BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
HOÀNG MINH LƯỜNG<br />
<br />
QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN<br />
CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC<br />
MÃ SỐ 5.04.01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS KH BÙI VĂN BA (PHƢƠNG LỰU)<br />
<br />
HÀ NỘI - 2001<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
HOÀNG MINH LƯỜNG<br />
<br />
QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN<br />
CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC<br />
MÃ SỐ 5.04.01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS KH BÙI VĂN BA (PHƢƠNG LỰU)<br />
<br />
HÀ NỘI - 2001<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu, kết quả nêu<br />
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
<br />
Tác giả<br />
Hoàng Minh Lƣờng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1<br />
CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT<br />
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ. ................ 18<br />
1.1. Những tiền đề có tính chất mỹ học của nghệ thuật . ................................................. 18<br />
1.2 .Về chủ thể nghệ thuật . ............................................................................................. 32<br />
1.3. Về tác dụng nghệ thuật . ........................................................................................... 42<br />
CHƢƠNG 2: SO SÁNH QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC DÂN<br />
GIAN CỔ TRUYỀN GIỮA DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI DÂN TỘC KINH ..................... 64<br />
2.1 Những tƣơng đồng. .................................................................................................... 64<br />
2.2 Những khác biệt . ....................................................................................................... 90<br />
CHƢƠNG 3: ĐỐI SÁNH QUAN NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA VĂN HỌC DÂN<br />
GIAN CỔ TRUYỀN VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA CHÍNH CÁC DÂN TỘC THIỂU<br />
SỐ. ..................................................................................................................................... 112<br />
3.1. Đổi mới quan niệm về nghệ thuật ở các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại . .......... 115<br />
3.2. Sự kế thừa quan niệm về nghệ thuật dân gian cổ truyền của các nhà văn dân tộc<br />
thiểu số hiện đại . ........................................................................................................... 125<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 153<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ<br />
CÔNG BỐ .............................................................................................................................. 159<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 160<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Giải thích và giới thuyết đề tài:<br />
Hegel có nói rằng, nhiệm vụ đầu tiên của nghiên cứu khoa học là phải giới thuyết đối<br />
tƣợng nghiên cứu. Nói rộng ra về luận án khoa học là phải giới thuyết và giải thích đề tài thật<br />
rõ ràng, nhất là đối với đề tài : Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền<br />
của các dân tộc thiểu số Việt Nam với tƣ cách là một đề tài thuộc chuyên ngành Lý thuyết<br />
và lịch sử văn học ít nhiều còn có phần khác lạ, lại càng cần phải giải thích cận kẽ trƣớc về<br />
một số điểm cần thiết :<br />
Nói Quan niệm về nghệ thuật ... chứ không phải chỉ riêng cho quan niệm về văn học,<br />
bởi vì văn học và nghệ thuật vốn phần nào có những đặc điểm và những nguyên lý chung,<br />
hơn nữa trong văn học dân gian cổ truyền vốn tồn tại trong dạng phôn cờlo mang tính chất<br />
tổng hợp quả thực có nói nhiều đến những hoạt động nghệ thuật cụ thể, cho dù ở đó chƣa có<br />
khái niệm nghệ thuật chung.<br />
Nói đến ... Văn học dân gian... , nhƣng đây không phải là đề tài thuộc chuyên ngành<br />
Văn học dân gian, cho nên chúng tôi xin đƣợc phép chƣa vận dụng những phƣơng pháp của<br />
chuyên ngành này nhƣ : khảo dị văn bản, kiểm đính lời dịch, đặc biệt là phƣơng pháp điền dã,<br />
sƣu tầm thêm v.v... Để khảo sát, thống kê và nghiên cứu khái quát các quan niệm về nghệ<br />
thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số, chúng tôi chỉ dựa vào những văn<br />
bản mà các Nhà xuất bản có trách nhiệm đã công bố mặc dù chƣa hầu khắp nhƣng cũng đã là<br />
những văn bản của tuyệt đại bộ phận các dân tộc thiểu số mà chúng tôi sẽ liệt kê ở các phần<br />
sau .<br />
<br />
1<br />
<br />