intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

18
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN TÀI NĂNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN TÀI NĂNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN MINH TUẤN 2. PGS. TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tài Năng
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn đến Quý thầy cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, phản biện, đánh giá và nhận xét để có thể hoàn thành luận án. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS. Trần Minh Tuấn và PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cảm ơn đến Quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ, ủng hộ nhiệt tình cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Tài Năng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 12 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về tự chủ đại học và tự chủ tài chính .................................................................................................................... 12 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn về tự chủ đại học và tự chủ tài chính .................................................................................................................... 18 1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu tự chủ tài chính ở các đại học Vùng của Việt Nam ........................................................................................................... 18 1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ............................................................ 20 1.5. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu .................................................... 21 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................................................................... 24 2.1. Tổng quan về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế ....................................................................................... 24 2.1.1 Khái niệm tài chính ................................................................................. 24 2.1.2. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập ................................................ 24 2.1.3. Khái niệm về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập ............... 25 2.1.4. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................ 31 2.2. Lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập..................................................................................................................... 33 2.3. Nội dung thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập..................................................................................................................... 36 2.3.1. Ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ............................................................................ 36 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ................................................................. 37
  6. 2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................................................... 38 2.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ................................................................. 39 2.4. Tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................................. 40 2.4.1. Tính hiệu lực, hiệu quả ........................................................................... 40 2.4.2. Tính thống nhất và công khai ................................................................. 40 2.4.3. Tự chủ tạo lập nguồn tài chính ............................................................... 41 2.4.4. Tự chủ sử dụng nguồn tài chính ............................................................. 43 2.4.5. Tự chủ quản lý và sử dụng tài sản .......................................................... 45 2.5. Tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................................................................. 47 2.5.1. Một số nội dung cơ bản về tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................ 47 2.5.2. Tác động của bối cảnh hội nhập quốc tế đến tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................................................... 48 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................ 51 2.6.1. Yếu tố khách quan .................................................................................. 51 2.6.2. Yếu tố chủ quan ...................................................................................... 52 2.7. Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam, bài học rút ra có thể áp dụng cho Đại học Huế ............ 53 2.7.1. Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................. 53 2.7.2. Kinh nghiệm tự chủ tài chính của một số trường đại học công lập ở Việt Nam .......................................................................................................... 58 2.7.3. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng vào Đại học Huế ................ 63 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 66
  7. Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................................................... 67 3.1. Tổng quan về Đại học Huế .............................................................................. 67 3.1.1. Khái quát về Đại học Huế ...................................................................... 67 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại học Huế ............................... 70 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc.................. 71 3.1.4. Cơ chế phân cấp và quản lý tài chính, tài sản ........................................ 72 3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế....................................................................................................................... 75 3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác tự chủ tài chính tại Đại học Huế ...................................................................................................... 75 3.2.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Đại học Huế theo các tiêu chí đánh giá ....... 82 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của Đại học Huế .................... 115 3.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................ 115 3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 117 3.4. Đánh giá chung ............................................................................................... 121 3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................... 121 3.4.2. Một số hạn chế ..................................................................................... 124 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 125 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 127 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .............................................................................................................. 128 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại Đại học Huế ............................................................................................................ 128 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................... 128 4.1.2. Bối cảnh phát triển đất nước và giáo dục đại học trong hội nhập quốc tế ............................................................................................................ 128 4.1.3. Bối cảnh của Đại học Huế .................................................................... 130
