<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
*<br />
NGUYỄN VĂN HẢI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI<br />
TRONG TIẾNG VIỆT<br />
VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG<br />
TRONG TIẾNG ANH<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ<br />
Mã số:<br />
<br />
62 22 01 01<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC<br />
TP HỒ CHÍ MINH 2016<br />
<br />
<br />
Công trình này được hoàn thành tại<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí<br />
Minh<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC<br />
Phản biện 1: ............................................................................<br />
Phản biện 2: ............................................................................<br />
Phản biện 3: ............................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp<br />
Trường, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP Hồ<br />
Chí Minh.<br />
vào hồi........... ngày...... tháng...... năm 2016.<br />
Phản biện độc lập 1:...............................................................<br />
Phản biện độc lập 2:...............................................................<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh<br />
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh<br />
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí<br />
Minh<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài: Những từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ được sáng tạo<br />
ra trước tiên trong hầu hết mọi ngôn ngữ. Do đó, chúng là một trong những lớp từ cổ<br />
xưa, thuần gốc và căn bản nhất.<br />
Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, công năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà xác<br />
lập ý nghĩa của chúng, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt<br />
biểu đạt các hoạt động tự thân vốn có mà tạo hoá đã sinh ra cho con người, mặt khác<br />
còn biểu đạt hoạt động phối hợp của chúng với các bộ phận, các hoạt động khác nhau<br />
của cơ thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ hợp, các kết hợp từ song tiết<br />
đến đa tiết (thành ngữ). Mặt khác, cũng từ đây, các bộ phận cơ thể người được sử<br />
dụng một cách sáng tạo, đa dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình<br />
thành ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ẩn - hoán dụ của chúng. Cách thức chuyển nghĩa,<br />
cách sử dụng chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư<br />
duy, phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà chỉ có sự đối chiếu so sánh mới cho<br />
ta thấy được nét tương đồng cũng như sự dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ.<br />
Những đặc điểm này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Điều đó tạo cho<br />
chúng tôi cảm hứng muốn khảo sát, tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa định danh ban đầu và<br />
sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt trong sự so<br />
sánh với các từ tương đương trong tiếng Anh.<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm từ chỉ bộ<br />
phận cơ thể người, đó là các từ:“đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân”, “mắt” “mũi”,<br />
“miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ” trong tiếng Việt và các từ tương đương trong<br />
tiếng Anh. Các từ này được khảo sát từ góc độ ngôn ngữ văn hoá học (kết hợp ngôn<br />
ngữ học với văn hoá học) về ba phương diện: định danh, chuyển nghĩa và hàm nghĩa.<br />
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, với đề tài khảo sát nhóm từ chỉ bộ phận<br />
cơ thể người này, luận án nghiên cứu nghĩa định danh, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ<br />
tạo nên sự chuyển nghĩa) và hàm nghĩa. Ở đây có thể coi nghĩa định danh là nghĩa<br />
tường minh, trực tiếp của từ, còn chuyển nghĩa là kết quả của các phương thức<br />
chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ-hoán dụ… (nghĩa phong cách) của<br />
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng<br />
Anh.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu: - Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc<br />
của cộng đồng ngôn ngữ trong việc tri nhận mảng hiện thực – các từ chỉ bộ phận cơ<br />
thể người của người Việt và các từ tương đương trong Anh, thể hiện qua cách định<br />
danh, cũng như sự chuyển nghĩa và các hàm nghĩa văn hoá tiềm ẩn trong cấu trúc và<br />
qua sự sử dụng để giao tiếp của người bản ngữ ở mỗi quốc gia.<br />
- Bổ sung cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận, một ngành khoa học còn nhiều mới<br />
mẻ ở Việt Nam, có khả năng lí giải các biểu thức ngôn ngữ theo hướng giải thích lí<br />
do nhận thức và cách tư duy của người bản ngữ ở mỗi dân tộc là khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
- Góp phần nâng cao chất lượng nội dung dạy và học tiếng Việt, tiếng Anh như<br />
những ngoại ngữ. Giúp cho việc soạn thảo từ điển đối chiếu Việt - Anh và Anh Việt<br />
có cơ sở chính xác hơn.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng<br />
Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.<br />
- Khảo sát, phân tích ý nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở nghĩa định<br />
danh và ở nghĩa tổ hợp (từ ghép, thành ngữ, tục ngữ), cũng như sự chuyển nghĩa (ẩn<br />
dụ, hoán dụ, ẩn - hoán dụ) và nghĩa văn hàm (hàm nghĩa văn hoá) của các từ đó trong<br />
tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh.<br />
- So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt về các mặt nghĩa (định danh và<br />
chuyển nghĩa) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương<br />
đương trong tiếng Anh về hàm nghĩa văn hoá của chúng.<br />
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Ngữ liệu nghiên cứu: Với đề tài này, ngữ liệu được khảo sát trong luận án là<br />
khoảng 1.000 từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh ở cả phương<br />
diện nghĩa biểu vật (gọi tên sự vật) lẫn nghĩa hàm ẩn, thuộc về hai nền văn hoá khác<br />
nhau. Số lượng từ được khảo sát này được thống kê từ trong các cuốn từ điển giải<br />
thích ngôn ngữ Việt ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt; từ điển giải thích<br />
Anh ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt; các tác phẩm văn học Việt Nam;<br />
các tác phẩm văn học xuất bản bằng Anh ngữ, hoặc song ngữ Việt-Anh, Anh -Việt.<br />
Hơn nữa, hàm nghĩa thường không chỉ được thể hiện ở ý nghĩa tự thân của chúng<br />
mà còn được biểu hiện trong các tổ hợp với tư cách là một yếu tố cấu thành các tổ<br />
hợp đó. Điều này giải thích tại sao trong việc khảo sát nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận<br />
cơ thể người, chúng tôi thống kê cả các tổ hợp có chứa các từ được khảo sát để làm<br />
rõ đặc trưng văn hoá dân tộc hàm chứa trong đó; để thấy hết được sự biểu hiện ý<br />
nghĩa của chúng qua các mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác trong tổ hợp. Cụ<br />
thể là, các từ được nghiên cứu vừa ở dạng riêng lẻ vừa như các thành tố trong các từ<br />
ghép, các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng một số phương pháp thống phương<br />
pháp như khảo cứu tư liệu, từ điển; phương pháp phân tích từ nguyên; phương pháp<br />
miêu tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên ngành (ngôn ngữ học và văn hóa<br />
học); các thủ pháp kê, phân loại; thủ pháp so sánh, đối chiếu…<br />
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn<br />
5.1. Ý nghĩa lí luận: Luận án khảo sát, mô tả nghĩa của nhóm từ chỉ các bộ phận cơ<br />
thể người của luận án với hi vọng sẽ góp một phần vào việc khảo sát kĩ hơn việc sử<br />
dụng, về cách tri nhận của người Việt và người Anh về nhóm từ này trong giao tiếp.<br />
Các phân tích được trình bày trong luận án này có thể được sử dụng như một tài<br />
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, những người muốn đạt được kiến thức<br />
toàn diện về các từ liên quan đến bộ phận cơ thể người bằng tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
Cơ sở lý luận của luận án là kết hợp ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa học từ<br />
vựng để làm rõ vấn đề, qua sự so sánh, phân tích và giải thích liên quan đến các khái<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
niệm về các bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ khác nhau từ hai nền văn hóa khác<br />
biệt, tức là tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
Luận án đóng góp thêm bằng chứng cho lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, từ<br />
vựng học ngữ nghĩa, ngôn ngữ văn hóa học, và ngôn ngữ học văn bản; và để phục vụ<br />
thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh.<br />
5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Luận án cung cấp tài liệu, số liệu, cứ liệu và dẫn chứng cho việc nghiên cứu,<br />
giảng dạy tiếng Việt và ngoại ngữ trong nhà trường. Cụ thể:<br />
Kết quả nghiên cứu nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ<br />
tương ứng trong tiếng Anh có thể được ứng dụng thiết thực trong thực tiễn dạy học,<br />
cụ thể là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy tiếng Anh cho học viên Việt Nam<br />
theo một số hướng sau đây.<br />
Một là, nên dạy các từ chỉ bộ phận cơ thể người không phải theo các từ riêng lẻ,<br />
mà theo hệ thống, có nghĩa là dạy từ trong kết cấu tổ hợp, trong quan hệ với các từ<br />
khác trong nhóm từ đối tượng. Nói cách khác là dạy các từ này theo trường nghĩa từ<br />
biểu thị các bộ phận cơ thể người. Hai là, cung cấp thông tin cho người học biết đến<br />
các hàm nghĩa của các từ này. Ba là, giúp cho người học được thực hành so sánh đối chiếu Việt-Anh, Anh-Việt từng cặp từ một (chẳng hạn: “đầu” - “head”, “đầu” “chân”, v.v.), cung cấp ngữ liệu cho môn dịch là một môn học trong các trường<br />
chuyên ngữ, mà việc nghiên cứu không thể thiếu kiến thức phông về môn “Đất nước<br />
học”, làm nền cho sự tiếp thu và đối chiếu ngôn ngữ giữa các nước, vùng lãnh thổ khi<br />
đối chiếu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dịch thuật và giao lưu văn hoá.<br />
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,<br />
nội dung luận án sẽ gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lí thuyết . Chương này giới thiệu cơ sở lí thuyết của luận án;<br />
điểm qua lịch sử nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể<br />
người; quan niệm và hướng triển khai đề tài của luận án.<br />
Chương 2: Khảo sát các từ “đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân” trong tiếng Việt<br />
và các từ tương đương trong tiếng Anh. Chương này khảo sát các từ nằm bên ngoài<br />
cơ thể, có thể quan sát sự hoạt động của chúng bằng trực giác.<br />
Chương 3: Khảo sát các từ “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ”,<br />
trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh. Các từ được khảo sát trong<br />
chương này có 3 bộ phận nằm ở phía bên ngoài cơ thể (mắt, mũi, miệng) và 3 bộ<br />
phận bên trong cơ thể con người (tim, gan, lòng/dạ) với tư cách là những bộ phận<br />
được dùng để biểu thị các hoạt động và trạng thái tinh thần, trí tuệ, tâm lí của con<br />
người.<br />
Sự phân chia các từ ở mỗi chương, nếu theo tiêu chí dựa vào đặc điểm “nằm ở<br />
bên trong” và “bên ngoài” cơ thể, thì số lượng từ chỉ các bộ phận bên ngoài sẽ nhiều<br />
hơn các từ chỉ bộ phận bên trong, với tỷ lệ 7/3. Cụ thể là: các từ chỉ bộ phận bên<br />
ngoài gồm: đầu, mình/thân, tay, chân, mắt, mũi, miệng, trong khi các từ chỉ bộ phận<br />
bên trong cơ thể lại chỉ có 3 từ: tim, gan, lòng. Ở đây, 7 bộ phận cơ thể “bên ngoài”<br />
con người được trình bày trong toàn bộ chương 2 và nửa đầu của chương 3. Như vậy,<br />
<br />