Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khung nghiên cứu; Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ PHƢƠNG LAN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ PHƢƠNG LAN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. TRƢƠNG THỊ NAM THẮNG 2. TS. HOÀNG NGỌC HẢI HÀ NỘI – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Thị Phƣơng Lan 1
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án .............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ..................................................................... 3 5. Tính mới của luận án ................................................................................................ 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.................................................................. 4 7. Cơ cấu của luận án ................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................. 6 1.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp............................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế .................................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................9 1.2. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với ngƣời lao động ............................................................................................................................................. 13 1.2.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế ...............................................................13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................14 1.3. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trƣờng ... 15 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế ...............................................................15 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................17 1.4. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ..................................................................................................................................... 19 1.4.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế ...............................................................19 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................26 1.5. Khoảng trống và hƣớng nghiên cứu của luận án .......................................................... 27 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU............................................................................... 29 2.1. Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................. 29 2.1.1. Nguồn gốc, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..............29 2.1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................34 2.1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với phát triển bền vững ...................................................................................................................................37 2.1.4. Các lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................40 ii
- 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................................................................................................48 2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............................................. 51 2.2.1. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với người lao động ..................51 2.2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với môi trường .........................55 2.3. Khung nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.............. 57 2.3.1. Khung nghiên cứu ................................................................................57 2.3.2.Thiết kế nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ..........60 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 76 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ.......................... 77 3.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp công nghiệp ...................................... 77 3.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ ...................................................................77 3.1.2. Khái quát về doanh nghiệp công nghiệp..............................................78 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................................................. 80 3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động .....................................................................................................................80 3.2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường ........................................................................................................................93 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................................................................................................98 3.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ..................100 3.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................100 3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................................102 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................104 3.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................105 3.4. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội vào doanh nghiệp ............................................ 115 3.4.1. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với phát triển kinh tế của doanh nghiệp ......................................................................................................................116 3.4.2. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội ..............119 3.4.3. Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội với các vấn đề môi trường .....119 3.5. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội ...... 120 3.5.1. Những thành công ..............................................................................120 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................123 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 126 CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................... 127 iii
