Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động ngoại hối nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 6
download
Mục tiêu cụ thể của luận án nhằm hệ thống lý luận về những đặc điểm đặc thù trong hoạt động XNK và thanh toán quốc tế, những đặc điểm đặc thù trong hoạt động PNRR tỷ giá có ảnh hưởng đến kế toán CLTG hối đoái của các doanh nghiệp XNK. Hệ thống lý luận về kế toán ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái trong hoạt động SXKD và trong hoạt động PNRR tỷ giá của các doanh nghiệp XNK theo quy định của các CMKT của quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động ngoại hối nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN QUANG THÀNH VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN QUANG THÀNH VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRƢƠNG THỊ THỦY 2. TS. THÁI BÁ CÔNG HÀ NỘI - 2017
- i LỜI CAM ĐAM Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Quang Thành
- ii MỤC LỤC Trang Lời cam đam ..................................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................................ ii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. vii Danh mục các bảng ......................................................................................................viii Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU .......... 26 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU .......................................................................................... 26 1.1.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái .......................................................................... 26 1.1.1.1. Tỷ giá hối đoái......................................................................................... 26 1.1.1.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ...................................................................... 30 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu................................................................................... 31 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐẶC THÙ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU .......................................................................................... 32 1.2.1. Những đặc điểm đặc thù trong hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế có ảnh hƣởng đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ...................................................................................................... 32 1.2.1.1. Những đặc điểm đặc thù trong hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu..................... 32 1.2.1.2. Đánh giá ảnh hƣởng của những đặc điểm đặc thù trong hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................................................................ 43
- iii 1.2.2. Những đặc điểm đặc thù trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá có ảnh hƣởng đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu................................................................................... 49 1.2.2.1. Những đặc điểm đặc thù trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.............................................. 49 1.2.2.2. Đánh giá ảnh hƣởng của những đặc điểm đặc thù trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá có ảnh hƣởng đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................... 60 1.3. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THEO CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CỦA QUỐC TẾ...................................................................... 62 1.3.1. Kế toán ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu......................... 63 1.3.2. Kế toán ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu .................. 70 1.3.2.1. Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua ghi nhận tổn thất dự kiến của các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ ......................... 70 1.3.2.2. Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua sử dụng các công cụ tài chính phái sinh .............................................................................. 72 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ......................................................... 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 84 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................................... 85 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ...................... 85 2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay........ 85 2.1.2. Đặc điểm hoạt động có ảnh hƣởng đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái .......................................................................................................... 89 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá ....................................................................................................... 89 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức công tác kế toán ...... 93