  8. 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định và hướng thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế ............................................................................................................ 132 4.2.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế ........ 132 4.2.2. Định hướng thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong giai đoạn phát triển mới ......................................................................................... 135 4.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) ................ 137 4.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 137 4.3.2. Điểm yếu .............................................................................................. 138 4.3.3. Cơ hội ................................................................................................... 138 4.3.4. Thách thức ............................................................................................ 139 4.3.5. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức............................... 139 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................................................................................... 141 4.4.1. Tăng cường hiệu quả quản trị cơ sở giáo dục đại học, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý tài chính tại Đại học Huế ................. 141 4.4.2. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong TCTC tại Đại học Huế trong giai đoạn phát triển mới ........................................................................ 143 4.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế đối với đào tạo và nghiên cứu khoa học trong bối cảnh hội nhập quốc tế............................................................... 145 4.4.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động và hoạt động phối hợp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giữa các đơn vị thuộc Đại học Huế ...................................................... 146 4.4.5. Đa dạng hóa việc gia tăng nguồn thu góp phần ổn định nguồn thu theo hướng bền vững ...................................................................................... 146 4.4.6. Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính .................................................. 151 4.4.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................... 153 4.5. Một số kiến nghị ............................................................................................. 153 4.5.1. Kiến nghị với Nhà nước ....................................................................... 153 4.5.2. Kiến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................... 155
  9. Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 162 PHỤ LỤC 01: PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA .............................. 173 PHỤ LỤC 02: PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................ 177 PHỤ LỤC 03: BẢNG KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 20 ................................................................................................................... 183
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Tổ chức Đại học Huế .............................................................................. 68 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp tiêu chí đánh giá tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập ..................................................................................................................... 46 Bảng 3.1: Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021........... 83 Bảng 3.2: Quy mô và ngành đào tạo của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ......... 85 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ........... 89 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu về hợp tác quốc tế của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021...................92 Bảng 3.5: Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ....................................................................................................... 93 Bảng 3.6: Danh sách các dự án hợp tác quốc tế của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 .........................95 Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn thu của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ................... 100 Bảng 3.8. So sánh nguồn thu của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 .................. 101 Bảng 3.9: Cơ cấu chi của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ............................... 105 Bảng 3.10: So sánh mức chi của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ................... 106 Bảng 3.11: Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ tại Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ...... 107 Bảng 3.12: Mức độ tự chủ của Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc giai đoạn 2016 - 2021... 112 Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ tài chính tại Đại học Huế ...... 114 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về cơ chế, chính sách ............................................... 115 Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về điều kiện kinh tế - xã hội..................................... 116 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực .................................................... 117 Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức ..................................................... 119 Bảng 3.18: Kết quả khảo sát về hoạt động đào tạo ................................................ 120 Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của Đại học Huế giai đoạn 2016-2021 .................................................................... 121 Bảng 4.1: Bảng ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ........... 140
  11. DANH MỤC MÔ HÌNH Biểu đồ 3.1: Nguồn thu của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021 ............................. 98 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn thu của Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021.................. 99 Biểu đồ 3.3: Chi của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021...................................... 102 Biểu đồ 3.4: Chi thường xuyên của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 .............. 103 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi thường xuyên của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ... 104 Biểu đồ 3.5: Chi thường xuyên của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 .............. 108 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu chi thường xuyên của Đại học Huế giai đoạn 2016 – 2021 ... 109 Biểu đồ 3.6: Mức độ tự chủ trung bình các đơn vị trong Đại học Huế giai đoạn 2016 - 2021.......110
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa TCĐH Tự chủ đại học TCTC Tự chủ tài chính SNCL Sự nghiệp công lập CSGDĐHCL Cơ sở giáo dục đại học công lập ĐHCL Đại học công lập GDĐH Giáo dục đại học NSNN Ngân sách nhà nước VC, NLĐ Viên chức, người lao động NCKH Nghiên cứu khoa học KHCN Khoa học công nghệ CSVC Cơ sở vật chất WTO World Trade Organization GAST General Agreement on Trade in Services MOU Memorandum of Understanding ODA Official Development Assistance AUF Agence Universitaire Francophonie SATU Southeast Asia and Taiwan Universities ASIA-UniNET Asia Uninet Asia University Network SEAMEO Southeast Asian Ministers of Education Organization RIHED Regional Institute for Higher Education Development JANU Japan Association of National Universities ACC The ASEAN-China Center GMS Greater Mekong Subregion WUN World university network AUN Asean university network ACI Asean Citation index
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn gắn liền với sự thành công của hệ thống giáo dục đại học (GDĐH), trong đó có giao quyền tự chủ. Tự chủ đại học (TCĐH) không chỉ tạo động lực để các cơ sở GDĐH đổi mới, mà còn làm tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện để đa dạng hóa hoạt động giáo dục, nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý. Trong quá trình tự chủ đại học, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, cùng với các nguồn lực khác như con người, học thuật, cơ sở vật chất (CSVC),… góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Xác định giáo dục và đào tạo là động lực then chốt để phát triển đất nước, là một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, nhất là Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hội nhập trong giáo dục và đào tạo, ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, …"Đẩy mạnh tự chủ đại học. Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, …“Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,...”, đồng thời yêu cầu phải xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới công nghệ và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở nước ta. Theo đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản về tự chủ tài chính trong các đơn vị công lập, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học công lập, như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách 1
  14. nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định đầy đủ về tự chủ của đơn vị SNCL được ban hành và gần đây nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế TCTC của đơn vị SNCL. Tự chủ đại học là sự tất yếu của giáo dục và đào tạo nước ta, Đại học Huế là đơn vị SNCL cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với mô hình đại học hai cấp (đại học vùng), Đại học Huế là đơn vị dự toán cấp hai trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa quản lý, điều hành và cân đối tài chính trong phạm vi Đại học Huế, vừa phân cấp kinh phí, vừa kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của các đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành. Giai đoạn vừa qua, nhìn chung, Đại học Huế đã triển khai nghiêm túc hoạt động tự chủ tài chính (TCTC) theo các văn bản hướng dẫn đã có nhiều thay đổi nhằm tăng cường tính tự chủ, đi đôi với tự chủ, quản lý tài chính đã được đặc biệt quan tâm, bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ, công tác NCKH đã nhiều công trình có giá trị cao, công tác giảng dạy đào tạo, quản trị cơ sở vật chất… một cách khoa học và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực và cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai TCTC tại Đại học Huế còn nhiều bất cập, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ chưa bám sát thực tế; đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ tại cơ sở còn hạn chế về năng lực, lúng túng trong thực hiện; các trường đại học thành viên của đại học vùng có quy mô ngày càng lớn, đây là vấn đề bất cập nội tại bên trong các đại học vùng, bất cập giữa quản lý tập trung với tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phải phân cấp ngày càng nhiều hơn cho các trường đại học thành viên trong quản lý tài chính và các hoạt động khác. Công tác hợp tác quốc tế của các đơn vị thành viên phần lớn được thực hiện độc lập, chưa có sự gắn kết với Đại học Huế; thiếu chuyên gia hàng 2
  15. đầu xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế lớn với sự tham gia của các đơn vị thành viên và trực thuộc. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, đòi hỏi Đại học Huế phải có kế hoạch nắm bắt cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động mang tính toàn cầu, với tầm nhìn chiến lược, năng lực lãnh đạo và phương thức tiếp cận nhanh nhạy Đại học Huế có thể triển khai nhiều hoạt động nhằm hoàn thành sứ mệnh được giao. Trước những vận hội mới và yêu cầu của hội nhập quốc tế, câu hỏi đặt ra là: Đại học Huế và các đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc phải làm gì để hoạt động TCTC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, kịp thời nắm bắt cơ hội, đổi mới mạnh mẽ, thể hiện vai trò như một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đó là vai trò của một trung tâm với năng lực hội nhập mạnh mẽ, đầu ra có sức cạnh tranh tầm khu vực. Trong bối cảnh đó, vấn đề “Tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ quản lý kinh tế là có tính thời sự, ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị SNCL. - Đánh giá thực trạng về tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thứ nhất, những hạn chế, bất cập nào trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế? - Thứ hai, tiêu chí đánh giá và những yếu tố nào tác động đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế? 3
  16. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính (cơ chế tự chủ và thực hiện tự chủ tài chính) trong cơ sở giáo dục đại học công lập theo mô hình đại học - trường đại học thành viên (mô hình Mẹ - Con), cụ thể là tại Đại học Huế và các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về tự chủ tài chính dưới góc độ quản lý kinh tế về nội dung thực hiện tự chủ tài chính và quyền tự chủ trong quản lý tài chính, tài sản như: tự chủ tạo lập nguồn tài chính, tự chủ sử dụng nguồn tài chính, tự chủ về phân phối kết quả tài chính và tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản tại Đại học Huế (đơn vị dự toán cấp II), các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc (đơn vị dự toán cấp III), trong đó, tập trung chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù, ngày 06/4/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, đến nay chưa có Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phạm vi về không gian: tại Đại học Huế (08 trường đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc). Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2016-2021, đề xuất giải pháp đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. 4
  17. 4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Xử lý số liệu Bàn luận kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận TCTC tại Đại học Huế từ góc độ ngành quản lý kinh tế với các nội dung và tiêu chí đánh giá hoạt động thực hiện tự chủ tài chính tại cơ sở GDĐH công lập. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, xác lập các phương pháp và mô hình để triển khai nghiên cứu, thông qua khảo sát với hệ thống bảng hỏi, thu thập và phân tích, xử lý số liệu, đối chiếu so sánh đưa ra kết luận nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp đạt được mục tiêu nghiên cứu. 5
  18. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng, các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và tổng kết thực tiễn, kế thừa các nghiên cứu liên quan ở trong nước và ngoài nước, cụ thể như sau: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tiến hành thu thập trực tiếp các tài liệu liên quan nhằm phân tích, đánh giá các nghiên cứu trước đó cũng như các tài liệu thứ cấp có liên quan để hình thành, định hướng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, bao gồm: - Các văn bản pháp luật, các văn bản quản lý của các cấp quản lý nhà nước; báo cáo của Chính phủ, các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan đến tự chủ của đơn vị SNCL, TCTC. - Các nghiên cứu về lĩnh vực tự chủ, TCTC: Các báo cáo kết quả nghiên cứu, bài viết trên các xuất bản phẩm, tạp chí, giáo trình… - Các văn bản, báo cáo nội bộ của Đại học Huế: Văn bản quản lý nội bộ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng năm và đột xuất. Nghiên cứu định tính: được tiến hành nhằm kiểm tra độ phù hợp và điều chỉnh mô hình lý thuyết, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hóa bằng thực tế. Trong luận án này, nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia (Phụ lục 01) là các nhà quản trị đại học và quản trị tài chính trong Đại học Huế (10 chuyên gia) và thảo luận nhóm là 10 cán bộ quản lý tài chính là Trưởng phòng Kế hoạch tài chính và Kế toán trưởng. Kết hợp với một số nội dung câu hỏi được chuẩn bị trước dựa theo các mô hình đã nghiên cứu cùng với các lý thuyết về TCTC từ đó đưa ra một số chỉ tiêu khi xây dựng bảng hỏi. Nghiên cứu định lượng: Luận án nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết mô hình đã có và với phần mềm SPSS20 xử lý số liệu để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC tại Đại học Huế. Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo 3 bước: 6
  19. - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh thang đo nháp được xây dựng trên cơ sở tổng quan nghiên cứu. Trên cơ sở này một tập biến quan sát (thang đo thử nghiệm) được xây dựng để đo lường các khái niệm. - Sau khi hoàn thành bảng hỏi định lượng sơ bộ dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu thử. Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra 20 người thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. Sau đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung và khắc phục những sai sót và hạn chế của bảng hỏi nhằm hoàn thiện bảng hỏi định lượng cho điều tra chính thức. - Nghiên cứu chính thức: Sau khi bảng hỏi hoàn thiện (Mẫu bảng hỏi ở Phụ lục 02), tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi đối với đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu. - Phương pháp chọn mẫu Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá được lựa chọn, các ý kiến tham vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, nghiên cứu lựa chọn 03 nhóm đối tượng để khảo sát, đánh giá về tự chủ tài chính tại Đại học Huế, gồm:  Cấp Đại học Huế: - Ban Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế. - Trưởng, Phó ban Kế hoạch Tài chính và Cơ sở vật chất.  Các Trường đại học thành viên: - Ban Giám hiệu, Chủ tịch Hội đồng trường. - Trưởng, Phó phòng Kế hoạch tài chính, Kế toán trưởng.  Các Viện nghiên cứu, Trung tâm, Nhà xuất bản: - Viện trưởng, Giám đốc. - Trưởng, Phó phòng Kế hoạch tài chính, Kế toán trưởng. Với tiêu chí này có 65 người có thể lựa chọn tham gia khảo sát. Theo Hair và cộng sự ( 2014)[103], kích thước mẫu đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu được tính theo công thức sau: N n = 1 + N x e2 7
  20. Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định. N: quy mô tổng thể. e: sai số cho phép. Với nội dung khảo sát và đối tượng được lựa chọn khảo sát có tính tương đồng cao; kích thước mẫu tổng thể =< 100, thì tỷ lệ sai số cho phép (e): ± 0.1. Do đó, kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được của đề tài nghiên cứu là: 65 n = 1 + 65 x 0.12 n = 39,393. (tương đương 40 người tham gia khảo sát). Trên cơ sở này, số phiếu khảo sát sử dụng cho nghiên cứu là 45 phiếu và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. 4.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Đến nay, đã có một số nghiên cứu về mô hình đo lường các tiêu chí thực hiện tự chủ tài chính ở các cơ sở GDĐHCL, trong đó tập trung vào một số tiêu chí cụ thể như sau: Stt Nội dung tiêu chí Nguồn 1 Tính hiệu lực Trần Đức Cân, 2012; Nguyễn Đình Hưng, 2018. Trần Đức Cân, 2012; Nguyễn Chí Hướng, 2017; 2 Tính hiệu quả Nguyễn Đình Hưng, 2018. 3 Tính tác động Nguyễn Chí Hướng, 2017. 4 Tính bền vững Trần Đức Cân, 2012; Nguyễn Chí Hướng, 2017. 5 Tính ràng buộc Trần Đức Cân, 2012; Nguyễn Đình Hưng, 2018. 6 Hiệu quả tự chủ tài chính Nguyễn Chí Hướng, 2017 7 Tự chủ nguồn thu Nguyễn Đình Hưng, 2018; Nguyễn Chí Hướng, 2017. 8 Tự chủ nguồn chi Nguyễn Chí Hướng, 2017; Nguyễn Đình Hưng, 2018. Tự chủ quản lý, sử dụng tài 9 Trần Đức Cân, 2012; Nguyễn Đình Hưng, 2018. sản Sự thừa nhận của cộng 10 Trần Đức Cân, 2012. đồng (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2