intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM QUỐC QUYẾT SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA NÔNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Đỗ Huy Hà 2. TS Đỗ Văn Nhiệm HÀ NỘI - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Quốc Quyết
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 2. Diễn đàn kinh tế thế giới WEF 3. Hàng hóa nông sản HHNS 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 5. Hiệp định thương mại tự do FTA 6. Hợp tác xã HTX 7. Khoa học và công nghệ KH&CN 8. Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN AFTA 9. Năng lực cạnh tranh NLCT 10. Ngân hàng thế giới WB 11. Nhà xuất bản Nxb 12. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT 13. Sản xuất kinh doanh SXKD 14. Sức cạnh tranh SCT 15. Tổ chức thương mại thế giới WTO
  4. MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án 19 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 26 Chương 2. LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 31 NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề chung về hàng hóa nông sản và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam 31 2.2. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam 42 2.3. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản ở một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam 53 Chương 3. THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA NÔNG SẢN VIỆT NAM 71 3.1. Ưu điểm và hạn chế về sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam 71 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam thời gian tới 105 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA NÔNG SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 120 4.1. Quan điểm về nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam 120 4.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam thời gian tới 127 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 175
  5. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TT Tên bảng Trang 01. Bảng 3.1. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam so với Thái Lan từ năm 2011 - 2019 77 02. Bảng 3.2. Giá gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2011 - 2019 78 03. Bảng 3.3. So sánh chi phí sản xuất cà phê của Việt Nam với 79 một số nước năm 2019 04. Bảng 3.4. Giá cà phê xuất khẩu của các nước xuất khẩu cà phê 80 hàng đầu thế giới 05. Bảng 3.5. So sánh chi phí sản xuất trung bình một số loại quả 80 của Việt Nam với một số nước năm 2019 06. Bảng 3.6. So sánh chi phí chăn nuôi lợn Việt Nam với một số 82 nước năm 2019 07. Bảng 3.7. So sánh giá thịt lợn hơi trung bình các tháng trong năm 83 2019 các khu vực trong nước của Việt Nam với Trung Quốc 08. Bảng 3.8. So sánh chi phí chăn nuôi gia cầm Việt Nam với một 84 số nước năm 2019 09. Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa sản xuất và sản 89 lượng gạo xuất khẩu Việt Nam từ năm 2011 - 2019 10. Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất và sản 91 lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2011 - 2019 11. Bảng 3.11. Kim ngạch và thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam 93 2011 - 2019 12. Bảng 3.12. Sản lượng sản xuất, sản lượng xuất khẩu, nhập 93 khẩu, thị phần thịt lợn hơi xuất khẩu Việt Nam 2011 - 2019 13. Bảng 3.13. Sản lượng sản xuất, sản lượng xuất khẩu, nhập 95 khẩu, thị phần thịt gia cầm xuất khẩu Việt Nam 2011 - 2019 Tên hình 14. Hình 3.1. Cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam so 97 với Thái Lan năm 2019 15. Hình 3.2. Tỷ trọng lao động trong tổng chi phí sản xuất lúa của 100 các nước.
  6. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại hiện nay, thị trường tiêu thụ hàng hóa đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Vấn đề cạnh tranh ở tầm quốc tế của sản phẩm hàng hóa trở thành đề tài nóng bỏng và cấp thiết đối với mọi quốc gia. Các nước, một mặt kêu gọi tự do hóa mậu dịch, mặt khác lại có những chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, làm cho thương mại quốc tế bị bóp méo, gây ra sự bất đồng trong các cuộc đàm phán. Thực chất của những chính sách thương mại này đều nhằm mục đích nâng cao SCT của hàng hóa sản xuất trong nước ở trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Lĩnh vực được bảo hộ và gây tranh cãi nhiều nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số người dân sống ở nông thôn và làm nghề sản xuất nông nghiệp. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói chung; sản xuất, xuất khẩu, nâng cao SCT của HHNS nói riêng, luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020, Đảng ta xác định: “Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, mở rộng xuất khẩu” [41, tr.195-196]. Thực tiễn, trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, năng suất, chất lượng và SCT của HHNS nói riêng, đã đạt được những kết quả quan trọng; từ một nước thiếu lương thực nay đã vươn lên trở thành một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Nhiều HHNS đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển nông thôn, làm cơ sở ổn định phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, SCT của một số mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp so với nông sản cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này được biểu hiện cụ thể: chất lượng tuy
  7. 6 đã được cải thiện song vẫn còn ở mức thấp so với các nước có nền nông nghiệp phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường; chi phí sản xuất vẫn ở mức cao so với những lợi thế vốn có của đất nước; giá trị gia tăng thấp; sản lượng không ổn định; thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, thị phần còn nhỏ nhất là trên thị trường các nước phát triển Mỹ, EU, Nhật Bản; số sản phẩm có thương hiệu còn ít,.. Những hạn chế trên cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng “Mất mùa được giá, được mùa rớt giá” thường xuyên diễn ra, gây thất thoát, lãng phí cả về vật chất và tinh thần cho người sản xuất, nhất là bà con nông dân, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, HHNS Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn với HHNS của các nước trên thế giới, kể cả ở thị trường trong nước. Nguy cơ “Thua trên sân nhà” sẽ xảy ra nếu như chúng ta không có các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao SCT cho HHNS. Vì vậy, nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế vừa là tất yếu khách quan, vừa là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế nhanh, bền vững, những năm trước mắt cũng như lâu dài. Việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn, đề xuất những quan điểm, giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trong thời gian tới là một vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về SCT của HHNS Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
  8. 7 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến SCT của HHNS và tìm ra khoảng trống khoa học mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. Làm rõ cơ sở lý luận về SCT của HHNS Việt Nam, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia về nâng cao SCT của HHNS thời gian qua, rút ra bài học cho Việt Nam có thể tham khảo. Phân tích những ưu điểm, hạn chế; chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế; rút ra những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng SCT của HHNS Việt Nam để làm cơ sở đề ra quan điểm, giải pháp nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trong thời gian tới. Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao SCT của hàng hóa nông sản Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về SCT của HHNS với tư cách là cạnh tranh của sản phẩm ở cấp độ quốc gia Việt Nam, trong mối tương quan so sánh với sản phẩm cùng loại của quốc gia khác dưới góc độ nghiên cứu của khoa học Kinh tế chính trị. Hàng hóa nông sản mà luận án nghiên cứu là các sản phẩm của nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, không nghiên cứu lâm sản và thủy sản). Trong đó đi sâu nghiên cứu SCT của 5 mặt hàng là gạo, cà phê, rau quả, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm. Đây là 5 sản phẩm trong số 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo Thông tư 37/2018 của Bộ NN&PTNT, đại diện cho các mặt hàng đã, đang và sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu SCT của HHNS Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế (tập trung vào thị trường xuất khẩu là chủ yếu; đối thủ cạnh tranh là những sản phẩm nông sản cùng loại của các quốc gia khác đang cạnh tranh với sản phẩm của Việt Nam trên thị trường). Phạm vi thời gian: Luận án khảo sát từ năm 2011 đến năm 2019.
  9. 8 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế hàng hóa, nông nghiệp hàng hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ sở thực tiễn Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh nghiệm về nâng cao SCT của HHNS ở một số quốc gia; thực trạng SCT của HHNS Việt Nam thông qua các số liệu, tư liệu đã được công bố của các bộ, ban, ngành, địa phương có liên quan ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019 và kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến luận án. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành; trong đó chú trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh và phương pháp chuyên gia. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Sử dụng phương pháp này, luận án không đi sâu vào nghiên cứu hết các nội dung, tiêu chí đánh giá SCT của tất cả các mặt hàng nông sản mà chỉ tập trung vào 4 tiêu chí là: chất lượng, giá cả, thương hiệu và thị phần của 5 nhóm mặt hàng chính là: gạo, cà phê, rau quả, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm. Đây là những nội dung, tiêu chí đánh giá cơ bản về SCT của hàng hóa và những mặt hàng chủ lực đại diện, mà khi nghiên cứu sẽ phản ánh được tương đối đầy đủ bản chất cốt lõi về SCT của HHNS Việt Nam theo phạm vi nghiên cứu. Phương pháp này áp dụng ở chương 2 để phân tích làm rõ quan niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến SCT của HHNS; đồng thời, cũng được sử dụng trong khảo sát, khái quát hóa những kinh nghiệm về nâng cao SCT của HHNS ở các quốc gia thành những bài học cho Việt Nam có thể tham khảo.
  10. 9 Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: Được sử dụng ở chương 2 để xây dựng khung lý luận; sử dụng ở chương 3 để đánh giá thực trạng SCT của HHNS Việt Nam; sử dụng trong chương 4 để cụ thể hóa các quan điểm thành các giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn SCT của HHNS Việt Nam. Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong chương 1 của luận án để đánh giá, khái quát hóa các công trình khoa học đã công bố, từ đó rút ra những vấn đề mà luận án có thể kế thừa, phát triển. Phương pháp này, cũng được sử dụng trong chương 3 và chương 4, để phân tích thực trạng SCT của HHNS Việt Nam, rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết, làm rõ nội dung quan điểm và luận giải các giải pháp nâng cao SCT của HHNS Việt Nam thời gian tới. Phương pháp thống kê - so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận án, nhằm phân tích, tổng hợp, xử lý các số liệu, tư liệu đã thu thập, so sánh số liệu qua từng năm hoặc so với các quốc gia khác để minh chứng, làm rõ những thành tựu, hạn chế SCT của HHNS Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án được thực hiện thành công sẽ có những đóng góp mới về khoa học, như: Đã đưa ra và làm rõ quan niệm, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến SCT của HHNS Việt Nam, dưới góc độ tiếp cận của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Phân tích, đánh giá thực trạng SCT của HHNS Việt Nam; xác định nguyên nhân và chỉ ra bốn vấn đề bức thiết cần tập trung giải quyết nhằm nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trong thời gian tới. Luận án đã đề xuất được hệ thống gồm năm quan điểm và năm giải pháp nâng cao SCT của HHNS Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án bước đầu góp phần bổ sung làm rõ hơn về lý luận SCT của HHNS Việt Nam, nâng cao hiệu quả quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương
  11. 10 của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung, nâng cao SCT của HHNS nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở một số môn học, khối ngành kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp và những môn học khác liên quan. Luận án là những gợi ý khoa học để các vùng, các địa phương, các nhà quản lý, các chủ thể sản xuất, kinh doanh HHNS có thể tham khảo. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  12. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh, sức cạnh tranh của quốc gia, của ngành, của doanh nghiệp và sản phẩm Michael E. Porter (1980), Competitive Strategy - Techniques for Analyzing Industries and Competitors (Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh) [140]. Trong tác phẩm này Michael E. Porter đã đưa ra những kỹ thuật để phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, trong đó đặc biệt Porter đã phân tích làm rõ cơ cấu của ngành, những yếu tố quyết định sức cạnh tranh trong ngành (gồm 5 yếu tố quan trọng là: Nhà cung cấp, khách hàng, các sản phẩm dịch vụ thay thế, những đối thủ tiềm năng và cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành), chu kỳ sống của sản phẩm, khung phân tích và dự báo sự vận động của ngành. Theo Micheal Porter: Tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của nền kinh tế là năng suất sản xuất của quốc gia, đây cũng là yếu tố chủ yếu của sự phát triển bền vững và cũng là yếu tố căn bản biểu thị mức thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước. Do vậy mỗi chủ thể trong nền kinh tế muốn nâng cao SCT phải không ngừng nâng cao năng suất sản xuất, bằng cách liên tục cải tiến và đổi mới. Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance (Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì hiệu suất cao) [141]. Trong tác phẩm này, trên cơ sở quan niệm về chuỗi giá trị, Porter phân tích quá trình tạo nên giá trị và tạo lập lợi thế cạnh tranh của sản phẩm từ khi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Theo Porter: Chuỗi giá trị là tổng thể những hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó; tác giả cho rằng, trong chuỗi giá trị bao gồm có 9 hoạt động (5 hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ). Các hoạt động cơ bản bao gồm một chuỗi những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào; gia công sản
  13. 12 phẩm; phân phối sản phẩm; hoạt động bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Những hoạt động cơ bản đó trực tiếp liên quan đến luồng di chuyển của quá trình tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Các hoạt động bổ trợ bao gồm: Hoạt động quản trị thu mua và kiểm soát quá trình lưu chuyển vật tư qua chuỗi giá trị; nghiên cứu và phát triển (R&D); Hoạt động quản trị nguồn nhân lực;… Hoạt động bổ trợ tuy không trực tiếp liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng cho sản phẩm, nhưng chúng lại tham gia vào toàn bộ quá trình tạo ra giá trị của các hoạt động cơ bản và có chức năng trợ giúp cho các hoạt động cơ bản. Để tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa và tạo lợi thế cạnh tranh ở tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia) [142]. Trong cuốn sách này Porter đã đưa ra mô hình kim cương, đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến SCT và sự thịnh vượng của một quốc gia như: Điều kiện cầu; sự ngẫu nhiên; vai trò chính phủ; điều kiện yếu tố sản xuất; các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của các công ty. Ngoài ra cuốn sách cũng bàn về lợi thế của các doanh nghiệp, Porter cho rằng một doanh nghiệp có SCT cao thì có thể có những ưu thế hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác, như: Thị phần, quy mô hoạt động, uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, giá thành sản phẩm, hiệu quả của mạng lưới bán hàng, đầu tư cho tiếp thị, năng lực nghiên cứu và phát triển và năng lực quản lý và điều hành. John H. Dunning (1993), “Internationalizing Porter ’s diamond” (Quốc tế hóa mô hình kim cương của Porter) [138]. Trong bài báo Dunning đã mở rộng mô hình kim cương của Porter trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tác giả cho rằng mô hình kim cương đã cũ không còn chính xác cho việc đánh giá SCT của các quốc gia, của ngành trong bối cảnh trao đổi thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế. Vì
  14. 13 vậy Dunning đã đưa thêm nhân tố đầu tư nước ngoài vào mô hình kim cương của Porter để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến SCT của quốc gia và của ngành. Alvin G. Wint (2000), Competitiveness in Small Developing Economies: Insights from the Caribbean (Năng lực cạnh tranh trong các nền kinh tế đang phát triển nhỏ: Những hiểu biết từ vùng biển Caribbean) [121]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra: Các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển đã ý thức sâu sắc về những thách thức được tạo ra bởi sự hội nhập ngày càng tăng của thị trường vốn, lao động, sản phẩm và thông tin. Các nhà hoạch định chính sách từ các nền kinh tế này, đã tìm kiếm một phản ứng hai chiều để tham gia vào quá trình hội nhập, đó là: Nỗ lực vận động hành lang ngày càng tăng cho các nền kinh tế này được điều chỉnh đặc biệt, hoặc công bằng hơn trong các cuộc đối thoại hội nhập thị trường và cải thiện SCT nền kinh tế của họ. Tác giả đã đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức liên quan đến SCT ngày càng tăng ở các nền kinh tế nhỏ, đang phát triển dựa trên nghiên cứu được tiến hành ở vùng biển Caribbean. Thông qua đó tác giả chỉ ra những hoạt động cần thiết để nâng cao SCT như: Điều chỉnh chính sách vĩ mô của chính phủ; cải thiện môi trường đầu tư; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, linh hoạt. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu [34]. Đây là công trình nghiên cứu của Giáo sư Bạch Thụ Cường, Hội trưởng Hội nghiên cứu các tổ chức Thương mại thế giới, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc ấn hành năm 2000. Cuốn sách được Nguyễn Trình và Lưu Thị Thìn dich sang tiếng Việt, được Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2002. Nội dung cuốn sách được chia làm 4 chương. Chương 1, tác giả đã khái quát một số vấn đề về cạnh tranh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Chương 2, tác giả đã phân tích về sự thay đổi của lý luận cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế; trong phần này, tác giả đã hệ thống các lý luận canh tranh từ lý luận cạnh tranh cổ điển như: (lý luận cạnh tranh của Adam Smith, John Stuart Mill, Darwin, của C.Mác và mô hình tâm lý), lý luận cạnh tranh
  15. 14 hiện đại (Lý luận cạnh tranh trường phái cổ điển- mới, trường phái Áo và của Michael Porter). Từ hệ thống các lý luận về cạnh tranh, tác giả đã phân tích về sự thay đổi quan niệm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Chương 3, tác giả giới thiệu về tiền đề, biện pháp và mục tiêu của chính sách cạnh tranh, tiếp đó tiến hành phân tích hiệu ứng thực thi chính sách cạnh tranh và quan hệ giữa chính sách cạnh tranh với các chính sách kinh tế khác. Chương 4, tác giả tập trung phân tích sự hình thành lý luận cạnh tranh quốc tế và sự lựa chọn chính sánh cạnh tranh ở Trung Quốc. Ambastha & Momaya (2004), Competitiveness of firms: review of theory, frameworks and models (Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: đánh giá lý thuyết, khuôn khổ và mô hình) [122]. Trong nghiên cứu của mình Ambastha và Momaya đã đưa ra lý thuyết, khung phân tích mô hình để làm rõ SCT ở cấp độ doanh nghiệp. Theo đó SCT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó là: Nguồn lực (tài sản của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, cấu trúc, trình độ công nghệ, văn hóa); quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình tiếp thị, quy trình công nghệ); hiệu suất (chi phí, thị phần, giá cả và phát triển sản phẩm mới). Arnis Sauka (2014), Measuring the Competitiveness of Latvian Companies (Đo lường tính cạnh tranh của các công ty Latvia) [123]. Ở bài viết này Sauka đã trình bày kết quả nghiên cứu về SCT của các công ty ở Latvia, tác giả đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến SCT ở cấp doanh nghiệp, bao gồm: Năng lực tiếp cận các nguồn lực; nguồn lực tài chính; chiến lược kinh doanh; năng lực làm việc của nhân viên; tác động của môi trường; năng lực kinh doanh so với đối thủ; sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. BRICS (2017), Innovative Competitiveness Report - Research Series on the Chinese Dream and China’s Development Path (BRICS Báo cáo cạnh tranh sáng tạo năm - Các nghiên cứu về giấc mơ Trung Quốc và con đường phát triển của Trung Quốc) [128]. Báo cáo của Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm 3 phần: Phần tổng hợp, phần báo cáo của các quốc gia trong khối và phần chuyên đề. Phần báo cáo tổng hợp đã đưa ra dự đoán 5 năm tới
  16. 15 sẽ chứng kiến 5 quốc gia trong khối tiếp tục cải thiện khả năng cạnh tranh sáng tạo quốc gia. Trung Quốc và Nga duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ vừa phải, Brazil và Nam Phi dần dần tăng tốc. Khả năng cạnh tranh sáng tạo quốc gia của năm quốc gia trong khối sẽ giữ cho tăng trưởng ổn định vào năm 2030. Đồng thời trình bày một phân tích toàn diện về tình hình hiện tại, những thành tựu của hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI: science technology and innovation) giữa Trung Quốc và các nước BRICS khác, đề xuất các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác STI nhằm cung cấp đầu vào quyết định, có giá trị cho các quốc gia BRICS để thúc đẩy cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia của họ. Phần Báo cáo của các quốc gia: tập trung phân tích và đưa ra dự đoán về khả năng cạnh tranh sáng tạo quốc gia của các nước BRICS dựa trên một cuộc khảo sát về sự phát triển STI của họ và sự hợp tác STI trong khuôn khổ BRICS. Phần Báo cáo chuyên đề: tập trung vào bốn lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến STI như: kinh tế kỹ thuật số (bao gồm tài chính, năng lượng và nông nghiệp); phân tích chi tiết về phát triển STI; tiềm năng của các quốc gia trong khu vực có liên quan và khả năng cạnh tranh sáng tạo quốc gia của các nước BRICS. Ngoài các công trình nghiên cứu đã nêu trên, có thể nói hiện nay những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trên thế giới về SCT rất phong phú, như nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)... Các lý thuyết cạnh tranh hiện đại đều tập trung nghiên cứu về vai trò của cạnh tranh, đề cập và lượng hóa những tiêu chí đánh giá SCT và những biện pháp nâng cao SCT cho các chủ thể trên thị trường, trong đó cách tiếp cận của WEF và của M. Porter về cạnh tranh và SCT được hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận. Theo cách tiếp cận của WEF thì SCT quốc gia được hợp bởi nhiều nhân tố đó là: Thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, năng suất lao động và quy mô thị trường… Trong đó, SCT của doanh nghiệp nội địa là một chỉ số quan trọng để đánh giá SCT quốc gia. Vai trò của từng yếu tố phản ánh những điều kiện thuận lợi, hạn chế cụ thể đến SCT của quốc gia cũng như của doanh
  17. 16 nghiệp và được cho điểm tính theo thang điểm thứ tự số lượng các quốc gia được xem xét trên cơ sở tham khảo ý kiến các tổ chức kinh tế hàng đầu trên thế giới. Tập hợp các chỉ số trên phản ánh kết quả xếp hạng SCT hàng năm của các nền kinh tế trên thế giới [45, tr.12-13]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp và của hàng hóa nông sản S. Sachdev (1993), International Competitiveness and Agricultural Export of India (Khả năng cạnh tranh quốc tế và xuất khẩu nông sản của Ấn Độ) [149]. Trong bài báo này, tác giả đã phân tích lợi thế so sánh trong hoạt động xuất khẩu nông sản, Theo S. Sachdev, SCT của các sản phẩm nông nghiệp chịu tác động của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Do đó, không dễ để định lượng SCT sản phẩm nông sản của các quốc gia. S. Sachdev đã đi sâu phân tích lợi thế so sánh của Ấn Độ về thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, chỉ ra các loại sản phẩm nông nghiệp mà Ấn độ tập trung sản xuất, xuất khẩu sẽ có lợi thế và giá trị. Paul Piang Siong Teng (2013), Agricultural Biotechnology and Global Competitiveness (Công nghệ sinh học nông nghiệp và khả năng cạnh trạnh toàn cầu) [146]. Cuốn sách tập hợp các báo cáo trình bày tại Hội nghị kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm Châu Á 2013 về công nghệ sinh học nông nghiệp và khả năng cạnh tranh toàn cầu. Các bài viết tập trung phân tích làm rõ về: Các xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; thương mại hóa công nghệ sinh học nông nghiệp; quản lý rủi ro trong nông nghiệp; tính bền vững của sản xuất nông nghiệp; vai trò của công nghệ sinh học trong việc nâng cao năng suất xanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. A. Siva Sankar and K. Nirmal Ravi Kumar (2014), Domestic and Export Competitiveness of Major Agrultural Commodities in Andhra Pradesh - a Case Study (Khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ở Andhra Pradesh - một nghiên cứu điển hình) [125]. Nội dung bài báo nhấn mạnh: Tự do hóa thương mại thế giới trong nông nghiệp
  18. 17 đã mở ra khung cảnh tăng trưởng mới; Ấn Độ thực hiện chế độ kinh tế mới này từ đầu những năm 90 và đã dẫn đến việc thiết lập lại các mục tiêu trong phát triển nông nghiệp theo hướng cạnh tranh toàn cầu và định hướng xuất khẩu. Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như thóc, bông, ớt, nghệ và ngô, vì gần như tự cung tự cấp đầu vào, chi phí nhân công thấp và điều kiện khí hậu nông nghiệp đa dạng. Trong thập kỷ tới, Ấn Độ có khả năng chứng kiến những thay đổi trong mô hình xuất khẩu các mặt hàng này do cả những hạn chế trong và ngoài nước. Một trong những hạn chế bên ngoài quan trọng nhất bao gồm việc trợ giá quá mức của các nước nhập khẩu làm cho hàng hóa Ấn Độ ít cạnh tranh hơn trên thị trường nội địa. Bài viết đi sâu phân tích khả năng cạnh tranh cả ở trong nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của huyện Guntur ở Andhra Pradesh. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong thời gian tới, Ấn Độ cần có những chính sách khuyến khích hơn nữa các chủ thể sản xuất nông nghiệp, thiết lập một mục tiêu mới cho “Cách mạng xuất khẩu nông nghiệp”. Quá trình đó, Ấn Độ vẫn phải phấn đấu nắm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường xuất khẩu đối với những hàng hóa nông sản truyền thống đồng thời phải nghiên cứu phát triển các khu vực mới và hàng hóa mới mà Ấn Độ có lợi thế như động vật sống, các sản phẩm động vật, rau, hoa quả, cây thuốc và nông sản chế biến. Weiming Yao (2015), Impact of Agricultural Modernization, Economic Growth and Industrialization on the International Competitiveness of Agricultural (Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tới tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp) [155]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích thực trạng và tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tới tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc và thế giới từ năm 1986 đến 2011. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục sự chậm chạp của qúa trình CNH, HĐH
  19. 18 nông nghiệp Trung Quốc đó là: nâng cao trình độ KH&CN trong nông nghiệp; sử dụng các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp chế biến… Roger D. Norton (2017), The Competitiveness of Tropical Agriculture, A Guide to Competitive Potential with Case Studies (Tính cạnh tranh của nông nghiệp nhiệt đới, hướng dẫn về tiềm năng cạnh tranh với những nghiên cứu điển hình) [147]. Cuốn sách đã chỉ ra các tiềm năng về cạnh tranh của nông nghiệp nhiệt đới. Tác giả nhấn mạnh, xuất khẩu trái cây nhiệt đới, quả, hạt và các loại cây trồng có giá trị cao khác đang phát triển rất nhanh từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản ở các nước đang phát triển thường gặp phải những khó khăn, trở ngại trong chuỗi giá trị như: vấn đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường, mà đặc biệt là cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu. Attila Jambor - Suresh Babu (2018), Competitiveness of Global Agriculture: Policy Lessons for Food Security (Tính cạnh tranh của nông nghiệp toàn cầu: Bài học chính sách về an ninh lương thực) [124]. Công trình nghiên cứu về việc kết hợp an ninh lương thực và cạnh tranh nông nghiệp trong đối xử với nhau của các quốc gia. Tác giả đã hệ thống các quan niệm về an ninh lương thực, cạnh tranh nông nghiệp; tiến hành đánh giá về những thách thức an ninh lương thực toàn cầu và khu vực trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh nông nghiệp ngày một gay gắt. Tác giả nêu lên các mô hình thương mại; cạnh tranh nông nghiệp toàn cầu và sử dụng nó làm cơ sở để phân tích an ninh lương thực toàn cầu. Mặt khác tác giả cũng chỉ ra các quốc gia, khu vực nên tập trung vào nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đồng thời nêu lên các bài học về chính sách phát triển nông nghiệp của một số quốc gia đã thành công, khuyến nghị về giải pháp tăng năng lực cạnh tranh nông nghiệp quốc gia, khu vực và toàn cầu để đạt được mục tiêu an ninh lương thực bền vững.
  20. 19 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh, sức cạnh tranh của quốc gia, của ngành, của doanh nghiệp và sản phẩm Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả (2000), Những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới [115]. Công trình đã tập trung phân tích những diễn biến về khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, ngành xi măng và mía đường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế [21]. Công trình nghiên cứu về SCT của nền kinh tế Việt Nam, đi sâu phân tích SCT của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong đó có các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, chè, thủy sản. Để phân tích SCT của sản phẩm, tác giả đã dựa trên các tiêu chí chính như: chi phí sản xuất, chất lượng và uy tín sản phẩm, giá xuất khẩu, thị trường tiêu thụ... Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay [91]. Cuốn sách đã hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về vấn đề NLCT của doanh nghiệp, từ đó đưa ra khung lý thuyết mới, sử dụng phương pháp toán học để lượng hóa các tiêu chí và yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; tác giả cuốn sách cũng đã nêu lên các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đỗ Huy Hà (2011), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam gắn với tăng cường quốc phòng ở nước ta hiện nay [46]. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra các khái niệm về cạnh tranh, sức cạnh tranh và nâng cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2