- 4.1. Kiến nghị, khuyến nghị ............................................................................................... 127 4.1.1. Cơ sở xây dựng kiến nghị khuyến nghị ..............................................127 4.1.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và người lao động ......................131 4.1.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ...........................................135 4.2. Kết luận ....................................................................................................................... 138 4.2.1. Đóng góp của luận án ........................................................................138 4.2.2. Hạn chế của luận án ..........................................................................139 4.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án ..........................................................140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 141 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 152 iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis GHG Greenhouse gases ISO International Organization for Standardization KMO Kaiser-Meyer-Olkin NCS Nghiên cứu sinh OLS ordinary least squares ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TBL Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp WB Ngân hàng Thế giới WBCSD Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự Phát triển bền vững v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình tháp trách nhiệm xã hội của Archie Carroll ........................................... 7 Hình 2.1: Khung nghiên cứu................................................................................................ 60 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 60 Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 69 Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội..................................... 99 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm chung cao nhất cả nước................... 18 Bảng 1.2. Bảng xếp hạng các tỉnh có chỉ số ô nhiễm nước cao nhất cả nước .................... 18 Bảng 2.1: Khái niệm TNXHDN theo thời gian .................................................................... 32 Bảng 2.2: Các chủ đề cốt lõi và nội dung trách nhiệm xã hội trong ISO 26000 ................. 52 Bảng 2.3: Tổng hợp biến quan sát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................... 61 Bảng 2.4. Thang đo các biến thực hiện TNXH với người lao động trong mô hình nghiên cứu định lượng ..................................................................................................................... 63 Bảng 2.5. Thang đo các biến thực hiện TNXH với môi trường trong mô hình nghiên cứu định lượng ............................................................................................................................ 65 Bảng 2.6. Thang đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu định lượng .................................................................................................................................... 66 Bảng 2.7. Thang đo thực hiện TNXHDN với người lao động ............................................. 66 (dùng để khảo sát người lao động) ...................................................................................... 66 Bảng 2.8. Thang đo thực hiện TNXHDN với môi trường .................................................... 68 (dùng cho khảo sát cộng đồng) ............................................................................................ 68 Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ............................................................................................................................ 79 Bảng 3.2: Tổng số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế .................................................................................................. 79 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về khái niệm và nội hàm TNXH ............................... 85 Bảng 3.4: Thực hiện TNXH với người lao động theo hình thức pháp lý ............................. 86 Bảng 3.5: Thực hiện TNXH với người lao động theo ngành nghề kinh doanh ................... 86 Bảng 3.6: Thực hiện TNXH với người lao động theo quy mô .............................................. 87 Bảng 3.7: Thực hiện TNXH với người lao động theo tình trạng niêm yết ........................... 88 Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát lãnh đạo DN và người lao động về thực hiện TNXH với người lao động ................................................................................................................... 88 Bảng 3.9: Thực hiện TNXH với môi trường theo hình thức pháp lý .................................... 94 Bảng 3.10: Thực hiện TNXH với môi trường theo ngành nghề kinh doanh........................ 95 Bảng 3.11: Thực hiện TNXH với môi trường theo quy mô ................................................... 95 Bảng 3.12: Thực hiện TNXH với môi trường theo tình trạng niêm yết................................ 96 Bảng 3.13: Cơ cấu mẫu khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp ................................................. 101 vii
