intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

35
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn FDI chất lượng vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. FDI chất lượng không chỉ có quy mô vốn và hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu ứng lan tỏa công nghệ, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao của sản phẩm mà còn cho phép định vị chuỗi cung ứng giá trị và vị thế mới cho Việt Nam trong mạng sản xuất, công nghệ, cũng như cơ hội đầu tư tài chính, du lịch, bất động sản và dịch vụ toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM ĐỨC TÀI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. VŨ DUY VĨNH 2. TS. HOÀNG XUÂN HÒA HÀ NỘI - 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của cơ quan chức năng đã công bố. Những kết quả khoa học của luận án là mới và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.. Tác giả luận án Phạm Đức Tài
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ...............................................................vi Build - Transfer ..............................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................. vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH................................................................................ix LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu .............................................................. 5 5. Khung nghiên cứu của luận án ....................................................................................6 6. Những đóng góp mới của luận án ...............................................................................8 7. Kết cấu của luận án ......................................................................................................9 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................10 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI..........................................................................................................10 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................10 1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò và tác động của FDI ..................................................10 1.1.2. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ............................................20 1.1.3. Các nghiên cứu về thu hút FDI tại Việt Nam ......................................................26 1.1.4. Các nghiên cứu về thu hút FDI trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ......................................................................................................29 1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ......................................................................33 1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận ............................................................ 33 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 34 1.3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ............................................................................35
  4. iii 1.3.1. Hướng nghiên cứu về mặt lý luận .......................................................................35 1.3.2. Hướng nghiên cứu về mặt thực nghiệm .............................................................. 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 37 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................38 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI .......................................................................................... 38 2.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................................... 38 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................38 2.1.2. Đặc điểm vốn FDI ............................................................................................... 40 2.1.3. Hình thức FDI ......................................................................................................42 2.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ............................................45 2.2.1. Hiệp định thương mại tự do.................................................................................45 2.2.2. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .............................................................. 47 2.3. THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ...................55 2.3.1. Khái niệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .........................................................................55 2.3.2. Nội dung ..............................................................................................................55 2.3.3. Tác động của các FTA thế hệ mới đối với thu hút vốn FDI ............................... 57 2.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới ............................................................................................................................ 60 2.3.5. Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới ............................................................................................................................ 67 2.4. KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ..........................................................................71 2.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia ........................................................................71 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 82
  5. iv CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................83 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ................................................................................................................83 3.1. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VIỆT NAM THAM GIA ................................................................................................................................ 83 3.1.1. Khái quát chung các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam ........83 3.1.2. Nội dung của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam tham gia ...87 3.2. PHAN TICH THỰC TRẠNG THU HUT VỐN DẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOAI VAO VIỆT NAM TRONG DIỀU KIỆN THỰC HIỆN CAC FTA THẾ HỆ MỚI ............................................................................................................................... 97 3.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015-2021 .........................97 3.3. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI.................................................136 3.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................................................137 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................139 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI .......................140 3.4.1. Kết quả tích cực .................................................................................................140 3.4.2 Hạn chế ...............................................................................................................142 3.4.3 Nguyên nhân .......................................................................................................144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................152 CHƯƠNG 4 .................................................................................................................153 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ..............................................................................................................153 4.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI.................................................153 4.1.1 Quan điểm thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới ..........................................................................................................................153
  6. v 4.1.2 Mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới ..........................................................................................................................157 4.2 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ...................................................158 4.2.1 Những cơ hội khi thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới ............................................................................................................158 4.2.2 Những thách thức khi thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới .....................................................................................................162 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ...........................................................166 4.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ............................................................................166 4.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định và tăng trưởng kinh tế ...................................168 4.3.3 Chú trọng thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc ...................................................170 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................173 4.3.5. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ..................................................................173 4.3.6. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư ....................................................................175 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................179 KẾT LUẬN .................................................................................................................180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................182 TÀI LIỆU TIẾNG ANH ..............................................................................................189 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................192
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á BT Build - Transfer Xây dựng – Chuyển giao Xây dựng – Chuyển giao – Kinh BTO Build – Transfer - Operate doanh Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển BOT Build – Operate - Transfer giao Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và CPTTP Agreement for Trans - Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế EU European Union Liên minh Châu Âu European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên EVFTA Agreement minh châu Âu - Việt Nam FDI Foreign direct Investement Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh OECD Cooperation and Development tế General Agreement on Tariffs and Hiệp ước chung về thuế quan và GATT Trade mậu dịch SGD Singapore Dollar Đô la Singapore TNC Transnational Corporation Tập đoàn xuyên quốc gia United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về UNCTAD Trade and Development Thương mại và Phát triển USD United State Dollar Đô la Mỹ Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI and Industry Việt Nam
  8. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCT Bộ Công thương BHXH Bảo hiểm xã hội CMCN Cách mạng công nghiệp CP Chính phủ CQĐKKD Cơ quan đăng ký kinh doanh CQNN Cơ quan Nhà nước CV Công văn DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐKKD Đăng ký kinh doanh ĐT Đầu tư ĐTNN Đầu tư nước ngoài QH Quốc hội HĐCG Hợp đồng chuyển giao NSNN Ngân sách Nhà nước NLĐ Người lao động NĐ Nghị định NQ Nghị quyết LĐ Lao động TT Thông tư
  9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: So sánh FTA thế hệ mới và FTA truyền thống ............................................52 Bảng 3. 1: Tổng hợp các FTA tại Việt Nam đến tháng 01/01/2022 ............................. 83 Bảng 3. 2 : Tốc độ tang trưởng quy mô FDI đăng ký giai đoạn 2015-2021 .................98 Bảng 3. 3: Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn FDI thực hiện giai đoạn 2015-2021 .........99 Bảng 3. 4: Số dự án FDI giai đoạn 2015-2021 ............................................................101 Bảng 3. 5: Quy mô vốn bình quân một dự án FDI giai đoạn 2015-2021 ....................102 Bảng 3. 6: Vốn FDI luỹ kế tại Việt Nam theo lĩnh vực hết năm 2021 ........................107 Bảng 3. 7: Vốn FDI vào Việt Nam theo địa phương luỹ kế hết năm 2021 .................111 Bảng 3. 8 : Cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư ..........................................................113 Bảng 3. 9: Vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2015-2021 ................................116 Bảng 3. 10: Xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI ........122 Bảng 3. 11: Khách hàng của các doanh nghiệp FDI qua các năm ..............................123 Bảng 3. 12: Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI (tỷ lệ với ít nhất một nhóm khách hàng) ............................................................................................................................124 Bảng 3. 13: Quy mô vốn FDI đăng ký từ các đối tác CPTPP vào Việt Nam..............130 Bảng 3. 14: FDI từ Mexico vào Việt Nam ..................................................................131 Bảng 3. 15: FDI từ Canada vào Việt Nam ..................................................................132 Bảng 3. 16: FDI từ Hà Lan vào Việt Nam ..................................................................133 Bảng 3. 17: FDI từ Pháp vào Việt Nam ......................................................................134 Bảng 3. 18: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....................................137
  10. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 3. 1: Diễn biến quy mô vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 ..........98 Biểu đồ 3. 2: Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn FDI giai đoạn 2015-2021 ...................100 Biểu đồ 3. 3: Tốc độ tăng trưởng số dự án FDI giai đoạn 2015-2016 ........................101 Biểu đồ 3. 4: Diễn biến quy mô vốn bình quân một dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 .................................................................................................................102 Biểu đồ 3. 5: Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam .............................105 Biểu đồ 3. 6: Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư luỹ kế năm 2021 .....................................................................................................................................108 Biểu đồ 3. 7: Tỷ trọng vốn FDI theo các địa phương tiếp nhận cao nhất ...................109 Biểu đồ 3. 8: Tỷ trọng vốn FDI theo địa phương luỹ kế hết năm 2021 ......................112 Biểu đồ 3. 9: Vốn FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư luỹ kế hết năm 2021 ...........114 Biểu đồ 3. 10: Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư ................................................116 Biểu đồ 3. 11: Số lượng lao động trong khu vực FDI giai đoạn 2015 – 2021 ............118 Biểu đồ 3. 12: Năng suất lao động tại Việt Nam theo khu vực kinh tế .......................118 Biểu đồ 3. 13: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ từ các đối tác đầu tư ......120 Biểu đồ 3. 14: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về bảo vệ môi trường ......120 Biểu đồ 3. 15: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ chuyển giao tại Việt Nam .....................................................................................................................................122 Biểu đồ 3. 16: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào thu NSNN giai đoạn 2015-2021 .....................................................................................................................................126 Biểu đồ 3. 17: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI lựa chọn điểm đến đầu tư chiến lược tại các quốc gia........................................................................................................................142 Biểu đồ 3. 18: Lĩnh vực thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà .................................147 Biểu đồ 3. 19: Diễn biến FDI toàn cầu ........................................................................149
  11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn 35 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng về thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn vốn FDI khỏa lấp thiếu hụt về vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư xã hội được huy động từ các nguồn như: nguồn tiết kiệm trong nước; ODA; FDI; vay thương mại quốc tế; vay qua phát hành trái phiếu; cổ phiếu quốc tế. Trong điều kiện vốn trong nước không đủ; vốn ODA giảm sút; vay thương mại có mức lãi suất cao; vay qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu quốc tế còn hạn chế vì hệ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam thấp; càng khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI. Dòng vốn FDI bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn; gia tăng giá trị xuất khẩu, từng bước đưa sản phẩm của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực FDI có đóng góp tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có tăng thu ngân sách nhà nước, cải thiện, giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết và chuyển đổi cơ cấu việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sự phát triển của khu vực FDI đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất ở khu vực doanh nghiệp trong nước và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Dòng vốn FDI không chỉ là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp phần tích cực vào hoàn thiện thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đáng kể trong nâng cao thế và lực của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút, sử dụng dòng vốn FDI thời gian qua còn nhiều hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nhiệp trong nước chưa cao. Thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Dòng vốn FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến còn hạn chế. Một số doanh nghiệp, dự án FDI chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường, lao động, bảo hiểm xã hội... Một số doanh nghiệp FDI có
  12. 2 hành vi chuyển giá, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trong một số trường hợp, việc thu hút dòng vốn FDI còn chưa cân nhắc đầy đủ, toàn diện các yếu tố liên quan đến quốc phòng, an ninh, chưa cân đối hài hòa giữa phát triển công nghiệp với phát triển đô thị. Việc thu hút, phát triển và phát huy vai trò của tổ chức đảng, công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong khu vực kinh tế có dòng vốn FDI còn khó khăn. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực...; một số mô hình, phương thức kinh doanh, hợp tác đầu tư mới đã xuất hiện và ngày càng phổ biến; chính sách bảo hộ mậu dịch có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia. Cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI ngày càng gay gắt. Nhiều quốc gia có những điều chỉnh chiến lược, xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo phương thức mới nhằm thu hút dòng vốn FDI trong tình hình mới. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được đàm phán, ký kết, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Trong các FTA thế hệ mới đều có các cam kết đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam nhanh hơn. Hội nhập đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại và việc tham gia các FTA thế hệ mới của của Việt Nam nhằm nâng cao vị thế, uy tín quốc gia trên trường quốc tế được nâng lên. Niềm tin và sự quan tâm của các nhà đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại thì khó khăn lớn từ các FTA này chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt đến từ các đối thủ cạnh tranh trên chính thị trường nội địa. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia FTA thế hệ mới có thể làm một số doanh nghiệp ở trong nước, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động. Đối với hệ thống pháp luật, các FTA thế hệ mới đòi hỏi các thành viên tham gia phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, cạnh tranh của DNNN,
  13. 3 lao động, đấu thầu, thương mại điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp… Việc thực hiện các FTA thế hệ mới mở ra cơ hội trong thu hút vốn FDI của Việt Nam như: những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư rộng hơn dành cho các đối tác, cùng với các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư đang và sẽ tạo sức hấp dẫn để thu hút đầu tư từ các nước đối tác FTA vào Việt Nam; cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa có xuất xử Việt Nam ngày càng tăng lên, do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ đổ dồn về Việt Nam để tận dụng cơ hội này; thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh của Việt Nam thuận lợi hơn… Tuy nhiên, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới cũng có không ít thách thức như: sức cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp trong nước; thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao; không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách… Phân tích chỉ ra trong quá trình thực hiện các FTA thế hệ mới, Việt Nam cần tận dụng nhiều hơn những cơ hội, những lợi ích từ các FTA thế hệ mới, đồng thời có những biện pháp vượt qua khó khăn, thách thức từ những FTA đó để tăng cường thu hút vốn FDI nhất là vốn FDI chất lượng cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập. Trong bối cảnh tình hình mới đặt ra yêu cầu mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút, quản lý dòng vốn FDI trong giai đoạn tới. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn FDI chất lượng vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. FDI chất lượng không chỉ có quy mô vốn và hàm lượng công nghệ cao, mang lại hiệu ứng lan tỏa công nghệ, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao của sản phẩm mà còn cho phép định vị chuỗi cung ứng giá trị và vị thế mới cho Việt Nam trong mạng sản xuất, công nghệ, cũng như cơ hội đầu tư tài chính, du lịch, bất động sản và dịch vụ toàn cầu. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
  14. 4 Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu này, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, cụ thể như sau: - Trình bày tổng quan các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới, tìm ra khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu đề tài về mặt lý luận cũng như thực tiễn. - Hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chung về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới - Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI chất lượng vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Trong giai đoạn 2015 – 2021, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện các FTA thế hệ mới. Đây là khoảng thời gian đủ dài để nghiên cứu có thể đưa ra những so sánh, đánh giá, phân tích và tổng hợp về thu hút vốn FTA trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới nổi bật như CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/01/2019, EVFTA chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ 18/1/2020. Đề xuất giải pháp đến 2030. - Về không gian: Vốn FDI tại Việt Nam trong điều kiện các FTA thế hệ mới được thực thi. - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước nhận đầu tư.
  15. 5 4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu Dựa trên hệ nhận thức đã có, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được tác giả sử dụng đồng thời tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát) để điều chỉnh các biến quan sát và nghiên cứu định lượng (thông qua khảo sát diện rộng từ đó phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu được sử dụng trong các chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án khi phân tích và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu; hệ thống hóa vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động tới thu hút FDI, phân tích các yếu tố tác động và kinh nghiệm phát huy vai trò của các yếu tố tác động tích cực đến thu hút FDI trong chương 2 và chương 3 của luận án. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 2015 – 2021. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra nhóm cố định và điều tra khảo sát. Cụ thể: - Điều tra nhóm: Tác giả thực hiện phỏng vấn nhóm là các chuyên gia để xác định lại các yếu tố tác động đến hài lòng của nhà đầu tư từ đó điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (có danh sách chuyên gia tại Phụ lục 1). - Điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, trải qua hai bước: Bước 1: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp khảo sát thử thông qua phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp 20 đáp viên để điều chỉnh cấu trúc thang đo. Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp qua điện thoại và email
  16. 6 200 đáp viên là các đối tượng khảo sát để tiến hành thu thập dữ liệu. - Công cụ xử lý thông tin: Sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát, tác giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0. - Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). 5. Khung nghiên cứu của luận án Về quy trình nghiên cứu của luận án Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội dung nghiên cứu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát nhằm điều chỉnh mô hình và điều chỉnh các
  17. 7 biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Kế tiếp, tác giả phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới trên cơ sở khung lý luận. Để tiến hành phân tích trước tiên tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 200 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Tác giả phân tích độ tin cậy của dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’Alpha, sau đó phân tích các nhân tố khám phá bằng phương pháp EFA nhằm sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức. Sau đó, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức để tiến hành đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua điều tra khảo sát 200 doanh nghiệp (DN) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Phần cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới đến năm 2025 dựa trên đánh giá kết quả từ thực trạng và khảo cứu các kinh nghiệm thực tiễn thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới tại một số quốc gia. Mẫu nghiên cứu Tác giả Hair và cộng sự (2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích trong mô hình. (i) Mức tối thiểu Min = 50. (ii) Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1. Trong nghiên cứu của mình, tác giả dự kiến có 22 biến quan sát dùng để đo lường 6 yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu theo tác giả Hair và cộng sự (2006) phải là: N = 22*5 = 110 Do vậy, tác giả phải thực hiện khảo sát ít nhất là 110 doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phương pháp lấy mẫu Có nhiều phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa
  18. 8 học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và có thể được chia ra làm 02 nhóm chính: (1) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các nhà nghiên cứu biết được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử; (2) Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên trong quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả kiểm định chỉ mang ý nghĩa là với dữ liệu hiện có, chúng ta chấp nhận hay từ chối mô hình và các giả thuyết nghiên cứu này chứ không khẳng định được là chúng đúng hay sai. Tất nhiên, nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì tính tổng quát của kết quả sẽ cao hơn nhưng thời gian và chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và điều kiện hiện nay đang ảnh hưởng với dịch bênh Covid 19 khi thực hiện đề tài nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại các đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức. Về kỹ thuật xử lý dữ liệu Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích EFA để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Điểm mới của luận án là nghiên cứu vấn đề thu hút vốn FDI vào Việt Nam đặt trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. Xây dựng khung lý luận về tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới bao gồm: nhóm tiêu chí về quy mô vốn và quy mô vốn bình quân một dự án; nhóm tiêu chí về cơ cấu vốn FDI; nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới vào một quốc gia gồm 6 yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp luật, hội nhập.
  19. 9 Các nhà quản lý kinh tế vĩ mô, nhà nghiên cứu và những người quan tâm có thể tham khảo luận án này để hiểu sâu hơn về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới trên góc độ nước nhận đầu tư, đặc biệt với quốc gia đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. - Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động, luận án đã chỉ ra được những kết quả tích cực cũng như những hạn chế và nguyên nhân. Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý kinh tế vĩ mô tại Việt Nam có cái nhìn tổng thể, đầy đủ và toàn diện hơn về thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Từ thực trạng đó và kinh nghiệm thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới của một số quốc gia điển hình trên thế giới có thể áp dụng cho Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả chất lượng của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, Ban ngành, bản thân các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính nói riêng tại các trường đại học và cao đẳng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chương 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
  20. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò và tác động của FDI 1.1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài Theo khảo sát, tìm hiểu của tác giả, trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào sự phát triển bền vững của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI. Nguồn vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế phát triển đa dạng làm tăng tính chỉnh thể, ràng buộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới hiện nay, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của mối quốc gia nếu tận dụng hiệu quả cơ hội của toàn cầu hóa, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực. Nghiên cứu của De Mello (1990) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh kế thời kỳ 1970 – 1990. Song, đối với các nước đang phát triển thi FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn. Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước phát triển thành hai nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới. Nói cách khác, mức thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Dước mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2