intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

120
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học" trình bày về các nội dung: quan niệm về văn học và phƣơng pháp phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu, thành tựu của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học qua các chặng đƣờng cầm bút, phong cách phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> PHAN NGỌC THU<br /> <br /> ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU<br /> TRONG LĨNH VỰC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU<br /> VĂN HỌC<br /> Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> Mã số: 5. 04. 33<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS. Nguyễn Đăng Mạnh<br /> <br /> HÀ NỘI – 2002<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1<br /> TỔNG QUAN ................................................................................................................ 5<br /> CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC, VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÊ BÌNH<br /> NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU ................................................................. 25<br /> 1.1. Quan niệm của Xuân Diệu về văn học, chủ yếu là quan niệm về thơ .......... 27<br /> 1.2. Phƣơng pháp phê bình nghiên cứu văn học của Xuân Diệu: ......................... 40<br /> CHƢƠNG 2: THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU<br /> VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU QUA NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG ................................... 62<br /> 2. 1. Nhìn lại một số tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ ..................................... 62<br /> 2.1.1. Thời Thơ Mới (1932- 1945) .................................................................. 62<br /> 2.1.2. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946 -1954): Tiếng thơ ............ 70<br /> 2.1.3. Từ 1955 đến 1985 .................................................................................. 73<br /> 2.2. Những mảng đề tài nổi bật ............................................................................ 85<br /> 2.2.1. Xuân Diệu với sáng tác thơ ca dân gian: ............................................... 85<br /> 2.2.2. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển dân tộc: ..................................... 89<br /> 2.2.3. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại: ......................................... 112<br /> CHƢƠNG 3: PHONG CÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU CỦA XUÂN DIỆU . 125<br /> 3.1. Nhà thơ trong nhà phê bình......................................................................... 126<br /> 3.2. Bình và giảng .............................................................................................. 144<br /> 3.3 "...Và cây đời mãi mãi xanh tƣơi"................................................................ 159<br /> KẾT LUẬN ................................................................................................................ 170<br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................... 141<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 142<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> 1.1. Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những tác giả lớn của Văn học Việt Nam<br /> thế kỷ XX. Ông không chỉ là nhà thơ hàng đầu mà còn là một nhà hoạt động kiệt xuất trên<br /> nhiều lĩnh vực sáng tạo văn học.<br /> Ngay từ những năm tuổi trẻ, với hai tòa lâu đài thơ ca lộng lẫy: Thơ thơ (1938) và Gửi<br /> hương cho gió (1945) Xuân Diệu đã "đem đến một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn<br /> nước non lặng lẽ này" [144, tr 212] và khẳng định vị trí văn học sử của mình: "nhà thơ mới<br /> nhất", "đại biểu đầy đủ nhất" cho phong trào Thơ Mới (1932-1945). Đồng thời, ông còn là<br /> tác giả hai tập văn xuôi Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) và nhiều bài tranh luận<br /> văn học sôi nổi đăng trên các báo Ngày nay, Phong hóa, Tao đàn...<br /> Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hành trình sáng tác thơ ca của Xuân Diệu lại rạo<br /> rực với một "nguồn thơ mới". Nếu kể từ hai bản tráng ca Ngọn Quốc kì (1945), Hội nghị non<br /> sông (1946) đến tập Thanh ca cuối cùng (1982), Xuân Diệu đã có hơn 13 tập thơ đƣợc xuất<br /> bản trong lòng xã hội mới, đó là chƣa kể đến nhiễu tập văn xuôi, thƣ dịch và hàng trăm buổi<br /> nói chuyện thơ trƣớc công chúng; Tất cả, đều chứng tỏ cho ta thấy một Xuân Diệu - nhà thơ,<br /> với một bút lực không hề vơi cạn, nhƣ "cây đời mãi mãi vanh tươi" nhƣ "sự sống chẳng bao<br /> giờ chán nản".<br /> Nhƣng, có lẽ, nói nhƣ nhà thơ Tế Hanh, hoặc Trần Đăng Khoa..."Về cơ bản, văn tài<br /> Xuân Diệu ở giai đoạn này phát triển chủ yếu theo ngả tiểu luận nghiên cứu, phê bình, chứ<br /> không phải là thơ" [71, tr 7 |. Hơn ba nghìn trang sách với gần hai chục công trình , kể từ<br /> Tiếng thơ (1951) đến bài viết cuối cùng: S ự uyên bác với việc làm thơ (1985)...chỉ tính riêng<br /> các tác phẩm lí luận, phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia" [128, tr 136]. Đặc biệt<br /> những tác phẩm<br /> <br /> 2<br /> Xuân Diệu bàn về "công việc làm thơ" tìm hiểu về "các nhà thơ cổ điển Việt Nam"...là những<br /> công trình tầm cỡ chỉ có những nhà phê bình lớn, nhà văn hóa thực sự uyên bác tài hoa mới<br /> vƣơn tới đƣợc.<br /> Chính vì vậy, đã đến lúc muốn tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc sự nghiệp văn<br /> học của Xuân Diệu, cũng nhƣ những đóng góp lớn lao, đặc sắc của ông đối với nền văn học<br /> hiện đại nƣớc nhà, rất cần có những công trình nghiên cứu chuyên biệt từng tác phẩm, từng<br /> chặng đƣờng, từng phƣơng diện sáng tạo của ông. Và, tất nhiên, không thể không có những<br /> công trình chuyên sâu, khám phá vẻ đẹp và đóng góp của văn tài Xuân Diệu trong lĩnh vực<br /> phê bình, nghiên cứu văn học.<br /> 1.2. V.G. Bi-ê-linxki, nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thế kỉ XIX, đã CÓ lần bàn<br /> về mối quan hệ giữa phê bình và sáng tác nhƣ sau: "Ở đây không phải nghệ thuật tạo ra phê<br /> bình, cũng không phải phê bình tạo ra nghệ thuật, mà cả hai đều xuất phát từ tinh thần của<br /> thời đại, có điều phê bình là ý thức triết học, còn nghệ thuật là ý thức trực tiếp" [66, tr 239].<br /> Từ sự phân biệt này có thể nhận thức đƣợc rằng, nếu đi sâu tìm hiểu sáng tác thơ ca của Xuân<br /> Diệu, ngƣời đọc có thể tiếp cận với con - người - ý - thức- trực - tiếp của nhà thơ, thì đi sâu<br /> tìm hiểu các tác phẩm tiểu luận, phê bình sẽ là dịp tiếp cận với con - ngƣời- ý - thức- triết học của tác giả. Tuy nhiên, đối với Xuân Diệu , con ngƣời""sống toàn tim, toàn hồn, sống<br /> toàn tâm" cho thơ, thì cả nghệ thuật và phê bình đều là nỗi niềm thổn thức, rạo rực của một<br /> Mái tim thơ luôn "khát khao giao cảm với đời", luôn gắn bó hết mình với con ngƣời và cuộc<br /> sống; hay nói cách khác, cả "ý thức trực tiếp" và "ý thức triết học" đều đã hòa quyện, giao<br /> thoa trong tâm hồn một nghệ sĩ bậc thầy để làm nảy sinh ra tài năng sáng tạo đa dạng trên<br /> nhiều lĩnh vực. Vì thế, tìm hiểu đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu<br /> văn học chỉ là công việc đi sâu tách bạch một cách tƣơng đối sự giao thoa ấy nhƣng lại có ý<br /> nghĩa mở ra thêm một hƣớng tiếp cận với thế giới nghệ thụât thi ca đầy "cảm xúc” và "huyền<br /> diệu" của chính ông.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2