 85 3.2.1.2. Chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh ............................................... 95 3.2.1.3. Chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 98 3.2.2. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................... 100 3.2.2.1. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................... 101 3.2.2.2. Kết quả đạt được của chính sách chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh ................................................................................................................................... 107 3.2.2.3. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................ 107 3.2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam .......................................................................................... 110 3.3. Đánh giá lượng hóa tác động của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam ................................................................................................... 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 121 CHƯƠNG 4 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ........................................................................................................... 122 4.1. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam đến năm 2030 ............... 122 4.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 122 4.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 122 4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế ..................................... 124 4.2.1. Bài học đối với chính sách thu ..................................................................... 125 4.2.2. Bài học đối với chính sách chi ..................................................................... 128 4.2.3. Bài học đối với chính sách tài chính khác .................................................... 130 4.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam .................................................................................................... 132 4.3.1. Giải pháp về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 132 4.3.1.1. Rà soát hệ thống pháp luật về thuế hướng tới nền kinh tế xanh .............. 132 4.3.1.2. Nghiên cứu khả năng xây dựng và áp dụng thuế các-bon ....................... 136 4.3.2. Giải pháp về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 138 4.3.3. Giải pháp đối với chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ..... 140 4.3.3.1. Đối với thị trường tín chỉ các-bon .......................................................... 140 4.3.3.2. Trái phiếu xanh ...................................................................................... 141 4.3.3.3. Tín dụng xanh ........................................................................................ 143 4.3.4. Một số giải pháp bổ trợ khác để hướng tới nền kinh tế xanh ....................... 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 148 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 164
- 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch Certified Emission Reductions Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính CERs được chứng nhận DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Green Economy Innitative Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên GEI Hợp Quốc GHG GreenHouse gas Khí nhà kính GTGT Giá trị gia tăng ICC International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế Intergovermental Panel on Climate Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí IPCC change hậu International Renewable Energy IRENA Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế Agency KH-CN Khoa học - Công nghệ LHQ Liên Hợp Quốc MDGs Millennium Development Goals Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ NCS Nghiên cứu sinh NLTT Năng lượng tái tạo NSNN Ngân sách nhà nước Organisation for Economic Co- OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế operation and Development SXKD Sản xuất kinh doanh TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
- 6 UBND Ủy ban nhân dân United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp UNDP Programme Quốc United Nations Environment Chương trình môi trường của Liên Hiệp UNEP Programme Quốc United Nations Economic and Social Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái UNESCAP Commisions for Asia and the Pacific Bình Dương United States Agency for USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ International development XNK Xuất nhập khẩu WB Worldbank Ngân hàng thế giới
