intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

140
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đến phát triển cộng đồng tiểu tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam; đề xuất những khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm phát triển cộng đồng tiểu tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐẶNG TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TIỂU VÙNG TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐẶNG TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TIỂU VÙNG TÂY BẮC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Khoa QTKD) Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIỆT LÂM HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Đặng Trung Kiên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn khoa học của luận án đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 8 1.1. Nghiên cứu về du lịch cộng đồng .......................................................................8 1.1.1. Cộng đồng.......................................................................................................8 1.1.2. Du lịch cộng đồng ........................................................................................10 1.2. Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ...................................................13 1.2.1. Quan điểm về phát triển trong nghiên cứu ...................................................13 1.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng .........................................................................17 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ............................25 1.3.1. Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch ................................................................25 1.3.2. Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch .............................................................26 1.3.3. Tính tiện nghi của điểm đến du lịch .............................................................28 1.3.4. Sự tham gia của người dân địa phương ........................................................29 1.3.5. Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương ........................30 1.3.6. Lãnh đạo cộng đồng .....................................................................................32 1.3.7. Sự hỗ trợ của các tổ chức trong cộng đồng ..................................................33 1.3.8. Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng ...................................................34 1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ...................35 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 39 2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu.......................................................39 2.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững ......................................................................39
  6. iv 2.1.2. Lý thuyết các bên liên quan ..........................................................................42 2.1.3. Lý thuyết kỳ vọng .........................................................................................45 2.2. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ...............................................47 2.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án .....................................................47 2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu.............................................................54 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 59 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 60 3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ...................................................................60 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc .................................60 3.1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng..63 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................67 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................67 3.2.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................68 3.2.3. Nghiên cứu định tính ....................................................................................71 3.2.4. Nghiên cứu định lượng .................................................................................75 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 89 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 90 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................90 4.1.1. Đánh giá phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc ................................................90 4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc...................93 4.1.3. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu.........................................102 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .....................................................................105 4.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát ....................105 4.2.2. Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu ...................................108 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...................114 4.2.4. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................116 4.2.5. Kiểm định sự khác biệt trung bình các biến nhân khẩu với phát triển CBT ......122 4.2.6. Phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội ...........................124 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 130
  7. v CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ. 131 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu...................................................................131 5.1.1. Về đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc ...............131 5.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT .............................132 5.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc ........................................................................................................135 5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................143 5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.............................................................144 5.2.2. Đối với người dân địa phương....................................................................145 5.2.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..................................................148 Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 149 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 153 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 165
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBT Community-Based Tourism Du lịch cộng đồng NCĐL Nghiên cứu định lượng NCĐT Nghiên cứu định tính NGOs Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ SRI Stanford Research Institute Viện nghiên cứu Stanford STI Sustainable Tourism Index Chỉ số du lịch bền vững United Nations Environment Chương trình Môi trường UNEP Programme Liên Hợp Quốc United Nations Development Chương trình Phát triển Liên UNDP Programme Hợp Quốc United Nations World Tourism UNWTO Tổ chức du lịch thế giới Oganisation VH, TT và DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch World Commission on Environment Ủy ban Thế giới về môi WCED and Development trường và phát triển WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng Du lịch Thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Lợi ích tiềm năng của du lịch cộng đồng ...................................................... 12 Bảng 2.1: Tổng hợp những nghiên cứu về các bên liên quan trong phát triển CBT tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây ............................................................................. 44 Bảng 2.2: Kết quả hiệu chỉnh các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng sau tham vấn ý kiến chuyên gia ......................................................................... 53 Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và dự đoán mối quan hệ kỳ vọng ....... 59 Bảng 3.1: Thống kê một số chỉ tiêu thuộc tiểu vùng Tây Bắc ...................................... 60 Bảng 3.2: Thống kê lượng khách đến các điểm du lịch cộng đồng giai đoạn 2010 - 2017 ....................................................................................................................................... 65 Bảng 3.3: Thống kê lượt khách du lịch đến các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................................................. 66 Bảng 3.4: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu ................................................................. 68 Bảng 3.5: Thống kê đối tượng tham gia nghiên cứu định tính...................................... 72 Bảng 3.6: Thông tin đối tượng tham gia phỏng vấn sâu ............................................... 73 Bảng 3.7: Cấp độ thang đo Likert sử dụng cho nghiên cứu định lượng ....................... 76 Bảng 3.8: Tổng hợp thước đo phát triển CBT ............................................................... 78 Bảng 3.9: Tổng hợp thước đo sức hấp dẫn của điểm CBT ........................................... 79 Bảng 3.10: Tổng hợp thước đo khả năng tiếp cận điểm CBT ....................................... 81 Bảng 3.11: Tổng hợp thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT ............................ 82 Bảng 3.12: Tổng hợp thước đo kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân........... 83 Bảng 3.13: Tổng hợp thước đo hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng ................... 84 Bảng 4.1: Thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT điều chỉnh sau nghiên cứu định tính ................................................................................................................................. 99 Bảng 4.2: Tổng hợp các nhân tố và biến số sau nghiên cứu định tính ........................ 103 Bảng 4.3: Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát .............................................. 105 Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT ....................................... 108 Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến khả năng tiếp cận điểm CBT .................................... 109 Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT ................... 110 Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân ........ 111 Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng ................ 112 Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến phát triển CBT .......................................................... 113 Bảng 4.10: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho các nhân tố................ 114
  10. viii Bảng 4.11: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 2 cho biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung sau khi lọai thước đo CHB4 ......................................................... 116 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test............................................... 117 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập ....... 118 Bảng 4.14: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT sau phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................................................. 120 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến PTT ........................ 121 Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 121 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T-test cho biến giới tính ............................................. 122 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định T-test cho biến tình trạng hôn nhân ........................... 123 Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định One-Way ANOVA ..................................... 123 Bảng 4.20: Phân tích tương quan Pearson cặp đôi từng biến độc lập với biến phụ thuộc phát triển CBT ............................................................................................................. 125 Bảng 4.21: Hệ số tổng hợp mô hình hồi quy ............................................................... 125 Bảng 4.22: Hệ số phương sai....................................................................................... 126 Bảng 4.23: Kết quả hệ số hồi quy tuyến tính bội ........................................................ 126 Bảng 4.24: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 129 Bảng 5.1: Thứ tự vai trò các thước đo sử dụng đánh giá sự phát triển CBT............... 132 Bảng 5.2: Tổng hợp các nhân tố và thước đo ảnh hưởng đến phát triển CBT ............ 134 5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với tăng trưởng kinh tế cộng đồng được các học giả đề cập trong nghiên cứu ........................................................................... 179 5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với phát triển văn hóa - xã hội được các học giả đề cập trong nghiên cứu ........................................................................... 180 5.3. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với nhận thức về bảo vệ môi trường được các học giả đề cập trong nghiên cứu .................................................................. 181 5.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 182 6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây ...................................................................................................................... 183 6.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây ...................................................................................................................... 185 6.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tính tiện nghi của điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây ...................................................................................................................... 186
  11. ix 6.4 Một số chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 187 6.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân trong phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây ............................................................... 188 6.6. Một số chỉ tiêu đánh giá lãnh đạo cộng đồng trong quản lý phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây ............................................................................................. 189 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Xây dựng năng lực cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng, sự chi phối bên ngoài và phát triển du lịch không bền vững. .......................................................... 31 Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam ......................................................................................... 54 Hình 3.1. Bản đồ hành chính các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc ............................................. 61 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 69 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính .......................... 104 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram về phân phối chuẩn phần dư ........................................ 128 Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot dò tìm giả định liên hệ tuyến tính ................................ 128 Hinh 5.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định lượng ....................... 144
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong kinh doanh CBT ............................... 64 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lượt khách CBT so với tổng lượt khách tiểu vùng Tây Bắc ............ 67
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1.1. Về mặt thực tiễn Theo Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC, 2011), du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Thế giới, chiếm khoảng 9% GDP toàn cầu, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển. Tính riêng năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng ngành vẫn ghi nhận đón trên một tỷ lượt khách quốc tế, đem lại doanh thu trên 1,035 tỷ USD (UNWTO, 2013), ước tính lượng khách quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trung bình 4,1%/năm và sẽ đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2020; 1,8 tỷ USD vào năm 2030 (UNWTO, 2014). Du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến rõ rệt, liên tục tăng trưởng trong nhiều năm với tỷ lệ trung bình về lượng khách trên 17%/năm giai đoạn 1990 - 2017, cụ thể: Nếu như năm 1990 Việt Nam đón khoảng 250 nghìn lượt khách quốc tế, thì đến năm 2017 gần 13 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2000 là 17,4 nghìn tỷ đồng, đến năm 2017 là 510,9 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018), góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì sự phát triển của “du lịch đại chúng” (Mass tourism) đã tạo ra những tác động tiêu cực đến điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sống như việc di dân tái định cư, bất bình đẳng giới, khai thác bừa bãi các tài nguyên du lịch, không công bằng trong phân phối thu nhập, vấn đề quản lý chất thải hay sự giao thoa, thay đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân bản địa… (Mingsarn Kaosa-ard, 2006). Nhiều tổ chức quốc tế nhận thức được những tác động tiêu cực ngày càng tăng của “du lịch đại chúng” và cố gắng tìm ra một hướng đi mới cho phát triển du lịch đảm bảo sự cân đối hài hòa với thiên nhiên, giá trị xã hội và cộng đồng, hình thức “du lịch thay thế” (Alternative tourism) đã được các học giả đề cập đến trong những năm 1980 - 1990. Một số loại hình du lịch thay thế như du lịch sinh thái, du lịch trang trại nông nghiệp nông thôn, du lịch vì người nghèo, du lịch bản địa, du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào cộng đồng… đã được giới thiệu để đối phó với những tác động xã hội và môi trường của ngành du lịch thông thường trước đây. Du lịch dựa vào cộng đồng (thường gọi là “du lịch cộng đồng”: Community- Based Tourism (CBT)) xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 tại một số điểm như Mai Châu - Hòa Bình, Sa Pa - Lào Cai; Hội An - Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Một số loại hình CBT tiêu biểu như tham quan các làng nghề cổ, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập
  14. 2 quán các dân tộc bản địa, khám phá thiên nhiên... Hiện mô hình này đang được áp dụng phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang và thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm. Tiểu vùng Tây Bắc, gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (Quyết định 1064/QĐ-TTg, 2013) có nhiều tiềm năng cho phát triển loại hình CBT do sở hữu những tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng như cấu trúc địa hình đồi núi cao đã tạo nên nhiều hang động đẹp (động Hoa Tiên, Hòa Bình; hang Dơi, Mộc Châu, Sơn La; động Pa Thơm, Điện Biên; động Tiên Sơn, Tam Đường, Lai Châu…), thích hợp cho một số loại hình CBT gắn với thể thao leo núi, thám hiểm hang động. Khí hậu chia thành hai mùa theo độ ẩm (mùa mưa và mùa khô), bốn mùa theo nhiệt độ (xuân, hè, thu, đông), nhiệt độ trung bình/năm khoảng 230C, độ ẩm trên 80%, lượng mưa trung bình từ 1.200 - 1.800mm; nhiều cao nguyên có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển (Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La (1.050m); Sìn Hồ, Lai Châu (1.500m); Sín Chải, Tủa Chùa, Điện Biên (1.596m)…, thích hợp cho phát triển một số loại hình CBT trải nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nghỉ dưỡng. Hệ thống sông ngòi, lòng hồ, thác ghềnh phong phú như sông Mã; sông Đà; lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, rất thuận lợi cho phát triển loại hình CBT gắn với du thuyền, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương vùng lòng hồ; nhiều thác nước đẹp như thác Dải Yếm (Mộc Châu), thác Tác Tình (Tam Đường, Lai Châu), tài nguyên sinh vật khá phong phú và đặc trưng, thích hợp cho phát triển những loại hình du lịch sinh thái cộng đồng. Ngoài ra, tiểu vùng Tây Bắc còn có nhiều nguồn suối khoáng nóng nằm trong các khu vực cộng đồng dân cư sinh sống, rất thuận lợi cho phát triển loại hình CBT tắm nước nóng, nghỉ dưỡng như Kim Bôi (Hòa Bình); bản Mòng (Sơn La); xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La); Hua Pe (Điện Biên); Vàng Pó (Phong Thổ, Lai Châu). Những tiềm năng du lịch văn hóa như bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội độc đáo của khoảng 22 dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông, Giao, Sinh Mun, Khơ Mú…), tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm du lịch của vùng. Nhiều ngành nghề truyền thống dân tộc có giá trị cao cho phát triển CBT như nghề dệt thổ cẩm của người Thái, Mông, Lào, Lự…; nghề làm bánh dày, làm giấy, rèn, nấu rượu, trạm bạc… của người Mông… Văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn mang đậm hương vị dân tộc như canh “xổm lôm”; “chẳm chéo”; thịt hun khói; cá nướng “pỉnh tộp”; cơm lam… Các lễ hội dân tộc như lễ cúng Bản mới của người Cống; tết cơm mới của người La Hủ; lễ gội đầu của người Thái… tất cả đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc tộc đặc trưng, thích hợp cho những loại hình CBT gắn với trải nghiệm văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, tiểu vùng Tây Bắc cũng có nhiều điểm di tích lịch sử có ý nghĩa cho phát triển du lịch nói chung và loại hình CBT nói riêng như di tích chiến trường Điện Biên; nhà ngục Sơn La; bia thờ anh hùng Lò Văn Giá (bản Cọ, Sơn La), đề thờ Hoàng Công Chất (Điện Biên)…
  15. 3 Tuy nhiên, những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả cho phát triển du lịch, hầu hết các điểm CBT của vùng đều phát triển manh mún, mang tính tự phát, cùng với sự hiểu biết hạn chế về du lịch của người dân địa phương là những rào cản đối với phát triển hiệu quả loại hình du lịch này. Theo kết quả thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc thì số lượng khách đến các điểm CBT còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 12% so với tổng lượt khách đến (Biểu đồ 3.2). Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu (chủ yếu mới chỉ dừng ở việc cung cấp một số loại hình như văn hóa văn nghệ, ẩm thực và homestay), chưa tạo ra được sự khác bệt rõ nét giữa các khu vực, điểm đến. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chứng kiến bên cạnh những mặt tích cực của phát triển CBT là sự giao thoa, phai mờ các giá trị văn hóa, sự thay đổi lối sống của người dân bản địa, sự xuống cấp về môi trường tự nhiên… Công tác quản lý, định hướng đầu tư, khai thác hoạt động du lịch chưa rõ ràng, do vậy, rất nhiều điểm CBT đang mất dần tính hấp dẫn đối với du khách, tài nguyên du lịch (cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa) đang bị xâm hại và suy thoái nhanh chóng (Nguyễn Huy Hoàng, 2014). Xuất phát từ thực tiễn, xu hướng phát triển du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nghiên cứu về CBT tại tiểu vùng Tây Bắc cho thấy nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, thực tế CBT tại các địa phương đến nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, các sản phẩm CBT còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch (Nguyễn Huy Hoàng, 2014). Tác giả cho rằng cần thiết phải nghiên cứu xem những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất những khuyến nghị cho các bên liên quan có những giải pháp để phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc trong thời gian tới. 1.2. Về mặt lý luận Thứ nhất, phát triển từ những năm 1980 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về CBT, tuy nhiên chưa có một khái niệm mang tính phổ quát về CBT, phát triển CBT. Đứng trên quan điểm và mục đích nghiên cứu khác nhau, các khái niệm về CBT, phát triển CBT không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng cần xem xét, đánh giá, kế thừa và điều chỉnh các khái niệm này phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT ở các địa phương khác nhau là không giống nhau, không mang tính đại diện, gắn với đặc điểm của từng quốc gia, có thể nhân tố tác động thành công đối với CBT ở địa phương này nhưng không phải là thành công cho địa phương khác. Ví dụ, Hiwasaki (2006), đã xác định 4 nhân tố thành công trong phát triển CBT (trường hợp nghiên cứu tại vườn quốc gia Nhật Bản), gồm: (1) Thể chế; (2) các quy định liên quan đến bảo tồn tự nhiên; (3) nâng cao nhận thức
  16. 4 môi trường và (4) sự tồn tại của quan hệ đối tác. Trong khi đó, Kibicho (2008) nghiên cứu về phát triển CBT ở Kenya, đã đề cập đến 5 nhân tố là: (1) Các bên liên quan; (2) công nhận lợi ích lẫn nhau giữa cá nhân và tập thể trong cộng đồng; (3) bổ nhiệm hợp pháp trong cộng đồng; (4) xây dựng các mục tiêu chiến lược; (5) quan niệm cho rằng quyết định đến sẽ được thực hiện. Do vậy, tác giả cho rằng, cần thiết phải tổng hợp các nghiên cứu khác nhau về những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT ở các quốc gia, các địa phương, từ đó xem xét, kế thừa và điều chỉnh cho khu vực nghiên cứu của luận án. Thứ ba, các biến số, thước đo được sử dụng đánh giá phát triển CBT cũng không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào đối tượng, trình độ và nhận thức của người được hỏi, cũng như quan điểm nghiên cứu của các học giả. Ví dụ, Nopparat Satarat (2010) đánh giá sự phát triển CBT ở Thái Lan theo hướng bền vững, dựa trên 19 thước đo tác động tích cực và 24 thước đo tác động tiêu cực đối với ba biến số kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Trong khi Suthamma Nitikasetsoontorn (2014), sử dụng 28 thước đo đánh giá phát triển thành công của CBT tại Suphanburi và Klong Suan, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan đối với ba biến số trên. Do đó, tác giả cho rằng cần tổng hợp các biến số, thước đo và phương pháp đánh giá của các nghiên cứu trước đây, từ đó điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với khu vực nghiên cứu của luận án. Tổng hợp những đánh giá trên cho thấy, trong những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu cũng như thực tiễn đã chỉ ra mô hình CBT có thể là một trong những giải pháp khắc phục những hạn chế của du lịch đại chúng, cũng như các vấn đề về phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống bản địa, nâng cao ý thức của người dân, khách du lịch trong bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, thực tế cho thấy CBT vẫn luôn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT là cần thiết để bổ sung vào cơ sở lý luận về CBT cũng như gợi ý những giải pháp nhằm triển khai thành công hơn mô hình này tại các địa phương thuộc tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam. Từ mục tiêu chính trên, tác giả xác định những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cộng đồng; du lịch cộng đồng; phát triển du lịch cộng đồng; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng. Những nội dung này được sử dụng làm căn cứ để thiết kế mô hình nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam;
  17. 5 Thứ hai: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam; Thứ ba: Đề xuất những khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Đánh giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc dựa trên những chỉ tiêu nào? 2. Những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc? 3. Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc? 4. Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những khuyến nghị gì để phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển CBT và một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng. - Phạm vi nghiên cứu +> Về không gian nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại bốn tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc theo Quyết định số 1064/QĐ-TT, ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020”, gồm: Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu. +> Về thời gian nghiên cứu Đối với điều tra dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2017. Đối với dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 của UBND các tỉnh; Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc để phân tích đánh giá. 5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó:
  18. 6 - Nghiên cứu định tính: Được sử dụng như một nghiên cứu thăm dò để xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, qua đó giúp điều chỉnh mô hình nghiên cứu, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính cũng giúp xác định, điều chỉnh những biến số, thước đo phát triển CBT phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 20 cuộc phỏng vấn sâu người dân địa phương tại 8 bản CBT thuộc tiểu vùng Tây Bắc; 17 khách CBT và 03 cuộc thảo luận nhóm (02 với lãnh đạo chính quyền, tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ bản Bon, xã Mường Chiên; bản Mển, Điện Biên và 01 với khách du lịch). Thời gian thu thập thông tin từ tháng 4/2016 đến tháng 11/2016. - Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành thông qua phiếu điều tra có cấu trúc được rút ra từ nghiên cứu định tính, đối tượng khảo sát gồm cán bộ thôn bản (trưởng/phó bản; bí thư/phó bí thư chi bộ); cán bộ các tổ chức đoàn thể trong bản (hội hội phụ nữ; đoàn