- Bảng 3.14. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường ................................................................ 103 ảng 3.15: Kiểm định KMO và Bartlett ............................................................................ 104 Bảng 3.16: Hệ số hồi quy................................................................................................... 105 Bảng 3.17: Hệ số hồi quy................................................................................................... 107 Bảng 3.18: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROA theo số năm hoạt động ....................................................................................................... 108 Bảng 3.19: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROA theo quy mô doanh nghiệp ................................................................................................. 110 Bảng 3.20: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo số năm hoạt động ....................................................................................................... 112 Bảng 3.21: Tác động của thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường đến ROE theo quy mô doanh nghiệp ................................................................................................. 114 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là một khái niệm không còn xa lạ với các nƣớc trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra các cơ hội về tiếp cận thị trƣờng và phát triển, bên cạnh những cơ hội là những thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài bởi họ có lợi thế về trình độ công nghệ, về vốn và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, cơ hội tiếp cận thị trƣờng là không dễ dàng bởi những hàng rào phi thuế hƣớng đến việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo hộ doanh nghiệp ở mỗi quốc gia. TNXH từ một điều kiện thiện nguyện, đã trở thành một ràng buộc quyết định, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận thị trƣờng cao cấp của doanh nghiệp. Muốn khai thác đƣợc thị trƣờng, các doanh nghiệp phải thấy đƣợc sự cần thiết xác định cho mình một chiến lƣợc thực hiện TNXH để có thể nâng cao năng suất lao động, gia tăng lòng trung thành của nhân viên, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề này còn mới và tự bản thân mỗi DN còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập cho mình một chiến lƣợc về TNXH giống nhƣ các chiến lƣợc kinh doanh khác của mình. Yếu tố quan trọng nhất là thiếu những chuyên gia am hiểu về TNXH trong lĩnh vực, ngành nghề và thiếu hành lang pháp lý quy định, khuyến khích doanh nghiệp thực thi TNXH, cũng nhƣ giải quyết những xung đột với các quy định khác. Đặc biệt, thiếu kiến thức về khái niệm, nội hàm, lợi ích khi các DN thực hiện TNXH. TNXHDN không phải là vấn đề mới nhƣng cho đến nay khái niệm này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn đối với DN, nhà đầu tƣ, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhƣng trong nhiều năm qua, càng nhiều DN nhận ra lợi ích kinh tế từ thực hiện các chính sách TNXH mang lại và họ đã sử dụng TNXH nhƣ một hƣớng kinh doanh mới khi nhận ra rằng đó là công cụ có thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối 1
- với xã hội từ đó góp phần phát triển bền vững DN. Tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi mà lợi ích và sự tăng trƣởng kinh tế đang đƣợc ƣu tiên hàng đầu, họ chấp nhận đánh đổi các vấn đề về xã hội, môi trƣờng nên hầu hết tại các quốc gia này hiểu biết của doanh nghiệp và cộng đồng về TNXH còn hạn chế. Đặc biệt là ở đây DN mới chỉ nhìn thấy chi phí khi thực hiện TNXH phải bỏ ra mà chƣa thấy đƣợc các lợi ích to lớn khác từ việc thực hiện TNXH mang lại. Phú Thọ là địa phƣơng có nền công nghiệp phát triển từ khá sớm, là cái nôi của nền công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Các ngành công nghiệp đặc trƣng và mũi nhọn của Phú Thọ hiện nay là công nghiệp dệt, nhuộn, hoá chất, phân bón, giấy. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển công nghiệp với các ngành đặc trƣng nhƣ trên Phú Thọ đã trở thành địa phƣơng có nền kinh tế phát triển vƣợt bậc tại khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế đạt đƣợc thì Phú Thọ hiện nay đã và đang trở thành một địa phƣơng có nền công nghiệp ô nhiễm xếp thứ 7 trong cả nƣớc [10]. Trong những năm gần đây vẫn còn tình trạng đình công của ngƣời lao động, vẫn còn tai nạn lao động, các mâu thuẫn về mối quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp có xu hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt tại đây, chƣa có nghiên cứu chính thức nào về TNXH đƣợc công bố, đặc biệt là những nghiên cứu có sử dụng điều tra xã hội học. Chính vì lý do đó, để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích DN với lợi ích của các bên liên quan cụ thể là lợi ích với môi trƣờng và xã hội. Quan trọng hơn, nhằm tăng cƣờng thực hiện TNXH của DN, tăng cƣờng nhận thức và sự hiểu biết về khái niệm, nội hàm TNXH nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc phát triển các kiến nghị và khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Để đạt đƣợc mục đích của luận án, NCS đã thực hiện các nhiệm vụ sau đây: (i) Xác định khoảng trống nghiên cứu thông qua việc tổng quan nghiên cứu 2
- trong nƣớc và quốc tế; (ii) Phát triển khung nghiên cứu cho luận án; (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó bao gồm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH đến hiệu quả tài chính của DN; (iv) Đƣa ra các kiến nghị, khuyến nghị nhằm tăng cƣờng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển bền vững 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện TNXH của các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Phú Thọ với ngƣời lao động và môi trƣờng. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 đến 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án đã kết hợp cả hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng nhằm khắc phục những hạn chế của từng phƣơng pháp và gia tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu trong nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu định tính được NCS sử dụng bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Hệ thống hoá các lý thuyết về TNXHDN dựa trên kế thừa các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu về TNXHDN trong và ngoài nƣớc; - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các chuyên gia về TNXHDN về các trƣờng phái lý thuyết, các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện TNXHDN và thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu; - Phương pháp phân tích nội dung: Sử dụng để phân tích và tính toán các chỉ tiêu ROA, ROE dựa trên báo cáo tài chính của các DN nghiên cứu. 3
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh kết trả lời quả khảo sát giữa đối tƣợng: Doanh nghiệp, cộng đồng và ngƣời lao động. Từ đó đƣa ra các nhận xét, khuyến nghị cho luận án. Các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng gồm: - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Đƣợc sử dụng nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. - Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phƣơng pháp này cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lƣờng các nhân tố. Trong đó, hệ số Alpha (α) của Cronbach sẽ là cơ sở để đánh giá sự đóng góp của các tiêu chí trong việc đo lƣờng. - Phương pháp phân tích hồi quy: Phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y (ROA và ROE) với các biến độc lập thực hiện TNXHDN với ngƣời lao động và môi trƣờng thông qua hàm tuyến tính bậc 1. 5. Tính mới của luận án - Cung cấp các bằng chứng từ thực tiễn nghiên cứu về các DN công nghiệp tỉnh Phú Thọ, khái quát bức tranh thực trạng thực hiện TNXH tại các doanh nghiệp này và kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với ngƣời lao động và môi trƣờng đến hiệu quả tài chính của DN - Xây dựng thang đo thực hiện TNXH với ngƣời lao động và môi trƣờng theo thông lệ quốc tế - Xây dựng khung phân tích thực hiện TNXH với ngƣời lao động và môi trƣờng trong các DN công nghiệp - Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động giữa thực hiện TNXH với ngƣời lao động và môi trƣờng đến hiệu quả tài chính của DN công nghiệp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận nghiên cứu đã đóng góp vào việc khái quát hoá hệ thống cơ sở lý luận về TNXHDN. - Về mặt thực tiễn nghiên cứu đã đƣa ra các kết luận phản ánh thực tiễn tình hình thực hiện TNXHDN với ngƣời lao động, với môi trƣờng và mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với hiệu quả tài chính của DN. 4
- Đầu tiên, nghiên cứu phản ánh rõ nét bức tranh thực trạng thực hiện TNXH với ngƣời lao động và môi trƣờng tại các doanh nghiệp Phú Thọ, nghiên cứu đã chỉ ra các trách nhiệm này dù đã đƣợc doanh nghiệp biết đến và quan tâm nhƣng thực hiện vẫn còn mang tính chất bị động và chƣa nhận thức đƣợc những lợi ích từ việc làm này. Hai là, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với môi trƣờng và ngƣời lao động với hiệu quả tài chính của DN và mối quan hệ này là tích cực, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này đƣợc kiểm soát bởi quy mô và số năm hoạt động của DN. Kết quả này hàm ý có mối quan hệ khác nhau giữa DN siêu nhỏ, DN nhỏ và vừa với DN lớn, và có mối quan hệ khác nhau giữa DN mới hoạt động và DN đã hoạt động lâu năm khi thực hiện TNXHDN với ngƣời lao động và môi trƣờng. Ba là, nghiên cứu đã đƣa ra các khuyến nghị và kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, với doanh nghiệp, với ngƣời lao động và nhằm tăng cƣờng thực hiện TNXH trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục đính kèm, luận án gồm có bốn chƣơng chính nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2: Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khung nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 4: Kiến nghị, khuyến nghị và kết luận 5
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 khi Howard Rothmann Bowen công bố cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi ngƣời quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của ngƣời khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do DN làm tổn hại cho xã hội. Sau đó là các nghiên cứu của Milton Friedman (1970); Carroll (1999); Kotler and Lee (2008), Fuller & Tian (2006), Garriga & Melé (2004), Jenkins (2006), Lantos (2001), Maignan & Ferrell (2001); Maignan & Ferrell (2005), Thompson, Smith & Hood (2001). Trong thời kỳ đầu, các nghiên cứu thƣờng xoay quanh các vấn đề nhằm làm rõ khái niệm và nội hàm của TNXHDN. Quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng rất khác nhau theo thời gian, cụ thể: (i) Quan niệm truyền thống hay của trƣờng phái cổ điển cho rằng TNXH cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho các cổ đông trên cơ sở thực hiện kinh doanh có đạo đức và tuân thủ pháp luật. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Milton Friedman (1970). Những ngƣời ủng hộ Friedman và trƣờng phái này cho rằng các DN không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ xã hội, mà chỉ có các cá nhân mới phải chịu trách nhiệm này, trong khi các DN chỉ có trách nhiệm xã hội duy nhất là kinh doanh và sử dụng các nguồn lực của mình trong quá trình hoạt động để gia tăng lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, không có lừa dối và gian lận. Theo quan điểm truyền thống thì khía cạnh tài chính dƣờng nhƣ là động lực duy nhất để phát triển DN. Nếu cùng một lúc các nhà lãnh đạo phải thực hiện hiện hai trách nhiệm là vừa đạt đƣợc lợi nhuận, vừa đáp ứng đƣợc các TNXH thì rất có thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn về quyền lợi và tiềm ẩn nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các bên liên quan, dẫn đến sự sụp đổ DN. Do đó, mục tiêu duy nhất của DN là tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông mà không cần quan tâm đến các vấn đề xã hội đang cần. Quan điểm trên, ngày nay không còn đƣợc quan tâm và ủng hộ do sự thay đổi chính sách phát triển kinh tế của thế giới và lợi ích chung của loài ngƣời, đặc biệt là 6
- với sự phát triển công nghiệp ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Ngày nay, ngoài trách nhiệm chính là tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tƣ và chủ sở hữu thì các DN còn phải thực hiện các trách nhiệm khác đối với xã hội, thực hiện hài hoà các lợi ích này thì DN mới có thể tồn tại và phát triển bền vững theo thời gian. Do đó, khái niệm TNXHDN đã đƣợc mở rộng vƣợt ra khỏi trách nhiệm về kinh tế. (ii) Theo quan điểm hiện đại, một số nhà nghiên cứu đã giới thiệu ý tƣởng về TNXH của những ngƣời kinh doanh ở phạm vi rộng hơn. Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu cho rằng TNXHDN là bổn phận đối với môi trƣờng, các nhóm lợi ích và bổn phận về tài chính. Trong đó, các nhóm lợi ích bao gồm: các nhà đầu tƣ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, các hiệp hội thƣơng mại, các nhóm bảo vệ môi trƣờng [50]. Đồng quan điểm này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau của TNXHDN. Tiêu biểu phải kể đến đó là các nghiên cứu của tác giả Archie Carroll (1999); R.Edward Freeman (1984); Baron (1995); Nghiên cứu TNXHDN theo mô hình kim tự tháp Archie Carroll (1999). Đây là một mô hình có tính toàn diện và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu ngày nay. Theo Carroll, các DN là những tác nhân kinh tế đƣợc tạo ra với mục đích cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên của DN, các trách nhiệm sau đó đều dựa trên trách nhiệm này (hình 1.1) Từ thiện Đạo đức Pháp lý Kinh tế (Nguồn: Archie Carroll, 1999) Hình 1.1: Mô hình tháp trách nhiệm xã hội của Archie Carroll Trong đó: Trách nhiệm kinh tế - Tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trƣởng là điều kiện tiên quyết bởi DN đƣợc thành lập trƣớc hết vì mục tiêu tìm kiếm 7
- lợi nhuận của chủ sở hữu, các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của DN. Trong quá trình hoạt động các DN có trách nhiệm thực hiện luật pháp khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách công bằng. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai trách nhiệm không thể thiếu với việc thực hiện TNXHDN. Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị đƣợc xã hội chấp nhận nhƣng chƣa có trong luật pháp. Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì DN cần phải thực hiện các cam kết ngoài luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhƣng lại là trung tâm của TNXH. Trách nhiệm từ thiện là những hành vi của DN vƣợt ra ngoài sự mong đợi của xã hội nhƣ quyên góp, ủng hộ cho ngƣời yếu thế, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng, tự giác làm những việc có ích cho xã hội khi cần thiết. Trách nhiệm này khác trách nhiệm đạo đức là DN hoàn toàn tự nguyện khi thực hiện. Nếu chƣa thực hiện đến trách nhiệm này, các DN vẫn đƣợc coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi. Nhƣợc điểm của mô hình của Carroll (1999) là các trách nhiệm dƣờng nhƣ , đƣợc xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao và dƣờng nhƣ độc lập với nhau, trong khi đó trên thực tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá nhƣ , ngày nay, các trách nhiệm vẫn có thể lồng ghép, cùng thực hiện với nhau tại một thời điểm mà vẫn không bị xung đột hay ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của DN. Nghiên cứu TNXHDN theo hướng các bên liên quan. Các bên liên quan đƣợc R.Edward Freeman (1984) nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan” (Strategic Management: A Stakeholder Approach), theo đó các bên liên quan là “các cá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức” [62]. Freeman chia các bên liên quan thành hai nhóm chính là nhóm liên quan chủ yếu và nhóm liên quan thứ yếu. Nhóm liên quan chủ yếu gồm có: Khách hàng, nhà cung cấp, ngƣời lao động, các nhà tài trợ, cộng đồng. Nhóm liên quan thứ yếu gồm: Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ ngƣời tiêu dùng, nhóm có lợi ích đặc biệt, giới truyền thông. Mối quan hệ giữa các bên hữu quan không phải bất biến 8
- mà mang tính chất động, có thể thay đổi theo thời gian. Dựa trên lý thuyết của Freeman, Baron (1995) đã chia các bên liên quan thành hai nhóm, đƣợc gọi là thị trƣờng và phi thị trƣờng. Nhóm thị trƣờng gồm : Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, , ngƣời lao động, đối tác và nhà cung cấp; nhóm phi thị trƣờng gồm: Các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, nhà quản lý, môi trƣờng, giới truyền thông, xã hội hoặc cộng đồng. Cả hai nhóm này đều có ảnh hƣởng đến các cấp độ khác nhau về áp lực hoặc động cơ TNXHDN cụ thể: Chính phủ, các cơ quan nhà nƣớc, các cổ đông của công ty có ảnh hƣởng đến việc ban hành các quyết định của công ty; các đối tác kinh doanh, ngƣời lao động giúp DN đạt những mục tiêu của mình; cộng đồng, giới truyền thông và các đối tƣợng khác ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của DN [38]. Clackson cho rằng, các bên hữu quan có thể yêu cầu hoặc thực hiện quyền sở hữu đối với DN và ảnh hƣởng tới các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của DN [48]. Kotler và Lee lại cho rằng theo khái niệm tiếp thị xã hội, các nhà tiếp thị nên cân nhắc ba yếu tố khi đƣa ra chính sách marketing: Lợi nhuận của công ty, mong muốn của ngƣời tiêu dùng và lợi ích của xã hội [62]. (iii) Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuật ngữ TNXHDN đã đƣợc công nhận và ủng hộ ở hầu hết các tổ chức, tuy nhiên không có sự nhất trí chung nào về khái niệm và lý thuyết về TNXHDN, điều này đã tạo ra các rào cản cho các tổ chức tiếp cận các cơ hội và thách thức do TNXHDN mang lại. Secchi cho rằng "cần có những nỗ lực mới hơn để giảm sự không đồng nhất giữa lý thuyết và cách tiếp cận TNXHDN" [104]. Lee cũng kết luận định nghĩa về TNXHDN đã và đang thay đổi trong ý nghĩa và thực tiễn [86]; nghiên cứu của Salmi Mohd Isa cho thấy, theo thời gian khi xã hội thay đổi thì yêu cầu về TNXHDN sẽ đƣợc đánh giá lại [103]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về TNXHDN thƣờng đƣợc tác giả dựa trên bốn cách tiếp cận: (1) theo mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1999); (2) lý thuyết các bên liên quan; (3) theo quan điểm chiến lƣợc; (4) theo hƣớng chi phí - lợi ích, cụ thể: (1) Cách tiếp cận thứ nhất: theo mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1999) Theo hƣớng này chủ yếu là các nghiên cứu đứng trên góc độ pháp luật, tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi (2016); tác giả Đinh Thị Cúc (2015). Bằng phƣơng pháp định tính, dƣới góc độ phƣơng pháp luận triết học các tác giả này đã làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện TNXHDN, khẳng định TNXH 9
- là tất yếu, khách quan đối với sự tồn tại và phát triển đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Trên cơ sở thực trạng, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXHDN. Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu giống nhƣ các tác giả trên, đứng trên góc độ pháp luật tác giả Phạm Thị Huyền Sang đã nghiên cứu ba nhóm đối tƣợng trên cơ sở trách nhiệm quy định trong luật pháp về bảo vệ môi trƣờng; ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động; từ năm 2000 đến năm 2015 tại các DN của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức TNXH còn hạn chế, bản thân các DN còn thiếu nguồn lực cho việc thực hiện TNXH, các cơ chế quản lý của nhà nƣớc còn yếu kém và chƣa hiệu quả, các quy định của pháp luật về TNXH còn nằm rải rác và chƣa thống nhất, cơ chế giám sát của ngƣời dân về việc thực hiện TNXHDN còn chƣa cao. Tuy nhiên, hạn chế của , các nghiên cứu này là chƣa đo lƣờng đƣợc tác động của việc thực hiện TNXH đối với DN, các giải pháp đƣa ra chƣa đƣợc cụ thể hóa, nên các DN nếu dựa vào đó khó có thể thực hiện đƣợc [17]. (2) Cách tiếp cận thứ hai: theo lý thuyết các bên liên quan Đây là hƣớng tiếp cận đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam lựa chọn khi nghiên cứu về TNXH tiếp cận dƣới góc độ ngƣời tiêu dùng trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, bằng phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng, dựa trên lý thuyết hành vi lý luận TRA của Ajzen và Fishben (1980), tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2015) đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa nhận thức TNXHDN đến thái độ và ý định hành vi của ngƣời tiêu dùng sản phẩm thực phẩm chế biến. Cũng cùng hƣớng tiếp cận này nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hà tại các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Miền Bắc Việt Nam đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa cảm nhận về TNXHDN tới lòng trung thành của khách hàng, danh tiếng của công ty, quan hệ cá nhân giữa khách hàng và nhân viên công ty. Sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng của công ty, quan hệ cá nhân tác động thuận chiều tới lòng trung thành của khách hàng. Đây là những kết quả rất có ý nghĩa đối với các DN sản xuất, đặc biệt là DN sản xuất chế biến thực phẩm trong quá trình ra quyết định quản trị, tuy nhiên các nghiên cứu này phạm vi còn hẹp nên kết quả nghiên cứu chƣa thể áp dụng cho các ngành khác [9]. Nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu đã cung cấp những phát hiện thú vị về hai yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện TNXH và báo cáo TNXH của các DN ở Việt 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn