intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:183

194
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu, Chương 2 Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975, Chương 3 Cảm hứng phê phán từ điểm nhìn phê bình sinh thái, Chương 4 Kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT CON NG¦êI Vµ Tù NHI£N TRONG V¡N XU¤I VIÖT NAM SAU N¡M 1975 Tõ GãC NH×N PH£ B×NH SINH TH¸I Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 62.22.01.02  LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Lưu Oanh
  2. HÀ NỘI ­ 2015
  3. LỜI CẢM ƠN LuËn án ®îc hoµn thµnh díi sù híng dÉn khoa häc cña PGS - TS Lª Lu Oanh. Chóng t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n PGS cïng tËp thÓ c¸c nhµ khoa häc thuéc chuyªn ngµnh LÝ luËn v¨n häc, Trêng §¹i häc S ph¹m Hµ Néi ®· gióp ®ì chóng t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu. Ngêi viÕt còng xin c¶m ¬n sù gióp ®ì, chia sÎ cña b¹n bÌ, ®ång m«n vµ nh÷ng ngêi th©n trong thêi gian thùc hiÖn luËn án. LuËn án ®îc viÕt b»ng niÒm yªu thÝch ®Æc biÖt víi vÊn ®Ò nghiªn cøu, tuy nhiªn kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, chóng t«i mong nhËn ®îc nh÷ng nhËn xÐt, gãp ý tõ b¹n ®äc. T¸c gi¶ Trần Thị Ánh Nguyệt
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được   hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học.  Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Những kết   luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố  trong bất kỳ  công  trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Ánh Nguyệt
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu văn học sau khi “trở về  chính mình” với những lí thuyết nh ư  chủ  nghĩa cấu trúc, chủ  nghĩa hình thức, phê bình mới… chủ  yếu quan tâm đến  những phương diện nội tại của tác phẩm dường như  nhiều khi trở  nên tự  thu   hẹp, khó tiếp cận với những vấn đề  đương đại rộng lớn. Mặt khác, các trường  phái nghiên cứu văn học hiện nay với những mối bận tâm về con người: phê bình   phân tâm học, phê bình Marxism , lí thuyết tiếp nhận… trên thực tế đã đạt được  nhiều thành tựu nhưng có lẽ  “đang trong giai đoạn thác ghềnh và thỉnh thoảng  mất phương hướng” [150, xvii]. Cần phải tìm một hướng đi khác cho nghiên cứu  văn học. Do vậy hiện nay, bên cạnh những hướng nghiên cứu văn học trước đó  vẫn đang có những tìm tòi mới mẻ  và đạt được nhiều thành tựu thì cũng xuất   hiện sự chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học, xuyên qua văn học để  quan sát sự đổi thay văn hóa, nghiên cứu ý thức văn hóa được thể  hiện như  thế  nào trong văn học, nghiên cứu ý thức về xã hội, ý thức về  môi trường thể  hiện   trong văn học. Thế  kỉ  XXI là thế  kỉ  mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải   đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ  đô thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật con người đang ngày càng quay lưng  với tự  nhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự  nhiên ngày càng cạn kiệt. Thiên   nhiên trả thù con người không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng sợ  hơn, trả  thù bằng sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền diệu  của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên khi   vấn đề biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trường không còn là vấn đề của   mỗi quốc gia dân tộc nữa, nó ảnh hưởng đến sự sống. Văn học quan tâm đến sự  sống cho nên khúc ngoặt của phê bình sinh thái xét đến cùng lại liên quan đến   bản thể của văn học. Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một trào lưu   năng động hiện nay, thu hút sự  quan tâm ngày càng nhiều hơn các nước ngoài   phương Tây. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến 
  6. đổi khí hậu, nước biển dâng, mưa bão, lũ lụt... Sống  ở  vùng đất nhạy cảm với  những đổi thay của môi trường, hẳn nhiên điều đó sẽ ánh xạ vào tác phẩm, nhất là  với nhà văn đa cảm, trắc ẩn. Ý thức sinh thái này đã được nhiều tác giả văn xuôi sau  năm 1975 đề cập đến: sự hủy hoại môi sinh dẫn tới việc mất cân bằng tự  nhiên;  quá trình đô thị hóa, nền kinh tế thị trường khiến con người rời xa môi trường sinh   thái, con người trở thành nạn nhân, công cụ của thương mại… Do vậy văn học có   khuynh hướng tìm về biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, có một tư  duy sinh thái trong việc nhận diện, phân tích và thể hiện những nỗi đau môi trường,  số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh cũng như  hướng con người  sống có trách nhiệm với thiên nhiên, biết hòa mình vào tự nhiên để được thanh thản,   cân bằng trong cuộc sống…Từ hướng nghiên cứu này, có một cách tiếp cận riêng  trên con đường khám phá một trong những hấp dẫn của văn học Việt Nam sau 1975   và qua đó kết nối văn học với những vấn đề thiết cốt của nhân loại về trách nhiệm   của con người trong khủng hoảng môi sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề  tài luận án là  Con người và tự  nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau   năm 1975 từ  góc nhìn phê bình sinh thái. Mối quan hệ  giữa con người và tự  nhiên chúng tôi hiểu như sau: Thứ  nhất, từ  cái nhìn sinh thái, chúng tôi xem xét mối quan hệ  giữa con   người và những yếu tố  tự  nhiên. Phê bình sinh thái cảnh tỉnh về  nguy cơ  của   khủng hoảng sinh thái. Do vậy, đề tài xem xét quan hệ con người với thực thể tự  nhiên để  phân tích số  phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh, đồng   thời chỉ ra những căn nguyên của những thảm họa môi trường. Mặt khác, vấn đề  tự nhiên bao giờ cũng có mối liên hệ với xã hội. Do vậy, luận án cũng xem xét sự  kết nối tính sinh thái với các vấn đề xã hội để thấy hành trình bóc lột tự nhiên có  mối liên hệ với hành trình bất công xã hội. Từ đó, phê bình sinh thái đặt ra nhiều  vấn đề về  sự bất công môi trường, về nông thôn và thành thị, những vấn đề  áp  bức phụ nữ, vấn đề giai cấp... Từ thực trạng suy thoai môi tr ́ ương c ̀ ần thức tỉnh  ý thức sinh thái và tao ra nh ̣ ưng goc nhin khac vê s ̃ ́ ̀ ́ ̀ ự sông ma co thê cung câp nên ́ ̀ ́ ̉ ́ ̀  ̉ ̣ ức va kiên th tang đao đ ̀ ́ ức cho cach hiêu đung đăn vê t ́ ̉ ́ ́ ̀ ương quan giưa cac tôn tai ̃ ́ ̀ ̣  trên trai đât. ́ ́ Thứ hai, từ cái nhìn sinh thái dưới góc độ văn học, chúng tôi "đọc" các mã  
  7. văn học thể hiện ý thức sinh thái trên các phương diện chủ đề, motif cốt truyện,   nhân vật, cảm hứng, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ  đó chỉ ra những đặc điểm của  văn học sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ  và chứa đựng bên trong những nhân tố cách tân văn học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên phê bình sinh thái Anh­Mĩ, hướng tiếp cận nảy sinh trong thời   đại khủng hoảng môi trường, đề tài chỉ ra những điểm có thể vận dụng lí thuyết  phê bình sinh thái để nghiên cứu dựa trên văn xuôi hư cấu sau năm 1975, chủ yếu  là truyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính. Từ  đó để  thấy sự  phản ứng của văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra. 3. Nhiệm vụ của luận án ­ Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái sau năm 1975; phân tích các tác  phẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái ­ Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về  văn học sinh thái Việt Nam sau năm  1975 ­ Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xuôi sinh  thái 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài   những   phương   pháp   được   sử   dụng   như   những   thao   tác   thường   xuyên trong nghiên cứu văn học như thống kê – phân loại, phân tích, tổng hợp, so   sánh (đồng đại, lịch đại), chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp luận ­ Vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề  để  nhận thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh như một thực thể  của chỉnh thể sinh thái. Sự nhận thức lại này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn   mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa. ­  Phương pháp liên ngành: Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên  ngành, kết hợp văn học với khoa học, phân tích tác phẩm văn chương để rút ra những   cảnh báo môi trường. Luận án vận dụng những kiến thức của các ngành khoa học  (sinh thái học, dân tộc học, sử học, triết học, chính trị, đạo đức...), một số loại hình  nghệ thuật khác (điện ảnh, âm nhạc…) để hiểu và lý giải một số quan điểm của các   tác phẩm.
  8. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu khác ­ Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được vận  dụng để  nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái qua điểm nhìn, motif cốt   truyện, nhân vật, giọng điệu. ­ Phương pháp cấu trúc – hệ  thống: Phương pháp này giúp xem xét mối  quan hệ  giữa các yếu tố  cấu thành nên hệ  thống mà cụ  thể  là những dấu hiệu  lặp lại có tính quy luật của những yếu tố  ấy. Trên cơ  sở  hệ  thống hóa các yếu  tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ. 5. Những đóng góp mới của luận án ­ Tổng thuật các nghiên cứu trên thế  giới (chủ  yếu là Anh­Mỹ) và Việt   Nam về phê bình sinh thái. ­ Chứng minh có một khuynh hướng văn xuôi sinh thái sau năm 1975, đặc   biệt là sau năm 1986. Chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xu  hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng những nhân tố  cách tân nghệ thuật. ­ Khảo sát 2 bình diện của khuynh hướng văn xuôi sinh thái xác lập cho  văn chương đương đại, là 1) cảm hứng phê phán trên tinh thần sinh thái và 2) xác  lập đạo đức sinh thái. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975 Chương 3: Cảm hứng phê phán từ điểm nhìn phê bình sinh thái Chương 4: Kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái
  9. Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Phê bình sinh thái – Một khuynh hướng mới trong phê bình văn   học 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một  sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ  sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ  chữ  Hy Lạp, bao gồm   oikos (chỉ  nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học). Thuật ngữ  “sinh thái   học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker  đưa ra. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về  mối   tương quan về  động vật với các thành phần môi trường vô sinh. Trải qua hàng  trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa nhưng chung nhất vẫn  là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể  sinh vật sống và môi trường xung quanh. Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại  trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học  xã hội và nhân văn. Với tư  cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình   sinh thái (ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ  XX, đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫn  nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học” [89].   Trong các định nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty được xem là  ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả: Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ   giữa văn học và môi trường tự  nhiên. Cũng giống như  phê bình nữ  quyền  xem  xét  ngôn  ngữ   và  văn học  từ  góc  độ   giới tính,  phê  bình   Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh   tế  để  đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến  phương pháp tiếp   cận trái đất là trung tâm (earth­centered approach) để nghiên cứu văn   học [150, xviii]. Để hiểu rõ hơn định nghĩa này, chúng ta cần hiểu quan niệm của phê bình  sinh thái về  con người/ tự  nhiên, tự  nhiên/ văn hóa, những vấn đề  làm nên tư 
  10. tưởng đặc thù của phê bình sinh thái. Về mặt từ nguyên, tự nhiên (nature) mà gốc  Latin của nó là natura, nghĩa là “đặc điểm thuộc về  tự  nhiên, vũ trụ” hay natus  (sự sinh ra, được sinh ra)… để phân biệt với thế giới được chế  tạo, như  các đồ  vật được làm bởi con người. Dẫu vậy, “tự nhiên” đã trở thành một diễn ngôn mơ  hồ, luôn biến đổi, nó là cái tồn tại mặc nhiên từ buổi hoang sơ, nhưng cũng là cái  đã bị con người sở hữu và chiếm hữu theo nhiều cách. “Tự nhiên” do đó đã không  còn là nó một cách nguyên thủy, mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đều bị  quy  định bởi con người. Theo sự  biến thiên này, cặp từ  tự  nhiên (nature)/ văn hóa   (culture) không còn là sự đối lập đơn giản mà có sự  xuyên thấm lẫn nhau. Thật  khó có một thứ gì đó có thể phân loại rành mạch rõ ràng, nhất là cặp đôi “phiền  phức” văn hóa/ tự  nhiên. Peter Barry đã chứng minh bằng cách lấy thí dụ, cái   chúng ta gọi là ‘môi trường bên ngoài’ là một chuỗi các khu vực xâm nhập, sấn  chéo lên nhau và dịch chuyển dần dần từ khu vực tự nhiên sang khu vực văn hóa,   theo trật tự như sau: Khu vực một: cái hoang dã (the wilderness). Thí dụ  sa mạc, đại dương,   những lục địa không có người sinh sống. Khu vực hai:  Cảnh trí hiểm trở (the scenic sublime). Thí dụ rừng, hồ, núi,  thác nước… Khu vực ba: vùng nông thôn (the countryside). Thí dụ  đồi, cánh đồng, rừng  cây.. Khu vực bốn: cảnh trí nhân tạo quanh nhà (the domestic picturesque). Thí   dụ công viên, vườn, đường… Khi chúng ta di chuyển (trong suy nghĩ) giữa các khu vực này, rõ ràng chúng ta  đã di chuyển từ khu vực thứ nhất – “thuần túy” tự nhiên sang khu vực thứ tư – phần   lớn là “văn hóa”. Dĩ nhiên, cái hoang dã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính – vốn là  do văn hóa tạo ra, và các khu vườn thì tồn tại phụ thuộc vào ánh nắng – vốn thuộc lực  lượng tự  nhiên [140, 252].  Do  vậy, các nhà phê bình sinh thái sử  dụng  thuật ngữ  human/ nonhuman khi chỉ mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Karen  Thornber giải thích “sử dụng thuật ngữ "nonhuman" (thế giới phi nhân loại) để chỉ  sinh học (nghĩa là, các sinh vật không phải con người) và vô sinh (có nghĩa là để nói,  yếu tố vật chất không sống như không khí, nước và đất). Tôi sử dụng thuật ngữ "  human" (nhân loại) để chỉ con người và công trình xây dựng của con người cả về vật  chất và trí tuệ, bao gồm cả công nghệ” [158]. Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan  trọng của việc nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa nhân loại (human) và phi­nhân­loại 
  11. (nonhuman) trong các diễn ngôn văn hóa. Phê bình sinh thái trở thành một giải pháp   khôi phục ý nghĩa và tầm quan trọng của tự nhiên với con người cũng như khẳng định  vai trò của ngôn ngữ trong việc định hình và thay đổi các quan niệm về tự nhiên như  lời khẳng định của Glotfelty Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn   hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng   của nó. Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn   hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ  và văn học. Như một   quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia   trên mặt đất, như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp   giữa con người (human) và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman) [151, xix]. 1.1.2. Lịch sử phê bình sinh thái 1.1.2.1. Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu sinh thái cho rằng phê bình sinh thái không   có lịch sử của nó, nghĩa là phong trào này mới phát xuất từ những năm 70 của thế  kỉ XX khi những cảnh báo về sự khủng hoảng môi trường ngày càng trầm trọng   và con người ta bắt đầu nhận thấy mặt trái của văn minh kĩ trị đã ảnh hưởng đến   môi trường như  thế  nào. Tuy nhiên, hành trình đó cũng bắt đầu bằng cách tìm   cách trở  về  với trái đất nguyên thủy vì sự  thực bất kì lí thuyết nào cũng có cội   nguồn của nó. Triết học phương Tây đã manh nha các tư tưởng sau này trở thành tiền đề  cho  phê   bình  sinh  thái:   tư   tưởng   sinh   thái   của   Rousseau,   Darwin,   Heidegger...   Nghiên cứu về phương diện tiến hóa của Darwin đã chứng minh một cách thuyết   phục bằng khoa học, giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng "con người kiểu mẫu   muôn loài" có thể đứng cao hơn tất thảy. Sự thực,  nhân loại và các sinh vật khác  có cùng nguồn gốc trên ý nghĩa sinh vật học, do vậy, con người phải ý thức rằng  tất cả  các sinh vật đều có quan hệ  huyết thống, cần đem sự  quan tâm của con   người mở rộng đến tất cả các sinh mệnh khác. Rousseau, một nhà triết học Ánh  Sáng cũng đề  cao việc tôn trọng tự  nhiên. Ông khẳng định rằng bản chất con  người là lương thiện nhưng xã hội làm cho hư hỏng và bất hạnh vì vậy cần giáo  dục con người quay trở về tự nhiên. Các nhà triết học hiện tượng luận (Hussel, R.  Ingarden, Heidegger, Merleau Ponty…) đi vào thế giới nhân sinh bên trong của con  người, quan tâm nhiều đến tri giác. Họ  cho rằng con người cảm nhận thế  giới   bằng chính cảm giác trực giác của mình, tất cả các chức năng cao hơn của ý thức  như sự hiểu biết, ý chí đều có nguồn gốc và phụ thuộc vào sự phản ánh của chủ 
  12. thể, rằng tồn tại thể xác chính là tri giác. Đặc biệt, phê bình sinh thái  ảnh hưởng trực tiếp nhất từ  tư  tưởng triết   học các trường phái của luân lí học môi trường phương Tây hiện đại: Đại địa   luân lí học (Land Ethics), Tự nhiên giá trị luận (Theory of nature value), Động vật  giải phóng (Animal liberation), Sinh thái học bề  sâu (Deep ecology)… ­ triết lí  sinh thái và môi trường hiện đại tôn trọng sự tồn tại bình đẳng của tạo vật, coi  mọi sinh vật trong hệ thống không có loài nào  ở  thế   ưu trội. Arne Naes, người   Na Uy trong tham luận Bề  mặt và bề sâu, khoảng cách của phong trào sinh thái  (The Shallow and the Deep, Long­range Ecology Movement, Inquiry 16, Spring,  1973) phát biểu tại Budapest bàn về  bản chất của triết học và sinh thái, đề  ra   thuật ngữ Deep Ecology (Sinh thái học bề sâu) coi tự nhiên và chúng ta cùng một   thể. Nguyên tắc cốt lõi của sinh thái học bề sâu là niềm tin rằng môi trường sống  như  một chỉnh thể  cần được được tôn trọng. Môi trường sống có những quyền  bất khả xâm phạm để sinh sống và phát triển, độc lập với lợi ích thực dụng của   con người. Sinh thái bề sâu cho rằng thế giới tự nhiên là một sự cân bằng tinh tế  của mối quan hệ phức tạp, trong đó sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc vào sự tồn  tại của những sinh vật khác trong hệ sinh thái. Can thiệp của con người hoặc phá   hủy thế giới tự  nhiên đặt ra một mối đe dọa do đó không chỉ  đối với con người   mà cho tất cả các sinh vật tạo thành trật tự tự nhiên . Aldo Leopold (1887 ­ 1948) được coi là người đầu tiên đề xướng sự bảo vệ  sinh thái của phương Tây cận đại. Niên giám về đất nước sa mạc (A sand country  almanac, 1949, Oxford University press, 1966) của Aldo Leopold được coi là tác   phẩm kinh điển, cuốn sách chuẩn mực cho các khóa học văn học Mỹ. Trong đó  chương  Đại địa luân lí học  (Land Ethics) biểu đạt tư  tưởng cốt lõi của ông: con  người và đất đai, nước, thực vật và động vật tồn tại mối quan hệ luân lí. Xét trên  lập trường nhân loại, động ­ thực vật khác trên trái đất chỉ là tài sản. Mối quan hệ  giữa người và đất đai vẫn thuần là kinh tế, con người chỉ có quyền lợi mà không có  nghĩa vụ đối với đất đai. Thuật ngữ quan trọng nhất để Aldo Leopold giải thích là  “cộng đồng” (Community), ông cho rằng mỗi cá nhân đều sống trong một môi  trường xã hội, trở thành một bộ phận cùng nương tựa nhau để  tồn tại trong cộng  đồng   này.   Phạm  vi   đạo  đức   trước   đây   giới   hạn  trong   “cộng   đồng   nhân  loại”  (Humman Community), mối quan hệ  này chỉ  coi trọng quan hệ  con người và con   người, con người với xã hội, còn “luân lí môi trường” mở rộng ra Cộng đồng sinh   vật (Biotic Community) bao gồm cả cỏ cây, sông nước, động vật… ­ thế giới của  muôn loài. Quan niệm Đại địa luân lí học làm thay đổi vai trò nhân loại trong văn 
  13. minh truyền thống phương Tây. Con người, từ kẻ chinh phục, kẻ thao túng tự nhiên   trở thành một thành viên trong đó. Con người phải có sự tôn trọng thích đáng đối với  tất cả  các thành viên thuộc giới hữu tình và vô tình, và cùng sinh tồn với các loài  khác hợp thành một cộng đồng rộng lớn, con người có nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ  “cộng đồng sinh vật” được hài hòa, ổn định, và đẹp đẽ “Hành vi mà có thể bảo hộ  tính chỉnh thể, tính ổn định, và vẻ đẹp của Cộng đồng sinh vật là đúng, trái ngược   lại với điều đó là hành vi sai trái” [153, 26]. Những   tư   tưởng   của   sinh   thái   học   như:   Cộng   đồng   sinh   vật   (Biotic  Community),   Ý   thức   sinh   thái   (Ecological   conscience),   Đại   địa   mĩ   học   (Land  aesthetic) mà Aldo Leopold đề  xuất chủ  yếu để  thay đổi thế  giới quan nhân loại   trung tâm (human­centred) trong văn minh truyền thống Kitô giáo phương Tây, phá   bỏ  sự  cách biệt giữa con người và thiên nhiên để  nhận thức   Vạn vật bình đẳng.  Lương tâm sinh thái xuất phát từ thái độ con người thay đổi thế giới quan, từ mối   quan tâm con người với con người kéo dài ra đến con người và vạn vật trên trái đất.  Chỉ khi con người nhận thức được loài vô tình hay giới hữu tình trong Đại địa đều là  một phần tử của Cộng đồng sinh vật thì nhân loại mới có thể tôn trọng và bảo vệ  chúng được. Như vậy, đạo đức môi trường đã mở rộng ra từ quyền con người sang quyền  của thiên nhiên. Cuối thế  kỉ  XX là thời kì khởi phát phong trào bảo vệ  sinh thái.   Ngoài những phong trào bảo vệ môi trường thực tế, các phong trào xuất phát từ nền   tảng tư tưởng lí luận triết học trong việc chăm sóc sinh thái rất đáng lưu tâm vì thực  chất vấn đề sinh thái mà chúng ta đang đối mặt còn nằm ở văn hóa của chúng ta –  cách hành xử của chúng ta đối với tự nhiên. Bảo vệ sinh mệnh tự nhiên là sự tiến   bộ của nhân loại. Tôn trọng sinh mệnh, yêu quý sinh mệnh không phải là con người   ban tặng một cách khẳng khái cho vật có sinh mệnh khác mà là nhu cầu của sự tiến   bộ tự thân nhân loại “Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho chúng ta, về lâu về dài, nếu chúng   ta biết tự  nhận diện chính mình như  là những sinh vật tự  nhiên mà chúng ta đang  dần dần phá hủy – những cái cây, những dòng sông, đất đai, và ngay cả không khí  của chúng ta… Chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé trong toàn bộ hệ sinh thái ấy ”  [147, 160]. Trở  về  với tư  tưởng văn hóa phương Đông cổ  đại là một khuynh hướng  quan trọng của của phê bình sinh thái hiện nay. Nếu như  phê bình sinh thái cứ  mãi là “lí thuyết về sự sụp đổ” (Theories of breakdown) [159] thì sẽ dẫn đến bế  tắc, nhiều nhà tư tưởng và triết gia sinh thái đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng 
  14. của trí tuệ sinh thái phương Đông cổ đại để giải quyết được những khó khăn về  lý luận. Nhà xuất bản Đại học Harvard liên tục xuất bản nhiều chuyên luận bàn  về giá trị to lớn của tư tưởng sinh thái phương Đông cổ đại đối với trào lưu văn   hóa sinh thái [theo 139]. Rõ ràng, mối quan hệ  giữa con người và  tự  nhiên được triết học, văn  chương và mĩ thuật bàn đến cách đây hàng nghìn năm. Các nhà tư  tưởng Trung  Hoa xem con người mang bản chất của tự nhiên nên con người cần sống hòa hợp  với tự  nhiên, sống thuận theo tự  nhiên.  “Thiên nhân hợp nhất” ­ tư  tưởng Chu  Dịch đã trở thành tiền đề cơ bản trong cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của   văn chương phương Đông. Điều đó khẳng định sự thống nhất giữa con người và   tự nhiên, con người là một phần của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có mối  liên quan, dung hòa nhau. Khổng Tử yêu cầu tôn trọng, gìn giữ môi trường, mùa  xuân vào rừng không được đốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lưới to. Lão Tử  cho rằng con người gắn với tự  nhiên, là một bộ  phận không tách rời tự  nhiên:  “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”, cho nên mọi  vật đều sinh ra từ Đạo, là biểu hiện của Đạo do vậy “trời đất với ta cùng sinh ra,   vạn vật với ta là một”. Tự  nhiên có trước con người, tồn tại và vận động theo  quy luật khách quan, con người theo quy luật của tự nhiên để hành động cho hợp   lẽ “Thiên nhiên và hoạt động tự nhiên, sự âm thầm diễn ra của các biến cố đời   đời kiếp kiếp, sự tuần hoàn của bốn mùa, sự vận chuyển uy nghi của tinh tú, đó   là cái đạo mà ta thấy trong mỗi dòng suối, mỗi phiến đá, mỗi ngôi sao, đó là cái  luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã, mà lại hợp lí, và loài người phải hành động theo   luật ấy nếu muốn sống khôn ngoan và yên ổn” [25, 53]. Bởi vậy, người phương   Đông thường lựa chọn cách sống hài hòa với tự  nhiên để  được thanh thản, đủ  đầy. Vì con người xa rời Đạo, đánh mất đi sự hồn nhiên chất phác của mình nên  sinh ra loạn lạc, vì vậy con người cần giữ gìn bản chất tự nhiên, nhu thuận cũng  chính là gìn giữ và nuôi dưỡng bản tính trẻ  thơ của mình. Thuyết Đồng tâm cho   rằng những áng văn chương hay nhất trong thiên hạ chưa bao giờ lại không nảy   sinh từ trái tim trẻ thơ (Lí Chất). Trong các sử  thi phương Đông, còn có những bài học về  sự  hòa hợp tự  nhiên. Các anh hùng của người  Ấn trong Ramayana, Mahabrahata trước khi lên  ngai vàng trị  vì đất nước đều vào sâu trong núi hành hương, học bài học triết lí   về  nhân sinh bằng cách tĩnh tâm, hòa mình sống với thiên nhiên.  Trước khi trở  thành đấng Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua kiếp sống không chỉ  là con người,  
  15. thần linh mà cả  là chim chóc, muông thú để  có thể  hiểu về  cuộc đời của muôn  loài bình thường, với đủ  mọi quan hệ thế tục. Đức vua Trần Nhân Tông sau khi   thực hiện xong việc thế  sự, xuất gia vào núi sâu để  được trong sạch, giác ngộ  tràn đầy. Thiên nhiên, do đó là người thầy minh triết vĩnh cửu trong tâm thức của  người phương Đông. 1.1.2.2. Sự phát triển của phê bình sinh thái Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ,  đưa đến cho con người nhiều tiện nghi, nhưng nó cũng khiến cho con người  “đang đi trên con đường dẫn đến sự  đối đầu trực tiếp với thiên nhiên” [49, 42].  Hiện tại, con người bắt đầu hiểu ra là cần phải thương yêu và che chở  thiên   nhiên, nếu không sẽ  phải gánh chịu sự  thua thiệt, tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự  không biết lo xa chúng ta chưa thực sự có những hành động thiết thực. Trước bối  cảnh khủng hoảng môi trường đó, để thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề  sinh  thái nhằm thức tỉnh nhân loại trước những nguy cơ đe dọa của khủng hoảng môi  trường, những ngành khoa học nhân văn khác như lịch sử, triết học, luật pháp, xã   hội học và tôn giáo đã “nghiên cứu xanh” (green study) từ những năm 1970. Các  nhà sử  học kêu gọi “đừng coi tự  nhiên như  la sân khâu cho v ̀ ́ ở  diên cua con ̃ ̉   ngươi, ma la môt diên viên ngang hang trong tân kich ây. H ̀ ̀ ̀ ̣ ̃ ̀ ́ ̣ ́ ọ tìm thấy nguồn gốc   của các mối quan hệ giữa hoàn cảnh môi trường với các phương thức sản xuất   kinh tế và các ý tưởng văn hóa xuyên thời gian” [151, xxi]; các nhà nhân loại học   chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và địa lí; các nhà tâm lí học thừa nhận sự bất   hòa giữa con người và thiên nhiên là nguồn gốc của các căn bệnh xã hội, bệnh  tâm lí “khám phá ra sự nối kết giữa hoàn cảnh môi trường và sức khỏe tinh thần,   một số  liên quan đến sự  xa rời hiện tại đối với tự  nhiên như  căn bệnh cơ  bản  của tâm lí và xã hội chúng ta” [151, xxi]; thậm chí, các nhà thần học xác quyết  môi trường là một vấn đề  của tôn giáo “cô găng tim kiêm cac c ́ ́ ̀ ́ ́ ứ liêu trong kinh ̣   thanh ch ́ ưng minh con ng ́ ươi đa t ̀ ̃ ừng lam chu trai đât môt cach khôn ngoan, h ̀ ̉ ́ ́ ̣ ́ ợp  ly” [151, xxi], h ́ ọ cũng tìm đến những tôn giáo của người Mỹ bản địa hay các tôn  giáo Phương Đông được coi là “hê thông tôn giao ch ̣ ́ ́ ưa đây cac tin điêu sang suôt ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ́  ̀ ự nhiên va thê gi vê t ̀ ́ ới tinh thân” [151, xxi]. ̀ Trong khi đó văn học được đánh giá là “phản ứng chậm” vì hình như vẫn bỏ  ngỏ mối quan tâm đến môi trường. Những nghiên cứu của văn học thế kỉ XX vẫn là   những mối bận tâm đến con người: phê bình nữ quyền, phê bình phân tâm học, phê  bình Macxit, lí thuyết tiếp nhận… mà bỏ  ra ngoài một sự  thực: trái đất đang lâm 
  16. nguy. Dù vậy, từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX có một số nhà nghiên cứu văn  học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về  phương diện sinh thái. Tuy  nhiên các nghiên cứu của họ được coi là những “nghiên cứu trước tác về tự nhiên”   (the study of nature writing) tản mát dưới những tên gọi khác nhau như  chủ nghĩa   đồng quê, sinh thái học con người, chủ nghĩa địa phương, khoa học và văn học, tự   nhiên trong văn học, phong cảnh trong văn học... Ngay từ  khi xuất hiện, phê bình  sinh thái đã không thuần nhất, bởi vậy, định danh khái niệm cũng là một vấn đề.  Nếu như ở Anh người ta thường sử dụng thuật ngữ “nghiên cứu xanh” (green study)  thì ở Mỹ lại thích sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritism). Nhiều thuật  ngữ khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê bình   văn học môi trường” (environmental literary criticism), hay “nghiên cứu (văn hóa)  xanh” (green(cultural)studies), sáng tác tự  nhiên (nature writing), sinh thái học lãng  mạn (Romantic Ecology)… Chúng tôi đồng ý với Cheryll Glotfelty và nhiều học giả  khác về việc thống nhất thuật ngữ ecocritism (phê bình sinh thái) vì nó ngắn gọn và   có thể dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái)  và ecocritic (nhà phê bình sinh thái). Hơn nữa, tiền tố “eco­” (sinh thái) hay hơn tiền   tố “enviro­” (môi trường) bởi vì tương tự khoa học sinh thái học, phê bình sinh thái  nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự vật, trong trường hợp này, giữa văn hóa và thế  giới tự nhiên. Mặt khác, tiền tố “enviro­” (môi trường) ngụ ý rằng, con người chúng  ta là trung tâm, tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là môi trường. Ngược lại, tiền tố  “eco­” (sinh thái) ám chỉ  các cộng đồng phụ  thuộc lẫn nhau, những hệ  thống hòa   hợp và sự kết nối mạnh mẽ giữa các bộ phận cấu thành [xem thêm 151, xx]. Khởi nguyên của thuật ngữ  ecocritism xuất phát từ  cuốn Hài kịch của sự  sinh tồn: nghiên cứu trong sinh thái học văn học (The Comedy of Survival: Studies   in Literary Ecology, 1972), Joseph Meeker giới thiệu thuật ngữ: sinh thái học văn  học (literary ecology) ám chỉ “sự nghiên cứu chủ đề sinh thái và những mối liên hệ  xuất hiện trong tác phẩm văn học. Đồng thời, nó cũng là một sự  thử  nghiệm để  khám phá ra vai trò của nó là gì với văn học trong sinh thái học của loài người”  [151, xx]. Thuật ngữ ecocriticism có lẽ  xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 bởi  William Rueckert trong một khảo luận tên là Văn học và sinh thái học: Một thử   nghiệm mới trong phê bình sinh thái  (Literature and Ecology: An Experiment in   Ecocriticism). Phê bình sinh thái (ecocriticism) theo Rueckert có nghĩa là “việc ứng  dụng sinh thái học và các thuật ngữ  sinh thái học vào nghiên cứu văn học” [151,   105]. Định nghĩa của Rueckert có liên quan đặc biệt với khoa học sinh thái học và 
  17. theo đó đã giới hạn lại thành một thuật ngữ để  chỉ  tất cả  mối quan hệ giữa văn  học và thế  giới tự  nhiên. Do vậy, phê bình sinh thái không được thừa nhận như  một phong trào phê bình rõ rệt. Tuy nhiên, trong những năm này đã xuất hiện một số tác phẩm quan trọng  đối với lịch sử của phong trào phê bình sinh thái. Công trình của Joseph Mecker là   Hài kịch của sự sinh tồn (The Comedy of Survial, 1974) đã đưa ra vấn đề tranh luận  cơ bản: chính văn hóa phương Tây với nền tảng tư tưởng của thuyết con người là   trung tâm đã khiến cho môi sinh trở nên khủng hoảng. Năm 1985, Frederick Owaage   biên tập cuốn sách mang tên Giảng dạy văn học môi trường: tài liệu, phương pháp   và Tiềm năng phát triển (Teaching Environmental Literature: Materials, methods,   Resources) bao gồm nhiều chiều hướng của mười chín nhà nghiên cứu khác nhau.  Năm 1989, Alicia Nitecki viết Bản tin văn học Mĩ về đề tài tự nhiên (The American  Nature Writing Newsletter) mục đích của bà là để công bố các bài luận vắn tắt, điểm  sách và những thông tin liên quan đến nghiên cứu cách viết về  tự  nhiên và môi  trường. Mãi đến những năm 1990, phê bình sinh thái mới thực sự  phát triển. Các   hội nghị  khoa học về  vấn đề  môi trường và văn học được tổ  chức hằng năm.  Phiên họp đặc biệt nổi tiếng nhất của  Hội nghiên cứu ngôn ngữ  học hiện đại   (MLA) vào năm 1991 được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh   thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học” đã thực sự tạo được tiếng vang và thúc đẩy  hướng nghiên cứu này phát triển mạnh mẽ.  Năm 1994, Kroeber cho xuất bản  chuyên luận Phê bình văn học sinh thái: tưởng tượng lãng mạn và sinh thái học   tinh thần  (Ecological  literary  criticism; romantic  imagining and the  Biology   of   mind,  Columbia University Press, 1994),  đề  xướng "phê bình văn học sinh thái"  (ecological literary criticism), "Phê bình mang khuynh hướng sinh thái" (ecological  oriented criticism). Năm 1995, Lawrence Buell khoa Anh văn đại học Harvard cho   xuất bản chuyên luận Tưởng tượng môi trường: Thoreau, văn viết về tự nhiên và   sự  cấu thành của văn hóa Mĩ (The Enviromental Ima gination: Thoreau, Nature   Writing, and the Formation of American Culture, Harvard University Press, 1995).  Khi nghiên cứu về Thoreau từ góc độ sinh thái cung cấp cho "văn học xanh" một   số chỉ đạo có tính tổng thể về phương pháp luận và lí luận. Nghiên cứu của ông  là một dấu mốc cho phê bình sinh thái. Một tác phẩm rất quan trọng và có  ảnh  hưởng trong lĩnh vực này ­ đây là cuốn sách phổ biến về phê bình sinh thái. Tuy nhiên, để nhận thức rõ ràng về phê bình sinh thái phải kể đến người có  
  18. công phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfelty, đã đồng biên tập với   Harold Fromm một tuyển tập cốt yếu các bài viết có tính định hướng quan trọng là  Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học (The  Ecocriticism   Reader:  Landmarks   in   Literary   Ecology,   University   of  Georgia   Press,  1996). Năm 1992 bà cũng là nhà sáng lập ra Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi  trường ­ ASLE (the Association for the Study of Literature and Environment) . Hiệp hội   này trở thành tổ chức có hàng nghìn thành viên ở Mỹ, sau đó các chi nhánh mới thành  lập  ở  Anh và tiếp theo là nhiều nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,  Ấn Độ,   Canada… Năm 1993 Patrick Murphy đã xuất bản tạp chí mới, là  Nghiên cứu Liên   ngành Văn học và Môi trường  ­ ISLE (Interdisciplinary Studies in Literature and   Environment) để cung cấp một diễn đàn nghiên cứu phê bình văn học quan tâm tới lí  do môi trường. Phong trào phê bình sinh thái  ở  Anh và Mĩ có đôi chút khác biệt. Phê bình  sinh thái, hay phê bình xanh của Anh quốc lại được sinh thành từ phong trào Lãng  mạn Anh của thập kỷ  chín mươi thế  kỷ  18 (1790) hơn là từ  phong trào Tiên   nghiệm Mỹ  trong thập kỷ  bốn mươi thế  kỷ  19 (1840). Người tiên phong của   phong trào này là nhà phê bình Jonathan Bate, tác giả  cuốn  Sinh thái học Lãng   mạn: Wordsworth và Truyền thống (văn học) Môi trường ( Romantic Ecology:   Wordsworth   and   the   Environmental   Tradition,   Routledge,   1991).Tuyển   tập   các  công trình phê bình sinh thái đáng chú ý nhất tại Anh là cuốn Tuyển tập nghiên   cứu  xanh:  Từ   chủ   nghĩa  lãng  mạn  tới  phê   bình  sinh  thái  (The   Green  Studies   Reader: From Romanticism to Ecocriticism, Routledge, 2000) do Laurence Coupe  biên tập. Nếu như  phê bình sinh thái Mỹ  thiên về  ca tụng tự  nhiên thì phê bình  sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo về môi trường,Thành phố và Nông thôn (The   Country and the City (Chatto & Windus, 1973) của Raymond William đã thể hiện  rõ điều đó Như  vậy, phê bình sinh thái từ  những nghiên cứu riêng lẻ, khó nhận diện  đã có một tổ chức riêng thu hút giới nghiên cứu trên trên toàn thế giới, có một tạp  chí riêng của Hội. Đồng thời phong trào này cũng lan ra các trường đại học, một  vài trường đã bắt đầu đưa vào trong các khóa văn học của họ chương trình giảng  dạy về  nghiên cứu môi trường; một số  học viện về  tự  nhiên và văn hóa được  thành lập; một số khoa tiếng Anh yêu cầu những chương trình nhỏ  về  văn học   môi trường. Nhờ  đó, phê bình sinh thái đã chính thức trở  thành một phong trào   nghiên cứu hàn lâm. Nhiều nghiên cứu của các tác giả được công bố.
  19. Một trong những dấu mốc chứng tỏ sự phát triển của phê bình sinh thái là sự  xuất hiện trong các cuốn giáo trình giới thiệu các trường phái lí thuyết văn học. Giáo  trình  Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận văn học và lí luận   văn hóa (Beginning   Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory, Manchester University press)  tái bản năm 2002 do Peter Barry soạn thêm một chương mới là "Phê bình sinh thái"   (bản xuất bản năm 1995 chưa có chương này). Chương sách giới thiệu một khái quát  sự ra đời, cách hiểu hàm nghĩa tự nhiên/văn hóa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của   phê bình sinh thái, và thực tiễn phê bình sinh thái. Giới thiệu Phê bình đầu thế kỉ XXI   (Introducing Criticism at the Twenty­First Century, 2002) do Julian Wolfreys biên tập,  Chương 7 của tuyển tập "Phê bình sinh thái" do Kate Rigby  viết đã giới thiệu một  cách rõ ràng về phê bình sinh thái: từ việc phê phán những tư tưởng khiến cho tình  trạng sinh thái lâm vào khủng hoảng hiện nay, tìm về các văn bản về tự nhiên để tái   cấu trúc lại văn bản, nhìn lại về văn học lãng mạn; tái cấu trúc tính xã hội và tính sinh   thái, khẳng định có một mối liên hệ giữa các vấn đề tự nhiên và xã hội, gắn với các   vấn đề giai cấp, chủng tộc, giới tính; Phê bình sinh thái cần phải đặt lại nền tảng  ngôn ngữ. Một   trong   những  hướng   quan  trọng   của   phê   bình   sinh   thái   là   nhìn   lại  những diễn ngôn lãng mạn về  tự  nhiên. Gifford Terry phát triển mô hình 3 lớp  của kịch: đồng quê, phản đồng quê và hậu đồng quê để  viết về  thể  loại Đồng   quê   (Pastoral (Routledge, the Critical Idiom series, 1999)  đả  phá vào thể  loại  đồng   quê.   Năm   2000,  Bài   ca   trái   đất  (The   Song   of   the   Earth,   Massachusetts,  Harvard  University  Press) là công trình của nhà phê bình văn học sinh thái nổi  tiếng Jonathan Bate đã  ứng dụng nguyên lý phê bình hiện tượng học, chủ  nghĩa   sinh thái học lãng mạn của Heidegger, lý thuyết về  trạng thái tự  nhiên của Jean  Jacques Rousseau để  so sánh thơ ca và tiểu thuyết lãng mạn của Jane Austen và  Thomas Hardy, Mary Shelley, William.H.Hudson và Elizabeth Bisho. Năm 2004, Grey Garrard (đại học Bath Spa, Anh) xuất bản chuyên luận Phê  bình sinh thái (thuật ngữ phê bình mới) (Ecocriticism (The New Critical Idiom) bàn  về  diễn ngôn chủ  yếu của phê bình sinh thái từ  8 phương diện như  ô nhiễm, nơi   chốn, điền viên, hoang dã, tận thế  (thảo luận về Kitô giáo), cư  trú, động vật, trái  đất. Từ cái nhìn của phê bình sinh thái, tác giả đã chất vấn và khéo léo đưa người  đọc qua những cạm bẫy của lí thuyết, đào sâu vào những tranh luận chính của phê  bình sinh thái hôm nay.
  20. Chuyên luận phê bình sinh thái thứ 3 của Lawrence Buell mang tên Tương   lai của phê bình môi trường: khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn học   (The   Future   of   Environmental   Criticism:   Environmental   Crisis   and   Literary   Imagination, 2005). Buell đặt phê bình sinh thái vào lĩnh vực nghiên cứu văn hóa   và văn học để khảo sát, chỉ  ra một cách rõ ràng "sự  chuyển hướng của sinh thái  môi trường trong những nghiên cứu về văn học và văn hóa" (the environment turn   in   literary   and   cultural   studies),   "diễn   ngôn   sinh   thái   của   văn   học"   (literary  ecodiscourse) được sử dụng rộng rãi hơn, hình thành hệ thống toàn cầu hóa hơn,  được thảo luận liên ngành nhiều hơn, được cấu thành từ  nhiều phương diện  hơn. Một cuốn sách cũng cần được nhắc đến  ở  đây là  Sự  mơ  hồ  sinh thái:   Khủng   hoảng   môi   trường   và   văn   học   các   nước   Đông   Á  (Ecoambiguity:   Environmental Crises and East Asian Literatures, 2012) của Karen Thronber. Mở  rộng diện quan tâm của phê bình sinh thái ra khỏi các nước ngoài phương Tây:   Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, bà đã đưa ra một khái niệm quan  trọng "mơ hồ sinh thái" khi nhận định rằng tình yêu thiên nhiên trong các văn bản  văn chương Đông Á ẩn dấu những ngộ nhận không nhỏ dẫn đến những bất công  môi trường. Phê bình sinh thái đã mở  rộng phạm vi tới Shakespear học. Etock (trong   công trình  Shakespear ecocritisim) cho rằng phê bình sinh thái không chỉ  nghiên  cứu tự  nhiên hay hiện hữu tự  nhiên trong văn học, mà hơn thế  nó là bất cứ  nào  liên hệ chặt chẽ đến biến đổi môi trường. Từ đó, mở ra một cách tiếp cận chức   năng của sinh thái học văn hóa (culture ecology). 1.1.3. Phê bình sinh thái ­ một khuynh hướng nghiên cứu văn học Phê   bình  sinh  thái  với   tư   cách  là   một   kiểu   tiếp   cận  văn  chương   mới,   khuynh hướng phê bình văn học ra đời trong bối cảnh giới học thuật phản  ứng  trước nguy cơ  môi sinh bị  hủy hoại do chính con người. Thông qua văn học để  thẩm định lại toàn bộ văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán tư tưởng, chính sách,   mô hình xã hội... đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ đối với tự  nhiên, khiến   cho môi trường lâm vào tình trạng suy thoái hiện nay. 1.1.3.1. Phê bình sinh thái trong thời đại khủng hoảng môi trường Cheryll Glotfelty trong bài giới thiệu “Nghiên cứu văn học trong thời kì khủng  hoảng môi trường” của Tuyển tập Phê bình sinh thái, các mốc quan trọng trong sinh   thái học đã tỏ ra hết sức sốt ruột vì văn học dường như vẫn thờ ơ với những mối   bận tâm về môi trường trong khi hành tinh duy nhất của chúng ta đang lâm nguy:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2