- 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh............................................................................... 27 Bảng 1. 2. Chính sách trong tiến trình hướng tới nền kinh tế xanh .................................................. 29 Bảng 1. 3. Chính sách hướng tới nền kinh tế xanh của UNDESA ................................................... 29 Bảng 1. 4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khí thải CO2 ......................................................... 40 Bảng 2. 1. Mức thuế các-bon áp dụng ở Nhật Bản ........................................................................... 44 Bảng 2. 2. Giá cả và thời hạn đối với điện mặt trời (>=10 kW) tại Nhật Bản ................................. 46 Bảng 2. 3. Thuế suất thuế mục Thuế tài nguyên của Trung Quốc .................................................... 50 Bảng 2. 4. Danh mục khí thải và mức khí thải ô nhiễm của Trung Quốc ........................................ 53 Bảng 3. 1. Biểu thuế bảo vệ môi trường đối với tài nguyên hóa thạch............................................. 87 Bảng 3. 3. Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên thiên, khí than áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư.................................................................................................. 89 Bảng 3. 4. Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với tài nguyên hóa thạch .......................................... 89 Bảng 3. 5. Mức thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của một số loại hàng hóa ......................... 91 Bảng 3. 6. Dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam .......... 97 Bảng 3. 6. Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam .............................. 97 Bảng 3. 8. Tỷ lệ thu thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn 2012-2018........................ 102 Bảng 3. 9. Sản lượng khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên ........................................................ 104 Bảng 3. 10. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam ................................................................................ 105
- 8 DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1. Dự toán phân cấp chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam ................................................................................................................................................... 98 Hình 3. 2. Tình hình phân cấp chi NSNN cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam ................................ 98 Hình 3. 3. Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam .................................................................................. 105 Hình 3. 4. Phát thải CO2 của Việt Nam .......................................................................................... 106 Hình 3. 5. Tăng trưởng Dư nợ tín dụng xanh qua các năm ............................................................ 109
- 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, nhiều diễn biến phức tạp như căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu ngày càng tăng và dịch bệnh đã đe doạ đến nền kinh tế thế giới. Do đó, hầu hết các nước, từ nước phát triển cho đến các nước đang phát triển đều đang dần thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nhằm hướng tới sự phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu và chiến lược hướng tới nền kinh tế xanh ở các nước khác nhau và để đạt được mục tiêu này, các nước đã xây dựng nhiều chính sách kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh. Trong đó, chính sách tài chính được xem là công cụ kinh tế hiệu quả nhất nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh được chú trọng phát triển, góp phần thúc đẩy đầu tư vào các dự án và cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan tới biến đổi khí hậu và bền vững môi trường toàn cầu. Chính sách tài chính có thể làm giảm các biến dạng kinh tế và khai thác sức mạnh của thị trường để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế xanh. Lợi ích trực tiếp bao gồm kết quả việc giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện sức khoẻ của con người và nền kinh tế hiệu quả hơn với ít biến dạng thị trường hơn. Lợi ích gián tiếp bao gồm tăng cường huy động nguồn thu nội địa, cải thiện phúc lợi, khuyến khích việc làm xanh và nền kinh tế tiết kiệm hiệu quả năng lượng. Ở Việt Nam, trải qua 30 năm tăng trưởng nhanh và bao trùm, vị thế của Việt Nam đã dần được cải thiện. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt trung bình 5,5%/năm kể từ năm 1990, mang lại tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người là 3.285 USD vào năm 2019. Tăng trưởng bao trùm thể hiện qua thu nhập tăng trong phân phối thu nhập trong khi bất bình đẳng giảm và tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo cùng cực (1,9 USD/ngày) ở dưới mức 3%. Các chỉ số xã hội như giáo dục, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản đã được cải thiện. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này kéo theo việc sử dụng lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng thấp
- 10 trong thực tế, cũng như gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và đất, liên tục gia tăng phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP. Trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050”, và “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để ứng dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 và nhắc lại việc lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Các chiến lược này đã xác định phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh và thực hiện cam kết đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tăng lên thành 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế, Việt Nam cần phải rà soát, nghiên cứu và xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp. Trong đó, chính sách tài chính là “chìa khóa”, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách này cũng đã bộc lộ một số hạn chế, như mức thuế suất và phí đánh vào hoạt động gây ô nhiễm môi trường chưa phù hợp, các chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi
- 11 trường chưa đủ mạnh, danh mục chịu thuế BVMT còn thiếu… Do đó, Việt Nam cần phải có một số điều chỉnh chính sách tài chính để dần xanh hoá nền kinh tế. Tại các nước, chính sách tài chính, đặc biệt là chính sách thuế, phí đã được ban hành và tổ chức thực thi tại nhiều nước nhằm làm thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đấy, nhiều nước cũng đã chi ngân sách cho các mục tiêu bảo vệ môi trường, hay sử dụng các công cụ thị trường tài chính như chứng khoán xanh, tín dụng xanh, thị trường tín chỉ carbon để hướng tới nền kinh tế xanh. Việc thực thi các chính sách tài chính tại các nước đã đạt được một số thành công nhất định trong việc hướng tới nền kinh tế xanh như tại Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, và Nhật Bản. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng chính sách tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh là thực sự cần thiết đối với Việt Nam. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” nhằm đưa ra lý thuyết tổng quan về nền kinh tế xanh, kinh nghiệm các nước trong việc sử dụng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh; trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện nền kinh tế xanh tại Việt Nam để chỉ ra những khó khăn, thuận lợi của Việt Nam trong phát triển nền kinh tế xanh, từ đó luận án đề xuất những giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy nhanh quá trình xanh hóa nền kinh tế của Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh và đánh giá thực trạng chính sách hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cho Việt Nam. Để thực hiện các mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là - Tổng hợp cơ sở lý luận về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh; - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh;
- 12 - Đánh giá thực trạng nền kinh tế xanh và chính sách hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam; - Đánh giá lượng hóa tác động của chính sách tài chính đến lượng khí thải CO2; - Đúc rút bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cho Việt Nam. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài Hoạt động xanh hoá nền kinh tế theo hướng bao trùm là một quá trình xuyên suốt, do đó, để đánh giá sự thành công, hiệu quả của hoạt động này cần tham chiếu tới các chỉ số trên nhiều lĩnh vực và chính sách. Các chỉ số phải được phân tích trong bối cảnh kinh tế rộng hơn và xác định được các tương tác, hợp lực hay sự không tương thích của các chỉ số (OECD, 2017). Chính sách tài chính được coi là công cụ hiệu quả nhất để thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả phí”. Mặc dù vậy, chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh vẫn phải đối mặt với một số trở ngại như thiếu ý chí chính trị; tính minh bạch hạn chế; thiếu kiến thức, thông tin, dữ liệu và nhận thức; sự phản đối từ các nhóm lợi ích; thiếu năng lực con người và kỹ thuật… (Withana, 2013). Các công trình nghiên cứu về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh Trong các công cụ chính sách tài chính thì thuế môi trường được xem là công cụ chính sách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất nhằm giảm thiểu lượng phát thải CO2 (Mooij và cộng sự, 2012; WB, 2019). Việc sử dụng thuế xanh thường khó trốn thuế hơn do nguồn thu thuế được trả bởi một số ít đối tượng nộp thuế và áp dụng dựa trên cơ sở thuế ổn định (giá năng lượng, hàng hoá hoặc dịch vụ khá rõ ràng) (Fay và cộng sự, 2015). Trên cơ sở phân tích và so sánh chi phí, hiệu quả và tác động khi sử dụng các chính sách tài chính trong việc giảm khí thải CO2, Reyer Gerlagh, Bob van der Zwaan (2006), đã đưa ra kết luận: (i) Phương án tốn kém nhất là trợ cấp cho năng lượng tái tạo; (ii) Phương án ít tốn kém nhất là ban hành tiêu chuẩn danh mục đầu tư có phát thải các-bon; (iii) Phương án hiệu quả nhất là sử dụng thuế các-bon; (iv) Đánh thuế nhiên liệu hóa thạch tốn kém hơn khoảng 20% so với việc đánh thuế khí
- 13 thải CO2 mà không phụ thuộc vào mục tiêu ổn định khí hậu và số thu từ thuế có được tái sử dụng để đầu tư cho nhiên liệu tái tạo hay không; (v) Việc tái sử dụng nguồn thu từ thuế nhằm hỗ trợ nguồn năng lượng tái tạo làm giảm các chi phí có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu lên tới 40% so với trường hợp chỉ đánh thuế thông thường. Thuế có tác động làm giảm tiêu thụ chất thải gây ô nhiễm, giảm lượng khí thải CO2 và bụi mịn; những nước có số thu từ thuế liên quan đến môi trường cao hơn thì lượng phát thải CO2 trên đầu người, lượng tiêu thụ năng lượng, lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch và chất ô nhiễm giảm nhiều hơn (Sebastian J. Miller, Mauricio A. Vela, 2013). Các công cụ chính sách thuế, phí đối với nền kinh tế xanh được triển khai ở các nước thường được chia thành các nhóm chính sách nhằm hạn chế tiêu dùng các sản phẩm, hàng hoá gây ô nhiễm môi trường (thuế môi trường) và nhóm chính sách thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và đầu tư xanh. Thuế môi trường cùng với thuế nhiên liệu, định giá các-bon được công nhận rộng rãi là công cụ chính sách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất nhằm giảm thiểu lượng phát thải CO2 (Mooiji và cộng sự, 2012; WB, 2019). Thuế hướng tới nền kinh tế xanh có thể mang lại lợi ích về kinh tế, tài khoá, xã hội và môi trường; tác động tích cực đến tăng trưởng. Cả thuế và giao dịch các-bon đều mang lại lợi ích kinh tế, tài khóa, khí hậu, môi trường và xã hội (De Mooiji, 2012). Các công trình nghiên cứu về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh Chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh đã được sử dụng ở nhiều nước. Chi tiêu cho nền kinh tế xanh cho phép tính chi phí từ các ngoại tác môi trường tiêu cực trong tăng thu nhập và chi tiêu công, ví dụ như thuế môi trường, chi tiêu công hoặc cải cách các trợ cấp có hại (OECD, 2020). Nhiều phương pháp tiếp cận chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh đã được sử dụng ở các nước, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009 (Barbier và Markandya, 2013; Robins, Clover và Singh, 2009). Các khoản thu từ thuế BVMT được dành cho một quỹ hoặc phân bổ cho các mục tiêu cụ thể, ví dụ như cho các dự án liên quan đến phát triển bền vững như năng lượng, giao thông, xây dựng, du lịch, thuỷ sản, công nghiệp và nông nghiệp. Từ đó, tác động trở
- 14 lại đến nền kinh tế (Cottrel và Falcão, 2018). Khi trở thành thành viên của EU, Slovenia đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng quản lý chất thải hiện đại kể từ năm 2004, thông qua việc thiết lập một hệ thống quản lý chất thải tích hợp và tối ưu hóa quy trình phân loại chất thải như từ công tác tổ chức thu gom rác, việc thu gom và xử lý rác cấp phép để tái chế chất thải,sản xuất phân compost … mà chi phí đầu tư này được lấy từ một phần ngân sách của thành phố nơi thực hiện và được tài trợ bởi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (khoản vay EBRD), NIP, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA, viện trợ không hoàn lại), chính phủ Pháp (viện trợ không hoàn lại) và Liên minh Châu Âu (tài trợ) (RSWMOD, 2012. Các nghiên cứu về chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh Bên cạnh chính sách thu và chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh, các chính sách tài chính khác (tính dụng xanh, chứng khoán xanh, thị trường tín chỉ các- bon…) cũng đã được các nước sử dụng nhiều. Tổng khối lượng phát hành trái phiếu xanh trên thế giới đã tăng mạnh qua các năm, đạt mức 257,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 46% trong giai đoạn 2017-2019 (Climate Bonds, 2020). Trung Quốc được xem là một trong các quốc gia có những thay đổi đáng kể về mặt chính sách đối với thúc đẩy tín dụng xanh. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn trong phát triển và sử dụng tín dụng xanh như: Việc hoàn thiện khung pháp lý, giảm thiểu sự chồng chéo về quản lý nhà nước; thiếu hệ thống đánh giá về ô nhiễm môi trường, rủi ro môi trường để làm cơ sở cho các ngân hàng phân loại dự án (Wang, và cộng sự, 2019). Có rất ít bằng chứng cho thấy việc định giá các-bon có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, thực tế nếu doanh thu được quay vòng, thì tác động nói chung là tích cực. Một số quốc gia đã triển khai định giá các-bon và đạt được mức giảm phát thải CO2 và tăng trưởng GDP hiệu quả, điển hình là Thuỵ Điển (CPLC, 2016). Ở các nước, tín dụng xanh cũng được sử dụng nhiều trong quá trình hướng tới nền kinh tế xanh. Tín dụng xanh cung cấp các khoản vay hỗ trợ và thực hiện lãi suất thấp cho những người nghiên cứu và sản xuất các thiết bị kiểm soát ô nhiễm và bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bảo vệ sinh thái và xây dựng, phát triển, sử dụng năng lượng
