BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN VĂN ĐẤU<br />
<br />
CÁC LOẠI HÌNH CƠ BẢN<br />
CỦA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI<br />
(TRÊN CƠ SỞ CỨ LIỆU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945)<br />
<br />
Chuyên ngành : Lý thuyết và lịch sử văn học<br />
Mã số<br />
<br />
: 5.04.01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học<br />
PGS.TS LA KHẮC HÒA<br />
<br />
HÀ NỘI – 2001<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TRANG PHỤ BÌA<br />
<br />
Trang<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2<br />
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5<br />
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI<br />
.................................................................................................................................................. 24<br />
1.1 Đặc trƣng của truyện ngắn hiện đại ................................................................................... 24<br />
1.1.1. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ ............................................................................ 24<br />
1.1.2. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự hiện đại .......................................................................... 29<br />
1.2 VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI ............................................. 45<br />
1.2.1. Phƣơng pháp loại hình trong nghiên cứu văn học ......................................................... 45<br />
1.2.2. Loại hình hóa truyện ngắn theo cấu trúc chức năng ...................................................... 48<br />
1.2.3. Các bình diện và cấp độ nghiên cứu truyện ngắn .......................................................... 58<br />
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - KỊCH HÓA” ............................................. 62<br />
2.1. Cốt truyện trong “ truyện ngắn - kịch hóa”....................................................................... 63<br />
2.1.1. Chức năng thể hiện trạng thái nhân thể của cốt truyện. ................................................. 63<br />
2.1.2. “Sự kiện hành động” giàu kịch tính là chất liệu cơ bản của cốt truyện. ........................ 67<br />
2.1.3. Nguyên tắc tạo gút tỉ mỉ và mở gút bất ngờ trong xây dựng cốt truyện ........................ 72<br />
2.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - kịch hóa” .......................................................................... 76<br />
2.2.1. Nhân vật loại hình trong “truyện ngắn - kịch hóa”. ....................................................... 76<br />
2.2.2. Chi tiết mô tả ngoại hình và hành động là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật. .. 81<br />
2.2.3. Đối lập trong hành động là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhân vật. ..................... 86<br />
2.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa” ........................................................................ 90<br />
2.3.1. Trào phúng - chức năng nghệ thuật cơ bản của trần thuật. ............................................ 90<br />
2.3.2. Lời văn mô tả ngoại hình và hành động nhân vật là thành phần cơ bản của trần thuật . 97<br />
<br />
2.3.3. Nguyên tắc tƣơng phản và tăng cấp trong trần thuật. .................................................. 101<br />
CHƯƠNG 3: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TRỮ TÌNH HÓA” .................................. 106<br />
3.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - trữ tình hóa”................................................................. 106<br />
3.1.1. Chức năng bộc lộ trạng thái tâm tƣởng của cốt truyện ................................................ 106<br />
3.1.2. “Sự kiện nội tâm” - chất liệu cơ bản của cốt truyện .................................................... 113<br />
3.1.3. Nguyên tắc “chuyển hóa và lặp lại” trong tổ chức cốt truyện ..................................... 117<br />
3.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” ................................................................... 121<br />
3.2.1. Nhân vật tƣ tƣởng và nhân vật loại hình ...................................................................... 121<br />
3.2.2. Chi tiết nội tâm - chất liệu chủ yếu trong xây dựng nhân vật ...................................... 126<br />
3.2.3. Xung đột nội tâm – cơ sở cho cấu trúc nhân vật. ......................................................... 131<br />
3.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” ................................................................. 135<br />
3.3.1. Chức năng gợi cảm của trần thuật ............................................................................... 135<br />
3.3.2. Lời văn mô tả - thành phần cơ bản của trần thuật ........................................................ 139<br />
3.3.3. Nguyên tắc “trùng điệp” trong trần thuật ..................................................................... 144<br />
CHƯƠNG 4: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TIỂU THUYẾT HÓA” .......................... 149<br />
4.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”. .......................................................... 150<br />
4.1.1. Chức năng phân tích và lý giải đời sống của cốt truyện .............................................. 150<br />
4.1.2. Cái hàng ngày là chất liệu cơ bản trong xây dựng cốt truyện ...................................... 156<br />
4.1.3. Nguyên tắc “mơ hồ hóa” trong xây dựng cốt truyện ................................................... 161<br />
4.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” .............................................................. 164<br />
4.2.1. Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách ..................................................................... 164<br />
4.2.2. Sự phong phú, đa dạng của hệ thống chi tiết mô tả nhân vật ...................................... 168<br />
4.2.3. Nguyên tắc kết hợp các mặt đối lập trong xây dựng nhân vật. .................................... 176<br />
4.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” ............................................................ 180<br />
4.3.1. Chức năng phân tích, triết luận về đời sống của trần thuật. ......................................... 180<br />
4.3.2. Sự đa dạng của lời trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật .............................. 183<br />
4.3.3. Nguyên tắc “đối thoại” trong trần thuật ....................................................................... 187<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 192<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 197<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 198<br />
<br />
5<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
1.1 Bakhtin, nhà lý luận phê bình Nga nổi tiếng, cây đại thụ về lý luận thể loại đã từng<br />
khẳng định rằng: “Thể loại phải là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học… Lịch<br />
sử văn học trƣớc hết là lịch sử hình thành, phát triển và tƣơng tác giữa các thể loại” [5,7 - 8].<br />
Lịch sử phát triển văn học đã chứng minh điều đó. Và trong đời sống văn học hôm nay, việc<br />
tìm hiểu đặc trƣng của các thể loại văn học càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ<br />
hết. Đó sẽ là chìa khóa để khám phá giá trị đích thực của những tác phẩm cụ thể, cùng với sự<br />
vận động và phát triển của một nền văn học. Bởi vì nói đến thể loại là nói đến một cách nhìn,<br />
một cách tƣ duy, cách cảm nhận đời sống và sang tạo tác phẩm. Bất kỳ tác phẩm văn học nào<br />
cũng phải tồn tại dƣới một hình thức thể lạo nhất định. Thể loại là yếu tố hình thức lớn nhất,<br />
chi phối các yếu tố hình thức khác, góp phần tạo nên một diện mạo cụ thể cho tác phẩm văn<br />
học.<br />
1.2. Ở Việt Nam, truyện ngắn là một trong những thể loại có nhiều thành tựu nổi bật.<br />
Không ít truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam nhƣ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam<br />
Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh<br />
Châu…đã trở nên rất nổi tiếng, có toàn quyền đứng ngang hang với các truyện ngắn tiêu biểu<br />
của thế giới. Và truyện ngắn cũng là thể loại đã đƣợc quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình<br />
diện nhƣ trào lƣu, phong cách, những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là các<br />
tác phẩm đƣợc nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trƣờng…Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc<br />
trƣng của truyện ngắn ở góc độ tính hiện đại của thể loại và tính đa dạng về loại hình lại chƣa<br />
đƣợc quan tâm đúng mức.<br />
1.3. Vì vậy, việc tìm hiểu các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, trên cơ sở cứ<br />
liệu truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 là thực sự cần thiết<br />
<br />
6<br />
Một mặt, nó giúp xác định đƣợc những đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn gắn liền với những<br />
dạng thức, những loại hình tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam 1930-1945. Ở đây, việc<br />
nghiên cứu đặc trƣng của truyện ngắn không chỉ giới hạn ở vấn đề quy mô mà còn đƣợc xem<br />
xét nhƣ một kiểu tƣ duy nghệ thuật và một phƣơng thức cảm nhận, khám phá đới sống. Mặt<br />
khác, qua đó phần nào có thể ruát ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của văn học mà truyện<br />
ngắn là một loại hình tiêu biểu có vai trò không nhỏ trong đời sống văn học và trong gia đình<br />
văn học hôm nay.<br />
Đây là đề tài có tính chất lý thuyết- lịch sử, dựa trên thành tựu truyện ngắn 19301945, giai đoạn mang tính bƣớc ngoặt từ cận đại sang hiện đại trong lịch sử phát triển truyện<br />
ngắn Việt Nam. Ở một giai đoạn nhƣ thế, các đặc trƣng và loại hình của truyện ngắn thƣờng<br />
có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét hơn. Do vậy đề tài sẽ có ý nghĩa nhất định với<br />
các họa động sang tạo, nghiên cứu và giảng dạy văn học nói chung và thể loại truyện ngắn<br />
nói riêng.<br />
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.<br />
Vấn đề mà đề tài luận án đặt ra là khá rộng, có liên quan đến nhiều vấn đề lý luận<br />
khách nhau về thể loại, trong đó có truyện ngắn Việt Nam và thế giới. Song với khả năng có<br />
hạn và ứng với phạm vi cụ thể mà đề tài có thể giải quyết, chúng tôi chỉ xin điểm lại những<br />
tác giả, những công trình, những bài viết tiêu biểu có liên quan mật thiết đến khái niệm, đặc<br />
trƣng của truyện ngắn và một số vấn đề về loại hình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 19301945, trong đó tập trung chủ yếu vào ba cây bút tiểu biểu nhất là Nguyễn Công Hoan, Thạch<br />
Lam và Nam Cao. Đó là những đại diện xứng đáng cho ba loại hình mà luận án của chúng tôi<br />
tập trung nghiên cứu.<br />
2.1 Đã có rất nhiều tài liệu bàn về khái niệm và đặc trƣng của truyện ngắn, trong đó<br />
phải kể đến các giáo trình lý luận văn học, từ điển văn học,<br />
<br />