intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập; Thực trạng quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời kỳ hội nhập; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời kỳ hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2022
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH HẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 93.40.410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Lê Anh Vũ Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Minh Ngọc THÁI NGUYÊN - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên hướng dẫn của tập thể khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trên bất cứ một công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý Kinh tế và Phòng Đào tạo đã điều kiện tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Vũ và TS. Trần Thị Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hải
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ...........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................4 5. Kết cấu của luận án ..............................................................................................5 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án .....................................................................................................................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ..................................................................................................................... 6 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 9 1.2. Những kết quả đạt được qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống trong nghiên cứu.............................................................. 19 1.2.1. Những kết quả đạt được qua nghiên cứu tài liệu tổng quan ................................ 19 1.2.2. Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu và xác định những định hướng nghiên cứu của luận án .................................................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 23 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ..... 24 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập ... 24 2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập .... 24 2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. ............. 27 2.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập ... 29 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập........... 31 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập ......................................................................................................................... 40 2.2.1. Nhân tố khách quan ............................................................................................. 40 2.2.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................................. 44
  6. iv 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập của một số địa phương. .......................................................................................... 48 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế........................................................................................... 48 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước..................................................................................... 55 2.3.3. Bài học đối với tỉnh Thanh Hóa trong quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp .. 62 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 64 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 65 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 65 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ....................................................... 65 3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 65 3.2.2. Khung phân tích của luận án ............................................................................... 67 3.3. Chọn điểm nghiên cứu và khảo sát .................................................................. 68 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................... 68 3.3.2. Chọn đối tượng phỏng vấn, khảo sát ................................................................... 68 3.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................................. 69 3.4. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 71 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ............................................................. 71 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát............................................................................ 72 3.4.3. Thiết kế bảng hỏi ................................................................................................. 72 3.5. Phương pháp phân tích.................................................................................... 72 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................... 72 3.5.2. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................... 73 3.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 73 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 74 Chương 4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ HỘI NHẬP ..................................................... 75 4.1. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa .... 75 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 75 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 78 4.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................... 84 4.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước tỉnh Thanh hóa ........................... 89 4.2. Thực trạng QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021 ...... 90 4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành nông nghiệp...................................... 90 4.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ...................................... 94 4.2.3. Vận dụng và cụ thể hóa tổ chức thực hiện chính sách ........................................ 99 4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan tới QLNN về nông nghiệp............................................................................................................. 112 4.3. Kết quả phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021 ... 115 4.3.1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 115
  7. v 4.3.2. Lâm Nghiệp ...................................................................................................... 121 4.3.3. Thủy sản ............................................................................................................ 123 4.4. Đánh giá chung về thực trạng QLNN đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................................... 126 4.4.1. Những thành công ............................................................................................. 126 4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 127 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 134 Chương 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ HỘI NHẬP ...................... 135 5.1. Bối cảnh, quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................................... 135 5.1.1. Ngành nông nghiệp trong bối cảnh phát triển mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về nông nghiệp ................................................................................ 135 5.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.............................................. 137 5.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ................................................... 138 Một số chỉ tiêu cụ thể để đạt mục tiêu ......................................................................... 139 5.1.4. Quan điểm quản lý nhà nước ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập ............................................................................................................... 140 5.2. Giải pháp tăng cường QLNN đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập................................................................................................. 142 5.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch và lập kế hoạch .............................................. 142 5.2.2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp .................. 144 5.2.3 Tăng cường quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp . 148 5.2.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp .... 149 5.2.5. Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp.... 151 5.2.6. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN về nông nghiệp...... 153 5.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN và nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp ......................................................................................................... 154 Tiểu kết chương 5 .............................................................................................. 157 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC............................................. 160 ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 161 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 113
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á OTOP Mỗi làng một sản phẩm CNC Công nghệ cao HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ bân nhân dân CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương NAFTA Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ EFTA Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN PTA Thỏa thuận thương mại ưu đãi WTO Tổ chức Thương mại Thế giới APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh GTSX Giá trị sản xuất NCS Nghiên cứu sinh EVFTA Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu –Việt Nam CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa CMCN Cánh mạng công nghiệp FDI Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài HTX Hợp tác xã NNTM Nông nghiệp thông minh CNC Công nghệ cao
  9. vii KHCN Khoa học công nghiệp ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KTTT Kinh tế thị trường BĐKH Biến đổi khí hậu GDP Tổng sản phẩm quốc nội HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn QLNN Quản lý nhà nước
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng trả lời phiếu điều tra .......................................... 69 Bảng 3.2. Số lượng và số mẫu điều tra trang trại, doanh nghiệp, HTX, Hộ SXKD cá thể hoạt động trong ngành nông nghiệp của vùng nghiên cứu ................................ 70 Bảng 3.3. Số lượng và số mẫu điều tra cán bộ quản lý cấp huyện, xã của vùng nghiên cứu ............................................................................................................. 71 Bảng 3.4. Số lượng và số mẫu điều tra cán bộ quản lý cấp tỉnh .............................. 71 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn (2015-2021) .................... 77 Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021.................................................................................................................... 79 Bảng 4.3: Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021 ....... 81 Bảng 4.4: Tình hình xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 -2021 ............. 82 Bảng 4.5: Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giai đoạn 2015 – 2021 ..... 86 Bảng 4.6: Trình độ cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã ................................... 90 tỉnh Thanh Hóa năm 2021 ...................................................................................... 90 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp .............................................................................. 97 Bảng 4.8: Đánh giá của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................... 98 Bảng 4.9: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện QLNN trong nông nghiệp ....... 107 Bảng 4.10: Đánh giá về công tác lãnh đạo QLNN đối với nông nghiệp ................ 110 tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................... 110 Bảng 4.11: Đánh giá của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể về QLNN đối với nông nghiệp ....................................................... 111 Bảng 4.12: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015- 2021 ................. 112 Bảng 4.13: Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát đối với ngành nông nghiệp .. 114 tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................... 114 Bảng 4.14: Tình hình sản xuất trồng trọt giai đoạn 2015 – 2021 .......................... 116 Bảng 4.15: Kết quả sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2015 – 2021 ............................. 119 Bảng 4.16: Tình hình sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2021........................ 122 Bảng 4.17: Tình hình sản xuất thuỷ sản giai đoạn 2015 - 2021............................. 124
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Khung phân tích của luận án .................................................................. 67 Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về nông nghiệp ..................................... 90
  12. ` 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn mà nguyên nhân chính là nhờ đổi mới tư duy, đổi mới trong quản lý nhà nước (QLNN) về nông nghiệp. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự biến động thường xuyên của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, đặc biệt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của quốc gia và các địa phương. Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, theo số liệu tổng điều tra dân số 2021, dân số Thanh Hoá là 3.716.400 người đứng thứ 3 toàn quốc sau TP HCM và Hà Nội, trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm hơn 70%. Tổng diện tích tự nhiên 1.111.465 ha, đất nông nghiệp là 910.141 ha, chiếm 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh [25]. Trong những năm qua nông nghiê ̣p tỉnh Thanh Hóa từng bước có sự phát triển hiê ̣u quả. Xu thế phát triển nông nghiê ̣p ứng dụng công nghê ̣ cao (CNC) trong bố i cảnh ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiê ̣p 4.0 và tác động mạnh mẽ của toà n cầu hóa cũng như của các Hiê ̣p định thương mại tự do mà Viê ̣t Nam đã ký với các nước đã giúp Thanh Hóa có được những kết quả nhất định trong phát triển nông nghiệp: Đã xuấ t hiê ̣n một số mô hình phát triển nông nghiê ̣p ứng dụng CNC (mía, cam, dưa kim hoàng hâ ̣u, dưa lưới, rau củ quả...); hình thành một số liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: chuỗi sản xuất lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn), chuỗi giá trị rau an toàn của HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Yên (Nga Sơn), HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng (Như Thanh) với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nấm hữu cơ; chuỗi giá trị chăn nuôi gà của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Hạ Tầng Xanh; Công ty CP VIFOSA liên kết với các hộ chăn nuôi tại xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến và cung ứng khép kín sản phẩm thịt lợn, xúc xích lợn, giò nạc… và đã xuấ t hiê ̣n một số vùng sản xuấ t tương đố i tâ ̣p trung, chăn nuôi gia súc và nuôi tôm nước mặn hà ng hóa. [71]. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của Thanh Hoá thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; cơ cấ u sản xuấ t nông nghiê ̣p của tỉnh vẫn theo kiểu truyền thống, chuyển dịch châ ̣m và hiê ̣u quả thấ p. Khu vực trồng tro ̣t vẫn chiế m tỷ tro ̣ng tương đố i lớn, tỷ tro ̣ng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiê ̣p tăng ít và rất châ ̣m. Đặc biê ̣t tỷ tro ̣ng các nông sản chủ lực cũng như tỷ tro ̣ng củ a các lĩnh vực
  13. ` 2 sử dụng CNC vẫn còn nhỏ, tiế n bộ châ ̣m và chưa tạo ra nhân tố bứ t phá, gia tăng hiê ̣u quả với mứ c cần thiế t. Các sản phẩm nông sản chủ lực chưa tạo ra tiền đề cho phát triển bền vữ ng. Tỷ tro ̣ng các nông sản chủ lực tuy có tăng qua các năm nhưng tố c độ tăng chưa nhanh như mong muố n và mới chiế m tỷ tro ̣ng hạn chế . Năm 2015 nông sản chủ lực mới chiế m khoảng 14,6%, năm 2019 đươc khoảng 18,8% và 2021 ̣ mới đạt khoảng gần 21% tổng giá trị gia tăng nông nghiê ̣p [74]. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn có những bất cập; số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít và có xu hướng giảm (năm 2016 có 543 DN hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 7,06% tổng số DN của tỉnh, năm 2018 là 647 DN, chiếm 6,4%, năm 2020 số DN hoạt động trong nông nghiệp giảm đáng kể chỉ còn 262 DN, chiếm gần 2,7%); chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực nông nghiệp còn hạn chế (lũy kế đến ngày 31/12/2021 số dự án được cấp phép đầu tư vào khu vực nông, lâm, thủy sản mới có 7 dự án/138 dự án, với số vốn đăng ký là 112,11 triệu USD chỉ chiếm gần 0,8% tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Thanh Hóa) [25]… Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với công tác QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là QLNN ngành nông nghiệp của địa phương chưa tính tới một cách đủ mức yếu tố hội nhập kinh tế: Công tác dự báo, xây dựng quy hoạch chưa gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu; việc triển khai thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, chính sách liên doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển các chuỗi giá trị nông sản.. chưa hiệu quả, chưa gắn với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh; việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu còn hạn chế; năng lực dự báo và khả năng khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trước những biến động của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu còn hạn chế; việc phân cấp, phân quyền gắn với quy định trách nhiệm của ngành, các cấp chưa đủ rõ và đồng bộ… Đây thực sự là những bất cập trong QLNN về nông nghiệp của địa phương rất cần được tháo gỡ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong thời gian tới khi thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Thanh Hoá sẽ được xây dựng và phát triển trở thành tỉnh kiểu mẫu,
  14. ` 3 thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp, đặt nó trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 để chỉ ra những tồn đọng, nguyên nhân và rào cản trong QLNN về nông nghiệp sẽ giúp địa phương thấy rõ được những bất cập trong QLNN về nông nghiệp từ đó có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường QLNN, thúc đẩy khu vực này phát triển. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, NCS đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các giải pháp nhằm tăng cường QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. - Phân tích thực trạng QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2021, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Xác định quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá theo hướng hội nhập quốc tế giai đoạn 2023 – 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động QLNN ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Công tác quy hoạch, lập kế hoạch; Vận dụng và cụ thể hoá thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp; công tác kiểm tra, giám sát đối với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tập trung điều tra dữ liệu sơ cấp ở các huyện tiêu biểu về phát triển nông nghiệp trong 3 vùng của tỉnh. - Phạm vi về thời gian:
  15. ` 4 + Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2021 dựa trên tài liệu thứ cấp, các thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát các đối tượng điều tra được thực hiện trong năm 2020. + Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2030. - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN ngành nông nghiệp ở phạm vi cấp tỉnh. Do nội dung QLNN đối với ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế rất rộng và phức tạp. Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu nội dung của QLNN ngành nông nghiệp theo các chức năng chính của QLNN: Công tác Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; vận dụng và cụ thể hoá thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp và công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Các nội dung trên đều được xem xét và đặt trong bối cảnh Thanh Hóa tham gia hội nhập kinh tế. 4. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận về QLNN ngành nông nghiệp khi tham gia hội nhập kinh tế, qua đó cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với phát triển kinh tế nông nghiệp. Luận án cũng đưa ra khái niệm mới về QLNN ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Thứ hai: Luận án đã có những đóng góp sâu và cụ thể hơn về phương pháp tiếp cận, phương pháp đánh giá thực hiện QLNN ngành nông nghiệp cấp tỉnh. Thứ ba: Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng, kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế của công tác QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giúp cho các nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể và những vấn đề tồn tại trong QLNN ngành nông nghiệp của tỉnh khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư: Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển mới (tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của nông nghiệp trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0…) của nông nghiệp Việt Nam, và định hướng phát triển của nông nghiệp Thanh Hóa, luận án đã đưa ra 3 quan điểm và 7 giải pháp để tăng cường QLNN về nông nghiệp trong giai đoạn tới khi Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu, một cực tăng trưởng mới. Thứ năm: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan QLNN trên địa bàn như: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.... và những người quan tâm đến vấn đề QLNN ngành nông nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.
  16. ` 5 Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời kỳ hội nhập Chương 5: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời kỳ hội nhập
  17. ` 6 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp 1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế E. Wesley và F. Peterson (1986) đã đánh giá những yếu tố góp phần làm thay đổi chuyển đổi kinh tế nông nghiệp tại Mỹ và mô tả kinh nghiệm của châu Âu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, và cho rằng đây là những bài học quan trọng đối với Mỹ, nơi không có chính sách điều chỉnh cơ cấu một cách cụ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng nước Mỹ nên tập trung vào các phương pháp để giảm bớt chi phí điều chỉnh chứ không phải về những nỗ lực để ngăn chặn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. [87] Scott W. Richard (1997) đã phân tích những khó khăn, thách thức trong thời gian vận dụng chính sách tự do hóa thương mại đối với nông nghiệp như: Việc làm, cơ cấu lao động, năng suất lao động... là những vấn đề cản trở sự phát triển của nông nghiệp, theo đó, hạn chế việc thu hút đầu tư. Qua đó, tác giả cho rằng vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vì vậy, nhà nước cần chủ động can thiệp để khắc phục những khó khăn, nhằm nâng cao năng suất lao động, thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội để phát triển nông nghiệp [95]. Du Ying (2000) đề cập đến việc điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và cải cách kinh tế, đánh giá tác động của việc tái cấu trúc đối với nông nghiệp Trung Quốc khi gia nhập WTO. Theo tác giả việc nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO của ngành nông nghiệp Trung Quốc là rất quan trọng, thấy được những thách thức và cơ hội đang tồn tại sau khi gia nhập WTO. Tác giả cũng lập luận rằng, những thách thức trong ngắn hạn đã được thấy rõ, cơ hội chỉ có được khi Chính phủ có những nỗ lực tích cực. Vì vậy, những thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt sau khi gia nhập WTO sẽ được đánh giá một cách kỹ lưỡng để đưa ra chính sách cho phù hợp [86].
  18. ` 7 Barbara Chmielewskan (2009) đã cho rằng, các ngành nông nghiệp ít có cơ hội phát triển nếu không có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ EU, đặc biệt là tại các nước kém phát triển. Do vậy, các giải pháp chính trị cho các vấn đề về phát triển nông nghiệp trong các chính sách của EU là rất quan trọng và đề nghị giải pháp có lợi cho tất cả các nước EU là sự phát triển đa ngành của nông nghiệp với sự đa chức năng của khu vực nông thôn. Chỉ có một sự phát triển đa ngành, đa chức năng mới có thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.[84] Gertrud Bucherieder (2010), đã phân tích những thay đổi về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các nước vừa gia nhập liên minh Châu Âu. Qua sự phân tích, tác giả đã đưa ra phương pháp điều tra xác định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước đây và trong tương lai [88]. Nhóm tác giả Ian Coxhead, Kim N.B Ninh, Vu Thi Thao, Nguyen Thi Phuong Hoa (2010) có các công trình nghiên cứu thuộc chương trình “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 2011-2020” đã trình bày tổng quan về phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam: Nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế; gia tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Đồng thời, cũng đề cập đến sự phát triển nông nghiệp ở một số quốc gia châu Á: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Phillippines… để so sánh với nông nghiệp Việt Nam trên các phương diện: đóng góp của nông nghiệp vào GDP, năng suất lao động nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp/ người… từ đó, các tác giả phân tích đưa ra lựa chọn chính sách phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2020 gợi mở cho Chính phủ Việt Nam. [91] 1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong nông nghiệp Hầu hết các các học giả nước ngoài khi nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp đều xem xét QLNN về nông nghiệp như một thành tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Với tư cách QLNN, chính phủ các quốc gia đã tạo môi trường thể chế và hành lang pháp lý thuận lợi giúp kinh tế nông nghiệp phát triển; đồng thời cũng điều tiết và khắc phục những thất bại của thị trường trong quá trình phát triển. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Uaiene, R.N., Arndt, C. and Masters, W.A. (2017) trong tác phẩm “Các nhân tố quyết định việc áp dụng công nghệ nông nghiệp ở Mozambique” cho rằng yếu tố quan trọng nhất tác động đến phát triển nông nghiệp là thể chế và con người. Khi tiếp cận yếu tố thể chế, các tác giả quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống chính sách và ra các quyết định cho các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp; cơ chế liên kết giữa
  19. ` 8 các tác nhân tham gia sản xuất; cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin về công nghệ mới, về thị trường các yếu tố đầu vào – đầu ra và xuất khẩu; cơ chế tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, cơ chế tiếp cận tín dụng để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển...Như vậy, các học giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất trong QLNN đối với nông nghiệp đó là tạo cơ chế để thực hiện các chính sách cho phát triển nông nghiệp. [96] Roger D., Norton (2004) trong khi nghiên cứ u chính sách phát triển nông nghiê ̣p đã cho thấy kinh nghiê ̣m quan tro ̣ng là Nhà nước phải có chính sách đảm bảo nông nghiê ̣p phát triển trong bố i cảnh toàn cầu hóa và biế n đổi khí hâ ̣u. Ông chỉ ra rằng, viê ̣c phát triển nông nghiê ̣p phải dựa trên cơ sở hiê ̣n đại hóa và phát triển nông sản theo chuỗi giá trị có tính tới ứng phó với biế n đổi khí hâ ̣u ngà y cà ng gay gắt. [93] Lars Andersson và cộng sự (2017) trong tác phẩm “Nông nghiệp trong tương lai đến năm 2030”, đã đưa ra quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của Thụy Điển đến năm 2030 trong các kịch bản khác nhau trong tương lai như: một thế giới mà tài nguyên đất bị khai thác quá mức, một thế giới cân bằng khi tài nguyên đất được khai thác và bảo tồn hiệu quả…..Để đưa ra các giải pháp cho phát triển nông nghiệp của đất nước này, tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của QLNN trong việc xây dựng định hướng và chính sách để thực hiện 7 phương án đó là: (1) Tìm kiếm và ứng dụng công nghệ mới cho một tương lai bền vững, là động lực cho sự phát triển nông nghiệp; (2) Xuất khẩu các giá trị gia tăng sang châu Á; (3) Hình thành và phát triển các công ty, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) Sự thay đổi cơ cấu dân số, hội nhập nông thôn mới và sự di chuyển của các loại hình lao động; (5) Sinh thái thông minh, sản xuất lương thực và vai trò của hệ sinh thái xanh, sạch phù hợp với các qui luật tự nhiên; (6) Phát triển nền nông nghiệp 4.0 có truy xuất nguồn gốc rõ ràng; (7) Định hình các mô hình phát triển nông nghiệp tương lai của thế giới. [83] Các tác giả Humphrey, J, and Schmitz, H. ( 2001) trong cuốn Vai trò của Nhà nước trong chuỗi giá trị toàn cầu đã phân tích vai trò của Nhà nước trong việc tạo cơ chế vận hành cho chuỗi giá trị nông sản. Các tác giả này đã tập trung xem xét vấn đề hoàn thiện cơ chế phối hợp ngang và dọc giữa các cơ quan QLNN về thực hiện chuỗi giá trị nông sản. Theo họ, các tổ chức liên quan của Nhà nước phải được coi là một trong những tác nhân trên kênh marketing (không chỉ là người can thiệp) ngay cả ở trong nền kinh tế thị trường. Điều này không có nghĩa là các cơ quan nhà
  20. ` 9 nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động thương mại như các công ty quốc doanh mà chính họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ “công cộng” trên kênh marketing cho các tác nhân khác để cho họ có một “sân chơi” công bằng hơn. Hoạt động chính của các cơ quan nhà nước bao gồm xác định các ưu tiên phát triển, xây dựng chính sách có liên quan, đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin và tổ chức thị trường...Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức QLNN trong quản lý chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. [89] Nghiên cứu của các tác giả Kaaya (1999); Phougat (2006); Samah và cộng sự (2009) đã chỉ ra để phát triển nông nghiệp nói chung, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì chính phủ, chính quyền các nước cần quan tâm đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là trong truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp [90] [92] Báo cáo Phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã hướng dẫn cho các chính phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các chương trình nông nghiệp cho phát triển. Báo cáo gồm 3 vấn đề chính: (i) Nông nghiệp có thể làm gì để góp phần vào phát triển khi nông nghiệp được coi là nền tảng của phát triển và giảm nghèo tại nhiều quốc gia; (ii) Công cụ hữu hiệu để sử dụng nông nghiệp vì sự phát triển là gì? (iii) Và làm thế nào để thực hiện tốt nhất các chương trình nghị sự nông nghiệp vì sự phát triển? Giải quyết các vấn đề trên bằng cách thiết kế các chính sách và quá trình ra quyết định phù hợp nhất với điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và huy động sự hậu thuẫn chính trị và cải thiện công tác quản trị nông nghiệp. Đáng lưu ý trong báo cáo ở chương 11 với tiêu đề: “Tăng cường quản trị từ địa phương đến toàn cầu” đã nêu rõ vai trò mới của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp đó là: điều phối, tạo điều kiện thuận lợi và điều hành. Từ đó cũng phân tích rõ quy trình chính sách nông nghiệp: xây dựng liên minh (liên minh của các chủ sở hữu để hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp); tăng cường sự tham gia và thảo luận cho xây dựng chính sách; lựa chọn chứng cứ thực tiễn để lựa chọn chính sách và thúc đẩy cải cách chính sách; cân đối giữa các chính sách và ngân sách; tăng cường vai trò của quốc hội và thúc đẩy hội nhập khu vực. Đồng thời tác phẩm cũng phân tích cải cách quản trị để thực hiện chính sách tốt hơn, bao gồm các nội dung về cải cách tăng năng lực khu vực nhà nước và cải cách tăng quyền và trách nhiệm trong QLNN về nông nghiệp. [46] 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp và hội nhập kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0