- 15 mới, hoặc tham gia vào sản xuất xanh, nông nghiệp sinh thái (Wien và Botang, 2012). Một ngân hàng thông thường sẽ trở thành ngân hàng xanh khi định hướng các hoạt động cốt lõi cùng với sự cải thiện của môi trường (Lalon, 2015). Các NHX có thể nhận diện thông qua quy trình xanh và chiến lược ngân hàng xanh. Tín dụng xanh nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính hỗ trợ phát triển thương mại với những lợi ích môi trường, theo đó: các bên liên quan tham gia và tạo ra nhận thức về các vấn đề môi trường và sự cần thiết của các dịch vụ ngân hàng xanh; Việc áp dụng các công nghệ bền vững về mặt môi trường không phải là gánh nặng tài chính của các ngân hàng mà nên được coi là cơ hội mới cho lợi nhuận cao hơn (Ritu, 2014). Chứng khoán xanh tác động tích cực đến nền kinh tế xanh bởi trước hết đây là một kênh huy động vốn mới và hiệu quả. Việc phát hành chứng khoán xanh sẽ giúp tạo điều kiện thu hút nguồn vốn lớn trong xã hội nhằm hỗ trợ thực hiện những dự án thân thiện với môi trường, đáp ứng được các mục tiêu trách nhiệm xã hội, phục vụ cho việc phát triển bền vững (Barnes, 2019). Trái phiếu xanh là một công cụ tài chính quan trọng vì thông qua trái phiếu xanh, tài chính được đổi mới nhằm tạo điều kiện đầu tư bền vững cho các nhà đầu tư như quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và quỹ tài sản có chủ quyền. Trái phiếu xanh trong một số trường hợp giúp tăng nguồn đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ các tổ chức đầu tư bằng cách cải thiện tính thanh khoản của cơ sở hạ tầng (Merk và các cộng sự, 2012; Della Croce và Yermo, 2013; Bhattacharya và Stern…, 2015). 3.2. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước Tại Việt Nam, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nền kinh tế xanh, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam như Hà Huy Ngọc và Trần Ngọc Ngoạn (2013) đã chỉ ra từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, “xanh hóa” nền kinh tế đã trở thành xu hướng trên thế giới, và đưa ra lý do Việt Nam cần đi theo xu hướng này. Để có thể hướng tới nền kinh tế xanh, với nguồn năng lượng tái tạo có sẵn như năng lượng gió, thủy điện, khí sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, Việt Nam
- 16 có thể khai thác và sử dụng nhằm hướng tới vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường (Nguyễn Đức Cường, 2012). Để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh thành công thì khung chính sách hỗ trợ cần phải phù hợp, đặc biệt là các biện pháp tài chính và cải cách chính sách quốc gia, hợp tác quốc tế thông qua thương mại, viện trợ, phát triển thị trường, hỗ trợ xây dựng năng lực và những bước cần thiết để vận động tài chính cho quá trình chuyển đổi (Trần Thanh Lâm, 2013). Các công trình nghiên cứu về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số thành quả tích cực trong việc triển khai chính sách tài khoá nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc ban hành nhiều quy định về hình thức ưu đãi thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong sản xuất ít gây hại cho môi trường, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ sạch vào quá trình sản xuất (Lê Thị Mai Liên, 2017). Tuy nhiên, chính sách thuế như thuế BVMT, thuế TNDN, thuế TTĐB của Việt Nam chưa được hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế đối với BVMT (Nguyễn Đình Chiến, 2017). Trong các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam, chính sách thuế được đánh giá là có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường: i) Giải quyết các vấn đề môi trường; (ii) Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; (iii) Các khoản thu thuế này góp phần làm tăng thu NSNN (Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2014). Các công trình nghiên cứu về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh Một số nghiên cứu liên quan đến chính sách đầu tư công, tài chính công cho mua sắm xanh và phát triển cơ sở hạ tầng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng để hướng tới nền kinh tế xanh thì Việt Nam cần phải tăng cường chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT (Lê Quang Thuận, 2016); (CIEM, 2015). Việc sử dụng chi ngân sách cho BVMT ở Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu sự điều phối, thống nhất và thiếu vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT để đảm bảo ngân sách nhà nước tập trung vào đúng đối tượng, đúng nội dung cần thiết (Lương Thu Thủy, 2021). Các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh
- 17 Nguồn tài chính cho tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hiện nay của Việt Nam dựa vào các chương trình, dự án có nguồn tài trợ quốc tế. Mặc dù phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam đã đạt được một số chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như khung pháp lý còn thiếu các quy định về tiêu chí thẩm định và số lượng các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh còn ít (Trần Thị Xuân Anh và Trần Thị Thu Hương, 2021; Phạm Xuân Hòe và các cộng sự, 2015). Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách mang tính định hướng nhằm phát triển trái phiếu xanh. Việc huy động tài chính xanh cho các dự án năng lượng tái tạo chủ yếu đến từ nguồn tín dụng xanh, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh và trái phiếu doanh nghiệp xanh (Phạm Tiến Đạt và Lê Minh Hương, 2020). Tuy nhiên, khung khổ pháp lý đối với phát triển trái phiếu xanh hiện nay ở Việt Nam còn nhiều khoảng trống, chưa có văn bản pháp lý cụ thể quy định và hướng dẫn về thị trường trái phiếu xanh (Trang Trần, 2018). Như vậy, những điểm học hỏi được từ nội dung của các nghiên cứu trước được tóm tắt như sau: Hướng tới nền kinh tế xanh ngày càng được thể hiện rõ nét trong các chiến lược phát triển kinh tế của các nước. Qua tổng hợp các phân tích tình hình nghiên cứu trước đó, có thể thấy các quốc gia, các nhà khoa học đã nhận thức sớm về kinh tế xanh. Các nghiên cứu tại nhiều tạp chí, tổ chức uy tín đã khẳng định được nền kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu của các nước nhằm đối phó với BĐKH và chính sách tài chính có vai trò quan trọng đối với quá trình hướng tới nền kinh tế xanh. Vì vậy, chính sách tài chính được rất nhiều học giả chứng minh là cần thiết để hướng tới nền kinh tế xanh. Có thể nói, chính sách tài chính là chính sách quan trọng để hướng tới nền kinh tế xanh trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nghiên cứu về các công cụ của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cho thấy đây là các công cụ quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của quá trình hướng tới nền kinh tế xanh. Do đó, luận án đưa vào phân tích thực trạng chính sách thu, chính sách chi và một số chính sách khác nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
- 18 của Việt Nam và một số nước. Đây là cơ sở quan trọng để luận án phân tích lựa chọn chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam ở Chương 4. Luận án đã kế thừa các công cụ tài chính hướng tới nền kinh tế xanh đã được các học giả trước đưa ra, cụ thể: các chính sách về thu, chính sách chi và một số chính sách khác. 3.3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam và trên thế giới chưa đánh giá một cách hệ thống chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, các nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu, đánh giá định lượng về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh chưa nhiều. Khoảng trống về mặt lý luận: Các công trình trước đây chưa đi sâu phân tích nội dung từng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, cũng như chưa đi sâu nghiên cứu mức độ tác động của từng chính sách đối với nền kinh tế xanh. Khoảng trống về mặt thực tiễn: Các nghiên cứu về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam mới chỉ nghiên cứu nhiều đến chính sách thuế cho nền kinh tế xanh, hoặc mới chỉ là ảnh hưởng của một số loại thuế đến nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc phát triển bền vững nói chung chứ chưa gắn liền với nền kinh tế xanh. Các nghiên cứu cũng chưa đi sâu phân tích và đánh giá một cách đầy đủ về mức độ tác động của chính sách tài chính hiện nay đối với nền kinh tế xanh nên những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của các chính sách đó còn chưa đẩy đủ. NCS cho rằng đây sẽ là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong việc xây dựng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Mỗi chính sách trong hệ thống chính sách tài chính của Việt Nam hiện nay đều có lồng ghép những nội dung gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, để các nội dung phân tích được tập trung, luận án đã căn cứ vào mục tiêu của nhà nước khi ban hành từng chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn