intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:259

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án gồm 3 chương với các nội dung cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp; thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn; hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện   dưới sự  hướng dẫn của cán bộ  hướng dẫn khoa học. Kết quả  nghiên cứu trong  luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu  nào. Tôi xin cam đoan rằng những phần kế thừa, tham khảo cũng như  tham chiếu  đều được trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các   tài liệu đã được tham khảo.  Hà Nội, ngày…..tháng……năm…… Tác giả luận án Cao Thị Huyền Trang 1
  2. 2
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả  xin bày tỏ  sự  biết  ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS   Nguyễn Thị Hồng Nga đã tận tình hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện   Luận án.  Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán – Học Viện Tài   Chính đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.  Tác giả  xin trân trọng cảm  ơn sự giúp đỡ  nhiệt tình và quý báu của các nhà   quản lý, bộ phận kế toán, phòng nhân sự, phòng kế hoạch… tại các công ty là các   đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài Gòn  trong  quá trình Tác giả khảo sát, thu thập tài liệu, phiếu điều tra.  Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm   toán trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, những người thân trong gia đình đã tạo điều  kiện, động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án.  3
  4. MỤC LỤC 4
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BSC Thẻ điểm cân bằng CB­CNV Cán bộ ­ công nhân viên CP Biến độc lập: Chi phí tổ chức KTTN CL Biến độc lập: Chiến lược kinh doanh của DN NT Biến độc lập: Nhận thức về KTTN của NQTDN CPBH Chi phí bán hàng  CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPTM Cổ phần thương mại  CT Biến độc lập: Sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh DN Doanh nghiệp EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EVA Giá trị kinh tế gia tăng GĐ Giai đoạn HC­TH Hành chính – tổng hợp HĐQT Hội đồng quản trị KTQT KTQT KTTC Kế toán tài chính KTTN KTTN NQTDN Nhà quản trị doanh nghiệp PC Biến độc lập: Sự phân cấp quản lý PX Phân xưởng QM Biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp RI Lợi nhuận còn lại ROI Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư Tổng công ty cổ phần Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài  SABECO Gòn SG – HN Sài gòn – Hà nội  SXC Sản xuất chung TC Biến phụ thuộc: Tổ chức KTTN trong DN TC­KT Tài chính – kế toán  TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTTN Trung tâm trách nhiệm DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ 5
  6. 6
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây kế toán quản trị (KTQT) nói chung và các công cụ  KTQT nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý và nghiên cứu của các học giả  nhiều nước trên thế  giới. KTQT được nghiên cứu cả về  học thuyết lẫn thực hành  tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại những nước đang phát triển và các nước có   nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà có sự  chênh lệch tương đối về  trình độ  phát triển   của nền kinh tế và trình độ  của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu  và áp dụng KTQT tại các quốc gia này trong đó có Việt Nam còn khá nhiều hạn chế  do những nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này còn chưa nhiều và chưa thực sự  đáp  ứng được nhu cầu của các nhà quản trị  doanh nghiệp. Do đó, cần có những   nghiên cứu mang tính chất hệ thống, có khoa học về tổ chức KTQT trong các doanh  nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng  trở nên gay gắt. Dưới tác động mạnh mẽ của kỷ nguyên số, nhiều cơ hội và thách   thức đang đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý  đều cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với khu  vực và thế giới. Hệ quả của các hiệp định thương mại tự do đặt ra nhiều cơ hội và   thách thức lớn,  nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, nguy cơ thua trên sân nhà   của doanh nghiệp Việt Nam là rất cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ  là  nhu cầu cấp thiết, liên tục và lâu dài mà còn là nội dung sống còn của doanh nghiệp   và nền kinh tế. Để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững, ngoài sự  hỗ  trợ  từ  các cơ  quan nhà nước và xã hội, các doanh nghiệp cần phải tự  thay đổi,  nâng cao những nội lực của chính mình, trong đó, doanh nghiệp cần xây dựng được  một hệ thống các công cụ quản lý hữu hiệu nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh  một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. Một trong những công cụ quản lý đắc  lực hiện nay trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh  của nhà quản trị doanh nghiệp chính là hệ thống KTQT, trong đó KTTN là một nội   dung quan trọng. KTTN nhằm mục đích tạo ra hệ thống thông tin tài chính và phi tài  8
  9. chính có liên quan về  những hoạt động thực tế  và được lập kế  hoạch,  giúp nhà  ̉ ̣ ̉ ̣ ộng cua nh quan tri kiêm soát và đánh giá hoat đ ̉ ưng b ̃ ộ phạn trong doanh nghi ̂ ẹp, ̂   đồng thơi đánh giá trách nhi ̀ ẹm quan lý cua nhà quan tri các câp. T ̂ ̉ ̉ ̉ ̣ ́ ừ đó, giúp các nhà  ̉ ̣ quan tri các câp có nh ́ ưng thông tin h ̃ ưu ích trong vi ̃ ẹc ra quyêt đ ̂ ́ ịnh để  đạt được  ̣ muc tiêu chung. Đồng thơi KTTN cung thúc đ ̀ ̃ ẩy, khuyên khích các nhà quan tri phát ́ ̉ ̣   ̆ lực  quan  huy nang  ̉ lý cuả  mình  góp  phân  ̀ nâng cao hiẹu  ̂ quả  quan lý ̉   cuả   doanh   nghiẹp. KTTN có vai trò quan trong trong công tác quan lý cua doanh nghi ̂ ̣ ̉ ̉ ẹp nhung ̂ ̛   vân còn là n ̃ ọi dung tuong đ ̂ ̛ ̛ ối mơi không chi trong th ́ ̉ ực tê mà ca trong nghiên c ́ ̉ ứu   đối vơi Vi ́ ẹt Nam, m ̂ ạc dù KTQT nói chung và KTTN nói riêng đã đ ̆ ược các nước   ́ ơi đ trên thê gi ́ ề cập và phát triên trong nhi ̉ ều thập kỷ qua. Tổng công ty cổ phần Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một   đơn vị có nhiều công ty thành viên, phạm vi hoạt động trải rộng, cơ chế quản lý tài  chính đối với các công ty thành viên cũng khá đa dạng nên việc kiểm soát và đánh  giá thành quả  quản lý của từng đơn vị, bộ  phận, cá nhân ở  các công ty và toàn bộ  Tổng công ty vẫn còn những bất cập cần tiếp tục phải hoàn thiện để  đáp ứng yêu   cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Từ  nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương   hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ  bộ  vào thị  trường  Việt Nam. Do đó, với ngành công nghiệp đồ  uống, thị  trường dường như chịu tác   động trực tiếp nhất của các chính sách mở cửa thị  trường. Đến nay, thị  trường bia  rượu nước giải khát Việt Nam đã có sự tham gia của rất nhiều hãng đồ uống nước   ngoài khiến cho sự cạnh tranh thị phần càng thêm gay gắt.  Để tồn tại và phát triển  đòi hỏi Tổng công ty phải có những chính sác, chiến lược nâng cao năng lực cạnh  tranh, trong  đó phụ  thuộc rất nhiều yếu tố  như  giá cả, chất lượng, chính sách   marketing,..Bên cạnh các chiến lược nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất  lượng sản phẩm thì  Tổng công ty cổ  phần Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài Gòn  cần khai thác hiệu quả  các công cụ  quản lý kinh tế  quản lý phù hợp. Mọt trong ̂   nhưng công cu quan lý và kiêm soát qu ̃ ̣ ̉ ̉ ản lý hiẹu qua hi ̂ ̉ ẹn nay cho các doanh nghi ̂ ẹp̂   là hệ thông KTTN. Có th ́ ể  nói việc tổ  chức mang tính chất hệ  thống và khoa học  KTTN, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN và tại các đơn vị  trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài Gòn là cần thiết. 9
  10. Nhằm mục đích hệ  thống hóa cơ  sở  lý luận về  tổ  chức KTTN trong các  doanh nghiệp, kết hợp với những vấn đề  thực tiễn liên quan đến đặc điểm quản  lý, sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty cổ phần  Bia ­ Rượu ­ Nước giải khát Sài Gòn, tác giả  đã lựa chọn đề  tài  "Tổ  chức kế  toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia ­ Rượu   ­ Nước giải khát Sài Gòn" làm đề  tài nghiên cứu của mình nhằm hoàn thiện tổ  chức KTTN tại các DN này. 2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố  trên thế  giới và tại   Việt Nam liên quan đến KTTN, KTTN không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết  mà còn được nghiên cứu ứng dụng vào một số ngành cụ  thể. Mỗi quốc gia có môi  trường kinh doanh, môi trường văn hóa, hệ  thống pháp lý, trình độ  quản lý, cơ  sở  vật chất, khoa học công nghệ  kỹ  thuật khác nhau nên trình độ  phát triển KTTN   cũng khác  nhau.   Mỗi  công  trình  nghiên cứu  đưa   ra  một góc   nhìn khác  nhau  về  KTTN, sau đây là tổng quan một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu về nội dung tổ chức KTTN trong doanh nghiệp Nội dung tổ  chức KTTN trong các doanh nghiệp vẫn đang là một vấn đề  chưa có sự thống nhất trong giới các nhà nghiên cứu. Sau đây là một vài quan điểm  nổi bật có liên quan Theo Gordon (1963) tổ  chức KTTN bao gồm bốn nội dung chính: Xác định  các trung tâm chi phí và lợi nhuận; xây dựng quy tắc xác định giá bán của hàng hóa,   dịch vụ và quy tắc phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm; thiết lập hệ thống  quy định hành chính về quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; đưa ra  một cấu trúc phần thưởng liên quan đến kết quả  điều hành của nhà quản lý các   cấp. Theo Corr and Parris (1976) KTTN bao gồm: Chỉ định trách nhiệm cho các nhà  quản lý các cấp; xây dựng chi phí tiêu chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp   chi phí tiêu chuẩn và một mức độ hoạt động để xây dựng dự toán. Như vậy, so với   nghiên cứu trước đó của Gordon (1963), nghiên cứu này không nhấn mạnh đến sự  10
  11. khác biệt giữa các loại trung tâm trách nhiệm mà chỉ đề cập đến việc chỉ định trách   nhiệm cho các nhà quản lý, đồng thời nghiên cứu này cũng không đề  cập đến cấu  trúc phần thưởng liên quan đến hiệu suất quản lý. Nghiên cứu của Sethi (1977) chỉ ra rằng tổ chức KTTN tập trung vào ba nội  dung chính: Thiết lập trung tâm trách nhiệm (Chi phí / Lợi nhuận); thiết kế  hệ  thống tài khoản phù hợp nhằm thu thập thông tin liên quan đến các trung tâm trách  nhiệm; xây dựng hệ  thống dự  toán theo các trung tâm trách nhiệm; đánh giá hiệu  suất quản lý thông qua phân tích chênh lệch thực tế và dự  toán. Nghiên cứu này có  nhiều sự  tương đồng với nghiên cứu của Gordon (1963), tuy nhiên nghiên cứu này  đề cập sâu hơn đến việc xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh   giá hiệu suất quản lý bằng việc so sánh các kết quả thực tế và dự toán. Theo  Harris (1977), tổ  chức KTTN bao gồm: xác định trách nhiệm của nhà   quản lý về từng khoản mục doanh thu và chi phí; mỗi nhà quản lý xây dựng dự toán   các khoản thu nhập và chi phí thuộc trách nhiệm của mình; nhà quản lý cấp cao sẽ  xem xét và sửa đổi ngân sách. Theo Allen (1984), các bước để tổ chức một hệ thống  trách nhiệm hiệu quả bao gồm: xác định trách nhiệm và thẩm quyền của nhà quản  lý các cấp; xác định mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm; xây dựng dự toán  ngân sách theo các trung tâm trách nhiệm. So với các nghiên cứu trước đó, những  nghiên cứu này chưa có sự khác biệt trong việc đưa ra các nội dung tổ chức KTTN,   ngoại trừ sự khác biệt trong nhận diện các loại trung tâm trách nhiệm. Theo  Hansen Don R. (2005), tổ  chức KTTN được xác định bởi bốn yếu tố  quan trọng là: Tổ chức phân công trách nhiệm; tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn hiệu   suất; tổ  chức đánh giá hiệu suất; tổ  chức hệ  thống phần thưởng. Trên cơ  sở  các  yếu tố này hệ thống KTTN có thể ba loại: dựa trên chức năng, dựa trên hoạt động  và dựa trên chiến lược hệ  thống kế  toán. Nghiên cứu này về  cơ  bản có sự  thống   nhất với các nghiên cứu trước về các nội dung tổ chức KTTN, tuy nhiên có sự khác  biệt trong việc đưa ra ba loại KTTN khác nhau để triển khai các nội dung KTTN. Và một số nghiên cứu đi vào chi tiết hơn  về các nội dung KTTN như: Nghiên  cứu của Sollenberger (1990) cho rằng tổ chức KTTN có sáu nội dung, bao gồm: xác   định các trung tâm chi phí; thiết lập hệ thống tài khoản để mã hóa dữ liệu kế toán;   11
  12. thiết lập mục tiêu quản lý để  tạo tiêu chí và mức độ  đánh giá hiệu suất; thiết lập  trách nhiệm quản lý; xác định quy trình xây dựng ngân sách liên quan đến trách  nhiệm của nhà quản lý các cấp; xem xét các chênh lệch ngân sách để  sửa đổi kế  hoạch. Một hệ  thống được thiết kế  tốt kết hợp các nhiệm vụ  lập kế  hoạch và  kiểm soát. Tác giả  Gharayba (2011) cho rằng tổ chức KTTN bao gồm: Phân chia cơ  cấu tổ  chức bên trong công ty thành các trung tâm chịu trách nhiệm;  ủy quyền cho  người quản lý trung tâm trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và xác định trách nhiệm  về kết quả thực hiện cuối cùng của trung tâm trách nhiệm của họ; phân bổ chi phí  và doanh thu cho các trung tâm chịu trách nhiệm, xác định giá chuyển đổi giữa các   trung tâm trách nhiệm; lập dự  toán ngân sách theo các trung tâm trách nhiệm; sử  dụng ngân sách để kiểm soát và đánh giá hiệu suất thông qua so sánh hiệu suất thực   tế  với kế  hoạch thực hiện của từng trung tâm trách nhiệm; chuẩn bị  các báo cáo   phân tích sai lệch về hiệu suất thực tế của kế hoạch; thiết lập một hệ thống ưu đãi   liên quan đến kết quả  của các trung tâm trách nhiệm. Các nghiên cứu này có góc  nhìn cụ thể, chi tiết hơn về các nội dung tổ chức KTTN và đặc biệt các nghiên cứu   này nhấn mạnh đến kỹ thuật kế toán trong KTTN. Theo Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm  tổ  chức thực  hiện các  nội dung KTTN  khác nhau theo các  loại trung tâm trách   nhiệm, tuy nhiên về cơ bản bao gồm: nhận diện các trung tâm trách nhiệm; đưa ra  các chỉ  tiêu, phương pháp đánh giá các trung tâm trách nhiệm và cuối cùng là xây  dựng hệ thống báo cáo đánh giá các trung tâm trách nhiệm. Nghiên cứu này có cách   tiếp cận tương đối khác so với các nghiên cứu trước và cho rằng tổ chức KTTN là   vận dụng các phương pháp kế toán, tài chính để thực hiện các nội dung KTTN. Nguyễn Hữu Phú (2014) đưa ra ba nội dung chính đề  tổ  chức kế  toán trách  nhiệm trong doanh nghiệp: thứ nhất là xác định trung tâm trách nhiệm trong doanh   nghiệp; thứ hai là đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm; thứ  ba là tổ  chức hệ  thống báo cáo kế  toán trách nhiệm. Xét về  nội dung tổ  chức   KTTN, nghiên cứu này không có sự khác biệt so với nghiên cứu trước đó. Có thể  thấy nội dung tổ  chức KTTN đã được rất nhiều học giả  nghiên cứu  nhận định. Thông qua tổng quan, có những quan điểm cho rằng KTTN chỉ bao gồm   ba nội dung chính như chỉ định trách nhiệm cho nhà quản lý các cấp;  xây dựng chi  12
  13. phí tiêu chuẩn cho các trung tâm trách nhiệm; kết hợp chi phí tiêu chuẩn và một  mức độ  hoạt động để  xây dựng dự  toán (Corr and Parri, 1976; Harris, 1977; Allen,  1984). Có một số tác giả thì cho rằng nội dung tổ chức KTTN không chỉ dùng lại ở  ba nội dung kể trên mà còn bao gồm một số nội dung khác liên quan đến việc đánh   giá hiệu suất quản lý theo các trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ  thống khen  thưởng theo hiệu suất quản lý (Gordon, 1963;  Sethi, 1977;  Hansen Don R., 2005;  Sollenberger, 1990; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị  Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu   Phú, 2014). Như vậy, cần tổng hợp và làm sáng tỏ hơn lý luận về nội dung tổ chức  KTTN. 2.2. Những nghiên cứu về  nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm  trong doanh nghiệp Có thể  thấy rằng, trong các nghiên cứu đã đưa ra có sự  khác biệt trong quan  điểm nhận diện, đặc điểm, phân loại, số lượng trung tâm trách nhiệm, có thể kể ra  một số nghiên cứu điển hình sau: Theo Gordon (1963), tổ chức KTTN trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc nhận  diện các trung tâm trách nhiệm, có hai loại TTTN là  trung tâm chi phí và lợi nhuận.  Tác giả  Sethi (1977) cũng đồng nhất quan điểm này. Tuy nhiên, theo Harris (1977),  tổ  chức TTTN là xác định trách nhiệm của nhà quản lý về  từng khoản mục doanh  thu và chi phí. Một số  các nghiên cứu sau đó của các Tác giả   Sollenberger (1990),  Liao (1973), Tác giả  Melumad. N và cộng sự  (1992), Tác giả  Garrison và cộng sự  (2010),...lại cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm bao gồm: trung tâm chí phí,  trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Nghiên cứu của Liao (1973) đã chỉ ra bản chất của KTTN là sự tích lũy chi phí  và doanh thu theo các trung tâm trách nhiệm. Người quản lý của mỗi trung tâm trách  nhiệm sẽ  phải chịu trách nhiệm về  hiệu quả  mà các quyết định của họ  mang lại.   Hệ thống trung tâm lợi nhuận được xem như là một giải pháp lý tưởng cho các vấn  đề tạo ra bởi sự tăng trưởng của DN.  Tác giả  Nahum Melumadvà cộng sự (1992) chỉ  ra rằng trung tâm trách nhiệm   là một cách thức quản trị phổ biến của các tổ  chức lớn. Có ba loại trung tâm trách   nhiệm quen thuộc là trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư.   13
  14. Điểm chung cho các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau là các quyền ra quyết   định được giao cho nhà quản lý TTTN với các hướng dẫn để tối ưu hóa một số chỉ  tiêu hiệu suất tài chính như chi phí, lợi nhuận hoặc doanh thu. Người quản lý trung  tâm có quyền quyết định đối với các quyết định nội bộ. Dowd (2001) đã chỉ ra sự không đồng nhất của các sản phẩm càng cao và công  nghệ  sản xuất   càng đa dạng thì mức độ  tách sản phẩm càng cao (chia nhỏ  sản   phẩm cho mục đích thu thập và báo cáo chi phí), có nhiều trung tâm chi phí và tài  khoản chi phí hơn. Có nghĩa là càng có sự  kết hợp sản phẩm thì việc sử  dụng  KTTN càng nhiều, càng có nhiều công nghệ  sản xuất được sử  dụng thì càng có  nhiều trung tâm chi phí. Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng   đến việc nhận diện và nhân loại trung tâm chi phí. Schoute (2008) khảo sát 125 doanh nghiệp để  điều tra mối quan hệ  giữa bốn  nhân tố: cơ  hội đầu tư  của doanh nghiệp, quy mô, đa dạng hóa và cường độ  vốn   với trung tâm đầu tư. Kết quả  cho thấy việc sử  dụng các trung tâm đầu tư  (trái  ngược với các trung tâm lợi nhuận) có mối quan hệ  cùng chiều với quy mô và   cường độ  vốn của các công ty nghiên cứu, tuy nhiên có mối quan hệ ngược chiều   với đa dạng hóa thị  trường của họ, tức là cơ  hội tăng trưởng của họ. Tuy nhiên,   những kết quả này khác nhau giữa các công ty sản xuất và phi sản xuất. Nghiên cứu   này đề  cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc nhận diện, phân loại và sử  dụng   trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư. Tác giả Garrison và cộng sự (2010) cho rằng các tổ chức phi tập trung cần các  hệ  thống kế  toán trách nhiệm nhằm liên kết các nhà quản lý cấp thấp bằng việc   gắn liền quyền ra quyết định với trách nhiệm giải trình về  kết quả  của các quyết  định đó. Khái niệm trung tâm trách nhiệm được sử  dụng cho bất kỳ  bộ  phận nào   của tổ  chức mà người quản lý có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về chi phí,   lợi nhuận hoặc vốn đầu tư. Có ba loại trung tâm trách nhiệm chính là trung tâm chi   phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Theo Freeman và cộng sự (2004), Kế toán trách nhiệm phân chia một tổ  chức   lớn thành các bộ  phận nhỏ  hơn để  dễ  dàng quản lý hơn, đó chính là các trung tâm  trách nhiệm. Mô hình trung tâm trách nhiệm là một phương tiện hiệu qu ả để  đạt  14
  15. được kiểm soát tài chính trong nhiều ngành công nghiệp. Có bốn loại trung tâm  trách   nhiệm,   bao   gồm:   Trung   tâm   chi   phí,   trung   tâm   doanh   thu,   trung   tâm   lợi  nhuận và trung tâm đầu tư. Trung tâm tâm trách nhiệm có thể  đượ c chỉ  định dựa  trên các yếu tố  dưới sự kiểm soát của ngườ i quản lý. Một số  Tác giả  khác cũng   đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng có bốn loại trung tâm trách nhiệm là   rung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư  như: Al Adam và cộng sự ( 2006); Al Hanini, E. (2013) Tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về  KTQT chi phí phí sản xuất và   giá thành tại một số doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất  ở Việt   Nam. Tác giả đã đề xuất xây dựng trung tâm chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất,   theo hai dạng trung tâm chi phí là trung tâm chính và trung tâm phụ. Cách phân chia  trung tâm trách nhiệm của Tác giả căn cứ từ chức năng hoạt động của các bộ phận  trong doanh nghiệp. Trong đó, trung tâm chính thực hiện nhiệm vụ chính của doanh  nghiệp như: quá trình mua hàng, quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình tiêu thụ và   cung cấp sản phẩm ra bên ngoài. Trung tâm phụ là trung tâm quản lý và điều hành   SXKD trong doanh nghiệp như: bộ phận hành chính, quản trị, kinh doanh, nhân sự. Tác giả Lê Đức Toàn (2002) nghiên cứu về tổ chức mô hình KTQT đã đưa ra  đề xuất tổ chức thành bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm   doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Tác giả đưa ra đề  xuất các chỉ  tiêu đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư: Trung tâm chi phí  được đánh giá thông qua định mức chi phí, dự toán chi phí và tỷ lệ chi phí trên doanh   thu; trung tâm đầu tư được đánh giá thông qua tỷ lệ hoàn vốn và lợi nhuận giữ lại.   Nghiên cứu này đã bao quát được các loại trung tâm trách nhiệm khác nhau tuy nhiên  mới chỉ đề  xuất được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản lý cho trung tâm chi  phí và trung tâm đầu tư  mà chưa đưa ra cho trung tâm doanh thu và trung tâm lợi   nhuận. Nguyễn Thị  Minh Phương (2013) chỉ ra sau khi doanh nghiệp có sự  phân cấp   quản lý rõ ràng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin, quan điểm đánh giá trách   nhiệm trung tâm trong tổ chức, cần xác định về số lượng trung tâm trách nhiệm: số  15
  16. lượng trung tâm trách nhiệm 2, 3 hay 4 loại trung tâm là tùy thuộc vào quy mô sản  xuất, cơ cấu quản lý và mức độ phân cấp quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo chức   năng kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị  các cấp trong   việc nâng cao hiệu quả  hoạt động của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có   quy mô lớn, nên xây dựng 4 loại trung tâm trách nhiệm, còn những doanh nghiệp quy  mô sản xuất và hoạt động nhỏ hơn nên tổ chức 3 hoặc 2 loại trung tâm. Tác giả cho   rằng trung tâm doanh thu chỉ  là trung tâm trung gian giữa trung tâm chi phí và lợi  nhuận. Trong quá trình xác lập số lượng và loại trung tâm trách nhiệm cần cân nhắc   giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này   chỉ ra quan điểm rất rõ ràng về  số loại, số  lượng trung tâm trách nhiệm được thiết  lập trong các doanh nghiệp và nhận định điều này phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt   của từng doanh nghiệp. Theo Tác giả  Nguyễn Ngọc Quang (2014), trung tâm trách nhiệm là một bộ  phận trong tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ  hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao. Trong doanh nghiệp, dựa   trên cơ  sở  phân cấp tài chính mà phát sinh nhiều loại trung tâm trách nhiệm khác   nhau như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu  tư.  Như vậy, Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng: Tổ chức nhận diện   và phân loại trung tâm trách nhiệm phải cụ thể, dễ hiểu và không chồng chéo, mỗi  người quản lý của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về hiệu quả  mà các quyết định của họ  mang lại, cũng như  hiệu quả  hoạt động của trung tâm  trách nhiệm, số  loại và số  lượng trung tâm trách nhiệm trong một doanh nghiệp   chịu  ảnh hưởng bởi  đặc  điểm hoạt  động sản xuất kinh doanh của từng doanh  nghiệp. Trong các nghiên cứu đã tổng quan ở trên, có quan điểm cho rằng có ba loại  trung tâm trách nhiệm: trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận, trung tâm chi phí; một   số nghiên cứu lại chỉ ra có bốn loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm đầu tư, trung   tâm lợi nhuận, trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí trong đó bao gồm trung tâm chi  phí chính và trung tâm chi phí phụ. Do đó, để nhận diện và phân loại các trung tâm  trách nhiệm tại các DN cần căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh danh của   16
  17. từng doanh nghiệp để xác định loại trung tâm trách nhiệm, số lượng trung tâm trách   nhiệm cho phù hợp với từng doanh nghiệp khác nhau. 2.3. Những nghiên cứu về  việc tổ  chức xây dựng dự  toán theo các trung tâm   trách nhiệm trong DN Okwo và cộng sự  (2005) đã khảo sát việc ứng dụng KTTN trong khu vực công,  nghiên cứu đã kiểm tra khái niệm KTTN, Các bước thực hiện KTTN, trung tâm trách   nhiệm, đánh giá hiệu suất và kế toán dự toán trong khu vực công. Kết luận đã chỉ ra  rằng dự  toán là một điều kiện tiên quyết cho một hệ thống KTTN hiệu quả. Như  vậy nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của nội xây dựng dự toán khi xây dựng  hệ  thống KTTN, tuy nhiên chưa đi vào làm rõ các nội dung để  xây dựng hệ  thống   dự toán. Trong nghiên cứu của Moses Nyakuwanika (2012), nhóm tác giả đã đặt vấn đề  đưa ra các chiến lược nhằm đảm bảo sự hiệu quả của hệ thống KTTN trong Bộ Y   tế và phúc lợi trẻ em (MOHCW) ở tỉnh Mashonaland phía Tây của Zimbabwe. Nhóm  nghiên cứu tiến hành khảo sát nhân viên từ 14 trạm trong tỉnh. Kết quả khảo sát cho  thấy rằng các phòng ban đã hoạt động với hệ thống bắt buộc, không có sự phối hợp   trong việc lập kế hoạch và kiểm soát. Ngoài ra kết quả khảo sát cũng cho biết rằng   các báo cáo hiệu suất đã được sử dụng để đánh giá công tác quản lý và các báo cáo   hiệu suất không được gửi đến cho các nhà quản lý bộ phận một cách thường xuyên.   Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng cần có sự tham gia của các nhà quản lý bộ phận   vào việc xây dựng dự toán và đề  xuất của họ nên được thực hiện và kết hợp trong  dự toán tổng thể.  Al Hanini, E. (2013) nghiên cứu đã đưa ra một số  đề  xuất như  sau: các trung  tâm trách nhiệm cần thiết lập mục tiêu và thiết lập dự toán ngân sách của các trung   tâm trách nhiệm theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả  năng tiềm tàng của họ. Theo Tác giả  Đoàn Xuân Tiên (2009), Hệ  thống dự  toán sản xuất kinh doanh  của doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến các quá trình kinh doanh cơ bản như:   quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ  sản phẩm. Mỗi quá trình   17
  18. có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó chỉ tiêu dự toán phải được xây dựng riêng cho   từng quá trình. Các chỉ tiêu dự toán cũng có mối quan hệ ràng buộc nhau, tạo thành   hệ thống các chỉ tiêu dự toán. Thông qua nghiên cứu có thể thấy rằng khi xây dựng  hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm cần phải xây dựng theo các chỉ tiêu  khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên  cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các chỉ tiêu này. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014) cho rằng hệ thống dự toán sản xuất kinh   doanh hằng năm bao gồm các bảng dự toán riêng biệt, được lập chi tiết tới từng bộ  phận, từng sản phẩm, dịch vụ, từng thời hạn để  hoàn thành nên dự  toán tổng thể  của doanh nghiệp. Các dự  toán có mỗi quan hệ  chặt chẽ, mật thiết, qua lại với   nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy theo Tác giả, hệ  thống dự  toán phải được lập chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm, từng sản   phẩm, hàng hóa, từng thời hạn hoàn thành, từ đó xây dựng thành dự toán tổng thể. Thông qua các nghiên cứu về  lập dự  toán theo các trung tâm trách nhiệm, có   thể  thấy rằng: Hệ  thống dự  toán theo các trung tâm trách nhiệm là một nội dung  quan trọng trong tổ  chức kế toán trách nhiệm, trong đó dự  toán theo các trung tâm  trách nhiệm cần phải được xây dựng theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với   chuyên môn và khả  năng tiềm tàng của các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, các   nghiên cứu chưa đi vào làm rõ nội dung, phương pháp xây dựng hệ  thống dự  toán  theo các trung tâm trách nhiệm. 2.4. Những nghiên cứu về  tổ  chức thu nhận, xử  lý dữ  liệu và đánh giá trách  nhiệm quản lý, cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm. Kellog (1962) cho rằng việc thiết kế các hệ thống KTTN nên được hướng dẫn   bởi các quy tắc tương tự như áp dụng cho kế toán chi phí: xác định tài khoản để các   mục chi phí có thể được ghi lại nhanh chóng trong tài khoản thích hợp mà không cần   phân tích chi tiết; mỗi tài khoản phải đại diện cho một nhóm chi phí để thuận lợi cho   việc phân tích; tất cả  các khoản chi phí phải được ghi lại chi tiết theo trách nhiệm  của bộ  phận và cá nhân cụ  thể. Nghiên cứu này đi sâu vào việc thu nhận, xử  lý và   phân tích thông tin cho trung tâm chi phí mà chưa đề cập đến các loại trung tâm trách  nhiệm khác. 18
  19. Một số nghiên cứu nhấn mạnh đến đặc điểm thông tin cần thu nhận và xử lý  chỉ  là thông tin có thể  kiểm soát được theo các trung tâm trách nhiệm như  :  Sethi  (1977) nhận định KTTN hoạt động hiệu quả theo hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất,   cơ cấu tổ chức phải được phân chia rõ ràng mà không bị trùng lặp. Thứ hai, các chi   phí có thể kiểm soát và không được kiểm soát phải được tách biệt rõ ràng. Antle &  Demski (1988) cho rằng việc áp dụng KTTN trong tổ  chức cần nắm vững nguyên  tắc cơ  bản nhất, đó là chỉ  nên đánh giá kết quả  quản lý thông qua những gì mà họ  kiểm soát. KTTN có hai khía cạnh là kiểm soát và thông tin, cần có sự cân đối giữa  hai khía cạnh này trong quá trình thực hiện. Shih (1997  ) đã điều tra cách các công ty  thiết kế hệ thống đánh giá hiệu suất cho các nhà quản lý nhà máy tại các công ty   sản xuất lớn của Canada. Nghiên cứu cho rằng những người quản lý này có thể  được  đánh giá  chủ  yếu về  kiểm soát chi phí hoặc lợi nhuận.  Tác giả  Mojgan  (2012) cho rằng hệ thống KTTN được thiết kế  để  báo cáo và tích luỹ  chi phí theo  mức trách nhiệm cá nhân. Mỗi khu giám sát chỉ được tính phí với chi phí chịu trách  nhiệm và chi phí mà nó có quyền kiểm soát.   Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa  đưa ra định hướng xử lý, phân tích các thông tin được thu nhận như thế nào. Một số nghiên cứu liên quan đến việc cung cấp thông tin kế toán trách nhiệm  như: Tác giả  Phạm Văn Dược (2010) nghiên cứu hệ  thống báo cáo đánh giá trách  nhiệm quản lý trong doanh nghiệp thương mại. Từ  việc thiết lập hệ thống trung   tâm trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, đánh giá trách nhiệm  quản trị  của các cấp quản lý đến việc xây dựng hệ  thống báo cáo đánh giá trách   nhiệm quản lý trong doanh nghiệp thương mại. Nghiên cứu đã xác định một số  điều kiện thực hiện cũng như  một số giải pháp trong quy trình xây dựng hệ  thống   báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thương mại. Tác giả  Trần Văn Tùng (2010) nghiên cứu xác định một số điều kiện để thực hiện quy trình  xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết  như: xác định rõ động cơ, mục tiêu chung và xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù   hợp; có bộ  máy phân cấp quản lý rõ ràng, từ  đó hình  thành những trung tâm trách  nhiệm cụ thể; xây dựng hệ thống định mức liên quan đến các chỉ  tiêu của các báo   19
  20. cáo trách nhiệm; lựa chọn và sử dụng các phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp và   phân tích báo cáo bộ phận; định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ.  Tác giả  Nguyễn Thị  Minh Phương (2013), Tổ chức kế toán trách nhiệm vận   dụng hệ  thống phương pháp bao gồm: hệ  thống phương pháp dự  toán, hệ  thống  phương pháp cung cấp các thông tin thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, hệ  thống phương pháp phân tích, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm  để thực hiện các nội dung kế toán trách nhiệm theo các trung tâm trách nhiệm. Như  vậy có thể  thấy rằng trong nghiên cứu này Tác giả  đề  cập việc thu nhận, xử  lý,  phân tích thông tin kế  toán trách nhiệm như  là một kỹ  thuật kế  toán để  thực hiện   các nội dung KTTN. Thông qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng khi thu nhận, xử lý, phân tích  và cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm cần thực hiện theo một số  nguyên tắc như: Các chi phí có thể  kiểm soát và không được kiểm soát phải được   tách biệt rõ ràng; cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để có thể thu thập, xử lý   thông tin theo các trung tâm trách nhiệm; chỉ nên đánh giá kết quả quản lý thông qua   những gì mà họ  kiểm soát. Nội dung thực hiện đã đưuọc đề  cập trong các nghiên   cứu, tuy nhiên các nghiên cứu chưa đưa được quy trình thu nhận, xử lý, phân tích và   cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm 2.5 Một số nghiên cứu về tổ chức xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách  nhiệm quản lý Hiện nay, hệ thống khen thưởng trong các DN Việt Nam không được coi như  là một phần của hệ  thống kế  toán. Tuy nhiên, tại một số  quốc gia phát triển hệ  thống khen thưởng được coi là một phần quan trọng trong hệ  thống KTTN trong  DN, việc xây dựng hệ thống khen thưởng theo trách nhiệm quản lý sẽ giúp gia tăng   hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ tổ chức   nói chung. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển hình về tổ chức xây dựng hệ thống  khen thưởng theo trách nhiệm quản lý như sau: Theo Gross và cộng sự (2004), hệ thống khen thưởng là một phần quan trọng   trong chiến lược nguồn nhân lực của tổ  chức. Mô hình phần thưởng truyền thống   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0