intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thuơng mại

Chia sẻ: Juijung Jone Jone | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày những vấn đề lý luận về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại; thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại; phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thuơng mại

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU TRANG THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU TRANG THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THỊ MƠ HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Thu Trang i
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án .................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu ........................................ 26 CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI .............................. 32 2.1. Khái niệm và đặc điểm của thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại ................................................................................................................. 32 2.2. Sự cần thiết phải có quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài Thương mại...................................................................................... 44 2.3. Những nội dung cơ bản của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài Thương mại ........................................................................................... 52 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI ................................................................................................................. 66 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài Thương mại trước khi bắt đầu và trong quá trình tố tụng trọng tài66 3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài Thương mại liên quan đến thi hành phán quyết trọng tài ......................... 94 CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI THẨM QUYỀN HỖ TRỢ TƢ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI ............................. 117 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài Thương mại ........................................................................... 117 4.2. Các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với Trọng tài Thương mại ......................................................................................... 125 4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với Trọng tài Thương mại ............................................................... 140 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ĐƯQT Điều ước Quốc tế HĐTT Hội đồng Trọng tài KD, KDTM Kinh doanh, Kinh doanh Thương mại LTTTM Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010 NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 03 Nghị quyết 01/2014 năm 2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao PLQT Pháp luật quốc tế PLTTTM Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 PQTT Phán quyết Trọng tài TA, TANDTC Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao. TM, TMQT Thương mại; Thương mại quốc tế TTTM; TTV Trọng tài Thương mại; Trọng tài viên THADS Thi hành án dân sự Tr. trang VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam iii
  6. Tiếng nƣớc ngoài Chữ viết tắt Tiếng nƣớc ngoài Nghĩa tiếngViệt New York Convention on the Công ước New York năm 1958 Công ước Recognition and Enforcement of về công nhận và thi hành các New York Foreign Arbitral Awards in 1958 quyết định Trọng tài nước ngoài The Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và CPTPP Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa The EU-Vietnam Investment EVIPA Liên minh Châu Âu và Việt Protection Agreement Nam Hiệp định Thương mại tự do the EU-Vietnam Free Trade EVFTA giữa Liên minh Châu Âu và Agreement Việt Nam Luật Trọng tài Liên Bang của FAA Federal Arbitration Act Hoa Kỳ FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do UNCITRAL Law 1985 on Luật Mẫu năm 1985 của Luật Mẫu International Commercial UNCITRAL về TTTM Quốc tế UNCITRAL Arbitration (sửa đổi năm 2006) Singapore International Trung tâm Trọng tài Quốc tế SIAC Arbitration Centre Singapore United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp quốc về UNCTAD Trade and Development Thương mại và Phát triển United Nations Commission on Ủy ban Pháp luật Thương mại UNCITRAL International Trade Law Quốc tế của Liên Hợp quốc Bộ Luật Tố tụng Dân sự của ZPO Zivilprozessordnung Đức pg. Page trang iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng yêu cầu liên quan việc Trọng tài Thương mại Việt Nam được các Tòa án thụ lý và giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019 ..................................................... 93 Bảng 3.2: Kết quả giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTT nước ngoài trong giai đoạn 01/01/2012-30/09/2019 ........................................................................................ 105 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án (TA) và trọng tài thương mại (TTTM) là hai phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán [39, tr. 61] cùng song hành tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Hai phương thức này có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản thể hiện ở chỗ TA là cơ quan tư pháp do Nhà nước thành lập, thực hiện quyền tư pháp [48, khoản 1 Điều 102] với vai trò là cơ quan tài phán công. Trong khi đó, TTTM không phải là cơ quan tài phán công mà do các bên thỏa thuận lựa chọn và các bên đưa tranh chấp cho hội đồng trọng tài (HĐTT) giải quyết. Chính vì vậy, trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại TTTM, theo quy định của pháp luật, thẩm quyền của TTTM bị giới hạn, đặc biệt là giới hạn cả đối với những vấn đề liên quan đến tố tụng tư pháp, ví dụ như giới hạn trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT), giới hạn trong việc triệu tập người làm chứng, TTTM không có bộ máy cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài (PQTT) riêng. Những giới hạn về thẩm quyền của TTTM, nếu không được tháo gỡ, sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính các bên tranh chấp và từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến việc giải quyết tranh chấp tại TTTM. Chính vì vậy, pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế đã ghi nhận thẩm quyền của TA trong việc hỗ trợ tư pháp đối với TTTM. Mục tiêu của pháp luật trong vấn đề này là, một mặt, tháo gỡ những hạn chế, những giới hạn mà bản thân các HĐTT không thể tháo gỡ nếu không có quy định của pháp luật, mặt khác, tạo điều kiện để các bên tranh chấp yên tâm khi đưa vụ việc ra giải quyết tại TTTM. Từ đó, thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa cơ quan tài phán công- TA, với cơ quan tài phán tư- TTTM, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh phù hợp để phát triển hoạt động thương mại nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng. Tại Việt Nam, thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với hoạt động trọng tài đã được quy định trong Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 (LTTTM), trong 1
  9. Nghị quyết 01/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) hướng dẫn một số quy định của LTTTM (Nghị quyết 01/2014) và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015). Tuy nhiên, các quy định trong các văn bản nêu trên còn chưa thống nhất và cụ thể, vẫn rời rạc và chưa đồng bộ. Một số quy định chưa phù hợp với Công ước New York mà Việt Nam đã gia nhập, cũng như chưa tương thích với Luật Mẫu UNCITRAL. Chính điều này đã dẫn đến thực tế là các TA Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thực thi và áp dụng pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp đối với TTTM. Điều này không chỉ ảnh hưởng đén quyền, lợi ích của các bên tranh chấp khi họ đưa vụ việc ra giải quyết tại TTTM, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của TA Việt Nam. Cụ thể, chỉ số xếp hạng của Việt Nam liên quan đến chất lượng hoạt động xét xử của TA Việt Nam đối với tranh chấp thương mại nói chung và các tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng, trong đó có hoạt động hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM được đánh giá là chưa cao [184], [207]. Điều này cho thấy hoạt động hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với các vụ việc TTTM còn chưa hiệu quả. Đây là điều hết sức bất thường khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới với nhiều cam kết về việc tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế. Ngày 02/10/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức TTTM để nhằm khuyến khích và nâng cao chất lượng của TTTM ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết và Đề án nói trên đến nay vẫn cho thấy còn nhiều hạn chế. Việc thực thi hiệu quả thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM sẽ thúc đẩy TTTM phát triển tại Việt Nam và điều này sẽ có tác động tích cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM nói chung và thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM nói riêng đóng vai trò quan trọng. 2
  10. Vấn đề đặt ra là TA Việt Nam có thẩm quyền hỗ trợ tư pháp như thế nào đối với TTTM? Các quy định của pháp luật nước ta về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM có những bất cập gì? Trên thực tế khi thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của đối với TTTM, TA Việt Nam gặp những khó khăn gì và giải pháp nào để tháo gỡ? Để có câu trả lời, điều cần thiết là phải nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn được phân tích ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM” để làm để tài nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, Luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật, và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và lâu dài của TTTM, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, cũng như phát triển mối quan hệ giữa TTTM và TA trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án có nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Luận giải để làm rõ khái niệm, đặc điểm của về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM; làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM; - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM; chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm 3
  11. quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với hoạt động TTTM, nhằm chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và yếu kém của TA trong việc áp dụng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam trong thời gian qua. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và rút ra bài học cho Việt Nam; - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề liên quan đến thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, các quy định của pháp luật Việt Nam về TTTM, về hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam và các quy định pháp luật của một số nước về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các quy định có liên quan đến thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM được quy định trong Công ước New York 1958, Luật Mẫu UNCITRAL và trong pháp luật của một số quốc gia khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM là vấn đề rất rộng, bao gồm cả quá trình từ khi trọng tài nhận đơn kiện cho đến khi các bên thực thi PQTT. Trong phạm vi của Luận án này, nội dung nghiên cứu sẽ được giới hạn ở việc phân tích các quy định về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM được ghi nhận trong LTTTM và BLTTDS 2015. Đó là thẩm quyền của TA Việt Nam được quy định tại Điều 6, khoản 2 Điều 7 LTTTM và khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015, bao gồm 9 vấn đề. Đó là (i) Thẩm quyền của TA trong việc từ chối 4
  12. thụ lý trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài; (ii) Thẩm quyền của TA đối với việc chỉ định TTV để thành lập HĐTT vụ việc; (iii) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu thay đổi TTV của HĐTT vụ việc; (iv) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu thu thập chứng cứ; (v) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu TA áp dụng các BPKCTT; (vi) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu triệu tập người làm chứng; (vii) Thẩm quyền đăng ký PQTT đối với Trọng tài vụ việc; (viii) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu hủy PQTT trong nước; và (ix) Thẩm quyền của TA đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTT của TTTM nước ngoài. Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2003 - năm ban hành PLTTTM - cho đến nay. Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTTTM và BLTTDS. Luận án cũng nghiên cứu các quy định tương ứng của Công ước New York 1958, Luật Mẫu của UNCITRAL và quy định pháp luật của một số quốc gia như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Singapore và Hồng Kông v.v... Luận án sẽ không xem xét đến các quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác mà Việt Nam tham gia. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án Luận án được trình bày dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, về Nhà nước và pháp luật và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích, phương pháp luận giải và tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ 4 chương của Luận án để tìm hiểu, phân tích, luận giải nhằm làm rõ các quan điểm về TTTM, về mối quan hệ giữa TA và TTTM, về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM. Từ đó, chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam và những vướng mắc trong quá trình áp dụng. Phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu 5
  13. tại Chương 1 nhằm tổng hợp và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, các Luận án tiến sĩ ở Việt Nam và ở nước ngoài có nghiên cứu về vấn đề liên quan đến thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM nhằm chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết và vấn đề còn bỏ ngỏ. Tại Chương 2, phương pháp phân tích và luận giải được sử dụng nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM; về pháp luật và nội dung của pháp luật về thẩm quyền hxô trợ tư pháp của TA đối với TTTM. Phương pháp luật học so sánh: Được sử dụng ở Chương 2 nhằm phân tích có so sánh các quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM trong nước và ngoài nước, cũng như so với thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA theo quy định của pháp luật một số quốc gia khác. Phương pháp này cũng được sử dụng để làm nổi bật sự khác biệt giữa thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM với các thẩm quyền khác của TA. Phương pháp phân tích tình huống được áp dụng nhằm phân tích và bình luận về các vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM đã được giải quyết tại TA Việt Nam. Từ đó, rút ra những vài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những hạn chế, sai sót trong thực tiễn xét xử tại TA Việt Nam hiện nay khi thực hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA trong giải quyết các vụ việc liên quan đến TTTM. Chương 3 và Chương 4 của Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp luận giải, phân tích và phương pháp luật học so sánh để chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam cũng như bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật để trên cơ sở đó luận giải cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, cụ thể và có hệ thống về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM, cả trong nước và nước ngoài. Những đóng góp mới nổi bật của Luận án thể hiện ở 6
  14. những nội dung sau: - Luận án đã làm rõ khái niệm về thẩm quyền tư pháp, thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và chỉ ra những đặc điểm, nội dung của thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, cũng như nhưng nội dung cơ bản của nó. - Luận án đã luận giải về sự cần thiết phải có các quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và vai trò của việc thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA theo quy định của pháp luật đối với TTTM. - Luận án đã phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM và đặt nó trong mối quan hệ so sánh với các quy định có liên quan của Công ước New York và Luật Mẫu UNCITRAL, cũng như phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến các quy định này. Từ đó, Luận án chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những hạn chế trong việc thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM trên thực tế. - Luận án đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM và các giải pháp để thực thi hiệu quả thẩm quyền của TA Việt Nam đối với TTTM một cách hiệu quả trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật TTTM nói chung và pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giải thích và áp dụng LTTTM và BLTTDS, cụ thể là các quy định liên quan đến thẩm 7
  15. quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, phát triển nguồn lực và xây dựng các cơ chế thực thi được đưa ra trong Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho TA, TTV, cơ quan ban hành pháp luật và cả các bên tranh chấp khi họ đưa vụ việc ra giải quyết tại TTTM. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 4 chương. Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Luận án Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại. Chƣơng 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại. Chƣơng 4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại. 8
  16. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án Liên quan đến đề tài Luận án, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS sẽ tập trung phân tích tình hình nghiên cứu về hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất là tình hình nghiên cứu về TTTM nói chung. Thứ hai là các nghiên cứu về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trọng tài thương mại nói chung Với ý nghĩa là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp tồn tại song hành cùng TA, TTTM đã hình thành và phát triển khá lâu ở trên thế giới, đặc biệt là tại một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Đức v... v [55, tr. 524], [103]; [199]. Do đó, có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến TTTM nói chung cũng như liên quan đến thẩm quyền hỗ trợ của TA đối với TTTM. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của trọng tài thương mại Khái niệm của TTTM đã được nêu trong một số công trình khoa học như “Fouchard Gaillard Goldman on International Commercial Arbitration” (Fouchard Gaillard Goldman về TTTM Quốc tế) của các tác giả E. Gaillard và J. Savage. Theo đó, “trọng tài” được hiểu là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp tư thay thế TA dựa trên thỏa thuận của các bên. Trong đó, tố tụng trọng tài được tiến hành không công khai trừ khi các bên có thỏa thuận khác, đồng thời phán quyết do HĐTT ban hành mang tính chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp [125, tr. 7- 57]. Cùng quan điểm này, tác giả Gary B. Born cho rằng “Trọng tài là - chỉ là- một thủ tục mà các bên đồng thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan không thuộc chính phủ, được lựa chọn bởi hoặc cho các bên, để ban hành một quyết định ràng buộc giải quyết tranh chấp đó theo một thủ tục công bằng, không thiên vị, cho phép 9
  17. các bên được trình bày về vụ việc của mình” [101, tr. 4]; [102, tr. 3-5]. Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng đều thống nhất và ủng hộ cách giải thích của thuật ngữ “thương mại” theo chú thích 2 cho khoản 1 Điều 1 của Luật Mẫu UNCITRAL. Theo đó, thương mại phải được giải thích theo nghĩa rộng, để chỉ những vấn đề liên quan đến các quan hệ có tính chất thương mại, dù quan hệ đó phát sinh từ hợp đồng hay ngoài hợp đồng [189, chú thích 2, khoản 1 Điều 1]. Một số các tài liệu tiêu biểu khác cũng bàn về đặc trưng của TTTM hay các thủ tục trọng tài cụ thể như cuốn “A practical approach to arbitration law” (Tiếp cận thực tế đối với pháp luật trọng tài) của hai tác giả Andrew Tweeddale and Keren Tweeddale [186, tr. 3-22], hay bộ tài liệu “Course on Dispute Settlement” (Khoá học về giải quyết tranh chấp) của UNCTAD về việc ban hành PQTT và chấm dứt tố tụng [193]; về áp dụng BPKCTT tại TA trong khi giải quyết tại TTTM [194], và nhiều tài liệu khác [102, tr. 3-4], [100, tr. 4-5]. Theo các nghiên cứu này, TTTM mang những đặc trưng điển hình so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như TA, hòa giải thương mại v.v.. Đó là, trọng tài là một cơ quan tài phán mang tính chất tư, thậm chí mối quan hệ giữa các bên và TTV có thể xem xét dưới góc độ quan hệ hợp đồng; tố tụng trọng tài linh hoạt và dựa trên thỏa thuận của các bên và không công khai; việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM có tính chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp. Đáng lưu ý là, ở Việt Nam, có thể nói khái niệm “trọng tài” đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960. Tuy nhiên, trọng tài kinh tế khi đó là một cơ quan của Nhà nước, có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế và xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế. Chỉ đến khi có Nghị định số 116-CP ngày 05/09/1994, các Trung tâm Trọng tài Kinh tế mới được coi là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý nhà nước như trước đây. Mặc dù vậy, cơ chế trọng tài kinh tế theo Nghị định số 116-CP vẫn chưa thực sự phù hợp với những đặc trưng cơ bản của của TTTM như được nêu tại Mục 2.2.2 của Luận án, đặc biệt là liên quan đến tính chung thẩm của 10
  18. PQTT. Chính vì vậy, NCS chỉ tổng hợp các nghiên cứu về TTTM và thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM kể từ sau khi có PLTTTM cho đến nay. Đối với nhóm công trình nghiên cứu trong giai đoạn từ khi có PLTTTM đến trước khi LTTTM được ban hành, chủ yếu các công trình này tập trung phân tích những thành tựu và hạn chế của PLTTTM, từ đó làm cơ sở cho những kiến nghị bổ sung, sửa đổi cho LTTTM. Tiêu biểu như Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Ngọc có đề tài nghiên cứu về “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [37] cho thấy một số quy định về TTTM của pháp luật Việt Nam còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tương thích với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế, ví dụ vấn đề về thẩm quyền của HĐTT, các tranh chấp HĐTT có thể giải quyết v.v... Mặc dù vậy, một số vấn đề được quy định trong PLTTTM về cơ bản đã phù hợp với pháp luật quốc tế như hiệu lực pháp lý của PQTT, xác định vấn đề có thể giải quyết bằng TTTM, giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của HĐTT.v…v. [11], [88]. Tuy nhiên, TTTM lại vẫn “trong cảnh thất nghiệp”, vẫn chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, trái ngược với thực tế là TA luôn trong tình trạng quá tải [86]. Sau khi LTTTM ra đời, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích bối cảnh ra đời của LTTTM cũng như những điểm mới của LTTTM để cho thấy tinh thần chung của LTTTM là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động của TTTM, mở rộng thẩm quyền của TA trong việc hỗ trợ tố tụng trọng tài, giúp tố tụng trọng tài được thuận lợi, tiết kiệm và hiệu quả hơn [22], [26]. Đồng thời, LTTTM đã tiếp thu được những nguyên tắc cơ bản nhất về việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM trên thế giới và trong Luật Mẫu UNCITRAL như nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên (party autonomy), tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (separability) và vấn đề thẩm quyền của thẩm quyền, tức là quyền được tự xem xét vấn đề thẩm quyền của HĐTT (competence-competence), tính chung thẩm của PQTT (finality), nguyên tắc tố tụng công bằng (due process), và nguyên tắc bảo mật (confidentiality) [10]. Đặc biệt là LTTTM đã đưa phạm vi “hoạt động thương mại” trong pháp luật TTTM Việt Nam đạt 11
  19. đến tiêu chuẩn thế giới theo Luật Mẫu UNCITRAL [122, tr. 2]. Tuy nhiên, khái niệm “thương mại” ở Việt Nam sẽ được diễn giải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 và vẫn có một số ý kiến cho rằng tranh chấp ngoài hợp đồng sẽ không giải quyết được bằng TTTM tại Việt Nam [90], [123]. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phân biệt trọng tài thương mại trong nước và trọng tài thương mại nước ngoài Do phạm vi thẩm quyền của TA đối với TTTM trong nước và nước ngoài khác nhau, nên cần phải có các tiêu chí thích hợp để xác định khi nào thì TTTM đó được xem là TTTM trong nước và khi nào là TTTM nước ngoài. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này như cuốn “The UNCITRAL Secretariat Guide on the Convention on the recognition and enforcement of foreign arbitral awards” (Hướng dẫn của Ban thư ký UNCITRAL về Công ước về công nhận và thi hành PQTT nước ngoài) [190, tr.18-26], bài viết có tên “When Is an Arbitral Award Nondomestic Under the New York Convention of 1958?” (Khi nào một PQTT không được coi là phán quyết nội địa theo Công ước New York 1958?) của giáo sư Albert Jan van de Berg [200]. Nghiên cứu các tài liệu trên cho thấy quy định tại Điều 1 của Công ước New York 1958, tiêu chí chủ yếu dựa vào để xác định “quốc tịch” của PQTT là địa điểm nơi PQTT được công bố. Ngoài ra, phụ thuộc vào quy định của pháp luật của từng quốc gia, một PQTT được tuyên tại chính nước đó nhưng vẫn không được coi là PQTT trong nước (“non-domestic” arbitration) [105, tr. 237], [117, tr. 102-103], [190, tr.18-26]. Trong trường hợp đó, các PQTT không được coi là PQTT trong nước sẽ vẫn phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại quốc gia nơi có tài sản cần thi hành. Tuy nhiên trên thực tế, quy định này hầu như không được áp dụng vì các bên thường chọn luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thông qua việc chọn địa điểm giải quyết tranh chấp và do đó, có quan điểm cho rằng trọng tài được tiến hành theo pháp luật tố tụng trọng tài của quốc gia đó được xem là Trọng tài trong nước [200]. Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu cũng luận giải về các tiêu chí để xác định PQTT trong nước và PQTT nước ngoài theo cả BLTTDS 2004 [20]; [61] 12
  20. cũng như theo quy định hiện hành của LTTTM và BLTTDS 2015 [9]. Theo đó, việc xác định một PQTT là PQTT trong nước hay PQTT nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay lại dựa vào tiêu chí quốc tịch của trọng tài chứ không phải tiêu chí lãnh thổ. Năm 2017, TANDTC và Tổ chức Tài chính Quốc tế, các chuyên gia quốc tế và trong nước đã phối hợp cho ra đời cuốn “Sổ tay pháp luật về Trọng tài và Hòa giải”, trong đó đưa ra hướng dẫn và làm rõ hơn cách xác định Trọng tài trong nước và Trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam [71, tr. 22-23]. Tuy nhiên, quan điểm chung của các tác giả là việc căn cứ vào tiêu chí quốc tịch của trọng tài cũng còn nhiều bất cập và không phù hợp với Công ước New York và thực tiễn TTTM quốc tế. Như vậy, có thể thấy khái niệm về TTTM đã được hiểu tương đối thống nhất trong các công trình nghiên cứu, đó là, một cơ quan tài phán tư được thành lập để giải quyết các tranh chấp về thương mại và có nhiều ưu điểm so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hòa giải v.v.. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về TTTM trong nước và TTTM nước ngoài bởi vì luật pháp của các nước có quy định khác nhau trong việc phân định thế nào là TTTM nước ngoài hay TTTM trong nước. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án đối với trọng tài thương mại 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền của Tòa án đối với trọng tài thương mại nói chung Thứ nhất, đối với vấn đề thẩm quyền tƣ pháp của TA quốc gia nói chung. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu trong nhiều tài liệu, như cuốn “Tinh thần pháp luật” nổi tiếng của Montesquieu hay “Nhà nước pháp quyền” của Joef Thesing [56]. Ngoài ra, có một số tài liệu tiêu biểu nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền tư pháp của TA trong hệ thống pháp luật của một quốc gia cụ thể và theo các thể chế chính trị khác nhau. Ví dụ, đối với chính thể cộng hòa tổng thống của Mỹ có ấn phẩm the U.S Constitution Annotate (Chú giải về Hiến pháp Hoa Kỳ) của Cơ quan nghiên cứu Quốc Hội Hoa Kỳ [172], chính thể cộng hòa lưỡng tính của Pháp như bài viết “The 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0