intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế: Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

104
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp và một số yếu tố liên quan có tác động đến cơ hội khởi nghiệp bao gồm thể chế, giáo dục, văn hóa, hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế: Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN NGỌC THỨC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN NGỌC THỨC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN KIM CHIẾN HÀ NỘI – 2020
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài tiểu luận tổng quan này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Thức
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo khoa Khoa học Quản lý, giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phan Kim Chiến đã nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo, định hướng cho NCS hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện đào tạo Sau đại học – ĐH Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho NCS hoàn thành luận án. Xin cảm ơn Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện cho NCS tham gia học tập, nâng cao trình độ tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, các nhà nghiên cứu chính sách tại ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình tạo điều kiện, hợp tác giúp đỡ, tích cực phản biện giúp NCS hoàn thành luận án. Cảm ơn, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Thức
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP....................................... 9 1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài............................................................... 9 1.1.1 Thể chế........................................................................................................... 10 1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội....................................................................... 11 1.1.3 Giáo dục và đào tạo ....................................................................................... 11 1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp ................................................................... 12 1.1.5 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 13 1.1.6 Cơ hội khởi nghiệp ........................................................................................ 13 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước............................................................. 14 1.3 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................. 18 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP ............................................ 22 2.1 Khái niệm khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp ................................................ 22 2.1.1 Khái niệm khởi nghiệp .................................................................................. 22 2.1.2 Cơ hội khởi nghiệp ........................................................................................ 25 2.2 Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.......................................................................... 26 2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ...................................... 26 2.2.2 Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ......................................... 29 2.2.3 Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp .......................................... 31 2.2.4 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ khởi nghiệp .................................................... 31 2.2.5 Nội dung của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ................................................. 32 2.3 Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp ........... 35 2.3.1 Thể chế........................................................................................................... 35 2.3.2 Nền tảng văn hóa xã hội ................................................................................ 37
  6. iv 2.3.3 Giáo dục khởi nghiệp ..................................................................................... 39 2.3.4 Hỗ trợ tài chính .............................................................................................. 41 2.3.5 Hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng .................................................................................. 42 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ............................. 43 2.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách ................................................... 43 2.4.2 Nhóm các yếu tố thuộc chủ thể chính sách ................................................... 44 2.4.3 Nhóm các yếu tố thuộc đối tượng chính sách................................................ 45 2.5 Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: ................................ 46 2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức thực thi chính sách ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới ............................................................................................... 46 2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 50 TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 53 3.1 Mô hình nghiên cứu và thang đo ...................................................................... 53 3.1.1 Lý thuyết nền tảng ......................................................................................... 53 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 56 3.1.3 Thang đo đề xuất ........................................................................................... 58 3.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 62 3.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 64 3.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 69 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 72 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................................................. 73 4.1 Thực trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam .................................. 73 4.1.1 Thể chế........................................................................................................... 73 4.1.2 Nền tảng văn hóa ........................................................................................... 86 4.1.3 Giáo dục ......................................................................................................... 87 4.1.4 Hỗ trợ tài chính .............................................................................................. 89 4.1.5 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 90 4.2 Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam .............................................................. 92 4.2.1 Đăng ký doanh nghiệp mới tại Việt Nam ...................................................... 92 4.2.2 Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam ................................................. 93 4.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................. 94 4.2.4 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ............... 96 4.3 Một số khó khăn, tồn tại làm giảm cơ hội khởi nghiệp .................................. 96 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 100
  7. v CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP ................................................................................ 101 5.1 Thống kê mô tả mẫu ........................................................................................ 101 5.1.1 Phân tích giá trị mean của biến thể chế I ..................................................... 103 5.1.2 Phân tích giá trị mean của biến “Thể chế II” ............................................... 104 5.1.3 Phân tích giá trị mean của biến “Văn hóa” .................................................. 104 5.1.4 Phân tích giá trị mean của biên “Giáo dục I” .............................................. 105 5.1.5 Phân tích giá trị mean cho biến “Giáo dục II” ............................................. 105 5.1.6 Phân tích giá trị mean của biến “hỗ trợ tài chính” ....................................... 106 5.1.7 Phân tích giá trị mean của biến “ cơ sở hạ tầng” ........................................ 106 5.1.8 Phân tích giá trị mean của biến “cơ hội khởi nghiệp” ................................. 107 5.2 Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................ 107 5.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................... 113 5.4 Phân tích tương quan....................................................................................... 114 5.5 Kiểm định các giả thuyết ................................................................................. 116 5.6 Phân tích hồi quy .............................................................................................. 120 TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 122 CHƯƠNG 6: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................................................................................ 123 6.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 123 6.2 Một số gợi ý chính sách.................................................................................... 124 6.2.1 Hoàn thiện thể chế ....................................................................................... 126 6.2.2 Về văn hóa xã hội ........................................................................................ 128 6.2.3 Quan tâm, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục khởi nghiệp.................................................................................................................... 129 6.2.4 Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài chính ..................................................... 130 6.2.5 Về cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp ............................................................... 131 6.3 Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý ...................................................... 132 6.4 Một số kiến nghị, giải pháp cần đặc biệt quan tâm rút ra từ nghiên cứu định lượng ........................................................................................................................ 134 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 139 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 152
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CH : Cơ hội CSVC : Cơ sở vật chất DN KNST : Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ĐTMH : Đầu tư mạo hiểm GD : Giáo dục KH&CN : Khoa học và công nghệ KN : Khởi nghiệp KNST : Khởi nghiệp sáng tạo OECD : Organization for Economic Cooperation and Development PTC : Phi tài chính SEM : The global entrepreneurship monitor TC : Tài chính TC : Thể chế UNCTAD : United Nation Conference on Trade and Development VH : Văn hóa
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu từ nghiên cứu tổng quan ...............................................................................................................................18 Bảng 3.1 Thang đo đề xuất từ nghiên cứu tổng quan ....................................................58 Bảng 3.2 Thang đo chính thức của luận án ...................................................................66 Bảng 4.1 Hệ thống chính sách của chính quyền trung ương hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam ...............................................................................................................................76 Bảng 4.2 Hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp tỉnh ở Việt Nam ......................77 Bảng 4.3 Một số chính sách hỗ trợ đối tượng đặc thù do chính quyền cấp tỉnh ban hành ... 82 Bảng 4.4: Tổng số lượng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ........................................85 Bảng 4.5: Số liệu đăng ký doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2019 ...................................93 Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2017.......... 95 Bảng 5.1 Thống kê mẫu theo giới tính ........................................................................101 Bảng 5.2 Thống kê mẫu theo năm học ........................................................................101 Bảng 5.3 Thống kê mẫu theo ngành học .....................................................................102 Bảng 5.4 Thống kê mẫu theo nghề bố hoặc mẹ ..........................................................102 Bảng 5.5 Giá trị mean của biến độc lập “thể chế I” ....................................................103 Bảng 5.6 Giá trị mean của biến thể chế II ...................................................................104 Bảng 5.7 Giá trị mean của biến “văn hóa” ..................................................................104 Bảng 5.8 Giá trị mean của biến “giáo dục I” ...............................................................105 Bảng 5.9 Giá trị mean của biến “giáo dục II” .............................................................105 Bảng 5.10 Giá trị mean của biến “hỗ trợ tài chính” ...................................................106 Bảng 5.11 Giá trị mean của biến “cơ sở hạ tầng” .......................................................106 Bảng 5.12 Giá trị mean của biến phụ thuộc “cơ hội khởi nghiệp” .............................107 Bảng 5.13 Kết quả kiểm định Cronback Alpha...........................................................107 Bảng 5.14 Kết quả Cronback Alpha sau khi loại các quan sát không phù hợp ..........110 Bảng 5.15 KMO ..........................................................................................................113 Bảng 5.16 Ma trận nhân tố xoay .................................................................................113 Bảng 5.17 Phân tích tương quan .................................................................................115 Bảng 5.18 Kiểm định T- test của biến “Thể chế I” .....................................................117
  10. viii Bảng 5.19 Kiểm định T- test của biến “Thể chế II” ....................................................118 Bảng 5.20 Kiểm định T- test của biến “Văn hóa” .......................................................118 Bảng 5.21 Kiểm định T- test của biến “Giáo dục I” ...................................................119 Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Giáo dục II” ..................................................119 Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Hỗ trợ tài chính” ...........................................119 Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Cơ sở hạ tầng” ..............................................120 Bảng 5.23 Các kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................121
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cây mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ..................................................29 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................57 Hình 4.1 Các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp có văn phòng đại diện tại Việt Nam ..........89 Hình 4.2 Các quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam ......................................................90
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo ngành năm 2018 ...............................................................................................................................94 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2018 ...........................................................................................................94
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Khởi nghiệp kinh doanh tạo cơ hội cho các cá nhân khởi nghiệp phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí tự lập nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nội lực còn yếu, việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là hướng đi không thể thiếu. Các quốc gia phát triển trên thế giới coi khởi nghiệp là cách thức thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, duy trì sức khỏe cho nền kinh tế. Bên cạnh những doanh nghiệp truyền thống, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang ngày một chứng tỏ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Thực tế diễn ra tại nhiều nước phát triển trên thế giới cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có đóng góp to lớn do đặc trưng là sử dụng hạ tầng công nghệ cao, khai thác chất xám, thúc đẩy tinh thần ham làm giàu, vươn mình phát triển của giới trẻ. Ngoài ra việc phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao và phát triển khoa học công nghệ quốc gia. Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu, tìm hiểu. Thực tế thì nó đã ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội ở nước ta, do vậy việc phát triển khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là bước phát triển tất yếu vì sự phát triển này dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Việc xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng hiện nay được Chính phủ cũng như các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm, có thể nói, hiện nay toàn hệ thống công quyền đang tích cực hỗ trợ, quan tâm và chăm sóc các doanh nghiệp khởi nghiệp, coi đây là nguồn tài nguyên quý của quốc gia. Các chính sách này đang dần đi vào thực thi và cũng từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ trong mấy năm qua. Tuy nhiên nếu đánh giá về những chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp trong điều kiện hiện nay, cần có cái nhìn bao quát, tổng thể, tức là phải xem xét tất cả các chính sách có tác động đến mọi đối tượng khởi nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, NCS cho rằng việc nghiên cứu xây dựng khung chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp là rất cần thiết.
  14. 2 Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp, đang đóng góp khoảng 42% GDP, 31% tổng số thu ngân sách, 38% tổng số thu toàn xã hội. Do tầm quan trọng của các DNNVV, hiện nay các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đều đặt khu vực doanh nghiệp này ở vị trí trung tâm. Bởi vậy các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay đều có rất nhiều chính sách thực hiện chung chung với khu vực doanh nghiệp này, hay nói cách khác định hướng chính sách về doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được đề cập nhiều bằng văn bản luật cũng như các cơ chế, chính sách. Như vậy, nhu cầu xây dựng khung pháp lý rõ ràng, riêng biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là rất bức thiết hiện nay. Các doanh nghiệp khởi nghiệp phần lớn còn yếu nhiều về các yếu tố như: thị trường, vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền, nguồn vốn…Do vậy, khung pháp lý liên quan đến vấn đề này là cơ sở quan trọng để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp đứng vững. Một khung pháp lý phù hợp cùng với những chính sách kịp thời sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bứt phá, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Như vậy nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung lý thuyết về khởi nghiệp giúp các nhà hoạch định chính sách có được dữ liệu cần thiết để đưa ra những chính sách phù hợp với đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp, sẽ giúp các nghiên cứu sau phân tích sự phù hợp, mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố đến sự khởi nghiệp, từ đó có những gợi ý chính sách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay. Thực tế các nghiên cứu về khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp còn rất chung chung. Một số quan niệm còn nhầm lẫn giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và DNNVV. Thực tế như đã nói ở trên, các chính sách hỗ trợ hiện nay cũng đánh đồng hai đối tượng này vì chưa thực sự phân định rõ ràng từ nghiên cứu đến chính sách thực hiện trong thực tế. Riêng đối với nghiên cứu về lý thuyết khởi nghiệp, có rất nhiều các nghiên cứu về nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp, sự sẵn sàng khởi nghiệp, những nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện bức tranh về khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cũng rất đa dạng, tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu này ở Việt Nam có khung nghiên cứu chung là thống kê, mô tả đánh giá thực trạng các chính sách này ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp dựa trên suy luận định tính, hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề này, hiện hầu như có rất ít nghiên cứu quan tâm xây dựng khung chính sách cụ thể tác động đến cơ hội khởi nghiệp. NCS
  15. 3 nhận định đây là hướng nghiên cứu rất quan trọng vì các chính sách hỗ trợ cần được xây dựng trên một khung lý thuyết khoa học, được xây dựng từ những nghiên cứu điển hình trên thế giới và kiểm định định lượng tại Việt Nam, do vậy NCS chọn đề tài: “Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu (1) Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam. (2) Xác định các chính sách hỗ trợ và xây dựng khung lý thuyết, đề xuất và kiểm định mô hình tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để tăng cơ hội khởi nghiệp. 3. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp? Tầm quan trọng của các yếu tố đó? (2) Cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì để tăng cơ hội khởi nghiệp? (3) Các cá nhân khởi nghiệp cần làm gì để đón nhận những cơ hội khởi nghiệp? Câu hỏi quản lý: (1) Làm thế nào để nâng cao số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp? (2) Làm thế nào để duy trì và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp? 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp và một số yếu tố liên quan có tác động đến cơ hội khởi nghiệp, bao gồm thể chế, giáo dục, văn hóa, hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng. - Nội dung: NCS nghiên cứu tác động của các yếu tố về chính sách đến cơ hội khởi nghiệp - Không gian: NCS tập trung nghiên cứu các cá nhân khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội vì đây là các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của cả nước. Như vậy NCS cho rằng không gian nghiên cứu đã đảm bảo tính khái quát, đại diện cho nghiên cứu về khởi nghiệp tại Việt Nam. NCS chọn đối tượng điều tra là sinh viên 2 năm cuối tại các trường đại học vì cho rằng đây là đối tượng có nhận
  16. 4 thức xã hội cao, kiến thức tốt, nền tảng văn hóa tốt,…đủ khả năng để đón nhận các cơ hội khởi nghiệp đến với mình. - Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016-2020, sơ cấp được thực hiện từ tháng 12/2018-10/2019. 5. Quy trình nghiên cứu: Bước 1: Nghiên cứu tổng quan các công trình trên thế giới và tại Việt Nam, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khởi nghiệp, nghiên cứu các chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp. Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết – Mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm: câu hỏi nghiên cứu; xác các biến độc lập và biến phụ thuộc; xác định thang đo cho các biến và xây dựng giả thuyết về mối tương quan trong mô hình hồi quy. Bước 3: Thiết kế nội dung phỏng vấn sâu các chuyên gia quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, cá nhân có doanh nghiệp khởi nghiệp. Bước 4: Thiết kế bảng hỏi định lượng dựa trên kết quả của bước 3 Bước 5: Điều tra trên diện rộng bằng cách gửi các câu hỏi bằng giấy và câu hỏi qua email đến mẫu đối tượng điều tra. Bước 6: Phân tích các dữ liệu định tính và định lượng bằng SPSS 20, Excel nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết. Bước 7: Viết luận án
  17. 5 6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu Khung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tác động của chính sách: Nhóm yếu tố về Các chính bối cảnh chính sách hỗ trợ sách Cơ hội khởi nghiệp khởi nghiệp Nhóm yếu tố về chủ thể chính sách Nhóm yếu tố về đối tượng chính sách Nghiên cứu định tính: NCS tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về khởi nghiệp, nhà khởi nghiệp đang phát triển dự án thành công, trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại, nhà nghiên cứu chính sách, và thảo luận nhóm với sinh viên đại học đang học, cụ thể: Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm đạt được 2 mục tiêu chính: - Xác định và làm rõ những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay có tác động đến cơ hội khởi nghiệp. - Xác định sự phù hợp của các biến trong mô hình nghiên cứu, sáng lọc các quan sát cho phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, từ đó xây dựng thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này lựa chọn đối tượng khảo sát định lượng là sinh viên vì những lý do sau: Về chủ quan: + Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ khởi
  18. 6 nghiệp nhằm làm tăng cơ hội khởi nghiệp mặc dù các chính sách này có sự bao trùm về các đối tượng thụ hưởng tuy nhiên có rất nhiều các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp mới hiện nay đều quan tâm lớn tới việc xây dựng kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do vậy việc đánh giá tác động chính sách theo NCS cần tập trung khảo sát những đối tượng có nhiều điều kiện, khả năng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. + Sinh viên là đối tượng thanh niên trẻ có kiến thức và hoài bão khởi nghiệp, sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp, tuy chỉ là một trong những đối tượng mà các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hướng tới nhưng đây được xác định là một trong những đối tượng trọng điểm (VD: Quyết định 1665/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ năm 2017 về hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi nghiệp) về hỗ trợ khởi nghiệp. Việc khảo sát sinh viên sẽ cung cấp những cảm nhận thực tế về các chính sách hỗ trợ hiện hành của những thanh niên trẻ, phản ánh mức độ tiếp nhận thông tin khởi nghiệp, sự quan tâm đến chủ đề khởi nghiệp nhằm giúp họ khởi nghiệp ngay hoặc khởi nghiệp sau khi đã tích lũy đủ những điều kiện cần thiết khi ra trường. Về khách quan: Với việc các khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn đang có nhiều ý kiến tranh biện, mặc dù có một số chính sách cũng đã nêu rõ, xác định rõ đối tượng hỗ trợ (Ví dụ như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) tuy nhiên theo nghiên cứu phỏng vấn sâu của tác giả, việc phân định này còn thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt, chẳng hạn như một số doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó hầu hết đều có áp dụng một phần những tiến bộ khoa học công nghệ, nếu xét theo tiêu chí công nghệ mới thì hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều có ứng dụng (có thể ứng dụng đầu vào hoặc đầu ra của quá trình sản xuất). Do vậy để xác định rõ doanh nghiệp nào được gọi là start-up thì chưa thực sự rõ ràng. Tuy có số liệu thống kê của bộ Khoa học & Công nghệ với khoảng hơn 2000 ý tưởng ,dự án tính đến cuối năm 2019 được xem là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy nhiên việc xác định tiêu chí để chọn lựa thực sự là chưa rõ ràng vì theo tiêu chí có áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng mô hình kinh doanh mới,…thì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hiện hành cũng đang nghiên cứu, thực thi. Do vậy NCS cho rằng việc tiếp cận để khảo sát diện rộng các đối tượng này còn cần nhiều điều kiện hơn để đảm bảo tính chính xác, khách quan hơn trong nghiên cứu. Phương thức khảo sát: Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phát phiếu trực tiếp
  19. 7 (với thước đo likekert 5 điểm) tới sinh viên thông qua giáo viên bộ môn đứng lớp tại các lớp học trong các trường đại học tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhờ các mối quan hệ quen biết của NCS, ngoài ra NCS xin danh sách email từ phòng quản lý sinh viên các trường tiến hành khảo sát online bằng google doc, kết quả thu được là 475 phiếu hợp lệ. Từ đó, NCS sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để phân tích và kết quả của bước này được sử dụng để hoàn thành luận án. 7. Các kết quả nghiên cứu Những đóng góp chính: (1) Xác định các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có tác động đến cơ hội khởi nghiệp. (2) Luận án xây dựng khung lý thuyết các yếu tố chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp từ nghiên cứu tổng quan, mô hình các biến bao gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, trong đó các biến độc lập gồm: - Những quy định, luật, chính sách chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Thể chế I) - Những quy định, luật, chính sách riêng cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (Thể chế II) - Nền tảng văn hóa (Văn hóa) - Giáo dục cấp tiểu học, trung học (Giáo dục I) - Giáo dục cấp cao đẳng, đại học (Giáo dục II) - Các hỗ trợ tài chính (Hỗ trợ tài chính) - Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như: Cơ sở hạ tầng cơ bản, công nghệ kỹ thuật, quản lý nhân sự, tư vấn luật,…(Cơ sở hạ tầng) Và biến phụ thuộc là cơ hội khởi nghiệp (3) Luận án khái quát các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Thống kê, trình bày thực trạng khởi nghiệp và việc thực thi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam, chỉ rõ những rào cản, hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài để đẩy mạnh cơ hội khởi nghiệp. (4) Kết quả phân tích định lượng chỉ ra cần: thứ nhất quan tâm thay đổi nhận thức quan điểm của các cán bộ quản lý nhà nước về khởi nghiệp, tránh sự quan liêu, chậm trễ. Thứ hai chú trọng triển khai các chính sách tín dụng cho khởi nghiệp, giúp các nhà khởi nghiệp tiếp cận vốn dễ dang hơn, vì đây là nguồn lực tối quan trọng cho khởi nghiệp. Thứ ba, cần có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp, cơ quan cung cấp các thông tin hỗ trợ thông tin, chính sách ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó giúp các cá nhân khởi nghiệp có cái nhìn chính xác về môi trường khởi nghiệp.
  20. 8 (5) Ngoài các quan sát trong mô hình nghiên cứu, NCS đề xuất thêm quan sát “Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” trong biến độc lập “Hỗ trợ tài chính”. Kết quả nghiên cứu định lượng ủng hộ đề xuất này. Những hạn chế: - Phần nghiên cứu định lượng, NCS chọn đối tượng khảo sát là sinh viên, do nhận thức của sinh viên về thể chế, văn hóa, giáo dục, các chính sách hỗ trợ,…có thể còn nhiều cảm tính do thiếu thông tin. Một số hướng nghiên cứu tiếp theo: - Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung làm rõ sự khác biệt giữa đối tượng sinh viên với các nhóm đối tượng khác khi khởi nghiệp. - Tiến hành khảo sát định lượng với các đối tượng cụ thể hơn như các chủ doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp nhằm đánh giá khách quan hơn các tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp. 8. Bố cục luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, 6 chương và phần kết luận Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý luận của luận về sự tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam. Chương 5: Phân tích tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp Chương 6: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và một số gợi ý chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2