BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
-----------------------------<br />
<br />
PHẠM THỊ THU<br />
<br />
PARODY/NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT<br />
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số<br />
<br />
: 62. 22. 01. 02<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bình<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.<br />
Mọi thông tin trong luận án đều khách quan, chính xác, trung thực và chưa<br />
được công bố ở bất kì công trình nào khác.<br />
<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
Phạm Thị Thu<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1<br />
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3<br />
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4<br />
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 6<br />
6. Cấu trúc luận án.................................................................................................. 6<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 7<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu về parody /nhại trên thế giới ....................................... 7<br />
1.1.1. Từ các nhà hình thức Nga tới Bakhtin ......................................................... 8<br />
1.1.2. Giới hạn khắt khe của Gérard Genette ......................................................12<br />
1.1.3. Linda Hutcheon và parody/nhại hậu hiện đại ...........................................13<br />
1.1.4. Margaret A. Rose .......................................................................................18<br />
1.1.5. Simon Dentith .............................................................................................19<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu về parody/nhại ở Việt Nam .......................................20<br />
1.2.1. Tình hình dịch thuật, giới thiệu lý thuyết parody/nhại ..............................20<br />
1.2.2. Tình hình ứng dụng lí thuyết parody/nhại trong nghiên cứu văn học ...........21<br />
1.3. Quan niệm về parody/nhại trong luận án......................................................28<br />
1.3.1. Việc dịch thuật ngữ parody sang tiếng Việt ...............................................28<br />
1.3.2. Đặc điểm của parody/nhại .........................................................................28<br />
1.3.3. Cấu trúc của parody/nhại ..........................................................................34<br />
1.3.4. Chức năng của parody/nhại .......................................................................35<br />
1.4. Parody/Nhại trong lịch sử văn chương Việt Nam trước năm 1975 ..................38<br />
1.4.1. Parody/Nhại trong văn học dân gian .........................................................38<br />
1.4.2. Parody/Nhại trong văn học viết .................................................................41<br />
Chƣơng 2. PARODY/NHẠI VĂN BẢN VÀ CÁC PHONG CÁCH<br />
NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .............53<br />
2.1. Parody/Nhại văn bản và phong cách văn chương ........................................53<br />
2.1.1. Parody/Nhại huyền thoại ...........................................................................53<br />
<br />
2.1.2. Parody/Nhại văn học dân gian ..................................................................60<br />
2.1.3. Parody/Nhại văn học viết..............................................................................64<br />
2.1.4. Parody/Nhại văn bản và phong cách ngôn ngữ cá nhân ...........................68<br />
2.1.5. Parody/Nhại phong cách kịch ....................................................................76<br />
2.2. Parody/Nhại các phong cách ngôn ngữ chức năng.......................................79<br />
2.2.1. Parody/Nhại phong cách báo chí - công luận ...........................................79<br />
2.2.2. Parody/Nhại phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ ........................83<br />
2.2.3. Parody/Nhại lối chép sử.............................................................................84<br />
2.3. Parody/Nhại và diện mạo lời văn của tiểu thuyết Việt Nam đương đại .............87<br />
2.3.1. Đa giọng hóa lời văn..................................................................................87<br />
2.3.2. Carnaval hóa trên bình diện ngôn từ .........................................................94<br />
Chƣơng 3. PARODY/NHẠI THỂ LOẠI TRONG TIỂU THUYẾT<br />
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...............................................................................104<br />
3.1. Parody/Nhại truyện trinh thám ...................................................................105<br />
3.1.1. Phá hủy cốt truyện trinh thám..................................................................107<br />
3.1.2. Parody/Nhại / giải bỏ nhân vật trinh thám ..............................................122<br />
3.2. Parody/Nhại tiểu thuyết tình cảm, tâm lí ....................................................132<br />
3.2.1. Parody/Nhại mô hình tiểu thuyết tình cảm, tâm lí ...................................133<br />
3.2.2. Parody/Nhại kiểu nhân vật số phận .........................................................137<br />
3.3. Parody/Nhại tự truyện.................................................................................140<br />
KẾT LUẬN .......................................................................................................147<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................151<br />
THƢ MỤC THAM KHẢO..............................................................................152<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
1.1. Parody/Nhại là một câu chuyện trải dài trong lịch sử nghệ thuật thế<br />
giới từ cổ đại tới nay và trải rộng trong tất cả các loại hình: văn chương, âm<br />
nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh... Trong văn chương, parody/nhại đã và đang<br />
trở thành một mối quan tâm học thuật quan trọng trong lý thuyết phê bình và các<br />
nghiên cứu thực hành, đặc biệt, từ nửa sau thế kỉ XX, khi sáng tác văn chương<br />
và nghệ thuật hậu hiện đại nở rộ.<br />
Trong đời sống học thuật Việt Nam hiện nay, tuy parody/nhại vẫn là một<br />
chủ đề được luận bàn nhưng chưa được khảo sát và nghiên cứu kĩ lưỡng. Đó là<br />
do sự thiếu vắng những công trình dịch thuật, nghiên cứu lý thuyết, những<br />
khuyết thiếu trong tiếp cận dữ liệu văn học quá khứ, những e dè trong tiếp cận và<br />
đánh giá các hiện tượng văn chương liên quan tới hình thức này.<br />
Các bài dịch rải rác, một số nghiên cứu có tính chất đặt vấn đề gần đây<br />
thôi thúc và đòi hỏi một sự nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống hơn.<br />
Nỗ lực của chúng tôi ở luận án này là đóng góp phần nào vào yêu cầu học<br />
thuật có tính cấp thiết ấy.<br />
1.2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiểu thuyết Việt Nam đang có những<br />
chuyển động để hòa nhập với thế giới như một xu thế tất yếu. Những cây bút như<br />
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy<br />
Anh, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Phan An, Đặng Thân,… thực<br />
sự đã đem lại nét mới cho diện mạo văn chương. Điều dễ nhận thấy trong sáng tác<br />
của họ là sự xuất hiện của parody/nhại. Tuy ít nhiều còn gây tranh cãi nhưng<br />
parody/nhại thực sự đã trở thành một hiện tượng nghệ thuật phổ biến của văn học<br />
Việt Nam đương đại. Có thể nói, đây là vấn đề vừa mang tính lịch sử, vừa mang<br />
tính thời sự, cần được quan tâm nghiên cứu, giải thích và đánh giá thỏa đáng.<br />
Khi soi chiếu vào văn chương Việt Nam đương đại, tính chất “có vấn đề”<br />
của parody/nhại vừa ở phương diện lí thuyết, vừa ở phương diện văn học sử chính<br />
là xuất phát điểm thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài Parody/Nhại trong tiểu<br />
thuyết Việt Nam đƣơng đại. Theo đó, chúng tôi giới hạn mối quan tâm về<br />
<br />