intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là trên cơ sở thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu hiện nay, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát triển trồng cây dược liệu ở nước ta những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- L£ QUANG §øC VAI TRß NHµ N¦íC §èI VíI PH¸T TRIÓN C¢Y TRåNG D¦îC LIÖU TR£N §ÞA BµN MéT Sè TØNH MIÒN B¾C VIÖT NAM CHUY£N NGµNH: KINH TÕ CHÝNH TRÞ M· Sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. MAI NGỌC CƯỜNG Hµ Néi - 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người hướng dẫn khoa học: Nghiên cứu sinh GS.TS. Mai Ngọc Cường Lê Quang Đức
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết và tổng quan nghiên cứu của chủ đề luận án ............................ 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của chủ đề luận án ................................................. 1 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu ............................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....... 22 1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 22 1.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 22 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 30 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG DƯỢC LIỆU ............................. 31 2.1. Phát triển cây trồng dược liệu và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ..................................................................................................................... 31 2.1.1. Phát triển cây trồng dược liệu: Khái niệm và phân loại ............................. 31 2.1.2. Nội dung phát triển cây trồng dược liệu .................................................... 33 2.1.3. Các điều kiện phát triển cây trồng dược liệu ............................................. 38 2.1.4. Ý nghĩa của phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội ... 40 2.2. Vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu: Thực chất, nội dung và nhân tố ảnh hưởng .......................................................................................... 43 2.2.1. Thực chất vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................ 43 2.2.2. Nội dung vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................. 48 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu. ........................................................................................................... 58 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu và bài học rút ra cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam ...................................... 62 2.3.1. Thực tiễn vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ................ 63 2.3.2. Bài học kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ............................................................................................................ 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 72
  4. 3.1. Khái quát tình hình phát triển cây trồng dược liệu qua điều tra, khảo sát ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................................................................... 73 3.1.1. Tình hình phát triển cây trồng dược liệu của các tỉnh khảo sát .................. 73 3.1.2. Đất đai trồng cây dược liệu của các tỉnh khảo sát ...................................... 74 3.1.3. Lao động của các tỉnh khảo sát ................................................................. 75 3.1.4. Cơ sở hạ tầng trồng dược liệu của các tỉnh khảo sát .................................. 76 3.1.5. Thị trường tiêu thụ dược liệu của các tỉnh khảo sát ................................... 76 3.2. Phân tích thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu qua điều tra, khảo sát .................................................................................... 78 3.2.1. Thực trạng vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống chính sách phát triển cây trồng dược liệu ............................................................................................. 78 3.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây trồng dược liệu ............................................................................................................ 86 3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát điều chỉnh, bổ sung, xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu. ........................................................................................................... 94 3.3. Đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ........................................................................... 95 3.3.1. Những thành tựu và hạn chế trong hệ thống chính sách phát triển cây trồng dược liệu chung của cả nước............................................................................... 95 3.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong tổ chức quản lý nhà nước .................. 105 3.3.3 Thành tựu và hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát điều chỉnh, bổ sung, xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu ................................................................................... 113 3.4. Phân tích nguyên nhân hạn chế về vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam ............................................ 120 3.4.1. Nguyên nhân liên quan đến các chủ trương, chính sách, quan điểm phát triển cây trồng dược liệu ................................................................................... 120 3.4.2. Nguyên nhân liên quan đến năng lực quản lý, điều hành của bộ máy quản lý nhà nước các cấp .............................................................................................. 123 3.4.3. Nguyên nhân liên quan đến công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện ... 124 3.4.4. Nguyên nhân liên quan đến năng lực của các hộ và doanh nghiệp trồng dược liệu .......................................................................................................... 125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 127
  5. Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG DƯỢC LIỆU Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM ............................................................. 128 4.1. Bối cảnh phát triển, dự báo nhu cầu về và mục tiêu phát triển cây trồng dược liệu ở Việt Nam những năm tới ................................................................ 128 4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam những năm tới .................... 128 4.1.2. Dự báo nhu cầu và khả năng phát triển về cây trồng dược liệu ở Việt Nam những năm tới .................................................................................................. 129 4.1.3. Mục tiêu phát triển cây trồng dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 .... 130 4.2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu ở các tỉnh miền Bắc những năm tới ......................... 133 4.2.1. Quan điểm hoàn thiện vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu ở Việt Nam ................................................................................................ 133 4.2.2. Phương hướng hoàn thiện vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ở Việt Nam ................................................................................................ 137 4.3. Giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu ở Việt Nam .......................................................................................................... 152 4.3.1. Đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả trong các chủ trương, chính sách, quan điểm phát triển bền vững cây trồng dược liệu ............................ 152 4.3.2. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, năng lực điều hành của nhà nước các cấp trong phát triển cây trồng dược liệu ............................................................ 154 4.3.3. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước để phát triển trồng cây dược liệu .......................................................................................................... 156 3.3.4. Tăng cường phối hợp bốn nhà trong trồng cây dược liệu......................... 160 4.3.5. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của các hộ gia đình và các cơ sở trồng và chế biến sản phẩm từ cây dược liệu..................................................... 163 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................... 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 168
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI ASXH An sinh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BYT Bộ Y tế CP Chính Phủ ĐBQ Điểm bình quân DN Doanh nghiệp ĐTB Điểm trung bình ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội HGD Hộ gia đình KH&CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội NĐ Nghị định NHTM Ngân hàng thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thang đánh giá Likert ............................................................................. 26 Bảng 1.2: Phân bổ điều tra, phỏng vấn .................................................................... 29 Bảng 3.1: Tình hình trồng cây dược liệu của tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang và tỉnh Hà Gang... 73 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp/cá nhân trồng dược liệu của địa phương ............................................................... 78 Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung và xử lý vi phạm thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng dược liệu của các tỉnh điều tra những năm 2010-2015 ......................................................... 95 Bảng 3.5: Điểm bình quân chung đánh giá tác động của các chính sách đến phát triển cây trồng dược liệu.......................................................................... 98 Bảng 3.6: Đánh giá mức độ đạt được trong tổ chức quản lý của nhà nước tác động đến phát triển trồng dược liệu ................................................................ 109 Bảng 3.7: Quy mô phát triển cây trồng dược liệu tại các tỉnh khảo sát .................. 115 Bảng 3.8: Biến đổi về cơ cấu cây trồng dược liệu .................................................. 117 Bảng 3.9: Hiệu quả các hộ và doanh nghiệp trồng cây dược liệu ........................... 118 Bảng 3.10: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến đến vai trò nhà nước trong phát triển cây dược liệu ......................................................................... 121 Bảng 3.11: Những khó khăn của các hộ trồng cây dược liệu trong tiếp cận nguồn lực . 126 Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển cây trồng dược liệu............................ 131 Bảng 4.2: Thứ tự mức độ ưu tiên từ 1 đến 8 về hoàn thiện chính sách phát triển trồng cây dược liệu trên địa bàn những năm tới .............................................. 137
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số liệu số đăng ký cấp mới qua các năm 2011-2016 ............................. 84 Biểu đồ 3.2: Số lượng các dạng bào chế được cấp đăng ký giai đoạn 2010-2016 ...... 85 Biểu đồ 3.3: Đánh giá tác động của Quản lý nhà nước đến phát triển cây trồng dược liệu qua điều tra khảo sát. ................................................................... 114 Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới ......................... 133
  9. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết và tổng quan nghiên cứu của chủ đề luận án 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của chủ đề luận án Việt Nam là quốc gia có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng nên các loại cây con có thể làm thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, vùng phân bố chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố khí hậu và đặc tính sinh trưởng phát triển của các loài cây thuốc. Tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa hình núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc; các tỉnh đồng bằng sông Hồng, phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ...; Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang; ...). Theo kết quả điều tra đến năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận được trên 5000 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu với trữ lượng ước tính là 18.372 tấn / năm. Trong đó, 45/70 loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác lớn, như: Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn), Ngũ gia bì chân chim (1.000 tấn), Thiên niên kiện, Bọ mắm khô (1.000 tấn), Bình vôi (800 tấn), Râu hùm (500 tấn), Cỏ xước (500 tấn), Kê huyết đằng (500 tấn), Thiên niên kiện (500 tấn), Ngải cứu dại (300 tấn), Câu đằng (300 tấn), Bách bộ (200 tấn), Hà thủ ô trắng (200 tấn), Hy thiêm (200 tấn), Sa nhân (200 tấn), Tắc kè đá (200 tấn)… (Cục Y Dược cổ truyền, 2017) Trong đó các loài cây thuốc đã biết, chỉ có hơn 500 loài là cây thuốc đã được trồng với các mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm thuốc. Trên thực tế, hiện có khoảng 92 loài cây dược liệu được trồng phục vụ nhu cầu thị trường, một số loài đã và đang có vùng trồng lớn, như: Hồi, Quế, Hòe, Actiso, Thanh hao hoa vàng, Đinh lăng, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Gấc, Nghệ, Bụp giấm. Diện tích trồng và sản lượng của một số dược liệu đã tăng lên khá nhiều nhằm đáp ứng như cầu dược liệu. Mặc dù có khả năng trồng nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc trồng cây dược liệu gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành, kiểm soát chặt chẽ dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dược liệu nhập lậu là giải pháp trực tiếp giúp cho dược liệu nuôi trồng, khai thác trong nước phát triển, chiếm lĩnh được thị trường.
  10. 2 Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển cây trồng dược liệu như; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học theo định hướng ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường; xây dựng các vùng trồng dược liệu nhằm phát triển kinh tế xã hội; bảo tồn, lưu giữ nguồn gen dược liệu và tri thức bản địa. Các chương trình cấp nhà nước và những nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ của các cấp trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen và phát triển cây trồng dược liệu từ các nguồn vốn khác đã được triển khai nhằm nâng cao kỹ thuật trồng trọt, phát triển, khôi phục và thuần hóa các giống cây dược liệu bản địa, xây dựng quy trình sản xuất giống và tiêu chuẩn giống, quy trình kỹ thuật ứng dụng và triển khai chuyển giao công nghệ ở các địa phương, nâng cao kỹ thuật kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng dược liệu, xây dựng được bộ dữ liệu về dấu vân tay hóa học của dược liệu ,….Mặc dù vậy, nhưng đến nay nguồn dược liệu của nước ta mới đáp ứng được khoảng 25%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn dược liệu ở nước ngoài với khoảng 75% nhu cầu cần thiết là nhập khẩu từ Trung quốc, Ấn Độ và một số nước khác (Cục Y Dược cổ truyền, 2017). Có nhiều nguyên nhân hạn chế đến sự khai thác tiềm năng để phát triển nuôi, trồng dược liệu ở nước ta, trong đó có nguyên nhân từ vai trò nhà nước trong phát triển cây trồng dược liệu. Những năm qua, mặc dù nhà nước có chủ trương đúng đắn, đã ban hành luật Dược năm 2005 và sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 06 tháng 04 năm 2016 và trong Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược, trong đó có đoạn: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghiệp dược...”. Riêng với việc phát triển nuôi, trồng dược liệu cũng có rất nhiều quyết định của Đảng và Nhà nước, kể từ Nghị định đến các thông tư, các quyết định của Chính phủ và các bộ ngành có liên quan được ban hành, đã tạo khung chính sách để phát triển nuôi, trồng dược liệu. Tuy nhiên, những chính sách này còn nhiều bất cập trong thực tiễn, kể từ hệ thống các chính sách, đến tổ chức quản lý và kiểm tra giám sát phát triển cây trồng dược liệu. Điều dễ thấy nhất là tình trạng phân công phân cấp và phối hợp trong quản lý phát triển cây trồng dược liệu còn trùng chéo; công tác kiểm tra, giá, sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch nhiều lúc nhiều nơi, nhiều địa phương còn buông lỏng …Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu chủ đề: “Vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
  11. 3 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với phát triển cây trồng dược liệu 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển cây trồng dược liệu Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về ngành dược, những chính sách phát triển ngành dược, vai trò của chính phủ trong chế biến dược liệu, công nghệ sinh học thể hiện trong các nghiên cứu của Edward.B.Barbier (1996), Micheal (1994), của Han Joong Kima và cộng sự (2004)… Trong những nghiên cứu này, các tác giả phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm ở các quốc gia đang phát triển, chỉ ra những lợi ích đạt được nếu phát triển nguồn dược phẩm tự nhiên ( Edward (1996) phân tích những chính sách về dược phẩm đã áp dụng ở Bangladesh – những thất bại và thành công của chính sách này (Micheal (1994)) , chính sách ở Hàn Quốc (Han Joong Kima và cộng sự (2004) để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các nước đang phát triển về những chính sách liên quan đến ngành công nghiệp dược này. Đối với ngành công nghiệp dược phẩm, có những nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực này, các nghiên cứu đang chủ yếu khai thác tới khía cạnh chính sách phát triển ngành dược phẩm, chủ yếu nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Một số nghiên cứu điển hình được thực hiện như nghiên cứu về sự thận trọng với các chính sách dược liệu ở Bangladesh- từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các nước đang phát triển khi đưa ra bất cứ chính sách nào liên quan đến ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân này của Micheal R Reich (1994). Nghiên cứu đã phân tích chính sách về dược phẩm ở Bangladesh trong hai giai đoạn: những năm 1980 và những năm 1990. Khi phân tích về chính sách liên quan đến dược phẩm của Bangladesh năm 1982, tác giả đã chỉ ra rằng việc chính phủ thay đổi chính sách công theo hướng không thuận lợi cho các tập đoàn đa quốc gia- những tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm này có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường dược phẩm của quốc gia. Trong khi sự thất bại trọng việc cải cách chính sách y tế của năm 1990 cho thấy rằng những cải cách bất lợi cho nhóm doanh nghiệp trong nước có thể làm sụp đổ chính sách của chính phủ. Những phân tích về chính sách liên quan đến ngành công nghiệp dược phẩm này cho thấy những cải cách chính sách y tế quan trọng ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào điều kiện chính trị cả trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp diễn dịch kết quả thông qua việc phân tích chính sách, xác định những hạn chế và nguyên nhân, đưa ra giải pháp và khuyến nghị cho bản thân quốc gia được phân tích chính sách nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Một chính sách khác liên quan đến dược phẩm và y tế đã
  12. 4 đươc phân tích tại Hàn Quốc trong nghiên cứu của Han Joong Kima và cộng sự (2004). Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra những cải cách trong ngành y tế của đất nước Hàn Quốc và phân tích điển hình một chính sách ở quốc gia này. Chính sách được tác giả lựa chọn là chính sách ma túy được thực hiện những năm 2000. Chính sách này đã gặp phải những lời chỉ trích và phản đối, thậm chí là các cuộc đình công của các bác sĩ đã xảy ra do những vấn đề bất hợp lý của chính sách. Dựa vào việc phân tích những chính sách này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các quốc gia có thể tránh những bất ổn liên quan đến chính sách y tế, chính sách dược phẩm ở mỗi quốc gia. Trong những nghiên cứu này có điểm chung là việc xuất phát từ phân tích những chính sách- cụ thể hơn là những chính sách khi thực hiện đã bị thất bại, để từ đó đưa ra những khuyến nghị và gợi ý cho các quốc gia- cụ thể là các quốc gia đang phát triển khi thực hiện các chính sách liên quan đến dược phẩm, y tế. Việc nghiên cứu về phát triển nguồn dược liệu ở nước ta còn khá hạn chế, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhưng những nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng nguồn dược liệu trên cả nước thể hiện qua các báo cáo tổng kết hàng năm của các địa phương và của Bộ Y tế. Một số nghiên cứu đã được thực hiện về phát triển riêng lẻ từng loại cây thuốc và chiến lược phát triển loại cây thuốc cũng như tìm kiếm thị trường cho các loại cây thuốc đó như nghiên cứu của Phạm Hồng Hải (2013), David.L.Martin (2000), Võ Hồng Thi và cộng sự (2012). Cùng với đó là một số nghiên cứu về vai trò của nhà nước với các lĩnh vực khác nhau như vai trò của nhà nước với tăng trưởng kinh tế Vũ Hải Nam ( 2014), Vai trò của nhà nước trong quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp Đặng Xuân Phong ( 2012)… Cụ thể, các nghiên cứu được thực hiện đã khai thác các khía cạnh khác nhau của lĩnh vực dược liệu, một số nghiên cứu thực hiện theo hướng nghiên cứu về giải pháp phát triển cây dược liệu, thực trạng phát triển cây trồng dược liệu ở các địa phương khác nhau… Tuy nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá hạn chế và đang dừng lại phần lớn là mô tả thực trạng, xác định nguyên nhân và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho từng địa phương. a. Về nội dung phạm trù phát triển cây trồng dược liệu Về phạm trù phát triển cây trồng dược liệu, một số nghiên cứu đã thực hiện theo hướng phân tích thực trạng phát triển cây dược liệu của các địa phương, hay chỉ ra sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển cây dược liệu thông qua phân tích thực trạng nhu cầu sử dụng cũng như thực trạng cây dược liệu…. Cụ thể, nghiên cứu của Trương Việt Bình (2013), Trần Thế Hùng và Đinh Thị Lệ Giang (2014)… Trong nghiên cứu Thực trạng và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Quy Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra thực địa để xác định thực trạng cây
  13. 5 dược liệu tại khu vực nhóm tác giả nghiên cứu, với 50 hộ gia đình được nhóm tác giả lựa chọn phỏng vấn để thu thập dữ liệu, cùng với việc phỏng vấn chuyên gia và các nhà đông y hoạt động trên địa bàn để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả phân tích của nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò cụ thể của nguồn dược liệu trong cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời tác giả cũng đã phân tích rõ thực trạng phát triển cây dược liệu tại Huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình . Với kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển cây dược liệu tại địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân bản địa, cũng như xác định phương hướng biến cây dược liệu thành phương thức sinh kế mới cho người dân địa phương. Trong những giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra, nhóm nhấn mạnh tới giải pháp: địa phương cần kết hợp với các các hộ gia đình xây dựng các mô hình vườn bảo tồn có thể kinh doanh sản phẩm dược liệu, và có thể coi đây là phương pháp bảo tồn khả thi. Như vậy, các hộ nông dân trồng cây dược liệu trong vườn nhà hay trong vườn rừng vừa hỗ trợ bảo tồn nguồn gen cây thuộc, vừa tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ đang sản xuất và kinh doanh về dược liệu, hướng dẫn cách chế biến, bảo quản, thu hái để phát triển hơn nữa việc trồng dược liệu tại địa phương. Như vậy, không thể không nhắc đến vai trò của nhà nước với sự phát triển của cây dược liệu tại các địa phương . Hay như trong nghiên cứu của Trương Việt Bình (2015), tác giả cũng đã xác định vị trí và vai trò vô cùng quan trọng của bảo tồn và phát triển dược liệu, và nhấn mạnh vấn đề này đang trở thành vấn đề cấp thiết do tình trạng phụ thuộc nguồn dược liệu của nước ta từ nguồn nhập từ bên ngoài trong khi tiềm năng phát triển dược liệu của nước ta là vô cùng lớn. Trong nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra việc phát triển lệch về cây trồng dược liệu ở nước ta hiện nay, khi quá coi trọng phát triển các cây thuốc có giá trị cao mà bỏ qua các thuốc nam chữa bệnh thông thường, chính điều này đã làm tốn kém và lãng phí, điều quan trọng là không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn nguồn dược liệu ở nước ta. Trong nghiên cứu tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng phát triển cây trồng dược liệu, các chế phẩm từ cây dược liệu được sử dụng ở các địa phương,cụ thể địa phương được lựa chọn nghiên cứu là Lào Cai, nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Hoàng Thị Hường (2012) về thực trạng phát triển và sử dụng dược liệu tại Sapa- Lào Cai. Với nghiên cứu này, tác giả cũng đã hướng đến vấn đề thực trạng bảo tồn nguồn thuốc nam ở nước ta, xây dựng định hướng và một số khuyến nghị nhằm bảo tồn nguồn thuốc nam này tại các địa phương, một số khuyến nghị được tác giả đưa ra để phát triển cây dược liệu: cần chú trọng bảo tồn nguyên vị, bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc Việt Nam có sự tham gia của toàn xã hội chứ không nên chỉ coi là nhiệm vụ của ngành dược và tạm thời chưa chú trọng
  14. 6 đến tính lợi nhuận trong vấn đề bảo tồn nguồn dược liệu. Thêm vào đó, để có thể bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu cần đánh giá thực trạng một cách chính xác phát triển dược liệu ở các địa phương, từ đó hoạch định chính sách, kế hoạch bảo tồn và khôi phục các nguồn cây, con dược liệu, đặc biệt những loại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (2013) của Chính phủ, đã chỉ rõ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Hiện nay, trên cả nước đã có một số trung tâm được gây dựng để thu thập và bảo tồn các loại dược liệu của Việt Nam như Vườn cây thuốc Yên Tử (Do ĐH Dược Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị sở tại tổ chức), ra đời từ năm 2012, sau hơn một năm hoạt động đã sưu tập, bảo tồn được hơn 500 loài dược liệu, diện tích trên 5 ha, 512 loài cây thuốc được thu thập từ 14 tỉnh phía Bắc, là vườn thực vật, vườn cây thuốc lớn nhất ở Việt Nam. Một đơn vị khác là Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (thuộc quản lý của Viện Dược liệu - Bộ Y tế), là một trong ba đơn vị có vườn thuốc lớn nhất cả nước, đang lưu giữ gần 400 cây thuốc từ những thuốc di thực nhập nội, các cây thuốc nguyên sinh của các tỉnh đưa về và các giống cây thuốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Tác giả Trần Công Kỷ (2005) trong nghiên cứu của mình về “Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010” đã đề cập đến phạm vi sản xuất thuốc với quy mô công nghiệp nhưng không đề cập đến thuốc y học cổ truyền và việc quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành dược liệu Việt Nam. Nội dung luận án chỉ đánh giá thực trạng ngành công nghiệp Dược Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước và từ đó đề xuất các giải pháp có tính chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010. Trong nghiên cứu về cây trồng dược liệu của VCBS (2008), nghiên cứu đã chỉ rõ trong Y học Việt Nam, thuốc đông y đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, thuốc đông y được sử dụng lâu đời và rộng rãi. Tuy nhiên theo thống kê, đông dược chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 0,5%- 1% giá trị thuốc sử dụng hàng năm. Số liệu thống kê về giá trị sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng của đông dược là kém chính xác khi lĩnh vực này hầu như chưa được quản lý chặt chẽ . Do vậy trên số liệu thực tế còn cao hơn nhiều. Trong thói quen sử dụng đông dược của người Việt Nam, thuốc Bắc (nguyên liệu là các thảo dược bắt nguồn từ Trung Quốc) được tin dùng rộng rãi nhất . Điều này được phản ánh qua việc 85% nguyên liệu chế biến đông dược được nhập từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trung bình 1 triệu USD/ năm. Hiện nay, Việt Nam đã trồng được một số dược liệu nhưng giá trị cũng như khối
  15. 7 lượng không đáng kể, hệ thống sản xuất, phân phối thuốc đông dược rộng lớn và không được kiểm soát đầy đủ . Do đặc trưng của thuốc đông dược chế biến không đòi hỏi công nghệ cao nên thuốc đông dược được sản xuất và phân phối bởi các nhà máy lớn cũng như các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 45 Viện y học dân tộc, 242 Bệnh viện đa khoa, 4000 tổ chẩn trị, 10.000 cơ sở Y dược học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sản phẩm thuốc đông dược của Việt Nam đăng ký tiêu chuẩn GMP-WHO. Điều này cho thấy các cơ sở sản xuất thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn còn rất thiếu, thị trường đông dược rất cần một sự chuẩn hóa . Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian gần đây làm tăng thu nhập cá nhân là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu sử dung đông dược. Người Việt Nam sử dụng đông dược không chỉ để chữa bệnh mà còn để bồi bổ sức khỏe và phần lớn cho rằng sử dụng đông dược lâu dài có lợi chứ không có hại như Tây y. Chính vì vậy, tiềm năng cho đông dược nhất là đông dược chất lượng cao rất lớn Một số công trình nghiên cứu lại khai thác khía cạnh khác của phát triển cây dược liệu đó là hiệu quả phát triển cây trồng dược liệu . Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất thuốc dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014, Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, với bài tham luận “Đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam” cho rằng: “Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ lên tới 2000 tấn/năm, tiếp theo là Đinh lăng với hơn 900 tấn/năm…Như vậy, có thể nói dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua”. Mặc dù có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cây dược liệu tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu ở quy mô hẹp, do các Viện nghiên cứu hoặc các địa phương thực hiện trên địa bàn của mình, và các nghiên cứu cũng chưa thực sự chuyên sâu, chưa được mô hình hóa với các con số cụ thể, mà đơn thuần chỉ ở dạng thống kê. Theo nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương, cây dược liệu trồng tại Tam Đảo phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết và có hàm lượng vật chất khô tương đối cao, chất lượng dược liệu tốt. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình cho thấy, sau một năm trồng, cây đã cho thu hoạch đạt năng suất, chất lượng tương đối cao. Các hộ dân trồng cây dược liệu đều được Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Vĩnh
  16. 8 Phúc ký hợp đồng thu mua toàn bộ. Với cây lá lốt, trong điều kiện vườn có độ râm mát cao, ẩm độ tốt, sau 4 tháng trồng cây phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều, chiều cao cây từ 40-50 cm, ngăn chặn cỏ dại trong vườn, đất không bị rửa trôi, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được đạt 72,5 triệu/ha/năm với 5 lượt thu hoạch. Với cây lạc tiên, phù hợp trồng tại những nơi có độ ẩm cao, dễ thoát nước và có độ che phủ dày, cho lợi nhuận xấp xỉ 55,5 triệu/ha/năm. Với cây kim tiền thảo, thích hợp trồng dưới tán vườn có độ che phủ vừa phải nhằm tăng cường quá trình quang hợp cho lợi nhuận khoảng 50 triệu/ha/năm. Theo tác giả Phùng Hà (2014), trong nghiên cứu của mình về “ Trồng và chế biến dược liệu tại Hà Giang gắn với xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam” nhận định: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại dược liệu, với trên 1000 loại trong tổng số gần 4000 loại được phát triển và nuôi trồng tại Việt Nam, Hà Giang có tiềm năng phát triển trồng và chế biến cây dược liệu như một thế mạnh nhằm tăng doanh thu, cải thiện đời sống của bà con địa phương, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Dược liệu là tài nguyên di truyền - tài nguyên tái tạo, dùng thế mạnh dược liệu đẩy mạnh công nghiệp hóa dược và công nghiệp dược trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, làm cho nhân dân ta có đủ thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, làm cho các vùng kinh tế còn khó khăn, tiến và đuổi kịp các vùng khác trong cả nước. Bên cạnh những nghiên cứu về thực trạng, hiệu quả phát triển cây trồng dược liệu, một số nghiên cứu đã khai thác khía cạnh khác đi của phát triển cây dược liệu, đó là việc xác định và phân tích các điệu kiện phát triển cây dược liệu. Cụ thể: b. Các nghiên cứu liên quan đến điều kiện phát triển cây trồng dược liệu Trong Đề án phát triển dược liệu đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Bộ Y tế (2013) đã đánh giá thực trạng và xác định rõ các phân vùng nuôi trồng dược liệu truyền thống như của nước ta như sau: Vùng dược liệu Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu): Là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại dược liệu ôn đới, là vùng trồng và nhân giống các dược liệu đặc hữu: thảo quả, vân mộc hương, đương qui, bạch truật, hoàng bá... Tuy nhiên những năm qua, nguồn dược liệu từ Trung Quốc nhập khẩu về nhiều với giá rẻ hơn dược liệu sản xuất trong nước, vì vậy, một số cây thuốc như Đương qui, Bạch truật, Đỗ trọng, Xuyên khung, Độc hoạt... chỉ có thể phát triển ở mức độ vừa phải kể cả những cây thuốc có nhu cầu lớn như lão quan thảo, hoàng bá, đương qui (giống
  17. 9 Nhật Bản), cũng chưa được phát triển theo yêu cầu. Tuy nhiên, Sa Pa vẫn là vùng giữ được các cây dược liệu quí cho tương lai. Vùng dược liệu thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc: Trong vùng có các tiểu vùng với các đặc trưng khí hậu khác nhau để trồng một số loài cây thuốc khác nhau như Tam thất ở Thông Nông và Hà Quảng (Cao Bằng); Ba kích ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Đoan Hùng (Phú Thọ); Huyền sâm, Đương quy ở Đà Bắc (Hòa Bình); Địa liền và Hoài Sơn ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Kỳ Sơn (Hòa Bình); Ý dĩ ở Mộc Châu (Sơn La)… Vùng dược liệu các tỉnh đồng bằng Sông Hồng: Đây là vùng hiện vẫn duy trì ở mức vừa phải diện tích trồng cây dược liệu như Văn Giang (Hưng Yên); Gia Lộc, Vĩnh Trụ (Hải Dương). Các cây thuốc nam truyền thống đang được trồng ở đây như: Cúc hoa, Mã đề, Kinh giới, Tía tô, Hoắc hương, Nga truật, Nghệ, Đinh lăng, Cốt khí củ, Húng quế…. Bên cạnh đó vùng này cũng đang trồng một số cây thuốc nhập nội như: Ngưu tất, Đương quy, Bạch chỉ, Bạc hà, Thanh cao (Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội), Hoài sơn, Sắn dây.... Vùng dược liệu Đà Lạt: Có điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, đã từng trồng sản xuất một số loài cây thuốc di thực, nay còn Artisô với vài chục ha và hiện đang sản xuất thử nghiệm: Thông đỏ, Đảng sâm, Kim ngân… Vùng dược liệu đồng bằng Sông Cửu Long: Ngoài cây Tràm mọc tự nhiên, vùng này còn trồng một số cây thuốc như: Đu đủ (lấy lá), Trinh nữ hoàng cung, Bạc hà, Xuyên tâm liên, Râu mèo, Hoắc hương nhưng diện tích không lớn. Thực hiện Đề án của Chính phủ, đến nay nhiều địa phương trong các khu vực được quy hoạch đã triển khai hoạt động dựa vào các điều kiện thuận lợi về tự nhiên xã hội của mình. Năm 2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình kinh tế hộ trồng một số loại cây dược liệu tại Sa Pa - Lào Cai” để thúc đẩy và duy trì một cách bền vững nghề trồng cây thuốc tại Sa Pa. Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa được lựa chọn là cơ quan Chủ trì thực hiện nghiên cứu và Đinh Văn Mỵ là chủ nhiệm Dự án nhằm phát triển nguồn dược liệu của Sapa. Để phục vụ cho nuôi trồng dược liệu đạt kết quả tốt các vấn đề cơ bản liên quan đến cơ sở hạ tầng cần giải quyết đó là: giao thông đi lại, hệ thống các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào như cây giống, phân bón, vật tư, các tổ chức nghiên cứu sản xuất nuôi trồng dược liệu chuyên nghiệp… Về giao thông, hiện nay việc nền tảng giao thông tại các được phương được quy hoạch vùng dược liệu cơ bản đạt yêu cầu, đi lại thuận tiện, việc vận chuyển nguyên vật liệu, phân bón, thành phẩm không gặp nhiều khó khăn.
  18. 10 Đối với mạng lưới cung cấp vật tư nông nghiệp, hiện nay mỗi tỉnh đều có các đơn vị chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật tư nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng…do vậy, đảm bảo các yếu tố đầu vào này cho các hộ nông dân không gặp nhiều khó khăn. Về các công ty, tổ chức, cơ sở hoạt động sản xuất nuôi trồng dược liệu, theo thống kê của Đề án phát triển dược liệu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hiện nay, nhiều địa phương, công ty kinh doanh, các đơn vị nghiên cứu đã trực tiếp đầu tư xây dựng vùng trồng một số loài cây thuốc để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: Tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đầu tư phát triển Sâm ngọc linh; quy hoạch vùng trồng tràm (Melaleuca anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; nghiên cứu xây dựng qui trình trồng cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP-WHO 5 loài cây thuốc Đương qui, Artisô, Ngưu tất, Cúc hoa, Bạch chỉ của Viện dược liệu; xây dựng vùng trồng Bạc hà Nhật bản tại Hưng Yên và Nam Định của Công ty cổ phần dược Mediplantex; xây dựng vùng trồng Kim tiền thảo tại Bắc Giang của Công ty OPC; xây dựng vùng trồng Artisô và Chè dây tại Sa Pa-Lào Cai, trồng Đinh lăng tại Hưng Yên của Công ty Traphaco; xây dựng vùng nguyên liệu Trinh nữ hoàng cung của Công ty Thiên Dược; trồng Lô hội, Diệp hạ châu, Râu mèo ở Phú Yên của Trung tâm phát triển dược liệu Nam Trung Bộ; trồng Bụp giấm, Dừa cạn, Diệp hạ châu ở Bình Thuận, Ninh Thuận... Đối với ngành công nghiệp dược phẩm, có những nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực này, các nghiên cứu đang chủ yếu khai thác tới khía cạnh chính sách phát triển ngành dược phẩm, chủ yếu nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Nhà nghiên cứu Edward (1996) đã chỉ ra những giá trị có được từ quá trình đa dạng sinh học trong quá trình phát triển ngành công nghiệp dược phẩm ở các nước đang phát triển . Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ rõ việc bảo tồn đa dạng sinh học được định nghĩa là một quá trình gồm ba thành phần - tiết kiệm, nghiên cứu và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Nghiên cứu đã tập trung vào những nỗ lực trong một đất nước đang phát triển để nắm bắt được tiềm năng dược phẩm của quốc gia, thông qua việc tìm kiếm, bảo tồn và phát triển các cây, con- là nguồn dược liệu. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Costa Rica về các thông tin liên quan đến nguồn dược liệu. Kết quả cho thấy rằng việc bảo vệ đa dạng sinh học sẽ mang đến lợi ích cho các quốc gia. Nghiên cứu đã chỉ ra một giải pháp mới cho phát triển nguồn dược liệu cho các quốc gia đang phát triển- hướng đi tạo ra giá trị mới. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến phương diện đa dạng hóa các loài, cây- là nguồn nguyên liệu, bảo tồn nguồn nguyên liệu tự nhiên ở các quốc gia, mà nghiên cứu chưa đề cập đến nguồn
  19. 11 nguyên liệu mới- nguyên liệu được trồng mới từ các doanh nghiệp, hộ gia đình. Thực tế cho thấy, nguồn nguyên liệu tự nhiên rất khó có thể bảo tồn và sử dụng lâu dài, việc tìm hướng đi- từ phát triển nguồn nguyên liệu nhờ vào quá trình nuôi trồng – quá trình sử dụng bàn tay con người- “nhân tạo” ra nguồn nguyên liệu cho quá trình phát triển nguồn dược liệu ở mỗi quốc gia là việc làm cần thiết. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Hiếu Tri (2014), đã phần nào hệ thống lại khái quát con đường phát triển cua ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra: Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng 1 loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Tác giả cũng đưa ra nhận định: Hướng về tương lai, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như một trào lưu mới nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ hơn. Tóm lại, xu hướng phát triển chung của ngành dược phẩm là không ngừng tìm kiếm các loại thuốc điều trị các căn bệnh mới và các căn bệnh ác tính hiện hữu. Hiệu quả của thuốc và mức độ thân thiện với con người ngày càng được chú trọng . Trong nhiều năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung vẫn giữ lối sản xuất nhỏ, chưa có bước đột phá công nghiệp hóa nông nghiệp rõ rệt. Đối với riêng hoạt động nuôi trồng dược liệu, theo nhận định của Đề án phát triển dược liệu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, việc nuôi trồng dược liệu, thu hoạch còn manh mún, tự phát theo hướng tự cung tự cấp chưa có công ty chuyên sản xuất kinh doanh dược liệu nên chưa có vùng nguyên liệu với diện tích lớn. Nghiên cứu khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn (giống cây thuốc không chuẩn, thoái hóa, năng suất dược liệu trồng trong nước còn thấp); Tình hình quản lý chất lượng dược liệu còn rất nhiều tồn tại . Việc trồng trọt dược liệu trong nước phát triển tự phát, không có quy hoạch, nhiều cơ sở trồng trọt còn sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không đúng qui định làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu; Ngoài ra, quá trình bảo quản dược liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dược liệu. Vấn đề tồn tại cơ bản đối với các hộ gia đình nuôi trồng dược liệu là: thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đối với các tổ chức, trang trại, công ty nuôi trồng dược liệu thì các rào cản là: Vốn, công nghệ nuôi trồng, thị trường tiêu thụ, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nuôi trồng dược liệu từ phía Nhà nước. Từ năm 1988, Viện dược liệu đã được Ủy ban KHKT Nhà nước (nay là Bộ KH&CN) giao nhiệm vụ là đầu mối thực hiện công tác Bảo tồn nguồn gen và giống cây
  20. 12 thuốc Việt Nam. Công tác bảo tồn, khai thác, và phát triển nguồn cây thuốc đã được nhiều cơ quan trong và ngoài ngành Y tế tham gia thực hiện như: Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Quân Y, Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội... Sau hơn 20 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt được những kết quả nhất định . Một số nghiên cứu xem xét ý nghĩa của việc phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế xã hội, cụ thể: c. Một số nghiên cứu về ý nghĩa của phát triển cây trồng dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Hiếu Trí (2014), về Chuỗi giá trị ngành dược thì nuôi trồng dược liệu trong thuộc nhóm Nhà sản xuất và cụ thể là Cung ứng nguyên vật liệu. Nghiên cứu tác giả cũng chỉ rõ, Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Theo các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế và Cục quản lý dược, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm, lần lượt chiếm 51,4% và 18,3% tổng giá trị nhập khẩu năm 2013. Theo báo cáo của Cục quản lý dược và Bộ Y tế, đến 90% nguồn nguyên liệu đông dược sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc do nguồn cung tại Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không thể trồng tại Việt Nam do khí hậu không phù hợp. 10% nguyên liệu còn lại chủ yếu tập trung vào các loại thảo dược khá phổ biến tại Việt Nam như Artiso, Đinh Lăng, Cam Thảo, Cao Ích Mẫu, Diệp Hạ Châu… Theo Bộ Y tế, trong đề án Quy hoạch phát triển ngành dược liệu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng một số dự báo chiến lược cho ngành dược nói chung và dược liệu nói riêng như sau: Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu) trên 2 tỷ USD vào năm 2013 theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc. Trồng dược liệu là hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích, có giá trị kinh tế cao, hoạt động hiệu quả sẽ mang lại thu nhập lớn hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác. Thống kê của Đề án phát triển dược liệu đến năm 2020 tầm nhìn 2030, tại một số vùng nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng, phục thì nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhận trên 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2