intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá" trình bày các nội dung chính sau: Sự “mô tả sâu” căn tính miền Nam nước Mĩ; Sự diễn giải về các phạm trù của nhân tính; Huyền thoại - nghi lễ như một phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Hồ Thị Vân Anh TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Hồ Thị Vân Anh TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER TỪ GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9 22 02 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ HUY BẮC HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, trung thực. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2022 Tác giả Hồ Thị Vân Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học, GS. TS. Lê Huy Bắc, người thầy đã tận tình chỉ dạy, định hướng, khích lệ và đặt niềm tin vào nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô và các nhà khoa học thuộc các đơn vị công tác khác đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ dẫn, sẵn lòng chia sẻ các tri thức và tư liệu quý giá trong quá trình học tập của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Xin bày tỏ sự tri ân tới Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, nơi các thầy cô, anh chị đồng nghiệp luôn dành cho tôi niềm tin yêu và nhiều ưu ái. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những người thân, những người bạn đã luôn yêu thương, đồng hành và tiếp sức cho tôi trong quãng đường thử thách và giàu ý nghĩa này. Hồ Thị Vân Anh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 4 6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI . 5 1.1. Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa ................ 5 1.1.1. Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa ............................................... 5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương ........... 9 1.1.3. Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa ...... 16 1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa ................................... 20 1.2.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner .................................. 21 1.2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa .... 28 1.2.3. Hướng nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa của luận án .. 43 Tiểu kết .................................................................................................................. 45 Chương 2. SỰ “MÔ TẢ SÂU” CĂN TÍNH MIỀN NAM NƯỚC MĨ ....................................... 46 2.1. Vấn đề căn tính và quan điểm tiếp cận ........................................................... 46 2.2. Miền Nam và kí ức ......................................................................................... 51 2.2.1. Quá khứ - gánh nặng ................................................................................ 51 2.2.2. Quá khứ - cái đẹp đã mất ......................................................................... 55 2.2.3. Quá khứ - tội lỗi và lời nguyền ................................................................ 60 2.3. Miền Nam và những nan đề hiện tại .............................................................. 64 2.3.1. Cốt cách nông nghiệp và lối sống công nghiệp ....................................... 64 2.3.2. Bất chấp định mệnh.................................................................................. 70
  6. 2.3.3. Tự trị và hoà nhập .................................................................................... 73 Tiểu kết .................................................................................................................. 78 Chương 3. SỰ DIỄN GIẢI VỀ CÁC PHẠM TRÙ CỦA NHÂN TÍNH .................................... 79 3.1. Vấn đề nhân tính và quan điểm tiếp cận ........................................................ 79 3.2. Truy vấn đường biên nhị nguyên: chủng tộc và giới ..................................... 83 3.2.1. Tự sự về màu da và “tâm thức kép” ......................................................... 83 3.2.2. Khủng hoảng bản sắc giới và sự trở về thiên tính nữ .............................. 92 3.3. Thách thức cái bình thường: khuyết tật và cái ác ......................................... 100 3.3.1. Tự sự của cái thiếu khuyết: viết từ vai kẻ khác...................................... 100 3.3.2. Sự tầm thường của cái ác: đám đông phi nhân ...................................... 107 Tiểu kết ................................................................................................................ 114 Chương 4. HUYỀN THOẠI - NGHI LỄ NHƯ MỘT PHẨM TÍNH NHÂN HỌC TRONG TIỂU THUYẾT FAULKNER ..................................................................................................... 115 4.1. Dưới bóng Cành vàng: cuộc “gặp gỡ” giữa Faulkner và Frazer .................. 115 4.2. Cổ mẫu cái chết - sự tái sinh: ý niệm trung tâm trong xây dựng hình tượng...... 118 4.2.1. Trạng thái suy tàn của thế giới nhân sinh .............................................. 119 4.2.2. Quá khứ phục sinh và cái đẹp vĩnh hằng ............................................... 121 4.2.3. Sự bất khả hồi sinh: phản đề của cổ mẫu ............................................... 129 4.3. Cổ mẫu hàm oan - một cách cắt nghĩa lối viết gothic .................................. 136 4.3.1. “Kẻ hàm oan” như một khởi nguyên của nhân vật gothic ..................... 137 4.3.2. Nghi lễ trút tội và lối viết gothic: ứng xử với “cái khác quái dị” .......... 141 Tiểu kết ................................................................................................................ 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 152
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. William Faulkner (1897-1962) là một tên tuổi lớn của văn chương Mĩ và văn chương hiện đại thế giới. Các tác phẩm thử thách sự thông tuệ và lòng kiên nhẫn của ông, ra đời đã gần một thế kỉ, vẫn chưa bao giờ ngưng vẫy gọi độc giả, nhà nghiên cứu luận bàn về chúng trong mối liên hệ đa dạng với đời sống văn hoá, hối thúc việc huy động một mạng lưới những tri thức liên ngành phong phú. Bức tranh nghiên cứu phê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉ qua cho ta một hình dung về sự gắn bó bền chặt và linh động giữa văn chương Faulkner với đời sống văn hóa trong lịch sử và đương đại. Trong nhận thức bước đầu của chúng tôi, văn chương Faulkner là một hiện tượng thú vị, đòi hỏi cách tư duy bao quát khi tiếp cận, nhận diện và đánh giá. 1.2. Nhân học văn hóa (cultural anthropology), với nỗ lực nhìn nhận con người bằng cái nhìn đa chiều và toàn vẹn trong những mối liên hệ với văn hóa, đã đáp ứng tham vọng tiếp cận bao quát nói trên đối với văn chương Faulkner. Lối đi này có thể dẫn tới cơ hội khám phá những câu chuyện thường gặp trong tiểu thuyết Faulkner, chủng tộc, giới tính, thân tộc, bệnh tật, chết chóc, tội phạm… Từ đó, chúng tôi đưa ra giả thiết rằng, phải chăng văn chương Faulkner nói chung, tiểu thuyết của ông nói riêng, là đối tượng nghiên cứu thích hợp với cách tiếp cận nhân học văn hóa? 1.3. Giả thiết này được kiểm chứng khi chúng tôi tiến hành khảo cứu lịch sử nghiên cứu, phê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉ qua, đặc biệt trong vài thập niên gần đây. Khảo cứu cho thấy hướng tiếp cận liên ngành và gắn kết với các bình diện văn hóa, xã hội là xu hướng triển vọng đối với tiếp nhận Faulkner. Thực tế, chỉ cần làm một phép thử xác suất, lướt qua các chủ đề của hội thảo thường niên về Faulkner do Đại học Mississippi (Hoa Kì) tổ chức trong gần nửa thế kỉ qua, có thể thấy bên cạnh những cách tiếp cận được cho là thuần túy văn chương, hàng loạt các khía cạnh nhân học văn hoá được dùng để soi chiếu tác phẩm của ông: địa lí, kinh tế, môi trường, tôn giáo, dân tộc, lịch sử, giới tính… Điều này, theo chúng tôi, xuất phát từ bản chất của khoa học nhân học, cụ thể hơn là nhân học văn hóa, và từ xu hướng vận động của các lí thuyết phê bình văn chương hiện nay. Hai lí do trên dẫn đến thực tế rằng dễ thấy hàng loạt những ứng dụng nghiên cứu về một hiện tượng cụ thể như văn chương Faulkner có những gặp gỡ, gần gũi với nhân học văn hóa. Trong bối cảnh đó, với khả năng nhận thức và nghiên cứu của mình, chúng tôi mong đợi xác định được một khung lí thuyết nhân học văn hóa cụ thể, từ lựa chọn
  8. 2 và quan điểm của người nghiên cứu, để phân tích, xử lí hiện tượng cụ thể là tiểu thuyết Faulkner. Đề xuất một cách đọc Faulkner, dưới ánh sáng của nhân học văn hóa, trên tinh thần học hỏi, kế thừa từ một phông nền lịch sử nghiên cứu dày dặn đã có, thiết nghĩ là một hành trình đáng theo đuổi. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích sau: Được khích lệ từ những ứng dụng nghiên cứu văn chương từ nhân học rất ý nghĩa và thú vị trên thế giới, và đặc biệt là ở Việt Nam, luận án hướng tới việc góp thêm tiếng nói luận bàn về mối quan hệ liên ngành giữa văn chương và nhân học, trên cả bình diện lí thuyết và thực hành. Cũng kế thừa thành quả nghiên cứu vô cùng đồ sộ về Faulkner trên thế giới và lịch sử đọc về Faulkner hơn nửa thế kỉ qua ở Việt Nam, trong phạm vi tư liệu bao quát được, luận án cố gắng hình dung một bức tranh tổng quan về lịch sử nghiên cứu Faulkner, chọn lọc một số đóng góp nổi bật trong việc đọc tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá. Đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hoá, luận án nhằm tìm kiếm, giải mã quan niệm về con người và nhân sinh của Faulkner, cách nhà văn nhìn nhận, diễn giải thực trạng nhân sinh và cắt nghĩa cội nguồn của thế giới nhân sinh ấy, bởi suy cho cùng, cốt lõi của nhân học là con người. Luận án cũng hướng tới khám phá và xác định những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết Faulkner, cắt nghĩa những đặc trưng nghệ thuật ấy từ cội nguồn nhân học, vốn tri thức văn hoá và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Có thể coi đây là một nghiên cứu trường hợp, thực hành việc tìm hiểu và vận dụng nhân học văn hóa, một lí thuyết liên ngành và nhiều tiềm năng trong nghiên cứu văn chương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu: Giới thuyết về nhân học văn hóa với tư cách là một lí thuyết có tính ứng dụng cao trong nghiên cứu văn chương. Việc giới thiệu được tiến hành trên tinh thần không đi vào mô tả các diễn biến chi tiết của tiến trình lí thuyết, mà nhằm tổng thuật những đặc trưng cốt lõi của nó. Cũng ở chương đầu tiên, luận án phác thảo những nét chính trong một bức tranh về lịch sử tiếp nhận Faulkner, trong đó, đặt trọng tâm
  9. 3 vào hướng nghiên cứu từ góc nhìn nhân học văn hóa. Từ cái nhìn tổng quan đó, luận án lựa chọn một khung lí thuyết nhân học văn hoá phù hợp và vừa sức với việc tiếp cận tiểu thuyết Faulkner. Nhiệm vụ trọng tâm của luận án, được triển khai trong ba chương tiếp theo, là khảo sát, phân tích, diễn dịch những tri thức, quan niệm cũng như lối viết nhân học trong tiểu thuyết Faulkner. Trong đó, chương hai và chương ba đọc Faulkner như một nhà nhân học “mô tả sâu” và diễn giải hai khái niệm trụ cột: căn tính cộng đồng và nhân tính. Chương cuối thực hiện nhiệm vụ phân tích những dấu tích huyền thoại - nghi lễ như trong tiểu thuyết Faulkner. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết William Faulkner được nhìn từ lí thuyết nhân học văn hoá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát chính của luận án là 04 tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (Nxb Văn học, 2008), Khi tôi nằm chết (Nxb Hội nhà văn, 2012), Nắng tháng tám (Nxb Hội nhà văn, 2013), Absalom, Absalom! (Vintage, 1990). Bốn tiểu thuyết trên được xem là “tứ đại kì thư”, những điển phạm trong sự nghiệp Faulkner. Chúng ra mắt độc giả lần lượt vào các năm 1929, 1930, 1932, 1936. Những thập niên 1920- 1930 này là giai đoạn đầy biến động và phong phú về mặt văn hoá trong lịch sử Hoa Kì, điều hứa hẹn những chất liệu hiện thực giàu có cho hướng tiếp cận nhân học. Một phần nội dung nghiên cứu của luận án là nhân học văn hóa, với tư cách là một điểm tựa lí thuyết để tiếp cận tiểu thuyết Faulkner. Đây vốn là một lí thuyết dày rộng, khá mới mẻ và đầy thử thách, nên chúng tôi lựa chọn tập trung vào một bộ khung các khái niệm, vấn đề quan trọng và phù hợp. Vì thế, các tư liệu nhân học văn hóa được khai thác trong luận án, tuy chưa toàn diện nhưng mang tính chọn lọc chủ quan, chủ yếu từ hai nguồn: các công trình dẫn nhập về ngành học và các công trình liên quan tới các vấn đề cụ thể được khảo cứu, bao gồm các vấn đề về căn tính văn hoá, nhân tính và huyền thoại - nghi lễ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hoá, cụ thể là theo tinh thần của nhân học diễn giải. Ý nghĩa phương pháp luận cốt yếu của nhân học diễn giải là ở sự chuyển dịch từ tư duy nhân quả sang tư duy diễn giải: thực hành nhân học, về bản chất, không phải là khoa học tìm kiếm quy luật, mà là một hành trình diễn giải những mạng lưới ý nghĩa bất tận của văn hoá. Tinh thần
  10. 4 này, theo chúng tôi, gần gũi với công việc phê bình, nghiên cứu văn chương. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp liên ngành: được sử dụng xuyên suốt luận án, cho phép chúng tôi huy động những nguồn tri thức khoa học xã hội khác nhau, theo đúng tinh thần của nhân học văn hoá, để đọc tác phẩm của Faulkner. - Phương pháp lịch sử: dùng chủ yếu trong chương đầu nhằm mô tả, giới thuyết tổng quan về lịch sử mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và văn chương, về lịch sử nghiên cứu Faulkner. Đồng thời, phương pháp này được dùng nhằm xác định những nét cơ bản về bối cảnh văn hoá, thời đại của tiểu thuyết Faulkner. - Phương pháp hệ thống: những so sánh, đối chiếu trong luận án được tiến hành trên cơ sở xem xét tiểu thuyết Faulkner trong tiến trình văn học Mĩ cũng như trong văn chương nhân học, để nhận diện những đóng góp và vị trí của nhà văn. Xuyên suốt luận án, các thao tác chính được sử dụng phối hợp bao gồm: thao tác phân tích - tổng hợp, thao tác so sánh - đối chiếu và thao tác thống kê - phân loại. 5. Đóng góp của luận án Trong bối cảnh lịch sử lí thuyết nhân học và lịch sử nghiên cứu về Faulkner vốn đã rất dày dặn, bộn bề, đóng góp của luận án là đã lựa chọn những phạm trù công cụ của lí thuyết nhân học văn hoá có tính khả thi và khoa học để ứng dụng vào phân tích, xử lí một hiện tượng cụ thể là tiểu thuyết Faulkner. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu gồm các vấn đề căn tính văn hoá cộng đồng, các phạm trù nhân tính, đặc trưng huyền thoại - nghi lễ đã đem đến một diễn giải riêng về giá trị tiểu thuyết Faulkner. Bằng quá trình làm việc trung thành và cẩn trọng, chúng tôi tin rằng, trong toàn cảnh nghiên cứu mà chúng tôi có khả năng lĩnh hội, những kết quả rút ra có thể đóng góp vào lịch sử nghiên cứu chưa bao giờ ngưng nghỉ về nhà văn được xem là một trong những tên tuổi lớn của văn chương hiện đại này. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Sự “mô tả sâu” căn tính miền Nam nước Mĩ Chương 3: Sự diễn giải về các phạm trù của nhân tính Chương 4: Huyền thoại - nghi lễ như một phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner
  11. 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở chương này, những nhiệm vụ được đặt ra gồm: Giới thuyết về nhân học văn hóa trong tư cách một lí thuyết có tính ứng dụng cao trong nghiên cứu văn chương. Những khía cạnh được trình bày gồm: sự giao thoa giữa nhân học và văn chương; sự xuất hiện của nhân học văn hóa trên hành trình đọc văn chương; những ưu thế, đóng góp và đặc thù của cách tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa; điểm qua một số thực hành nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa tiêu biểu. Tổng thuật tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner. Chúng tôi cố gắng tóm lược các xu hướng chính trong lịch sử nghiên cứu đồ sộ về nhà văn, đặt trọng tâm vào hướng đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hoá. Những công trình đó gợi mở khoảng không rộng rãi để suy tư về tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa. Xác định quan điểm và phương hướng tiếp cận của luận án. Luận án nỗ lực lí giải, phân tích những căn nền trong bản thân tiểu thuyết Faulkner khiến chúng trở nên thích hợp với các khả năng đọc từ nhân học văn hóa. Từ đó, một khung lí thuyết nhân học văn hóa, cùng các phạm trù và phạm vi, được đề xuất để ứng dụng xuyên suốt quá trình đọc tiểu thuyết Faulkner trong luận án. 1.1. Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa Ở phần này, luận án đưa ra một giới thuyết ngắn về nhân học và nhân học văn hóa trong mối liên hệ với văn chương. Từ việc điểm lại hành trình nhận thức và xác lập lí thuyết về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhân học và văn chương, luận án đưa ra những diễn giải, trên những nét lớn, về mối quan hệ này ở hai bình diện: một là, định vị nhân học như một lí thuyết được ứng dụng trên hành trình đọc văn chương; hai là, xác định những nét đặc thù trong mối quan hệ này. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận và bỏ qua tính hai chiều trong sự tương tác giữa nhân học và văn chương. Nhưng để đảm bảo đích đến của luận án, chúng tôi đặt trọng tâm ở góc nhìn tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa, từ đó thấy được những cơ sở cũng như các đặc tính, trên bình diện lí thuyết, về sự can dự của nhân học văn hóa vào văn chương. 1.1.1. Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa Nhân học văn hóa (Cultural Anthropolgy) là một chuyên ngành chính của khoa học Nhân học (Anthropology). Nhân học nổi lên như một lĩnh vực học thuật chuyên biệt vào giữa thế kỉ XIX, và định hình như một khoa học độc lập, hoàn chỉnh vào nửa cuối thế kỉ này. Theo nghĩa từ nguyên, anthropology có nguồn gốc từ
  12. 6 tiếng Hy Lạp cổ: anthropos, nghĩa là “con người”, ghép với logos, nghĩa là “tư duy” hoặc “khoa học”. Nhân học, vì thế, có thể nói một cách ngắn gọn là khoa học nghiên cứu về con người. Đây cũng là cốt lõi xuyên suốt các định nghĩa về nhân học. Theo Claude Lévi-Strauss, “Nhân học lấy con người làm mục đích nghiên cứu của nó, nhưng không giống như các khoa học khác về con người, nó cố gắng hiểu được đối tượng của nó qua các biểu hiện đa dạng nhất” [1,10]. Conrad Phillip Kottak diễn giải: “Nhân học khám phá tính đa dạng của con người trong thời gian và không gian; nghiên cứu tổng hợp sự hiện hữu của con người, từ quá khứ, hiện tại tới tương lai; cả phần sinh học, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa của nó” [2,4]. Tuy vậy, để đưa ra một khái niệm thuyết phục về nhân học lại không hề dễ dàng. Thực tế, thuật ngữ nhân học thuộc vào dạng những thuật ngữ khoa học khó diễn giải, định nghĩa nhất hiện nay. Khó khăn trong việc định nghĩa nhân học trước hết đến từ đặc thù linh hoạt của nó trong việc dung chứa, giao thoa với một loạt các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật khác, và bởi vậy, việc định nghĩa nó luôn chịu sự bồi đắp, cộng hưởng từ những dịch chuyển trong lòng các lĩnh vực mà nó liên quan. Bản thân Boas, trong những phát biểu sớm của mình nhằm xác lập hình hài cho khoa học nhân học, trên tờ Science năm 1899, cũng đã cảnh báo: tuy rằng có thể nói một cách lí thuyết rằng nhân học là khoa học về con người, vẫn cần xác định rõ những lĩnh vực cụ thể nào mà nhân học có thể đóng góp vào các khoảng trống trong khoa học, mà theo Boas lúc bấy giờ, bao gồm ba yếu tố chính: “thể chất, ngôn ngữ và phong tục, tập quán” [3,94]. Nói vậy để thấy rằng, tính co giãn của nhân học mang lại cho nó khả năng ứng dụng liên ngành với các lĩnh vực khác, trong đó có văn chương. Nhưng nhìn ở chiều ngược lại, không phải hễ lĩnh vực nào liên quan tới con người thì đều trở nên thiết thân như nhất với nhân học; cần xác định rõ các lĩnh vực gần gũi và những phạm vi, đặc thù trong mối liên hệ của nó với nhân học. Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng ra đời dựa trên những cội nguồn triết học và khoa học phôi thai từ rất sớm của nhân loại. Tuy vậy, chỉ tới giữa thế kỉ XIX, nhờ sự thôi thúc của thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, nhân học hiện đại mới bắt đầu được khai sinh. Thế kỉ XIX nhanh chóng chứng kiến sự hồi sinh của mối ưu tư về nguồn gốc con người, tính đa dạng của các chủng tộc người, so sánh những đặc tính của giải phẫu người, về xã hội nguyên thủy, lịch sử phát triển của kinh tế và công nghiệp loài người… Do đó, khoa học nhân học ra đời như kết quả tự nhiên của những nghiên cứu đương thời về các đặc điểm sinh học và quá trình tiến hóa của nhân loại. Nói cách khác, nhân học, trong những bước đi ban đầu, mang hình hài của cái mà sau này được gọi là Nhân học sinh học (Biological
  13. 7 Anthropology) hay Nhân học thể chất (Physical Anthropology). Tuy nhiên, không lâu sau đó, các nhà nhân học nhận ra nhân học bấy giờ, đặt trọng tâm vào con người tự nhiên, đã chứng tỏ tính phiến diện trước nhu cầu phân tích tính đa dạng của con người xét ở khía cạnh văn hóa, xã hội. Nhân học văn hóa (Cultural Anthropology) xuất hiện như sự bù đắp những thiếu khuyết của Nhân học sinh học, và cùng với Nhân học sinh học, trở thành hai lĩnh vực quan trọng, cơ bản nhất của Nhân học. Theo Conrad Phillip Kottak, “nhân học văn hóa nghiên cứu xã hội và văn hóa loài người, là chuyên ngành mô tả, phân tích, diễn giải và giải thích những điểm tương đồng và khác biệt về xã hội và văn hóa” [4,12]. Sự xuất hiện của nhân học văn hóa làm hoàn thiện khoa học nhân học, định hình đặc thù của nhân học trong tương quan với những ngành khoa học về con người khác: nhân học nghiên cứu con người trong tính toàn diện bằng cái nhìn so sánh, đối chiếu. Thuật ngữ “nhân học văn hóa” là thuật ngữ chỉ một chuyên ngành của nhân học, nhưng cách phân chia các chuyên ngành nhân học và hệ thuật ngữ nhân học có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực [5]. Về phân ngành nhân học, ở Bắc Mĩ, nhân học văn hóa là một trong bốn chuyên ngành hẹp của nhân học, cùng với nhân học sinh học (biological anthropology), khảo cổ học (archaeology), ngôn ngữ học nhân học (anthropological linguistics). Trong khi đó, ở châu Âu, nhân học văn hóa, theo nghĩa hẹp, tương đương với chuyên ngành hẹp “nhân học văn hóa” theo cách tiếp cận bốn chuyên ngành ở Bắc Mĩ nói trên; nhưng theo nghĩa rộng, nhân học văn hóa còn bao gồm thêm cả hai lĩnh vực khảo cổ học (archaeology) và ngôn ngữ học nhân học (anthropological linguistics) [6,61]. Trong luận án, thuật ngữ “nhân học văn hóa” được dùng với cách hiểu là một chuyên ngành theo cách tiếp cận bốn chuyên ngành nhân học của khu vực Bắc Mĩ. Về hệ thuật ngữ, lĩnh vực này có tên gọi khác nhau tùy vào quan niệm của các trường phái. Mĩ sử dụng thuật ngữ “nhân học văn hóa” với sự quan tâm nhiều hơn đến khái niệm văn hóa trong khi Anh đặt tên cho chuyên ngành này là “nhân học xã hội” do sự nhấn mạnh tới cấu trúc xã hội [6,61]. Đòi hỏi phân định rạch ròi giữa “nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội” xuất hiện nghiêm túc từ sau những năm 1930 và trở thành đỉnh điểm tranh cãi, nhất là giữa các nhà nhân học Anh và Mĩ, vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX. Cuộc luận chiến giữa George Peter Murdock và Raymond Firth tại tờ Nhà nhân học Mĩ năm 1951 [7,IX], được tiếp sức bởi Radcliffe-Brown năm 1952, đã khơi mào cho loạt tranh luận rộng rãi về việc liệu có nên chia tách hay hợp nhất hai khái niệm “nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội”. Hầu hết những người trong cuộc đều thống nhất rằng nếu như nhân học văn
  14. 8 hóa tập trung nghiên cứu sự khác biệt của các dạng thức văn hóa và đưa tới cái nhìn toàn cầu về những đức tin, phong tục và thể chế của một dân tộc thì nhân học xã hội cố gắng phân định những mối quan hệ xã hội như đời sống, luật lệ, chính trị, kinh tế…, chú ý nhiều hơn tới cơ sở tổ chức của đời sống xã hội. Quyết định lựa chọn gọi tên nền nhân học không chỉ dừng lại ở việc xác định bản sắc cho nền nhân học mỗi dân tộc. Việc tranh cãi này, theo kì vọng của những người đương thời, là công việc có ý nghĩa triết học hơn: nó tìm kiếm rốt ráo bản chất, cội nguồn của nhân học. Rút cục lĩnh vực nhân học này nên là câu chuyện về xã hội, hay nó trước hết cần là câu chuyện văn hóa? Nếu như lĩnh vực này thực chất là câu chuyện văn hóa, liệu cái gọi là “nhân học xã hội” có nên tồn tại khi nó chỉ còn lại chức năng của xã hội học? Sự truy nguồn này dẫn tới bàn thảo về định nghĩa và mối quan hệ giữa hai khái niệm “văn hóa” và “xã hội”. Đối với Firth và những người ủng hộ, “khái niệm “xã hội” chỉ ra các thành tố của nhân sinh, con người và mối quan hệ giữa chúng; khái niệm “văn hóa” chỉ những tài nguyên được tích lũy mà con người đạt được, chuyển giao và điều chỉnh thông qua học hỏi xã hội” [7,x-xi]. Bởi vậy, nhân học cần phải là xã hội trước khi nó là văn hóa, bởi vì cuộc sống xã hội là điều kiện cho việc học hỏi, chuyển giao các tài nguyên văn hóa. Trong khi đó, Murdock lại nhìn nhận tính xã hội của con người, cùng với trí tuệ, tập quán và ngôn ngữ, chỉ là một công cụ chuyên chở văn hóa. Nói cách khác, “trong khi đối với Firth, văn hóa chỉ là một khía cạnh của đời sống xã hội, thì đối với Murdock, có một trật tự trong đó văn hóa là thứ ưu việt hơn so với đời sống sinh học và xã hội” [7,xi]. Việc phân biệt hai khái niệm “văn hóa” và “xã hội” này đưa tới việc một số nhà nhân học, tiêu biểu như Murdock, Radcliffe- Brown, kiên định với quan điểm cần phân định rạch ròi giữa nhân học văn hóa và nhân học xã hội. Về đại thể, ở Anh và Pháp, các nhà ủng hộ cho nhân học xã hội vẫn thắng thế, trong khi Mĩ lại lựa chọn truyền thống nhân học văn hóa. Bên cạnh đó, sự phân biệt có thể không nằm ở hai tính ngữ “văn hóa” hay “xã hội” mà từ góc độ phương pháp luận. Lévi-Strauss là một trong những người làm dịu đi cuộc luận chiến này. Ông cho rằng nhân học văn hóa khởi đầu từ việc nghiên cứu các kĩ thuật vật chất (material techniques) rồi sau đó chuyển sang nghiên cứu các mối quan hệ xã hội. Nhân học xã hội thì lại đi theo hướng ngược lại: nó xuất phát từ các mối liên hệ xã hội để soi rọi tới các công cụ vật chất mà đời sống xã hội in dấu. “Đây chỉ là sự khác biệt về góc nhìn, và bởi vậy nên không có sự khác biệt lớn nào giữa nhân học xã hội và nhân học văn hóa” [7,xvi]. Nói như vậy, nếu như nhân học xã hội coi trọng hướng tiếp cận thực chứng luận (xuất phát từ các giá trị chung để diễn giải hành vi, trải nghiệm của cá nhân trong xã hội) thì nhân học văn
  15. 9 hóa chủ trương hướng tiếp cận phản thực chứng luận (xuất phát từ hành vi cá nhân để tìm hiểu nền văn hóa, trật tự xã hội mang tính quy ước của các chủ thể). Từ nhận thức về hai tiêu chí phân biệt trên (dựa trên hai khái niệm “văn hóa”, “xã hội” và hai xu hướng phương pháp luận đối nghịch), chúng tôi lựa chọn quan điểm không phân tách gắt gao hai thuật ngữ “nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội”. Thuật ngữ “nhân học văn hóa” được sử dụng trong luận án tương đương với thuật ngữ “nhân học xã hội” với tư cách là một trong bốn chuyên ngành của nhân học. Sự phân biệt giữa nhân học văn hóa và nhân học xã hội không nhằm đưa tới việc coi chúng như hai nhánh đối lập, mà như đã nói ở trên, mang ý nghĩa phương pháp nhiều hơn. Việc lựa chọn nhân học văn hóa hay nhân học xã hội là nhằm mang tới một bộ khung phù hợp để các nhà nhân học thu thập, sắp xếp, xử lí các tư liệu dân tộc học. Trong luận án, văn chương, cụ thể hơn là tiểu thuyết, là đối tượng được nghiên cứu dưới lăng kính nhân học. Văn chương có lẽ chủ yếu không xem việc phân tích, mổ xẻ cơ cấu tổ chức đời sống xã hội như cuộc sống gia đình, kinh tế, luật pháp, chính trị, tôn giáo như một đích đến mà nó trăn trở nhiều hơn tới những trái nghiệm cá nhân trước đời sống xã hội đó, nhằm thâu nhận một cái nhìn trọn vẹn về tri thức, tập quán và thiết chế của một dân tộc. Đặc biệt, tiểu thuyết vốn là câu chuyện đời tư, nó đòi hỏi một hành trình đọc từ những trải nghiệm riêng tây về các hành vi cá nhân để mang tới những cái nhìn về những giá trị quy ước của văn hóa, xã hội. Bởi vậy, thuật ngữ “nhân học văn hóa” được chọn trong luận án để mang đến một bộ khung gần gũi hơn với bối cảnh nhân học - văn chương. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng, với quan điểm nghiên cứu con người trong tính toàn diện của nó, có tham vọng tích hợp thành tựu nghiên cứu của các lĩnh vực khác để kết hợp với dữ kiện của riêng mình. Văn chương không phải là lĩnh vực gần gũi số một với nhân học văn hóa và cũng không phải ngay từ đầu các nhà nhân học đã lưu tâm tới mối quan hệ giữa nhân học và văn chương. Thế nhưng một khi được ý thức, nó lại tạo nên những thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong cả nhân học và văn chương. Phần sau đây là nỗ lực phác thảo những bước đi quan trọng trong hành trình của xu hướng nghiên cứu liên ngành nhân học - văn chương, chủ yếu ở khu vực châu Âu và Hoa Kì. 1.1.2.1. Từ trường phái “nghi lễ” trong nhân học đến phê bình huyền thoại trong văn chương Ban đầu, sự chú ý của giới học thuật về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương được khơi lên từ chủ yếu từ những thực hành nhân học mang phẩm tính văn
  16. 10 chương và những nghiên cứu văn chương từ tri thức nhân học vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Điểm gặp gỡ đầu tiên, kết nối hai lĩnh vực này với nhau lúc bấy giờ chính là mối bận tâm về huyền thoại (myth) và sự ra đời của phê bình huyền thoại (myth criticism) hiện đại. Đầu thế kỉ XX, thành tựu nhân học đã xâm nhập vào lãnh địa phê bình văn chương, góp phần tạo nên một dịch chuyển đáng kể trong lòng nó: sự ra đời của phê bình huyền thoại. Người tiên phong trong cuộc khai phá này chính là nhà nhân loại học vĩ đại James George Frazer, linh hồn của trường phái “nghi lễ” (ritual school). Kho bách khoa toàn thư về văn hóa nguyên thủy, Cành vàng, trong dáng vẻ uy nghi và mê hoặc của nó, đã truyền cảm hứng cho những kẻ kế nhiệm ứng dụng lí thuyết của ông để phê bình văn chương. Trường phái Cambridge, gồm những nhà phê bình nghi lễ theo tinh thần Frazer, đã tiên phong tạo diện mạo cho phê bình huyền thoại hiện đại. Những công trình trong hai thập niên đầu của thế kỉ XX như Diễn đài trung đại (E. Chambers), Nghệ thuật cổ và nghi lễ (J. Harrison), Nguồn gốc hài kịch Athens (F. Cornford), Từ nghi lễ đến tiểu thuyết (J. Weston), Truyền thống cổ điển trong thi ca (H. Murray) đều là những thực hành phê bình mà ở đó, mọi bình diện căn bản trong tác phẩm đều được miệt mài soi rọi dưới lăng kính của phương pháp phê bình nghi lễ [theo 8,366]. Tới thập niên tiếp theo, T.S. Eliot khẳng định và dự báo sự hiện diện của phương pháp huyền thoại, không chỉ ở hoạt động phê bình, mà còn ở ngay cả quá trình sáng tạo văn chương. Trong lời chú thích về bản trường ca Đất hoang, Eliot thừa nhận đã vận dụng những tri thức về huyền thoại, nghi lễ từ hai công trình Cành vàng của Frazer và Từ nghi lễ tới tiểu thuyết của Jessie L. Weston [9,2]. Khi đọc Ulysses của James Joyce, ông viết: “Ngài Joyce đang theo đuổi một phương pháp mà đời sau sẽ còn kế tục ông. (…) Đó là một phương pháp mà tương lai của nó đầy điềm lành. (…) Thay vì phương pháp tự sự (narrative method), giờ đây chúng ta dùng phương pháp huyền thoại (mythical method)” [9,2]. Trong trường hợp này, Eliot là nhà tiên tri tài ba. Quả vậy, thế kỉ XX chứng kiến sức tái sinh đầy uy lực của huyền thoại. Ở bình diện sáng tác, những điển phạm văn chương thế giới như D. H. Lawrence, J. Joyce, T. Mann, F. Kafka, Faulkner… đều là những người viết nên huyền thoại văn chương hiện đại. Ở bình diện nghiên cứu, phê bình huyền thoại dần trở thành “một khuynh hướng có thanh thế trong nghiên cứu văn học Anh, Mĩ thế kỉ XX” [8,357]. Frazer không phải là nhà nhân loại học duy nhất có công trong sự hình thành và phát triển của phê bình huyền thoại. Những công trình của Bronislaw Malinowski, Lévi-Strauss cũng được xem như ngọn nguồn của các “nhánh” xuất
  17. 11 hiện muộn hơn như trường phái chức năng hay trường phái cấu trúc trong phê bình huyền thoại. Nhưng sự xuất hiện và ảnh hưởng của Frazer lúc bấy giờ có ý nghĩa đánh dấu mốc cho những thực hành liên ngành có ý thức đầu tiên giữa nhân học và sáng tác/ phê bình văn học. Nó là chứng nhân cho điểm hẹn đầu giữa nhân học và văn chương - điểm hẹn “huyền thoại”. Những thực hành như vậy chính là nền tảng, là cú hích cho những bàn thảo lí thuyết mang tính tổng quan sau này về nhân học - văn chương. Ở chiều ngược lại, có thể thấy mặc dù câu hỏi văn chương đem lại thay đổi gì cho nhân học chưa được đặt ra, nhưng bản thân thực hành nhân học của Frazer đã dự báo một lối viết nhân học mang phẩm tính văn chương. Bản thân những người kế nhiệm Frazer bị quyến rũ không chỉ bởi kho tri thức mênh mông đến choáng ngợp trong Cành vàng, mà còn bởi lối diễn giải những tri thức nhân học đẹp như tiểu thuyết. Sau này, Clifford Geertz, Lévi-Strauss… là những người kế tục xuất sắc của ông nếu xét ở bình diện này, khi những trang viết của họ không khỏi làm ngạc nhiên giới nhân học vì nó mạnh dạn đem lại cho các thực hành khoa học một phẩm tính thi ca. Nhân học mang tính văn chương, hay sự tồn tại của thể loại văn chương nhân học, là những vấn đề lí thuyết sẽ được đặt ra ở những giai đoạn sau. Từ giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ giữa văn chương - nhân học được bàn thảo một cách nghiêm túc. Theo nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được, công trình quan trọng có tính chất đặt vấn đề là tiểu luận Nhân học văn hóa và phê bình văn chương đương đại (1951) của Haskell M. Block. Ý nghĩa của công trình này nằm ở chỗ nó đã nhìn thấy tính xu hướng trong những diễn biến nhân học và văn chương đầu thế kỉ XX, nhận diện một hướng tiếp cận phê bình mới - phê bình nhân học [10,54], đặt nền móng cho những thảo luận sau này: “Nhân học văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phê bình văn chương đương đại, không chỉ bởi cái cách mà nó tác động tới những giá trị phê bình, mà ở chỗ nhân học mang tới chỉ dấu cho những mối ưu tư của những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời đại” [10,46]. Sự can dự của nhân học vào văn chương đã được diễn giải ở hai khía cạnh chính: căn nền, cơ sở của việc tiếp cận văn chương từ nhân học và cách thức đọc văn chương từ nhân học. Ở khía cạnh đầu tiên, cơ sở cho sự giao thoa giữa nhân học và văn chương chính là xu hướng liên ngành của phê bình văn học đương đại. “Nhà phê bình văn chương không nên là một kẻ giam mình trong phòng tối với nỗi rối bời hoang hoải, mãi thì thầm với riêng mình. Anh ta sao tránh khỏi bị dịch đẩy bởi những ý tưởng đang khuấy động, xô lấn xung quanh mình, bởi nỗi thôi thúc được trải nghiệm diễn giải và đánh giá cuộc sống nhân sinh” [10,46]. Sứ mệnh của anh ta,
  18. 12 giờ đây, là tìm ra “những diễn giải mới về phong tục (customs) và đức tín (beliefs)” [10,46]; và muốn vậy, anh ta cần tìm về cội rễ là huyền thoại và nghi lễ, giải mã văn chương từ nghĩ suy và hành vi của cộng đồng nguyên thủy. Có thể thấy, tới đây, giới học giả đã nhìn thấy tính hợp lí và tất yếu của việc áp dụng nhân học vào văn chương. Nhưng căn nền cho việc áp dụng ấy vẫn chưa đi xa hơn nhiều mối bận tâm về vấn đề huyền thoại. Điều này dễ lí giải khi tiểu luận này ra đời trong bối cảnh phê bình huyền thoại đang ở thời kì hưng thịnh vào nửa đầu thế kỉ XX. Khía cạnh thứ hai được đặt ra trong tiểu luận là: Nhân học đã bước vào lãnh địa của diễn giải văn chương theo con đường nào? Câu trả lời là: khi nhà phê bình lần theo những vết tích của huyền thoại và nghi lễ trong tác phẩm, thì đó là lúc anh ta đang thực hiện một trải nghiệm nhân học. Tri thức nhân học được nhìn nhận như nguồn chất liệu tạo nên tác phẩm văn học. Cho dù được nhà văn ý thức hay không, kho tri thức tiên nghiệm của nhân loại được mã hóa trong não trạng của cá nhân nhà văn vẫn ghi dấu trong tác phẩm. Có thể nói, dù chưa bàn tới các vấn đề phương pháp luận của khoa học nhân học, tiểu luận này có ý nghĩa đem ra những gợi dẫn để người đọc đi tìm tri thức nhân học trong tác phẩm văn chương. Như vậy, tới giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ nhân học - văn chương đã được đặt ra nghiêm túc trong giới học giả. Xu hướng liên ngành của phê bình văn chương được ý thức như căn nền chính cho sự giao thoa này. Vùng giao thoa nhân học - văn chương vẫn chưa đi ra khỏi quỹ đạo của huyền thoại. Lúc bấy giờ, mối quan hệ này mới chỉ được nhìn nhận ở một chiều: sự ảnh hưởng của nhân học đối với phê bình văn chương; phê bình văn chương theo lối nhân học chủ yếu được hiểu là sự truy tìm những dấu tích nhân học (huyền thoại, nghi lễ) trong tác phẩm. Sự truy vấn theo chiều ngược lại - liệu văn chương đem tới những ngã rẽ nào trong nhân học? - lại là câu chuyện của giới học giả nửa thập kỉ sau. 1.1.2.2. Mối bận tâm về “viết” và những chuyển động trong lòng nhân học Ở nửa sau thế kỉ XX, nhất là vào những thập niên cuối, bừng nở những thảo luận sôi nổi và phong phú về vấn đề nhân học và văn chương. Không khó để tìm thấy những nhan đề bài viết/ sách đặt sánh đôi hai lĩnh vực này. Có thể kể tới các công trình như Dân tộc chí như là văn bản (George Marcus và Dick Cushman, 1982), Những ánh xạ: Nàng thơ nhân học (J. Iain Prattis, 1985), Nhân học như là phê bình văn hóa: Một khoảnh khắc thể nghiệm trong khoa học nhân văn (George Marcus và Michael Fischer, 1986), Về biểu tượng dân tộc chí (James Clifford, 1986), Nhân học như một thực hành viết (Jonathan Spencer, 1989), Văn hóa/ Bối cảnh - Những khám phá trong nhân học và nghiên cứu văn học (E. Valentine Daniel
  19. 13 và Jeffrey M. Peck biên tập, 1996)… Thêm vào đó, những cách diễn đạt dường như đã trở thành “xu hướng” lúc bấy giờ, như “bước ngoặt nhân học”, “bước ngoặt văn chương”, “sự tái tạo nhân học”, đủ cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ mà hai lĩnh vực thâu nhận từ nhau. Mượn tiêu đề của hai công trình có ý nghĩa lúc bấy giờ, người ta không chỉ bàn về “bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương” (Jurgen Schlaeger biên tập, 1996) mà còn phải đặt vấn đề “bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại” (Bob Scholte, 1986). Trước hết, xin được bàn về những chuyển động trong lòng nhân học. Văn chương có thể xâm nhập vào nhân học và gây xáo trộn mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XX một phần là bởi ngay từ khoảng trước sau thập niên 70 của thế kỉ này, bản thân nhân học cũng đang tự chuyển mình. Tuyển tập tiểu luận của các tiếng nói hàng đầu về nhân chủng học ở Mĩ, xuất bản năm 1972, do Dell Hymes biên tập, đã cất lên tiếng nói khẩn thiết như đúng tinh thần của nhan đề sách: Tái tạo nhân học [11]! Họ báo động tình trạng lay chuyển tận gốc của những trụ cột cố vị trong nhân học Hoa Kì và đòi hỏi thiết lập ý thức phản tư (reflexive) trong nhân học. Thời kì này được F. Weber gọi là “sự thắng lợi của dân tộc chí phản tư” [12,280]. Theo đó, họ đòi hỏi một nền nhân học hòa quyện chặt chẽ với những lĩnh vực xã hội khác, một nền nhân học tôn trọng tính chủ quan không thể chối cãi của người nghiên cứu, một nền nhân học hướng tới những giá trị tự do. Ý thức phản tư, được khơi gợi từ thập niên 1960, 1970, trở thành một giá trị được chấp nhận rộng rãi trong 2 thập niên sau [13,805], đã mở đường cho cái nhìn cởi mở và linh hoạt hơn về thẩm quyền và tính hợp thức của các lĩnh vực khác xuất hiện trong nhân học, trong đó có văn chương. Theo quỹ đạo đó, năm 1986, James Clifford cùng với George E. Marcus tập hợp các bài viết của hai ông và những tác giả khác, xuất bản Văn hoá viết: Thi học và chính trị học trong dân tộc chí [14]. Cuốn sách ra đời dựa trên những kết quả của seminar hai năm trước đó giữa các nhà nhân học, sử học và nghiên cứu văn học, trên một mối bận tâm chung: “việc tạo lập các văn bản nhân học” [15,267]. Ngay trong phần đầu bản đề dẫn, Marcus và Clifford đã khẳng định ảnh hưởng của lí thuyết văn học đối với sự đổi mới nhân học lúc bấy giờ. “Những chuyển động gần đây trong lòng lí thuyết văn học đã khuyến khích xu hướng “văn bản” (“textual” trend) trong nhân học, nó gợi mở khả năng các tác phẩm nhân học có thể được hiểu theo những phương cách vượt ra khỏi những giới hạn chuyên ngành” [15,267]. Trong lời giới thiệu sách, Clifford đề cập tới lối đánh đồng nhân học với thực hành khoa học khô cứng: “Viết chỉ còn được quy giản thành các thao tác: ghi chép điền dã chỉnh tề, phác thảo lộ trình chuẩn xác, trình bày kết quả trên giấy” [14,2] và
  20. 14 tuyên bố “Tập tiểu luận này sẽ bẻ vụn cái lề lối ấy” [14,2]. Họ đả phá lối nghĩ cố hữu về thẩm quyền của nhân học. Đối với họ, nhân học văn hóa “là cái nằm bên trong, chứ không phải vượt thoát lên trên, các tiến trình lịch sử và ngôn ngữ” [14,2]. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi tập tiểu luận ra đời, Bob Scholte đã viết bài review với nhan đề: Bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại [16]. Tập hợp các bài viết, tuy dựa trên dữ liệu cụ thể khác nhau, nhưng đều khai thác các khảo tả văn hóa từ một khía cạnh: hành động viết. Có thể nói, “bước ngoặt văn chương” trong nhân học ở đây tập trung ở tiêu điểm: các nhà nhân học tự ý thức về hành động “viết” của mình. Viết nhân học, ở một số khía cạnh, cũng giao cắt với con đường viết văn chương. Viết là sáng tạo, chứ không phải là sự sắp chữ các kết luận khoa học đơn thuần. Viết nên văn hóa, viết trong văn hóa, viết bằng văn hóa, chứ không phải là dùng một thứ thẩm quyền bề trên để viết “về” văn hóa. Có thể thấy, mối bận tâm chính của lí thuyết về mối quan hệ văn chương - nhân học tới nửa sau thế kỉ XX đã dịch chuyển từ quỹ đạo của “huyền thoại” tới hành động “viết”. Xoay quanh tiêu điểm “viết”, các nhà nghiên cứu có điều kiện khai mở thêm nhiều khía cạnh đa diện trong chính hai địa hạt này. Văn hoá viết, gọi theo tên gọi tắt thường dùng của cuốn sách, đã trở thành hiện tượng lúc bấy giờ trong làng nhân học. Những thảo luận về “bước ngoặt văn chương” góp phần khiến nó trở thành một hòn đá tảng trong dòng mạch lí thuyết về nhân học văn hóa, chất vấn những khả năng và giới hạn của nhân học, để các thập niên sau đó, giới nhân học vẫn thường bàn thảo về lịch sử nhân học sau cột mốc Văn hoá viết [17]. Nhìn từ góc độ ảnh hưởng của nhân học đối với văn chương, giới học giả lúc bấy giờ đã thừa nhận “bước ngoặt nhân học” trong nghiên cứu văn chương. Sự xuất hiện của Bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu văn chương tại Đức, do Jürgen Schlaeger biên tập, chỉ một thập niên sau Văn hóa viết, là minh chứng cho điều này [18]. Cuốn niên san năm 1996 của tổng tập Nghiên cứu văn học Anh - Mĩ đã bàn thảo các vấn đề lí thuyết cũng như ứng dụng nhân học vào việc đọc từng tác giả, tác phẩm cụ thể (như E. A. Poe, T. Fontane, R. Musil, Hardenberg...). Tuy nhiên, cuốn sách chưa gây được tiếng vang trong giới học giả. Chỉ tới đầu thế kỉ XXI, đối trọng của Văn hoá viết trong giới văn chương mới thực sự xuất hiện. Bước sang đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ nhân học - văn chương vẫn tiếp tục được nhìn nhận trong bối cảnh mới. Đáng chú ý là tiểu luận của Clifford Geertz, có ý nghĩa như một bản đúc kết cho lối viết nhân học mang phẩm tính văn chương mà ông là một đại diện tiêu biểu, và chuyên đề trên tập san Teksty Drugie của giới hàn lâm Ba Lan, được coi như một đối trọng của Văn hóa viết của giới văn chương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1