thanh niên…); người dân địa phương đại diện các hộ gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động kinh doanh CBT tại các điểm khảo sát. Quá trình thực hiện được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 điều tra sơ bộ nhằm phát hiện những lỗi mắc phải trong phiếu điều tra và là căn cứ để tác giả điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với điều kiện chung nhất của các đối tượng điều tra. Số lượng mẫu điều tra cho giai đoạn này là 100 phiếu, tại một số điểm CBT thuộc tỉnh Sơn La và Điện Biên, thời gian thu thập từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017. Giai đoạn 2, điều tra chính thức, được tiến hành sau khi điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp với điều kiện chung nhất của các đối tượng điều tra. Tổng số phiếu hợp lệ được sử dụng để phân tích trong giai đoạn này là 518 phiếu phát trực tiếp tại 11 điểm CBT thuộc 4 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc, thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017. Kết quả điều tra chính thức được phân tích thông qua phần mềm SPSS22 nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Những phát hiện từ phân tích định lượng này là cơ sở khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT được phát hiện trong giai đoạn nghiên cứu định tính. Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày trong chương 3. 6. Đóng góp của luận án Đóng góp về mặt lý luận - Dựa trên nền tảng lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết kỳ vọng, nghiên cứu đã thống nhất quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây. Theo đó,
  19. 7 quan điểm phát triển CBT trong nghiên cứu được hiểu là quá trình biến đổi về lượng và chất các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội trong cộng đồng, cũng như ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một bộ thước đo đánh giá sự phát triển CBT đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với sự phát triển CBT của tiểu vùng Tây Bắc. - Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xác định năm nhân tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT của khu vực nghiên cứu. Đồng thời điều chỉnh các biến số, thước đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Tổng hợp trong năm nhân tố đưa vào nghiên cứu, có 11 biến số và 44 thước đo đánh giá phát triển CBT. Với cỡ mẫu đã chọn, kết quả kiểm định cho thấy việc điều chỉnh này có ý nghĩa cho khu vực nghiên cứu của luận án, thể hiện qua sự giải thích tới 55,4% sự biến thiên của phát triển CBT là do các nhân tố đưa vào nghiên cứu tác động đến. Đóng góp về mặt thực tiễn - Nghiên cứu đã chỉ ra những nhóm nhân tố và biến số có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT, đồng thời xác định thứ tự ảnh hưởng của các biến số, thước đo này đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc. Qua đó giúp các bên liên quan có cách nhìn rõ ràng hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện triển khai cũng như kiểm tra đánh giá phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc. - Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị mang tính hàm ý với các bên liên quan đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát triển CBT, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. 7. Kết cấu của luận án Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Đặc điểm khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
  20. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về du lịch cộng đồng 1.1.1. Cộng đồng Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, họ là đầu mối cung cấp những cơ sở hạ tầng như chỗ ở, các dịch vụ ăn uống, thông tin, vận tải và các dịch vụ khác. Thuật ngữ “cộng đồng” được đề cập từ thế kỷ 19, đến nay đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu như như: Hillery, G, 1955; Keith và Ary (1998); Ivanovic (2009)… các nghiên cứu thường xoay quanh ba vấn đề sau: Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đưa ra quan điểm về cộng đồng thường gắn với một khu vực địa lý cụ thể, theo đó, một cộng đồng có thể được xác định và mô tả trên bản đồ địa lý, có tên gọi, biên giới, cột mốc và những nét văn hóa, phong tục tập quán của mình (Ivanovic, 2009). Hillery (1955) đã chỉ ra, có ít nhất chín mươi bốn định nghĩa khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên, theo quan điểm của ông thì cộng đồng bao gồm những người có liên quan đến xã hội và văn hóa trong một khu vực địa lý và có một hoặc nhiều mối quan hệ chung. Keith và Ary (1998) (trích trong Võ Quế, 2006, tr.6) cho rằng “cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”. Thứ hai, một số nghiên cứu đề cập đến quan điểm về cộng đồng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau (không xác định về mặt địa lý) nhưng có chung các đặc điểm hoặc sở thích (cộng đồng chức năng). Theo quan điểm này, cộng đồng có thể được hiểu là một mạng lưới những mối quan hệ hiện có hoặc tiềm năng của các cá nhân, nhóm và tổ chức chia sẻ hoặc có khả năng chia sẻ những mục tiêu và mối quan tâm chung (Bush, R., Dower, J., & Mutch, A, 2002). Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000) đã chỉ ra cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu và tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Thứ ba, cộng đồng ảo, xuất hiện cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại trong những thập kỷ gần đây, quan niệm về cộng đồng đã vượt qua giới hạn thời gian, không gian và địa lý. Cộng đồng ảo được hiểu là những nhóm người có cùng mối quan tâm chung, tương tác với nhau thông qua hệ thống các trang website, mạng xã hội bằng cách sử dụng máy tính và công nghệ kỹ thuật số hiện đại, liên kết chung với các ranh giới địa lý nhất định hoặc liên kết của các dân tộc (Howard Rheingold, 1993). Tuy nhiên, để cộng đồng ảo được coi là một cộng đồng thì chúng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1