- iv 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THEO KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 98 2.2.1. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo khuôn khổ pháp lý Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 98 2.2.2. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo khuôn khổ pháp lý Việt Nam hiện nay.......................................................................... 105 2.2.2.1. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo khuôn khổ pháp lý có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu....................................... 105 2.2.2.2. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo khuôn khổ pháp lý có liên quan đến hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ....................................... 113 2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 115 2.3.1. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.......................................................... 115 2.3.1.1. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 115 2.3.1.2. Thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 132 2.3.2. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ............................................. 139 2.3.2.1. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 139 2.3.2.2. Đánh giá thực trạng kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 144 2.4. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI ............................................................................... 146 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 149
- v Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................................... 150 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ........................................................................... 150 3.1.1. Định hƣớng phát triển các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam ....... 150 3.1.2. Định hƣớng hội nhập quốc tế về các vấn đề có ảnh hƣởng đến kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam ...................................................................................................... 152 3.2. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................................. 153 3.2.1. Phải phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam .................................... 153 3.2.2. Phải phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................................................... 154 3.2.3. Phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán của quốc tế .................... 154 3.2.4. Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp cho ngƣời sử dụng thông tin ......................................................................................... 154 3.2.5. Phải đảm bảo yêu cầu hiệu quả và có tính khả thi cao ................................ 155 3.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................................. 156 3.3.1. Hoàn thiện điều kiện khuôn khổ pháp lý về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái hối đoái ở Việt Nam hiện nay ....................................................... 156 3.3.1.1. Hoàn thiện điều kiện khuôn khổ pháp lý về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ........................................................ 156 3.3.1.2. Hoàn thiện điều kiện khuôn khổ pháp lý về kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái có liên quan đến hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.................................................. 162 3.3.2. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................ 164
- vi 3.3.2.1. Xác định thời điểm ghi nhận ban đầu và tỷ giá sử dụng tại thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế ....... 164 3.3.2.2. Xác định sự chuyển dịch chủ thể trong quan hệ thanh toán quốc tế................................................................................................... 167 3.3.2.3. Ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ ...................... 167 3.3.2.4. Ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ.......................... 169 3.3.3. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................ 171 3.3.3.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua ghi nhận tổn thất dự kiến của các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ ........................................................................... 171 3.3.3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ....................... 172 3.3.4. Hoàn thiện về chứng từ kế toán.................................................................... 193 3.3.5. Hoàn thiện sổ kế toán, Báo cáo kế toán ....................................................... 195 3.3.5.1. Hoàn thiện sổ kế toán ............................................................................ 195 3.3.5.2. Hoàn thiện báo cáo kế toán ................................................................... 196 3.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ......................................................................................................... 201 3.4.1. Đối với Nhà nƣớc ......................................................................................... 201 3.4.1.1. Về phƣơng diện quản lý ........................................................................ 201 3.4.1.2. Về phƣơng diện kế toán ........................................................................ 202 3.4.2. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức và hội nghề nghiệp ................ 203 3.4.3. Đối với doanh nghiệp ................................................................................... 204 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 204 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 205 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACTV : Giá trị thời gian của quyền chọn thực (Actual time value) ALTV : Giá trị thời gian liên quan đến khoản mục đƣợc phòng ngừa (Aligned time value) ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á AUD : Đồng đô la Úc (Australia Dollar) BCĐKT : Bảng Cân đối kế toán BCTC : Báo cáo tài chính BQLNH : Bình quân liên ngân hàng B/L : Vận đơn đƣờng biển (Bills of Lading) CCTC : Công cụ tài chính CCTCPS : Công cụ tài chính phái sinh CĐKT : Chế độ kế toán CFTC : Chi phí tài chính CLTG : Chênh lệch tỷ giá CMKT : Chuẩn mực kế toán DT HĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính EU : Liên minh Châu Âu EUR : Đồng tiền chung Châu Âu Euro (Euro Member Countries) FAS : Chuẩn mực kế toán tài chính (Financial Accounting Standards) do FASB ban hành FASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ (Financial Accounting Standards Board) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GPB : Đồng bảng Anh (United Kingdom Pound) IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard) do IASB ban hành IASB : Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board) IFRS : Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standard) do IASB ban hành JPY : Đồng yên Nhật (Japan Yen) KKPL : Khuôn khổ pháp lý KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT : Lƣu chuyển tiền tệ L/C : Thƣ tín dụng hoặc Tín dụng chứng từ (Letter of Credit) NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc NHTW : Ngân hàng Trung ƣơng NZD : Đồng Đô la New Zealand (New Zealand Dollar) OCI : Thu nhập toàn diện khác (Other comprehensive income) P&L : Báo cáo lãi hoặc lỗ (Profit or loss) hoặc Báo cáo thu nhập (Earnings) PNRR : Phòng ngừa rủi ro SDR : Đơn vị tiền tệ quốc tế (Special Drawing Rights) SXKD : Sản xuất kinh doanh TGTB : Tỷ giá trung bình TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập doanh nghiệp UAE : Tiểu vƣơng quốc Arập thống nhất (United Arab Emirates) US : Hoa Kỳ (United States of America) USD : Đồng đô la Mỹ (United States Dollar) VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam VND : Đồng Việt Nam XNK : Xuất nhập khẩu
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung bảng Trang Bảng: Tổng hợp nguồn thu thập thông tin sơ cấp .....................................................23 Bảng 2.1: Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2013-2016 ................................................86 Bảng 2.2: Thị trƣờng nhập khẩu chủ yếu của một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2013-2016 .......................................87 Bảng 2.3: Tổng hợp thông tin về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, mặt hàng XNK chủ yếu của các doanh nghiệp khảo sát .........................................88 Bảng 2.4: Tổng hợp thông tin về loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp khảo sát ..................................................89 Bảng 2.5: Tổng hợp thông tin về sử dụng điều kiện giao hàng trong phƣơng thức vận tải đƣờng biển của các doanh nghiệp khảo sát .........................91 Bảng 2.6: Tổng hợp thông tin về sử dụng phƣơng thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp khảo sát ................................................................92 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vinafood II trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 ................................................................................126 Bảng 2.8: Hoạt động nhập khẩu của Tiendat Stainless Steel năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................126
- ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh theo kiểu Công ty XNK ........................ 95 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh theo kiểu Tổng Công ty XNK .............. 96 Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức công tác kế toán kết hợp vừa tập trung vừa phân tán ........... 97 Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung ....................................................... 98
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp XNK nói riêng ở Việt Nam cũng đã, đang và sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trƣờng quốc tế nhằm tìm kiếm, mở rộng, phát triển thị phần bên ngoài lãnh thổ Việt Nam; tìm kiếm các yếu tố đầu vào có chất lƣợng phục vụ nhu cầu SXKD. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam thƣờng tiến hành các hoạt động của mình theo hai cách thức: trực tiếp sản xuất, XNK hàng hóa và dịch vụ; đầu tƣ, góp vốn vào các doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc có cùng ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh với doanh nghiệp. Quá trình thực hiện các hoạt động này cũng tạo ra nhiều thách thức mà kế toán viên nói chung và kế toán viên chịu trách nhiệm về kế toán CLTG nói riêng của các doanh nghiệp XNK phải xử lý. Cụ thể: - Sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong khâu tổ chức mua bán hàng hoá và thanh toán quốc tế, sự đa dạng trong lựa chọn phƣơng thức vận tải, điều kiện giao hàng và phƣơng thức thanh toán trong hoạt động XNK trực tiếp đã tạo ra nhiều thách thức nhƣ: xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là trách nhiệm trả tiền của ngƣời mua (ngƣời nhập khẩu) khi ngƣời bán (ngƣời xuất khẩu) đã hoàn tất việc chuyển giao rủi ro về mất mát hoặc hƣ hỏng của hàng hóa cho ngƣời mua (ngƣời nhập khẩu); xây dựng quy trình thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức lƣu trữ và luân chuyển chứng từ,... - Sự suy thoái chung của nền kinh tế khu vực và thế giới đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các công ty nhận vốn đầu tƣ của doanh nghiệp dẫn đến thách thức trong việc đánh giá thƣờng xuyên, liên tục khả năng bảo toàn và phát triển vốn, khả năng suy giảm trong vốn chủ sở hữu của các công ty nhận vốn đầu tƣ này. Qua đó, ghi nhận kịp thời các tổn thất về vốn đầu tƣ vào BCTC của doanh nghiệp. - Khi các hoạt động này đƣợc triển khai tất yếu sẽ làm phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Các giao dịch này chịu tác động trực tiếp từ sự biến động của tỷ giá. Từ đó, dẫn đến thách thức trong việc đánh giá và đo lƣờng tác động của tỷ giá đến tình hình tài chính và KQHĐKD, nhu cầu sử dụng các công cụ PNRR tỷ giá và kế toán các công cụ này của các doanh nghiệp XNK. Liên quan đến kế toán CLTG, Bộ Tài chính đã soạn thảo, ban hành hệ thống KKPL về vấn đề này tƣơng đối hoàn chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt
- 2 động của các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, hệ thống KKPL này vẫn chƣa thực sự đầy đủ, vẫn còn những tồn tại chƣa đƣợc tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành lại cho phù hợp với các quy định về kế toán của quốc tế và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. Trong hoạt động nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về thực trạng KKPL của Việt Nam về kế toán CLTG và thực trạng kế toán CLTG của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. Một số phần hoặc nhiều phần trong nội dung này cũng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích, trình bày trong các đề tài luận án tiến sĩ và các bài nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong các nghiên cứu này chƣa đƣợc phân tích một cách toàn diện, chƣa đƣợc xử lý thấu đáo, chƣa đƣợc cập nhật theo các quy định mới của quốc tế về kế toán CLTG. Với mục đích hệ thống hóa lý luận, làm rõ bản chất, cơ sở khoa học của các vấn đề liên quan đến kế toán CLTG trong hoạt động SXKD và trong hoạt động PNRR tỷ giá, qua đó làm sáng tỏ thực trạng KKPL của Việt Nam về kế toán CLTG và thực trạng kế toán CLTG của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động ngoại hối nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày trong các luận án tiến sĩ Tác giả Nguyễn Văn Tỉnh (năm 1992) đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức hạch toán kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá trong điều kiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa”[33]. Luận án ra đời trong bối cảnh Thông tƣ số 40-TC/CĐKT ngày 12/07/1991 về “Hƣớng dẫn kế toán các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ”[66] có hiệu lực áp dụng. Tuy nhiên, đến nay các văn bản hƣớng dẫn về hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ (bao gồm: sử dụng tỷ giá, ghi nhận các khoản lãi hoặc lỗ CLTG phát sinh trong kỳ, ghi nhận các khoản lãi hoặc lỗ CLTG do đánh giá lại số dƣ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ,…) do Nhà nƣớc ban hành đã có sự thay đổi vƣợt bậc so với quy định này. Do đó, cần cập nhật, đánh giá lại thực trạng KKPL của Việt Nam về kế toán CLTG và thực trạng kế toán CLTG của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam để đƣa ra các khuyến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn. Mặt khác, tác giả luận án cũng chƣa đề cập đến nội dung về xác định
- 3 thời điểm hoàn tất việc chuyển giao rủi ro về mất mát hoặc hƣ hỏng của hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế để làm cơ sở xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của khoản doanh thu và nợ phải thu bằng ngoại tệ của ngƣời xuất khẩu, giá trị hàng nhập khẩu và nợ phải trả bằng ngoại tệ của ngƣời nhập khẩu. Tác giả Đoàn Vân Anh (năm 2005) đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”[1]. Trong công trình này và xét trên phƣơng diện kế toán CLTG trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp XNK: - Tác giả đã có những đóng góp thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn sau: + Trong phần lý luận cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Luận án đã trình bày một cách khái quát và hệ thống hóa những đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó, góp phần xây dựng nền tảng lý luận nghiên cứu về những đặc điểm đặc thù trong hoạt động XNK và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp XNK. Luận án đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu và kế toán doanh thu theo CMKT quốc tế và CMKT của một số nƣớc trên thế giới làm cơ sở lý luận cho các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng theo quy định của Việt Nam và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK. + Luận án đã trình bày và đánh giá thực trạng, đƣa ra khuyến nghị về thời điểm ghi nhận doanh thu trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Theo đó, thời điểm ghi nhận này đƣợc xác định tùy thuộc vào từng điều kiện cơ sở giao hàng đƣợc quy định trong các điều kiện thƣơng mại quốc tế (International commercial terms - Incoterms) [1,127-128]. + Luận án đã đƣa ra những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. + Luận án đã đề xuất phƣơng pháp kế toán doanh thu bán hàng xuất khẩu trong trƣờng hợp hợp đồng mua bán ngoại thƣơng có quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. - Một số khiếm khuyết của đề tài: + Trong phần lý luận về những đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Tác giả giành thời lƣợng chƣa nhiều cho việc trình
- 4 bày và phân tích các đặc điểm đặc thù trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, chƣa trình bày và phân tích sâu các quy định của quốc tế liên quan đến hoạt động XNK và thanh toán quốc tế để làm sáng tỏ yếu tố chuyển giao rủi ro về mất mát hoặc hƣ hỏng của hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Vì vậy, phần trình bày và đánh giá thực trạng, phần khuyến nghị của tác giả về xác định thời điểm ghi nhận doanh thu trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo. + Phần trình bày và đánh giá thực trạng trong khâu tạo lập, luân chuyển và lƣu trữ chứng từ doanh thu xuất khẩu còn chƣa sâu sắc. + Tác giả chƣa có đánh giá và khuyến nghị về việc sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu cho mục đích kế toán và cho mục đích tính thuế của các doanh nghiệp XNK. Tác giả Trần Thị Thùy Trang (năm 2016) đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội”[34]. Trong công trình này và xét trên phƣơng diện kế toán CLTG trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp XNK: - Tác giả đã có những đóng góp thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn sau: + Trong phần lý luận về kế toán XNK hàng hóa: Tác giả đã trình bày và phân tích khá chi tiết những đặc điểm kinh doanh XNK hàng hóa có ảnh hƣởng tới kế toán XNK, bao gồm: đặc điểm về hàng hóa và lƣu chuyển hàng hóa, đặc điểm về điều kiện giao hàng và thanh toán, đặc điểm về rủi ro trong kinh doanh XNK. Từ đó, tác giả đã đƣa ra nhiều kết luận quan trọng, trong đó có các kết luận liên quan đến thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch XNK hàng hóa nhƣ sau: (1) Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu chỉ chắc chắn đƣợc thực hiện khi dấu hiệu giao hàng đã hoàn tất và kế toán bên mua đã sở hữu bộ tài liệu, chứng từ hàng hóa đầy đủ, hợp lý, hợp lệ [34,31]. (2) Doanh thu hàng hóa xuất khẩu chỉ đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: (i) Doanh nghiệp đã hoàn tất công việc xuất khẩu hàng theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thƣơng; (ii) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn và xác định đƣợc lợi ích kinh tế thu đƣợc, các chi phí bỏ ra liên quan tới doanh thu xuất khẩu [34,36-37]. Tác giả đã trình bày một cách khái quát lý luận về kế toán XNK hàng hóa theo quy định của CMKT quốc tế và CMKT của một số quốc gia trên thế giới và đƣa ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- 5 + Trong phần thực trạng về kế toán XNK hàng hóa, tác giả đã trình bày thực trạng KKPL về kế toán XNK qua các thời kỳ, trình bày đặc điểm kinh doanh XNK và thực trạng kế toán XNK của các doanh nghiệp XNK Hà Nội thông qua khảo sát về điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán,….Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ những ƣu điểm, những hạn chế tồn tại, phân tích nguyên nhân dẫn đến tồn tại về kế toán XNK hàng hóa, trong đó có các nội dung liên quan đến kế toán CLTG nhƣ: tồn tại về xác định thời điểm ghi nhận ban đầu đối với giao dịch XNK, sử dụng tỷ giá trong ghi nhận và thanh toán hàng hóa XNK. + Trong phần giải pháp hoàn thiện về kế toán XNK hàng hóa: Tác giả đã đƣa ra những yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán XNK hàng hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán XNK hàng hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có các nội dung liên quan đến kế toán CLTG nhƣ: xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch XNK hàng hóa; phƣơng pháp kế toán hàng hóa và thanh toán trong nhập khẩu trực tiếp theo từng phƣơng thức thanh toán, kế toán đo lƣờng doanh thu xuất khẩu theo từng phƣơng thức thanh toán. - Một số khiếm khuyết của đề tài: + Trong phần lý luận về những đặc điểm kinh doanh XNK hàng hóa có ảnh hƣởng tới kế toán XNK: Tác giả chƣa trình trình bày, phân tích một cách toàn diện các quy định của quốc tế liên quan đến nội dung này, nhƣ: Công ƣớc của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế [142]; Công ƣớc của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển [141]; Công ƣớc Quốc tế về đơn giản hoá và hài hòa Thủ tục Hải quan [136]; Các tập quán của quốc tế quy định về phƣơng thức thanh toán Nhờ Thu, phƣơng thức thanh toán L/C [28,73-91,103-105], [29,303-306],... Do đó: (1) Khi phân tích chức năng xác lập quyền sở hữu của ngƣời nhận hàng (consignee) đối với hàng hóa đƣợc miêu tả trong vận đơn, tác giả chƣa chỉ rõ chỉ có vận đơn đƣờng biển mới có chức năng này [28,318-331],[141] và giới hạn lại trong phạm vi nghiên cứu của luận án. (2) Yếu tố chuyển giao rủi ro về mất mát hoặc hƣ hỏng của hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua chƣa đƣợc phân tích thấu đáo nhất. Do đó, các khuyến nghị của tác giả về các điều kiện cần thỏa mãn khi xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch XNK hàng hóa có thể chƣa thấu đáo nhất.
- 6 (3) Khi trình bày và phân tích các phƣơng thức thanh toán quốc tế có ảnh hƣởng đến kế toán XNK (phần lý luận và thực trạng), tác giả chƣa phân tích sự chuyển dịch về chủ thể thanh toán trong quan hệ thanh toán quốc tế dẫn đến thay đổi về đối tƣợng nợ theo dõi trên sổ kế toán (đặc biệt là trong phƣơng thức thanh toán L/C), chƣa trình bày cách thức xử lý chung về tỷ giá sử dụng đối với các nghiệp vụ ghi giảm nợ phải thu, ghi giảm nợ phải trả,... + Trong phần thực trạng và giải pháp hoàn thiện về kế toán XNK hàng hóa: Khi phân tích quy trình đối với nghiệp vụ XNK hàng hóa, tác giả chƣa trình bày và phân tích quy trình thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của quốc tế và quy định của Việt Nam. Khiếm khuyết này cùng với những khiếm khuyết trình bày trong phần lý luận đã dẫn đến nhiều nội dung trong phần thực trạng và giải pháp của luận án chƣa đƣợc làm nổi bật và sáng tỏ nhƣ: xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch XNK hàng hóa, tỷ giá sử dụng trong giao dịch XNK, chứng từ kế toán trong khâu tạo lập, luân chuyển và lƣu trữ chứng từ,... Tác giả chƣa trình bày, phân tích những bất cập về việc sử dụng tỷ giá đối với các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ xét trên các phƣơng diện: quy định của CMKT, quy định của CĐKT, quy định của các văn bản tài chính (thuế,...) để làm phong phú thêm thực trạng và đƣa ra giải pháp toàn diện hơn cho các doanh nghiệp XNK. Tác giả chƣa đề cập, phân tích tác động của yếu tố tỷ giá đến tổn thất của khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ là hàng tồn kho cho mục đích xuất khẩu (ngoại trừ nghiệp vụ PNRR ngoại tệ đối với hợp đồng có rủi ro lớn), đánh giá ảnh hƣởng của vấn đề này đến kế toán CLTG trong hoạt động PNRR tỷ giá của các doanh nghiệp XNK. Các nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày trong các bài nghiên cứu khoa học Liên quan đến kế toán CLTG hối đoái trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp XNK, ngoài các các công trình nghiên cứu của các tác giả đƣợc trình bày ở trên còn có các bài nghiên cứu khoa học của các tác giả liên quan đến nội dung này. Cụ thể: - Bài nghiên cứu khoa học về xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế: Bài nghiên cứu “Kế toán nghiệp vụ XNK trực tiếp theo các điều kiện trực tiếp của Incoterms 2010”[40] của Tác giả Nguyễn Thị Lê Thanh. - Các bài nghiên cứu khoa học về ghi nhận CLTG phát sinh sau thời điểm ghi nhận ban đầu: Bài nghiên cứu “Về kế toán chênh lệch tỷ giá”[40] của tác giả Lê Thị Hồng Phƣơng, bài nghiên cứu “Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tiền gửi tiết kiệm của các doanh nghiệp”[38] của tác giả Trần Văn Hợi và tác giả Nguyễn Anh Tuấn.
- 7 - Các bài nghiên cứu khoa học về xử lý và hạch toán nghiệp vụ đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ: Bài nghiên cứu “Kế toán thuế đối với khoản chênh lệch tỷ giá”[40] của tác giả La Xuân Đào và tác giả Phạm Quốc Thuần, bài nghiên cứu “Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tƣ số 201/TT-BTC ngày 15/10/2009: Sự hài hòa giữa thuế và kế toán”[40] của tác giả Bùi Công Khánh, bài nghiên cứu “Một số vƣớng mắc về nội dung Thông tƣ hƣớng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp”[40] của tác giả Võ Văn Nhị và tác giả Nguyễn Anh Hiền, bài nghiên cứu “Kế toán và thuế đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái”[40] của tác giả Hoàng Cẩm Trang, bài nghiên cứu “Bàn về chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực VAS 10 và Thông tƣ 201/2009/TT- BTC”[38] của tác giả Trần Hải Long, bài nghiên cứu “Xử lý chênh lệch tỷ giá giữa thuế và kế toán”[40] của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, bài nghiên cứu “Áp dụng VAS 10 hay Thông tƣ 201/2009/TT-BTC trong hạch toán chênh lệch tỷ giá”[40] của tác giả Lê Thanh Phƣơng, bài nghiên cứu “Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định hiện hành và việc hạch toán kế toán”[40] của tác giả Đặng Lan Anh, bài nghiên cứu “Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 và Thông tƣ 179”[40] của tác giả Trần Mạnh Tƣờng, bài nghiên cứu “Kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp”[38] của tác giả Bùi Thị Thu Hƣơng,… Các bài nghiên cứu của các tác giả tập trung vào các vấn đề chính sau: + Nêu những hạn chế quy định trong Thông tƣ số 201/2009/TT-BTC; + Xử lý CLTG hối doái theo VAS 10 và Thông tƣ số 179/2012/TT-BTC; + Phân tích thời điểm ghi nhận doanh thu và trị giá hàng mua trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế khi doanh nghiệp áp dụng các điều khoản của Incoterms 2010; + Phân tích các trƣờng hợp phát sinh CLTG và phân loại CLTG; + Phân tích và đƣa ra các khuyến nghị về sự chƣa phù hợp khi ghi nhận CLTG vào Báo cáo KQHĐKD trong kỳ đối với nghiệp vụ chuyển tiền từ TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ sang TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ; + Sự khác biệt lớn khi xử lý lãi hoặc lỗ CLTG do đánh giá lại số dƣ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ theo quy định của CMKT, CĐKT doanh nghiệp Việt Nam và Thông tƣ số 201/2009/TT-BTC; + Sự khác biệt khi xử lý lãi hoặc lỗ CLTG theo quan điểm của kế toán và theo quan điểm của thuế khi tính thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp.
- 8 Ngoài những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, các bài nghiên cứu của các tác giả còn một số khiếm khuyết sau: + Các bài nghiên cứu của các tác giả tập trung nhiều vào việc trình bày, phân tích, đánh giá những bất cập trong KKPL về kế toán CLTG của Việt Nam và chƣa giành thời lƣợng nhiều cho việc trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán CLTG trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. + KKPL về kế toán CLTG: Hiện chƣa có bài nghiên cứu khoa học đề cập và phân tích một cách toàn diện, sâu sắc những điểm chƣa phù hợp giữa KKPL của Việt Nam về kế toán CLTG so với các quy định tƣơng ứng của quốc tế và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. Nhiều nội dung quan trọng về kế toán CLTG chƣa đƣợc đề cập trong các bài nghiên cứu nhƣ: (1) Phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng tỷ giá sử dụng đối với các nghiệp vụ ghi giảm tiền, ghi giảm nợ phải thu, ghi giảm nợ phải trả có gốc ngoại tệ, (2) Nghiệp vụ đánh giá CLTG của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đƣợc PNRR bằng các CCTCPS, (3) Nghiệp vụ đánh giá CLTG đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ nhƣng thuộc diện nợ xấu của doanh nghiệp, (4) Sự khác biệt giữa thời điểm ghi nhận doanh thu trong kế toán và thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với giao dịch bán hàng hóa quốc tế, (5) Phân tích sự bất cập giữa quy định của kế toán và quy định của thuế TNDN liên quan đến xử lý các khoản lãi hoặc lỗ CLTG do đánh giá lại số dƣ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC, (6) Phân phối lợi nhuận hay không phân phối lợi nhuận đối với các khoản lãi hoặc lỗ CLTG do đánh giá lại số dƣ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC,… + Về kế toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp XNK ở Việt Nam: (1) Về xác định thời điểm ghi nhận ban đầu của giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế: Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lê Thanh tồn tại các khiếm khuyết tƣơng tự với các khiếm khuyết đƣợc đề cập trong các đề tài luận án tiến sĩ ở trên. (2) Các tác giả chƣa đề cập và chƣa phân tích sự chuyển dịch về chủ thể thanh toán trong quan hệ thanh toán quốc tế có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế để ghi nhận sự thay đổi về đối tƣợng nợ theo dõi trên sổ kế toán. (3) Về hạch toán thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ nghiệp vụ đánh giá lại số dƣ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC: Các bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, tác giả La Xuân Đào và tác giả
- 9 Phạm Quốc Thuần, tác giả Bùi Thị Thu Hƣơng đã đề cập đến nội dung này. Tuy nhiên, các tác giả chƣa phân tích rõ bản chất của các khoản lãi hoặc lỗ CLTG do đánh giá lại số dƣ của các khoản mục này chỉ là các khoản lãi hoặc lỗ CLTG phát sinh trong một phân đoạn của toàn bộ quá trình thanh toán của các khoản mục này. Vì vậy, trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa quy định của thuế TNDN và quy định của kế toán đối với các khoản lãi hoặc lỗ CLTG này thì sự khác biệt này chỉ mang tính chất tạm thời. Sự khác biệt tạm thời này (nếu có) sẽ làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN hoặc chênh lệch tạm thời đƣợc khấu trừ. Thực trạng nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc liên quan đến kế toán CLTG hối đoái trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp XNK Liên quan đến kế toán CLTG hối đoái, kể từ khi ban hành CMKT Việt Nam số 10 - Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và Thông tƣ số 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính về Hƣớng dẫn thực hiện 06 CMKT ban hành theo Quyết định số 105/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản khác nhau để sửa đổi, bổ sung các quy định của các văn bản này cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK. Đến thời điểm hiện tại, các văn bản kể trên và các văn bản sau vẫn còn hiệu lực áp dụng một phần hoặc toàn bộ: Thông tƣ số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 quy định về việc ghi nhận, đánh giá, xử lý kế toán CLTG hối đoái trong doanh nghiệp, Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn CĐKT doanh nghiệp, Thông tƣ số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều quy định trong các văn bản kể trên vẫn còn những tồn tại chƣa đƣợc tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành lại cho phù hợp với các quy định của quốc tế và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. Xu thế hội nhập quốc tế về kế toán nói chung và kế toán CLTG hối đoái nói riêng Qua khảo sát của Ủy ban CMKT quốc tế (IASB), 116/140 quốc gia đƣợc khảo sát đã yêu cầu các công ty niêm yết áp dụng IFRS. Hầu hết các nƣớc còn lại đã cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới nhƣ G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu [92].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn