intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết Việt Nam

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

47
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phân tích, đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH MAI THANH GIANG TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH MAI THANH GIANG TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Bùi Văn Vần 2. TS. Lê Anh Tuấn Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nghiên cứu sinh Mai Thanh Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Học viện Tài chính, của tập thể lãnh đạo và các thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Tài chính Doanh nghiệp, Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp - Học viện Tài chính, đặc biệt là công lao hướng dẫn tận tình, chu đáo của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Bùi Văn Vần và TS. Lê Anh Tuấn. Em xin được gửi tới các Thầy, Cô giáo lời cảm ơn trân trọng nhất. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và những tư liệu quý báu được cung cấp từ các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ tại các DN ngành Nhựa và Bao bì. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ và chia sẻ những khó khăn để NCS hoàn thành tốt Luận án. Nghiên cứu sinh Mai Thanh Giang
  5. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... II MỤC LỤC ................................................................................................................................ II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. V DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... VI DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC ............................................................ VII PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 10 6. Những đóng góp của luận án ............................................................................................. 17 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................................ 18 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. ...................... 19 1.1.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp. ................................................................................. 19 1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp....................................................................... 25 1.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ....................................... 25 1.1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ................................ 27 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ................ 31 1.1.2.4. Các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp .................................. 36 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP. ...... 45 1.2.1. Tổng quan về giá trị doanh nghiệp .......................................................................... 45 1.2.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp. ..................................... 59 1.3. KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CCNV ĐỂ TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC DN NGÀNH N&BB TẠI VIỆT NAM ..... 63 1.3.1. Kinh nghiệm hoạch định CCNV của các DN thuộc các ngành khác nhau tại các quốc gia. ................................................................................................................................... 63 1.3.2. Kinh nghiệm hoạch định CCNV của các DN thuộc một số ngành tại Việt Nam ... 65 1.3.3. Những bài học rút ra cho các DN ngành Nhựa và Bao bì niêm yết Việt Nam. ...... 69
  6. iii CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT VIỆT NAM..................................................................................................................... 72 2.1.1. Lịch sử hình thành ngành Nhựa và Bao bì Việt Nam ............................................. 72 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các DN ngành Nhựa và Bao bì. ....................... 75 2.1.3. Tình hình tài chính và kết quả SXKD của các DN ngành N&BB niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................. 83 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.................... 95 2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu .................................................................. 95 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn ................................. 105 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn ..................................................... 107 2.2.4. Giá trị DN của các DN ngành Nhựa và Bao bì niêm yết. ..................................... 109 CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 3.1. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM. . 113 3.1.1. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của các DN ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam. ............................................................................................................ 113 3.1.2. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính của các DN N&BB niêm yết tại Việt Nam. .......................................................................................................................... 117 3.1.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn của các DN ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam. ............................................................................................................ 119 3.2. SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH KHẢO SÁT SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ............................................. 122 3.2.1. Mô tả các biến được lựa chọn nghiên cứu ............................................................. 122 3.2.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và giá trị DN. .............. 128 3.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 141 3.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................................... 141 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................ 142
  7. iv CHƢƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM. ............ 149 4.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ......................................................................... 158 4.2.1. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho các DN ngành Nhựa và Bao bì niêm yết. .......................................................................................................................................... 158 4.2.2. Điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng tăng nợ dài hạn, giảm dần nợ ngắn hạn........... 161 4.2.3. Định kỳ đánh giá, phân tích lại cơ cấu nguồn vốn của DN. .................................. 163 4.2.4. Tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ tài chính của DN. ......................................................................................................................... 164 4.2.5. Coi trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ................................ 166 4.2.6. Nâng cao không ngừng hiệu quả kinh doanh của DN ........................................... 167 4.2.7. Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh, chú trọng đến khả năng thanh toán của DN. ........................................................................................................ 170 4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ............................................................................................ 172 4.3.1. Nhà nước cần có biện pháp ổn định vĩ mô nền kinh tế ......................................... 172 4.3.2. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN ngành Nhựa và Bao bì ............................ 174 4.3.3. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các DN ngành Nhựa và Bao bì đã niêm yết thực hiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán ..................................................................... 176 4.3.4. Nhà nước cần thực hiện chính sách ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái................. 177 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 183 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 190
  8. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản BTC Bộ tài chính CCNV Cơ cấu nguồn vốn CSH Chủ sở hữu DA Hệ số nợ vay DN Doanh nghiệp EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EVA Giá trị kinh tế gia tăng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Mô hình hồi quy tác động cố định GLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát GTDN Giá trị doanh nghiệp HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM HQKD Hiệu quả kinh doanh LDA Hệ số nợ vay dài hạn N&BB Nhựa và Bao bì NCS Nghiên cứu sinh NSLĐ Năng suất lao động NVBN Nguồn vốn bên ngoài NVBT Nguồn vốn bên trong NVTT Nguồn vốn tạm thời NVTX Nguồn vốn thường xuyên OLS Mô hình hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu SDA Hệ số nợ vay ngắn hạn SHNN Sở hữu nhà nước SHTN Sở hữu tư nhân SXKD Sản xuất kinh doanh SXSP Sản xuất sản phẩm TC Tổng vốn đầu tư TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn UPCOM Sàn giao dịch chứng khoán Upcom VĐT Vốn đầu tư WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân
  9. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Phân loại mẫu nghiên cứu theo ngành nghề cấp 3 83 Bảng 2.2: Phân loại mẫu nghiên cứu theo quy mô tài sản bình quân 84 Bảng 2.3: Phân loại mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ sở hữu nhà nước 84 Bảng 2.4: Phân loại mẫu nghiên cứu theo địa điểm niêm yết 85 Bảng 2.5: Tỷ lệ giữa NWC trên tổng tài sản theo các tiêu chí phân loại 92 Bảng 2.6: Tỷ trọng EVA trong tổng giá trị DN theo các tiêu chí phân loại 94 Bảng 2.7: Hệ số nợ phải trả theo các tiêu chí phân loại 96 Bảng 2.8: Hệ số nợ vay theo các tiêu chí phân loại 98 Bảng 2.9: Hệ số nguồn vốn thường xuyên theo các tiêu chí phân loại 106 Bảng 2.10: Hệ số nguồn vốn bên ngoài theo các tiêu thức phân loại 108 Bảng 2.11: Chỉ số Tobin’sQ theo các tiêu chí phân loại 110 Bảng 3.1: Tác động CCNV đến hiệu quả kinh doanh của DN N&BB 113 Tác động của CCNV đến HQKD của các DN N&BB theo mức độ Bảng 3.2: 116 sử dụng đòn bẩy tài chính Bảng 3.3: Tác động của CCNV đến rủi ro tài chính của DN ngành N&BB 117 Bảng 3.4: Tác động của CCNV đến chi phí sử dụng vốn của DN N&BB 119 Bảng 3.5: Bảng đo lường các biến và kỳ vọng 125 Bảng 3.6: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 125 Bảng 3.7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu 126 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu 127 Kết quả tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị DN từ mô hình Bảng 3.9: 145 FGLS của từng nhóm doanh nghiệp Bảng 4.1: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam 152 Bảng 4.2: Hiệu số (BEP – rdt) của các DN theo các tiêu chí phân loại 167
  10. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC Sơ đồ/hình Tên sơ đồ/hình vẽ/phụ lục Trang Sơ đồ 1.1: Các kiểm định lựa chọn mô hình cho phân tích dữ liệu bảng 15 Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị ngành nhựa Việt Nam 75 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tiêu thụ nguyên liệu nhựa nguyên sinh 76 Hình 1.1: Phân loại nguồn vốn theo quan hệ sở hữu 19 Hình 1.2: Phân loại nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn 23 Hình 1.3: Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) theo hệ số nợ 36 Hình 1.4: Tác động của thuế và chi phí kiệt quệ tài chính đến giá trị công ty 41 Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành nhựa 75 Hình 2.2: Giá trị XNK ngành Nhựa và Bao bì Việt Nam 77 Hình 2.3: Cơ cấu giá trị ngành Nhựa và Bao bì Việt Nam 79 Hình 2.4: Giá trị máy móc nhập khẩu của ngành Nhựa và Bao bì 80 Hình 2.5: Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất qua các năm 81 Hình 2.6: Giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa 82 Hình 2.7: Quy mô tài sản và doanh thu thuần của các DN ngành N&BB 85 Hình 2.8: Tỷ lệ đầu tư vào TSNH và TSDH của các DN ngành N&BB 87 Hình 2.9: Khả năng thanh toán của các DN ngành N&BB 88 Hình 2.10: Hiệu suất hoạt động của các DN ngành N&BB 89 Hình 2.11: Hiệu quả hoạt động của các DN ngành N&BB 90 Hình 2.12: Sự cân bằng tài chính của các DN ngành N&BB 91 Hình 2.13: Giá trị kinh tế gia tăng của các DN ngành N&BB 93 Hình 2.14: Hệ số nợ phải trả của các DN ngành N&BB 95 Hình 2.15: Hệ số nợ vay của các DN ngành N&BB 97 Hình 2.16: Cơ cấu nợ phải trả theo thời gian sử dụng nợ 100 Hình 2.17: Cơ cấu nợ phải trả theo giá trị sổ sách 102 Hình 2.18: Cơ cấu nợ phải trả theo giá trị thị trường 103 Hình 2.19: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu 104 Hình 2.20: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn 105 Hình 2.21: Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn 107 Hình 3.1: Tác động của CCNV đến HQKD và GTDN của các DN N&BB 114 Tác động của CCNV đến rủi ro tài chính và GTDN của các DN Hình 3.2: 118 N&BB Hình 3.3: Tác động của CCNV đến WACC và giá trị DN của các DN N&BB 121 Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 – 2019 150 Phụ lục 1: Danh sách DN ngành Nhựa và Bao bì niêm yết tại Việt Nam 190 Quy mô tài sản bình quân của các DN N&BB theo các tiêu chí phân Phụ lục 2: 192 loại Phụ lục 3: Cơ cấu tài sản của các DN N&BB theo các tiêu chí phân loại 193 Hệ số nợ theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô tài sản, tỷ lệ Phụ lục 4: 194 SHNN và địa điểm niêm yết
  11. viii Hệ số nợ ngắn hạn theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản, tỷ lệ Phụ lục 5: 195 SHNN và địa điểm niêm yết Quy mô vốn đầu tư của CSH theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản, Phụ lục 6: 196 tỷ lệ SHNN và địa điểm niêm yết Hệ số NVTX theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản, tỷ lệ SHNN và Phụ lục 7: 197 địa điểm niêm yết Chỉ số Tobin’s Q theo lĩnh vực SXKD, quy mô tài sản, tỷ lệ SHNN Phụ lục 8: 198 và địa điểm niêm yết Tác động của CCNV đến hiệu quả kinh doanh và GTDN theo tiêu Phụ lục 9: 199 chí phân loại DN N&BB Tác động của CCNV đến rủi ro tài chính và GTDN theo tiêu chí Phụ lục 10: 201 phân loại DN N&BB Tác động của CCNV đến WACC và GTDN theo tiêu chí phân loại Phụ lục 11: 204 DN N&BB Mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và Tobin’s Q theo các tiêu thức Phụ lục 12: 207 phân loại Xác suất hậu nghiệm (PIP) của các biến kiểm soát tác động đến Phụ lục 13: 208 Tobin’sQ Kết quả hồi quy tác động của hệ số nợ vay (DA) đến giá trị DN Phụ lục 14: 209 (Tobin’s Q) Kết quả hồi quy tác động của hệ số nợ vay dài hạn (LDA) đến giá Phụ lục 15: 210 trị DN (Tobin’s Q) Kết quả hồi quy tác động của hệ số nợ vay ngắn hạn (SDA) đến giá Phụ lục 16: 211 trị DN (Tobin’s Q) Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay (DA) Phụ lục 17: 212 đến GTDN (Tobin’s Q) theo lĩnh vực sản xuất Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay (DA) Phụ lục 18: 213 đến GTDN (Tobin’s Q) theo quy mô tài sản Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay (DA) Phụ lục 19: 214 đến giá trị DN (Tobin’s Q) theo tỷ lệ SHNN Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay dài Phụ lục 20: 215 hạn (LDA) đến GTDN (Tobin’s Q) theo lĩnh vực sản xuất Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay dài Phụ lục 21: 216 hạn (LDA) đến GTDN (Tobin’s Q) theo quy mô tài sản Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay dài Phụ lục 22: 217 hạn (LDA) đến giá trị DN (Tobin’s Q) theo tỷ lệ SHNN Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay ngắn Phụ lục 23: 218 hạn (SDA) đến GTDN (Tobin’s Q) theo lĩnh vực sản xuất Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay ngắn Phụ lục 24: 219 hạn (SDA) đến GTDN (Tobin’s Q) theo quy mô tài sản Kết quả ước lượng hồi quy phân vị tác động của hệ số nợ vay ngắn Phụ lục 25: 220 hạn (SDA) đến giá trị DN (Tobin’s Q) theo tỷ lệ SHNN Phụ lục 26: Yếu tố ảnh hưởng đên hệ số nợ vay (DA) 221
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, DN được coi như một tài sản, một loại hàng hóa có khả năng sinh lời và đem lại lợi ích cho nhà đầu tư. Do đó, khi nhà đầu tư thực hiện bỏ vốn đầu tư vào DN, hoặc khi đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định tài chính phù hợp cần phải cân nhắc đến giá trị của DN. Trên góc độ tài chính, giá trị của DN được hiểu là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích mà nhà đầu tư thu được trong tương lai từ các hoạt động của DN mang lại. Các khoản lợi ích mà nhà đầu tư thu được từ DN được thể hiện qua dòng tiền mà DN đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Đặt trong bối cảnh có sự biến động của thời gian, rủi ro và sự tăng trưởng trong tương lai…, ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản trị DN còn nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hóa giá trị của DN. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến giá trị của DN bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài DN. Trong đó, CCNV là một yếu tố rất quan trọng tác động đến giá trị của DN. Nhận định này được đề cập đến trong nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm khác nhau nhưng mối quan hệ giữa CCNV và giá trị của DN có kết quả không thống nhất. Các nghiên cứu của Dalbor, Lee & Upneja (2007), Cheng & Tzeng (2011), Sudivat et al.(2012), Rathinasamy et al. (2000), Altan & Arkan (2011), Ogbulu & Emeni (2012) cho thấy CCNV có tác động cùng chiều đến giá trị DN. Các nghiên cứu của Aggarwal & Zhao (2007), Rayan (2008), Aggarwal et al. (2011) lại cho thấy CCNV có tác động ngược chiều đến giá trị DN. Nhưng có lý thuyết cho rằng CCNV không có mối quan hệ với giá trị của DN như Modigliani & Miller (1958, 1963); Jensen & Meckling (1976); Miller (1977); Myer (1977,1984); Myer & Majluf (1984); Graham, (2000); Baker & Wurgler (2002); Welch (2004). Ngành công nghiệp N&BB là ngành công nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong giai đoạn 2012 – 2018, ngành N&BB là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm đạt từ 16% - 18%. Với gần 4000 DN, phần lớn là DN tư nhân (chiến 99,8% tổng số DN tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp N&BB Việt Nam), ngành N&BB được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Sản phẩm N&BB do các DN Việt Nam sản xuất đã có mặt trong hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau như
  13. 2 ngành xây dựng, ngành điện tử, ngành ô tô. Trong tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói, các vận dụng bằng nhựa trong sinh hoạt như văn phòng phẩm, đồ chơi. Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các DN ngành N&BB gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định như quy mô các DN trong ngành còn nhỏ, phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện tử, ô tô; Nguyên liệu phục vụ sản xuất phần lớn được nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất và nguyên liệu nhựa nguyên sinh kém đa dạng, đồng thời phân bố không đồng đều. Điều này buộc DN phải sử dụng nguồn vốn vay nhiều hơn nhằm giải quyết tình trạng khó khăn về tài chính do những biến động của thị trường tiêu thụ cũng như thị trường đầu vào. Nguồn vốn của DN phụ thuộc lớn vào các chủ thể bên ngoài. Các DN ngành N&BB chưa có định hướng điều chỉnh CCNV. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các DN ngành N&BB như BEP, ROA, ROE đều có xu hướng biến động giảm xuống trong giai đoạn 2012 – 2018. Sự gia tăng quy mô của các DN ngành N&BB do sự gia tăng quy mô nợ vay và vốn chủ sở hữu, chưa thực sự xuất phát từ sự gia tăng hiệu quả kinh doanh đem lại; Đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Giá trị DN có xu hướng biến động giảm xuống. Vấn đề đặt ra, CCNV của DN ngành N&BB niêm yết hiện nay như thế nào? Có tác động đến giá trị DN không? Nếu có thì tác động này là cùng chiều hay ngược chiều với giá trị DN. Đây là căn cứ rất quan trọng đề xuất hàm ý chính sách giúp nhà quản trị của các DN ngành N&BB điều chỉnh CCNV nhằm tối đa hóa giá trị DN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành Nhựa và Bao bì niêm yết tại Việt Nam” là vấn đề thiết thực có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xem xét tác động của CCNV đến giá trị DN được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín. Tuy nhiên, với các mẫu nghiên cứu khác nhau, trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và địa điểm hoạt động của DN đa dạng đã cho ra các kết quả khác nhau. Theo đó, tác động của CCNV đến giá trị DN được thể hiện qua 3 hướng nhận định cụ thể sau:
  14. 3 Thứ nhất, Cơ cấu nguồn vốn không có tác động đến giá trị DN. Quan điểm này xuất phát từ lý thuyết về CCNV của Modigliani và Miller [34] (1958) , M&M chỉ ra rằng, trong điều kiện không có thuế thu nhập DN, giá trị DN có vay nợ bằng giá trị của DN không có vay nợ. Tức là, CCNV không có ảnh hưởng gì đến giá trị DN. Vì vậy, không có CCNV nào là tối ưu và DN cũng không thể nào tăng giá trị bằng cách thay đổi CCNV. Đồng thuận với quan điểm này, một số nghiên cứu thực nghiệm trong các ngành tại các quốc gia khác nhau được thực hiện, tiêu biểu là nghiên cứu của Fumani & Moghadam (2015) [24] cho 55 DN niêm yết trong giai đoạn 2010 – 2014 trên thị trường chứng khoán Tehran. Nghiên cứu xem xét tác động của CCNV, với biến đại diện là hệ số nợ phải trả (LEV) đến giá trị DN với biến được lựa chọn lần lượt là giá trị thị trường của cổ phiếu (MV), tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập trên 1 cổ phần thường (EPS). Các biến kiểm soát gồm quy mô DN (Size) và tốc độ tăng trưởng tài sản DN (Growth). Kết quả ước lượng cho thấy, không có bằng chứng thống kê cho thấy tác động ngược chiều của LEV đến MV và EPS. [8] Nghiên cứu của Asif & Aziz (2016) nghiên cứu mẫu 20 DN xi măng tại Pakistan niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi trong giai đoạn 2006 – 2015, kết quả ước lượng chỉ ra rằng không có bằng chứng thống kê cho thấy CCNV (được đại diện bằng chỉ tiêu hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE)) có tác động cùng chiều đến giá trị DN (được đại diện bằng chỉ tiêu EVA). Thứ hai, Cơ cấu nguồn vốn có tác động tuyến tính đến giá trị DN. Nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) về CCNV trong điều kiện có thuế thu nhập DN đã chỉ ra rằng: Giá trị của DN có vay nợ cao hơn giá trị của DN không có vay nợ nhờ khoản tiết kiệm thuế do lãi vay. DN sử dụng nợ càng nhiều thì giá trị DN càng gia tăng và gia tăng tối đa khi DN được tài trợ bằng 100% nợ. Tức là, CCNV có tác động cùng chiều đến giá trị DN. Theo quan điểm này, một số nghiên cứu thực nghiệm đồng thuận với kết luận trên như nghiên cứu của Ogbulu & Emeni (2012)[39] xem xét tác động của CCNV đến giá trị DN của 124 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria (NSE) trong năm 2007. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng có mối quan hệ tuyến tính giữa vốn cổ phần và nợ dài hạn đến giá trị DN. Nợ dài hạn có tác động cùng chiều đến giá trị DN và là nhân tố chính ảnh hưởng đến giá trị DN, vốn cổ phần có tác động ngược chiều đến giá trị DN. Nghiên cứu của Võ Minh Long [82] (2017) nghiên cứu tác động của CCNV đến giá trị DN của 123 công ty niêm yết
  15. 4 trên HSX, Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015. Kết quả cho thấy CCNV được đo bằng tổng nợ trên tổng tài sản (DA), nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA) và nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) có tác động tích cực lên giá trị DN với biến đại diện là chỉ số Tobin’s Q. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bằng chứng tác động cùng chiều của hệ số nợ đến giá trị DN như nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008), Altan & Arkan (2011), Drăniceanu & Ciobanu (2013), Gill& Obradovich (2012), Đỗ Văn Thắng & Trịnh Quang Thiều (2010), Lê Thị Thanh Tâm (2020)… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm khác lại cho thấy CCNV có tác động ngược chiều đến giá trị DN. Nghiên cứu của Myers & Majluf (1984) cho rằng: Không phải giá trị DN gia tăng mãi khi DN gia tăng hệ số nợ. Khi giá trị hiện tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn giá trị hiện tại của các lợi ích do lá chắn thuế đem lại thì việc gia tăng sử dụng nợ vay sẽ có tác động làm giảm giá trị DN. Đồng thuận với nhận định của Myers & Majluf (1984), nghiên cứu của Kausar, Nazir & Butt (2014) [31] kiểm tra tác động của việc lựa chọn CCNV đến giá trị DN của 197 DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Karachi (KSE) trong giai đoạn 2004 – 2011, với các biến phản ánh CCNV gồm có hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn và hệ số nợ phải trả. Biến phản ánh giá trị DN gồm 2 biến là hệ số P/E và Tobin’s Q. Kết quả ước lượng cho thấy rằng, có bằng chứng thống kê cho thấy CCNV có tác động ngược chiều đến giá trị DN (P/E). CCNV được xác định bằng hệ số nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều đến giá trị DN (Tobin’s Q. Nghiên cứu của Kodongo, Mokoaleli- Mokoteli & Maina (2014) [32] nghiên cứu mối quan hệ giữa CCNV, lợi nhuận và giá trị DN của các DN niêm yết tại Kenya trong giai đoạn 2002 – 2011. Kết quả ước lượng hệ số nợ trên vốn cổ phần, hệ số nợ dài hạn có tác động ngược chiều đến giá trị DN [69] (Tobin’sQ). Nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy và cộng sự (2013) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài, CCNV và giá trị DN của 203 DN phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình tác động cố định cho thấy CCNV (hệ số nợ phải trả) có tác động ngược chiều đến giá trị DN (Tobin’sQ). Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Lê Thị Nhu (2017), L. Uzliawati, A. Yuliana, Y. Januarsi & M.I. Santoso (2018), Chinaemerem & Odita Anthony (2012)…
  16. 5 Thứ ba, Cơ cấu nguồn vốn tác động phi tuyến tính đến giá trị DN. Lý thuyết đánh đổi trong nghiên cứu Myers (1977, 1984)[36] chỉ ra rằng có tồn tại CCNV tối ưu. Khi lượng vay nợ tăng lên đến điểm tối ưu (điểm cân bằng), giá trị hiện tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính bằng đúng giá trị hiện tại của các lợi ích do lá chắn thuế đem lại. Nếu DN tiếp tục vay nợ vượt qua điểm tối ưu thì giá trị hiện tại của các khoản chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn giá trị hiện tại của các lợi ích do lá chắn thuế đem lại, giá trị DN sẽ giảm xuống. Tức là, CCNV có tác động phi tuyến tính đến giá trị DN. Theo quan điểm này, một số nghiên cứu thực nghiệm đồng thuận với kết luận trên như nghiên cứu của Cheng, Liu & Chien (2010) [15] sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để đánh giá tác động của CCNV (đại diện bởi hệ số nợ phải trả) đến giá trị DN (đại diện bằng chỉ tiêu ROE) của 650 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại hiệu ứng 3 ngưỡng và có mối quan hệ chữ U ngược giữa CCNV và giá trị DN. Giá trị DN sẽ tăng khi tỷ số nợ thấp hơn 53,97%, giá trị DN vẫn còn cao nhưng sẽ nhưng bắt đầu giảm dần khi tỷ số nợ trong khoảng từ 53,97% đến 70,48% và họ cũng cho rằng giá trị DN sẽ giảm mạnh khi tỷ số nợ lớn hơn 70,48%. Các nghiên cứu của Lin & Chang (2011) [33] nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến giá trị DN sử dụng dữ liệu bảng của 196 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan trong giai đoạn 1993 [4] – 2005; Ahmad & Abdullah (2013) nghiên cứu tác động của CCNV đến giá trị của [25] các DN niêm yết tại Malaysia; Hamidizadeh, Mirabi & Lajevardi (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của CCNV đến giá trị DN của các DN niêm yết tại Persian trong giai đoạn 2009 – 2015; Nguyễn Thanh Cường và Nguyễn Thị Cảnh (2012) [17], nghiên cứu ảnh hưởng của CCNV đến giá trị DN của 92 DN chế biến thủy sản trong giai đoạn [61] 2005 – 2010 tại Việt Nam; Đỗ Văn Thắng, Trịnh Quang Thiều (2010) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa giá trị DN (đại diện bằng chỉ tiêu Tobin’s Q) và CCNV của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; … bằng mô hình hồi quy ngưỡng thực hiện đánh giá tác động của CCNV đến giá trị DN. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng tồn tại các ngưỡng nợ cho thấy mối quan hệ giữa CCNV và giá trị DN. Bên cạnh các nghiên cứu xem xét trực tiếp tác động CCNV đến giá trị DN, một số công trình nghiên cứu khác cũng xem xét tác động của CCNV đến hiệu quả kinh
  17. 6 doanh, rủi ro tài chính và chi phí sử dụng vốn, từ đó có tác động gián tiếp đến giá trị DN. Một số công trình nghiên cứu điển hình như sau: Lê Hoàng Vinh (2014)[66] nghiên cứu CCNV và rủi ro tài chính trong DN phi tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nợ có tác động tích cực đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, tuy nhiên lợi nhuận này có mức độ phân tán đáng kể khi sử dụng nợ. Xét khía cạnh khác của rủi ro tài chính, đa số DN có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn và lợi nhuận hoạt động không chỉ đủ để trang trải chi phí lãi vay mà còn tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu; tuy nhiên, đa số DN đang rơi vào tình trạng yếu kém về khả năng tạo tiền, dẫn đến không thể hoặc có thể thực hiện nhưng khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ vay đến hạn, đây là điều rất đáng báo động cho tình trạng kiệt quệ tài chính của các DN. Ngoài ra, kết quả khảo sát ý kiến cho thấy đa số DN ít hoặc không có mô hình dự báo rủi ro và năng lực nhà quản trị là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu định lượng bằng phân tích hồi quy như đã thiết kế cho thấy mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay. Kết quả gợi ý các DN cần đưa ra quyết định cơ cấu vốn với những điều kiện ràng buộc về lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và rủi ro kiệt quệ tài chính. Nguyễn Việt Dũng (2016)[73] nghiên cứu giải pháp tái cấu trúc tài chính DN xi măng niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015. Nghiên cứu đã phân tích tác động của CCNV đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) bằng phân tích định tính và phân tích định lượng. Kết quả phân tích định tính cho thấy mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc tài chính theo quan hệ sở hữu (hệ số nợ), theo thời gian huy động và sử dụng vốn (Hệ số nguồn vốn thường xuyên), theo phạm vi huy động vốn (hệ số nguồn vốn bên ngoài) cho thấy, WACC có xu hướng biến động cùng chiều với hệ số nguồn vốn thường xuyên và ngược chiều với hệ số nợ và hệ số nguồn vốn bên ngoài. Phân tích chi tiết theo quy mô tài sản, tỷ lệ sở hữu nhà nước và địa điểm niêm yết, nhận thấy mối quan hệ cùng chiều giữa WACC với hệ số nguồn vốn thường xuyên, mối quan hệ ngược chiều giữa WACC với hệ số nợ và hệ số nguồn vốn bên ngoài. Kết quả ước lượng tác động của hệ số nguồn vốn thường xuyên, hệ số nguồn vốn bên ngoài đến WACC cho thấy WACC có mối quan hệ cùng chiều với NVTX và có mối
  18. 7 quan hệ ngược chiều với NVBN. Nói cách khác, khi hệ số NV thường xuyên tăng thì WACC có xu hướng tăng, giá trị DN có xu hướng giảm lên. Khi hệ số NV bên ngoài tăng thì WACC giảm, giá trị DN có xu hướng tăng với mức ý nghĩa thống kê 5%. Lê Thị Hồng Tâm (2020)[67] nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các DN xây dựng tại Việt Nam. Với 91.728 quan sát về các DN xây dựng Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017, nghiên cứu đã xem xét tác động của tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đến hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE), các biến kiểm soát mô hình gồm quy mô DN (Logrit của tổng giá trị tài sản), tốc độ tăng trưởng, tuổi của DN. Kết quả ước lượng cho thấy CCNV có tác động cùng chiều đến giá trị DN với ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả hồi quy phân vị cho thấy tác động CCNV đến ROA và ROE là dương tại phân vị 0,1 và 0,25 và tác động âm tại các phân vị từ 0,5 trở lên với mức ý nghĩa thống kê 5%. Thảo luận về các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc về tác động của cơ cấu nguồn vốn đến giá trị DN. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trong những năm gần đây cho thấy nhận định về tác động của CCNV đến giá trị DN có sự khác nhau. Các biến được sử dụng phản ánh CCNV thường gồm có hệ số nợ phải trả, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ trên vốn cổ phần. Chỉ tiêu đại diện cho giá trị DN rất đa dạng như EVA, Price, ROA, EPS, ROE, MV và Tobin’sQ nhưng chủ yếu được sử dụng là chỉ tiêu Tobin’s Q và ROE. Các nghiên cứu được thực hiện với các nhóm DN thuộc ngành nghề, trong phạm vi thời gian và không gian khác nhau với cơ sở dữ liệu đáng tin cậy phân tích tác động của CCNV đến giá trị DN. Do cách lựa chọn biến đại diện cho giá trị DN là khác nhau, với mỗi biến độc lập phản ánh CCNV sẽ có những nhận định tác động cùng chiều hay ngược chiều, hoặc không có tác động là không giống nhau cho mỗi mẫu nghiên cứu. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy, tồn tại các ngưỡng nợ khác nhau mà qua đó có tác động đến giá trị DN, tức là có tồn tại ngưỡng nợ tối ưu qua đó giá trị DN được tối đa hóa. Ngoài biến độc lập đại diện cho CCNV như hệ số nợ, hệ số nợ dài hạn, hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ trên vốn cổ phần. Các biến kiểm soát mô hình cũng có tác động đến giá trị DN hay được sử dụng gồm quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, vòng quay tổng tài sản, cơ cấu tài sản… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố đặc điểm kinh tế kỹ thuật
  19. 8 của ngành kinh doanh được đại diện bởi biến như tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (TANG), tốc độ tăng trưởng tài sản DN (GRTS),… cũng có ảnh hưởng đến CCNV và có tác động đến giá trị DN. Với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau thì kết quả tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh cũng khác nhau theo từng mẫu nghiên cứu, từng quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy phương pháp thực hiện phân tích được sử dụng ngoài các phương pháp cơ bản như thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy đa biến với dữ liệu bảng và các phương pháp kiểm định phù hợp, phương pháp hồi quy ngưỡng cũng đã được vận dụng nhằm xác định ngưỡng nợ tối ưu. Do những hạn chế nhất định về thời gian hoặc do giới hạn đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nên còn có những vấn đề bỏ ngỏ như sau: - Thứ nhất, việc nghiên cứu CCNV được thực hiện nhiều ngành, lĩnh vực, DN nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện với các DN ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018, một ngành có vai trò quan trọng và được đánh giá là có đầy đủ tiềm năng để phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. - Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam xem xét ảnh hưởng của CCNV hoặc cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động hoặc khả năng sinh lời với các biến đại diện là ROA, ROE. Do đó, vấn đề nghiên cứu tác động của CCNV đến giá trị DN với biến đại diện là Tobin’sQ chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ tại Việt Nam. - Thứ ba, các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến giá trị DN mới chỉ dừng lại ở chiều hướng tác động của các nhân tố đến giá trị DN, đề xuất một số khuyến nghị chính sách mà chưa xác định được CCNV mục tiêu cho các DN thuộc một ngành, lĩnh vực, làm cơ sở đề xuất giải pháp điều chỉnh CCNV của DN. Có thể thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về tác động của CCNV đến giá trị DN của các DN N&BB niêm yết tại Việt Nam, có tính cập nhật cho tới hiện tại. Đây là khoảng trống nghiên cứu, bảo đảm cho việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của CCNV đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhựa và Bao bì niêm yết tại Việt Nam” là thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đảm bảo tính độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, Luận án sẽ kế thừa các
  20. 9 phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp hồi quy đa biến với dữ liệu bảng, phương pháp hồi quy phân vị. Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam, các biến kiểm soát sẽ được lựa chọn, cùng với biến độc lập là hệ số nợ vay, hệ số nợ vay dài hạn, hệ số nợ vay ngắn hạn sẽ được lần lượt nghiên cứu trong mối quan hệ với giá trị DN (Tobin’s Q). 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu xu hướng tác động của CCNV đến giá trị DN của các DN ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị với các nhà quản trị DN phương hướng điều chỉnh CCNV nhằm nâng cao giá trị của DN. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về CCNV và tác động của CCNV đến giá trị DN. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng CCNV của các DN N&BB niêm yết tại Việt Nam. Thứ ba, phân tích tác động của CCNV đến giá trị DN của các DN N&BB niêm yết tại Việt Nam. Thứ tư, đề xuất các khuyến nghị với các nhà quản trị DN ngành N&BB niêm yết phương hướng điều chỉnh CCNV nhằm nâng cao giá trị của DN. Các nhiệm vụ nghiên cứu trên được cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu sau: - Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là gì? - Cơ cấu nguồn vốn của các DN N&BB niêm yết tại Việt Nam như thế nào? - Tác động của CCNV đến giá trị DN của các doanh nghiệp N&BB niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2018 như thế nào? - Đề xuất các khuyến nghị đối với các nhà quản trị DN ngành N&BB niêm yết tại Việt Nam điều chỉnh CCNV nhằm nâng cao giá trị của DN như thế nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của CCNV đến giá trị DN. Phạm vi nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2