intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế "Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế; Cơ sở lý luận về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế; Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm; Thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế; Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Kinh tế quốc tế NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG Hà Nội – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9310106 NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quy TS. Trần Thị Lƣơng Bình Hà Nội – 2023
  3. i ̀ LƠI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án “Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế ̂ ̂ quốc tế” là công trình nghiên cứu khoa học đọc lạp của riêng tôi và chư a từng đư ơ ̣c công i bố ở Việt Nam và trên thế giới . Các thông tin, số liệu đư ơ ̣c thu thạp từ các nguồ n số liệu ̂ chính thức của các đơ n vi ,̣ tổ chức trong nư ớc và quố c tế và thông qua trực tiế p điề u tra thực đia. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách ̣ trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nế u sai, nghiên cứu sinh i i i i i xin chiu mo ̣i trách nhiệm./. ̣ Nghiên cứu sinh Nghiêm Thị Thúy Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin đư ơ ̣c chân thành bày tỏ lòng biế t ơ n sâu sắ c ngư ời hướng dẫn khoa học PGS, TS.Nguyễn Thị Quy và TS.Trần Thị Lương Bình vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình quý báu trong thời gian Nghiêncứu sinh thực hiện Luạn án , ̂ . Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin đư ơ ̣c trân tro ̣ng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh , đã ta ̣o điề u kiện về tinh thầ n và về t hời gian cho nghiên cứu sinh ; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đa ̣i ho ̣c ̂ ̂ ̂ và toàn bọ đọi ngũ cán bọ Khoa Sau Đa ̣i ho ̣c Trư ờng Đa ̣i ho ̣c Ngoa ̣i Thư ơng vì những hỗ trơ ̣, giúp đỡ cầ n thiế t cho nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luạn án . ̂ Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính - Ngân hàng vì đã ta ̣o điề u kiện vạt chấ t và tinh thầ n cho nghiên cứu sinh , các giảng viên ̂ Bộ môn Tiền tệ - Ngân hàng vì đã có những góp ý bổ ích khi nghiên cứu sinh thực hiện ̂ Luạn án. Đồng thời, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế Quốc tế vì những đóng góp, chỉ bảo quý báu cho đề tài Luận án. Cuố i cùng, Nghiên cứu sinh xin đư ơ ̣c trân tro ̣ng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cơ quan đã hỗ trơ ̣ , tạo điều kiện tố t nhấ t để Nghiên cứu sinh thực hiện luạn án. ̂ Trân trọng!
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………..…i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................11 1.1. Nghiên cứu liên quan đến mua sắm chính phủ.............................................................. 11 1.1.1. Về chi tiêu công, mối quan hệ giữa chi tiêu công và mua sắm chính phủ............. 11 1.1.2. Về khái niệm và quy mô mua sắm chính phủ............................................................. 12 1.2. Nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm quốc tế về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................................. 14 1.2.1. Về kinh nghiệm của một số quốc gia trong mua sắm chính phủ ............................ 14 1.2.2. Về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế ............................................ 15 1.3. Nghiên cứu liên quan đến mua sắm công bền vững/mua sắm công xanh ................... 18 1.4. Nghiên cứu liên quan đến mua sắm chính phủ của Việt Nam, cơ hội và thách thức đối với mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế......................... 18 1.4.1. Về mua sắm chính phủ của Việt Nam ......................................................................... 18 1.4.2. Cơ hội và thách thức đối với mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................................................................ 19 1.5. Đánh giá chung về kết quả chính của các công trình liên quan và khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................................................................... 20 1.5.1. Đánh giá chung ............................................................................................................... 22 1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................................. 23 1.6. Đóng góp của luận án ............................................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...........................................................................................26 2.1. Mua sắm chính phủ............................................................................................................... 26 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và đối tượng của mua sắm chính phủ............... 26 2.1.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động mua sắm chính phủ ........................................ 35
  6. iv 2.1.3. Phương thức mua sắm chính phủ và hình thức lựa chọn nhà thầu cung ứng hàng hóa, dịch vụ....................................................................................................................... 36 2.1.4. Vai trò của mua sắm chính phủ đối với nền kinh tế.................................................. 37 2.2. Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế........................................................ 40 2.2.1. Mua sắm chính phủ theo Hiệp định Mua sắm chính phủ của Tổ chức Thương mại thế giới ................................................................................................................................. 40 2.2.2. Mua sắm chính phủ theo các hiệp định thương mại tự do ...................................... 42 2.2.3. Mua sắm công bền vững/mua sắm công xanh theo Sáng kiến mua sắm công bền vững (SPPI) của Liên Hợp quốc...................................................................................... 43 2.2.4. Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ ....................... 44 2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm chính phủ................................................. 47 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng ................................................................................................. 47 2.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến mua sắm chính phủ................................................................................................................................................ 50 CHƢƠNG 3: MUA SẮM CHÍNH PHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......................................54 3.1. Thực trạng mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế tại một số quốc gia ......................................................................................................................................... 54 3.1.1. Căn cứ lựa chọn quốc gia nghiên cứu........................................................................... 54 3.1.2. Thực trạng mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế tại các quốc gia nghiên cứu .................................................................................................................................. 56 3.2. Một số bài học kinh nghiệm về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế rút ra từ các quốc gia nghiên cứu ................................................................................................ 79 3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý lĩnh vực mua sắm chính phủ theo chuẩn mực quốc tế ........................................................................................................ 79 3.2.2. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong mua sắm chính phủ.............................. 80 3.2.3. Lựa chọn nhà thầu cung ứng hàng hoá, dịch vụ chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi ....................................................................................................................... 81 3.2.4. Tăng cường hình thức mua sắm tập trung, tăng tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong mua sắm chính phủ ........................................................................................................ 81
  7. v 3.2.5. Giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động mua sắm chính phủ bởi cơ quan độc lập ................................................................................................................................................. 82 3.2.6. Tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực mua sắm chính phủ ......................... 82 Kết luận Chương 3 .................................................................................................................... 84 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..................................................................................85 4.1. Cơ sở pháp lý hiện hành của Việt Nam về mua sắm chính phủ .................................... 85 4.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................... 85 4.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước về mua sắm chính phủ ở Việt Nam ............................... 86 4.2. Thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế........... 87 4.2.1. Sơ lược về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam................................... 87 4.2.2. Thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn trước năm 2019 ......................................................................................................... 89 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030 ..................................................................................................................... 122 5.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động đến mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .................................................................................................... 122 5.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................................122 5.1.2. Bối cảnh trong nước .....................................................................................................123 5.2. Cơ hội và thách thức đối với mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.............................................................................................................................. 125 5.2.1. Cơ hội đối với mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................................. 125 5.2.2. Thách thức đối với mua sắm chính phủ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................................................127 5.3. Định hƣớng của Việt Nam về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 ............................................................................................... 129 5.3.1. Kiện toàn hệ thống pháp luật về mua sắm chính phủ hướng đến đồng bộ, tinh gọn và hiệu quả......................................................................................................................... 129
  8. vi 5.3.2. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực mua sắm chính phủ và hướng đến mua sắm xanh/bền vững ....................................................................................129 5.3.3. Tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực trong mua sắm chính phủ .........................129 5.3.4. Nâng cao tính hiệu quả trong mua sắm chính phủ .................................................130 5.3.5. Nâng cao tính tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm chính phủ.....................130 5.3.6. Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm trong mua sắm chính phủ ..........................................................................................................................131 5.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030 .......................................................................... 131 5.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................................131 5.4.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy tổ chức, thực hiện mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................................................................................138 5.5. Một số kiến nghị đối với nhà thầu và hiệp hội trong nƣớc nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030.................................................................................................................... 145 5.5.1 Kiến nghị đối với nhà thầu trong nước.......................................................................146 5.5.2 Kiến nghị đối với các hiệp hội ......................................................................................147 KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 151 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 157
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Asia - Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 1 APEC Cooperation châu Á Thái Bình Dương 2 CNTT Công nghệ thông tin The Comprehensive and Hiệp định Đối tác toàn diện và 3 CPTPP Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương Commonwealth Procurement 4 CPRs Quy tắc mua sắm liên bang Rules 5 CQMSCP Cơ quan mua sắm chính phủh 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước European - Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tự do 7 EVFTA Agreement, Việt Nam - EU 8 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Agreement on Government 10 GPA Hiệp định Mua sắm chính phủ Procurement 11 HH - DV Hàng hoá, dịch vụ 12 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 13 HNQT Hội nhập quốc tế 14 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế North American Free Trade Hiệp định Thương mại tự do 15 NAFTA Agreement Bắc Mỹ 16 NTNN Nhà thầu nước ngoài Bộ nguyên tắc không ràng Non-Binding Principles on 17 NBPs buộc đối với mua sắm chính Government Procurement. phủ 18 NCS Nghiên cứu sinh 19 NSNN Ngân sách nhà nước Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 20 OECD Cooperation and Development Kinh tế
  10. viii 21 QLNN Quản lý nhà nước Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế toàn i i i 22 RCEP Economic Partnership diện khu vực 23 SDR Special Drawing Rights Quyền rút vốn đặc biệt Sustainable Public Procurement Sáng kiến mua sắm công bền 24 SPPI Initiative vững Hiệp định Đối tác xuyên Thái 25 TPP Trans - Pacific Partnership Bình Dương UK-Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do 26 UKVFTA Agreement Việt Nam - Vương quốc Anh Liên đoàn Thương mại và Vietnam Chamber of Commerce Công nghiệp Việt Nam (tên 27 VCCI and Industry cũ: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh mua sắm chính phủ và mua sắm ở khu vực tư nhân ......................30 Bảng 2.2: So sánh xã hội hóa dịch vụ công và mua sắm dịch vụ công .......................32 Bảng 3.1. Thực trạng mua sắm chính phủ tại Anh năm 2014* ...................................60 Bảng 3.2: Mua sắm chính phủ ở Úc giai đoạn 2012-2021 ..........................................64 Bảng 3.3. Hình thức lựa chọn nhà thầu ở Úc...............................................................66 từ năm 2013/2014 đến năm 2017/2018 .......................................................................66 Bảng 3.4 Mua sắm chính phủ theo hình thức lựa chọn nhà thầu ở Hàn Quốc ............70 Bảng 3.5. Mua sắm chính phủ qua mạng ở Hàn Quốc ................................................71 Bảng 3.6. Mua sắm tập trung qua PPS tại Hàn Quốc ..................................................72 Bảng 4.1: Chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 ........................................90 Bảng 4.2: Thông tin về đấu thầu qua mạng ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 .........94 Bảng 4.3: Hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu quốc tế năm 2012, 2016 .......98 Bảng 4.4: Chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 ......................................100 Bảng 4.5: Thông tin về đấu thầu qua mạng ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 .......106
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Tỷ lệ % mua sắm chính phủ so với GDP và tổng chi tiêu công tại các nước OECD ...............................................................................................................................54 Hình 3.2: Tỷ lệ % mua sắm chính phủ so với GDP phân theo thu nhập của nhóm quốc gia .62 Hình 4.1: Số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng ..............................................103 giai đoạn 2019 - 2021 phân theo lĩnh vực ......................................................................103 Hình 4.2: Số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng ..............................................104 giai đoạn 2019 - 2021 phân theo hình thức ....................................................................104
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Mua sắm chính phủ (tức mua sắm của Chính phủ), hay mua sắm công (tiếng Anh gọi là public procurement) là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới chỉ hoạt động sử dụng nguồn vốn của Nhà nước để mua sắm hàng hóa, dịch vụ (HH - DV), công trình nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước hay phục vụ nhu cầu của xã hội hay một bộ phận lớn người dân. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quy định tại Hiệp định mua sắm chính phủ (Government procurement Agreement - GPA), mua sắm chính phủ chỉ hoạt động mua sắm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nêu, mua sắm chính phủ là hoạt động mua sắm HH - DV, công trình của Chính phủi vài doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Mua sắm chính phủ có thể hiểu là một chuỗi hoạt động bắt đầu từ khâu đánh giá, đề xuất nhu cầu mua sắm đến các khâu tổ chức đấu thầu, quản lý thầu và thanh toán hợp đồng mua sắm. Mua sắm chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của Chính phủ, chiếm tỷ lệ bình quân 15% GDP hoặc hơn của một quốc gia. Mua sắm chính phủ theo thỏa thuận của WTO bao gồm mua sắm HH - DVvà công trình xây dựng có giá trị lên đến 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm (WTO, 10/2015). Mua sắm chính phủ đã được thực hiện từ rất sớm tại những quốc gia phát triển trên thế giới, cụ thể như ở châu Âu (Anh...), châu Mỹ La tinh (Hoa Kỳ), châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông) châu Úc... Thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đã trở thành xu hướng chung và tất yếu tại phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quốc gia này đã trải qua nhiều cải cách quan trọng trong lĩnh vực mua sắm chính phủ nhằm đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn trong nước cũng như đòi hỏi từ quá trình HNKTQT. Khung pháp lý về mua sắm chính phủ của các quốc gia được hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc trong mua sắm (như công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, giá trị đồng tiền…) và tăng cường mua sắm tập trung, mua sắm qua mạng, đấu thầu rộng rãi cũng như giám sát và hội nhập lĩnh vực mua sắm chinh phủ... qua đó, góp phần gia tăng hiệu quả trong chi tiêu công. Trong hội nhập đa phương, GPA của WTO đã ra đời năm 1994 và là một trong số các hiệp định quan trọng nhất của tổ chức này, chủ yếu tập trung vào nguyên tắc đối xử quốc gia, không phân biệt đối xử, đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh
  14. 2 trong mua sắm, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của Chính phủ. Hiện đã có 48 quốc gia trên thế giới chính thức tham gia GPA. Trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do (FTA), mua sắm chính phủ cũng là mảng nội dung quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm. Quy định bắt buộc mở cửa thị trường mua sắm chính phủ đối với các bên tham gia ký kết các FTA mở ra một thị trường rộng lớn hơn với các cơ hội cạnh tranh công bằng hơn cho doanh nghiệp của các nước thành viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm “Mua sắm chính phủ”, “Mua sắm công” ít được sử dụng mà được truyền tải qua khái niệm đấu thầu. Năm 2013, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được ban hành năm 2013 với tư cách là luật chung, đã pháp điển hóa các quy định về mua sắm chính phủ nói chung, khắc phục những mâu thuẫn, trùng lắp giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng một lĩnh vực và bảo đảm tính minh bạch, nhất quán của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong toàn bộ quá trình thực hiện các hoạt động này. Việt Nam hiện mới chỉ có những bước đi đầu tiên, mang tính nền tảng trong tiến trình phát triển lĩnh vực mua sắm chính phủ so với các nước phát triển và thông lệ chung của quốc tế. Đấu thầu rộng rãi là hình thức mua sắm chiếm tỷ lệ cao nhất về tổng số gói thầu cũng như tổng giá trị trúng thầu; phương thức mua sắm tập trung, trực tuyến được triển khai tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, trực tiếp góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ; hiệu quả của hoạt động đấu thầu (tỷ lệ tiết kiệm) từng bước được cải thiện, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (NSNN)… Mặc dù vậy, pháp luật về đấu thầu vẫn tồn tại những quy định chưa đồng bộ, nhất quán so với các luật chuyên ngành và chưa được giải quyết triệt để, đã gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình thực hiện; số lượng dự án chỉ định thầu còn chiếm tỷ lệ cao; số lượng nhà thầu dự thầu mạng chưa cao nên chưa phát huy tối đa tính cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh tế từ đấu thầu qua mạng; sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, hàng hóa, sản phẩm cũng như sự công khai, minh bạch trong mua sắm chính phủ ở Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế, thậm chí chính sự bưng bít thông tin, cơ chế “xin - cho” trong nhiều năm đã dần triệt tiêu tính cạnh tranh lành mạnh và là nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thất thoát vốn của Nhà nước trong đầu tư. Lĩnh vực mua sắm chính phủ của Việt Nam vẫn đóng cửa với nhà thầu nước ngoài (NTNN) cho đến khi Hiê ̣p định Đố i tác toàn diê ̣n và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Cụ thể, Luật Đấu thầu 2013 (Điều 15) mới chỉ cho phép thực hiện đấu thầu quốc tế trong một số trường hợp có liên quan đến việc sử dụng vốn vay ODA, vốn vay quốc tế (kèm yêu cầu của đối tác). Theo đó, việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện khi: (i) Nhà tài trợ vốn yêu cầu thực hiện đấu thầu quốc tế; (ii) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà ở trong nước không hoặc chưa sản xuất được hay sản
  15. 3 xuất được song chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cũng như giá thành. Đối với diện hàng hóa phổ thông, đã được nhập khẩu, chào bán tại Việt Nam không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii) Gói thầu cung ứng dịch vụ mà nhà thầu trong nước chưa đủ khả năng để đáp ứng những yêu cầu thực hiện gói thầu. Trong HNKTQT, Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập, cụ thể đã gia nhập WTO từ năm 2006 và song mới chỉ là quan sát viên của GPA từ cuối năm 2012 (chưa chính thức gia nhập GPA). Từ bài học kinh nghiệm của một số quốc gia khi gia nhập GPA cho thấy, phần lớn các nước đều cần một quãng thời gian tương đối dài để chuẩn bị cho việc gia nhập GPA. Từ khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, sự khác biệt giữa các quy định của GPA với những quy định về mua sắm chính phủ trong nước cho thấy, Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đủ điều kiện để sẵn sàng trở thành thành viên chính thức của GPA. Trong khuôn khổ các FTA, tính đến tháng 1/2023, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 17 FTA song phương và đa phương, trong đó 15 FTA đã đang trong giai đoạn thực thi. Việt Nam đã ký cam kết mở cửa, hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ trong CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Cùng với xu hướng HNKTQT trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đứng trước yêu cầu tiến hành đàm phán vấn đề mua sắm tại các FTA khác trong tương lai không xa. Hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ theo CPTPP, EVFTA và UKVFTA được coi là bước tiến mang tính tiền đề, thí điểm cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập lĩnh vực này ở phạm vi rộng hơn. Mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT có xu hướng ngày càng sâu rộng cũng đứng trước nhiều yêu cầu và thách thức mới, đặc biệt khi các hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA có nội dung về mua sắm chính phủ đều đã chính thức có hiệu lực (từ 14/01/2019 và 01/5/2021). Để thống nhất pháp luật về mua sắm chính phủ theo các FTA đã ký kết, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2020/NĐ- CP1 và tháng 01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2022/NĐ-CP2. Sau hơn 03 năm chính thức có hiệu lực, việc tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm theo các quy định của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và Nghị định số 09/2022/NĐ-CP hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng, khó khăn, thách thức đối với cơ quan quản lý, cơ quan mua sắm chính phủ (CQMSCP) và nhà thầu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc vận dụng hiệu quả các biện 1 Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua i i i i i i sắm theo CPTPP (gọi tắt là Nghị định số 95/2020/NĐ-CP) 2 Nghị định số 09/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo CPTPP, EVFTA, UKVFTA (gọi tắt i i i là Nghị định số 09/2022/NĐ-CP) i i
  16. 4 pháp ưu đãi trong nước, ưu đãi giải quyết tranh chấp trong giai đoạn quá độ cũng đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam. Mặc dù vậy, ở trong nước, hiện nay mới chỉ có rất ít bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề mua sắm chính phủ, xu hướng mua sắm chính phủ trong HNKTQT... Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án “Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mua sắm chính phủ, phân tích, đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới trong hội nhập, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về mua sắm chính phủ, đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 2.2. Các câu hỏi nghiên cứu chính 1. Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm chính phủ? Tiêu chí nào đánh giá mức độ HNKTQT của lĩnh vực mua sắm chính phủ? 2. Các quốc gia trên thế giới đã thực hiện mua sắm chính phủ trong HNKTQT như thế nào và bài học kinh nghiệm nào rút ra cho Việt Nam? 3. Thực trạng mua sắm chính phủ trong HNKTQT ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đã đạt được kết quả gì? Vấn đề gì còn tồn tại, vướng mắc cần giải quyết? 4. Giải pháp, kiến nghị nào thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030? 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mua sắm chính phủ. - Nghiên cứu kinh nghiệm mua sắm chính phủ ở một số quốc gia trên thế giới trong HNKTQT và rút ra một số bài học. - Phân tích, đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ ở Việt Nam trong HNKTQT,
  17. 5 điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với CQMSCP và nhà thầu của Việt Nam trong thực hiện cam kết hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn mua sắm chính phủ trong HNKTQT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ các nội dung về mua sắm chính phủ trong HNKTQT. Về không gian: Luận án nghiên cứu, phân tích thực trạng mua sắm chính phủ ở Việt Nam và 04 quốc gia (Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc). Trong phần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, NCS lựa chọn 04 quốc gia ở các khu vực khác nhau, có quá trình phát triển và đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội (KT - XH), trình độ phát triển và hội nhập quốc tế (HNQT) trong lĩnh vực mua sắm chính phủ khác biệt (Anh, Úc, Hàn Quốc đã gia nhập GPA, có bề dày kinh nghiệm; Trung Quốc chưa gia nhập GPA, chưa hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ trong khung khổ FTA). Bên cạnh đó, mô hình mua sắm tập trung của Anh và hệ thống mua sắm qua mạng của Hàn Quốc là những bài học điển hình được nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo, học hỏi. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (VNEPS) của Việt Nam được xây dựng và triển khai từ năm 2009 trên cơ sở chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc (KONEPS) do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ ở Việt Nam trong HNKTQT từ năm 2012 đến năm 2022 và đề xuất giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ ở Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 4. Khung phân tích của luận án Để làm rõ các nội dung nghiên cứu, luận án dựa trên khung phân tích dưới đây: Phần cơ sở lý luận hệ thống hóa lý thuyết về mua sắm chính phủ. Kinh nghiệm quốc tế cung cấp thực trạng mua sắm chính phủ trong HNKTQT tại một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm (về khung pháp lý; lĩnh vực và phương thức mua sắm; nguyên tắc, hình thức mua sắm; HNQT và mua sắm xanh), cụ thể là kinh nghiệm của Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc.
  18. 6 Phân tích, đánh giá thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT (khung pháp lý; lĩnh vực và phương thức mua sắm; nguyên tắc mua sắm; hình thức, hiệu quả mua sắm chính phủ; HNQT…). Phân tích SWOT được thực hiện để nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra cho các CQMSCP và nhà thầu Việt Nam khi thực hiện cam kết hội nhập lĩnh vực mua sắm chính phủ. Nghiên cứu tình huống để minh họa cho một số trường hợp sai phạm điển hình trong công tác đấu thầu mua sắm ở Việt Nam thời gian qua. i Như vậy, khi hệ thống lại nội dung khoa học từ 03 luồng phân tích: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cùng với thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT, luận án đề xuất các giải pháp, kiến nghị thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. SƠ ĐỒ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN NGUYÊN TẮC HỘI NHẬP LĨNH VỰC, QUỐC TÊ KHUNG MUA SẮM PHƢƠNG PHÁP LÝ THỨC MUA SẮM MUA SẮM HÌNH THỨC XANH MUA SẮM MUA SẮM CHÍNH PHỦ MUA SẮM CHÍNH PHỦ i MUA SẮM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CƠ SỞ CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC KINH LÝ TRONG i NGHIỆM GIẢI PHÁP, LUẬN HỘI NHẬP KIẾN NGHỊ KINH TẾ QUỐC TẾ THỰC TRẠNG MUA SẮM CHÍNH PHỦ CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP NHÂN TỐ KINH TẾ QUỐC TẾ ẢNH HƢỞNG LĨNH VỰC, HIỆU QUẢ i PHƢƠNG HÌNH THỨC THỨC MUA SẮM MUA SẮM KHUNG HỘI NHẬP i PHÁP LÝ NGUYÊN TẮC QUỐC TÊ MUA SẮM Nguồn: Tác giả xây dựng
  19. 7 Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp về thực trạng mua sắm chính phủ của Việt Nam và các nước trên thế giới được NCS thu thập từ nguồn báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng thế giới (WB), WTO, OECD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) … và trang thông tin chính thức liên quan đến mua sắm chính phủ của các quốc gia Anh (EU), Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc… Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 102 CQMSCP, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế - tài chính trong năm 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tăng cường tính bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về mua sắm chính phủ trong HNKTQT. Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu mức độ phát triển lĩnh vực mua sắm chính phủ của một số nước trên thế giới. - Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để phân tích, đánh giá một số trường hợp điển hình trong mua sắm chính phủ ở Việt Nam. - Phương pháp tham vấn, điều tra, khảo sát thực tế về sự hiểu biết chung đối với vấn đề mua sắm chính phủ trong HNKTQT; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của CQMSCP, doanh nghiệp nhà thầu Việt Nam khi thực hiện các cam kết mở cửa, hội nhập lĩnh vực này. - Phương pháp phân tích SWOT được lồng ghép vào Phiếu khảo sát cho các đối tượng khác nhau đến từ các bộ ngành, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học... trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, đánh giá nhận thức chung về tình hình mua sắm chính phủ, tình hình tham gia hoạt động mua sắm chính phủ; đưa ra nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra đối với nhà thầu trong nước, CQMSCP trong thực hiện cam kết hội nhập. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế, thực trạng Việt Nam, kết hợp với kết quả khảo sát, luận án đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động mua sắm chính phủ của Việt Nam trong HNKTQT thời gian tới. Trong phần viết này, NCS chủ động nêu khái quát một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nhà thầu trong nước, CQMSCP khi thực hiện cam kết hội nhập để đưa vào nội dung khảo sát. Kết quả khảo sát sẽ được NCS lồng ghép vào nội dung liên quan trong Chương 5 và cụ thể tại Phụ lục của luận án.
  20. 8 Điểm mạnh Nhà thầu trong nƣớc Cơ quan mua sắm - Am hiểu về thị trường nội địa - Am hiểu về các nhà cung ứng truyền - Uy tín thống tại thị trường nội địa - Chất lượng - Kinh nghiệm trong thực hiện các gói thầu mua sắm - Dịch vụ hậu mãi - Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn - Khác…. về mua sắm chính phủ - Đội ngũ nhân sự có trình độ về tiếng Anh, CNTT - Khác… Điểm yếu Nhà thầu trong nƣớc Cơ quan mua sắm - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Am hiểu về các nhà cung ứng mới trong - Hiểu biết và thông tin về đối thủ cạnh nội khối tranh - Kinh nghiệm trong thực hiện các gói thầu - Kinh nghiệm trong tham gia đấu thầu mua sắm quốc tế cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế; - Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn - Quy định về mua sắm chính phủ trong về hội nhập mua sắm chính phủ phạm vi các FTA tham gia ký kết hoặc các - Đội ngũ nhân sự có trình độ về tiếng thông lệ quốc tế về mua sắm chính phủ Anh, CNTT - Đội ngũ có trình độ tiếng Anh chuyên - Hạ tầng CNTT ngành và CNTT - Khác… - Khác…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2