intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa tộc người

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:239

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm phác họa khái lược mô hình không gian xã hội Thái thông qua những mối quan hệ xã hội cơ bản, từ đó hình dung cách thức mà người Thái gây dựng, củng cố nền văn hóa của mình, giúp chúng không bị “hòa tan” trước những thách thức, biến đổi của không gian và thời gian. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa tộc người

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------@&?-------- NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------@&?-------- NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62.22.01.25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: GS.TS Vũ Anh Tuấn 2: PGS. TS Nguyễn Thị Huế HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng và cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng, chừng mực trong luận án. Tác giả luận án:
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GS : Giáo sư VHDG : Văn học dân gian tr : trang Sđd : Sách đã dẫn PL : Phụ lục
  5. MỤC LỤC PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5 7. Cấ u trúc của luâ ̣n án ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam ....................................................................................................... 7 1.1.1. Li ̣ch sử nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Viê ̣t Nam..... 12 1.1.2. Li ̣ch sử nghiên cứu đi ̣a danh Thái và địa danh trong truyện kể dân gian của người Thái ở Việt Nam............................................................. 16 1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại .............................................................. 19 1.2. Tổng quan về hướng tiếp cận và các vấn đề lý thuyết được sử dụng trong luận án................................................................................................ 19 1.2.1. Về hướng tiếp cận truyện kể dân gian từ góc nhìn văn hóa tộc người . 19 1.2.2. Lý thuyết biểu tượng trong nghiên cứu truyện kể dân gian.......... 23 1.2.3. Lý thuyết không gian xã hội trong nghiên cứu truyê ̣n kể dân gian .... 27 1.3. Sơ lược về bối cảnh văn hóa Thái........................................................ 31 1.3.1. Về nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam.................................... 31 1.3.2. Về sự phân biệt các ngành Thái.................................................... 33 Tiểu kết........................................................................................................... 43 CHƯƠNG 2. TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG ................................. 45 2.1. Về khái niệm truyện kể địa danh ......................................................... 45
  6. 2.2. Thống kê, phân loại truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam........ 48 2.3. Các phương diện nội dung trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam ..................................................................................................... 52 2.3.1. Truyện kể địa danh Thái và vũ trụ quan, thế giới quan của tộc người. 52 2.3.2 Truyện kể địa danh Thái và lịch sử tộc người. ............................ 57 2.3.3. Truyện kể địa danh Thái và những khát vọng nhân sinh.............. 65 Tiểu kết........................................................................................................... 73 CHƯƠNG 3. CỐT TRUYỆN VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM ....................................... 75 3.1 Cốt truyện trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam ........ 75 3.1.1. Cốt truyện của thần thoại địa danh Thái ...................................... 76 3.1.2. Cốt truyện của truyền thuyết địa danh Thái ................................. 80 3.1.3. Cốt truyện của truyện cổ tích địa danh Thái ................................ 84 3.2. Biểu tượng trong truyện kể địa danh của ngưới Thái ở Việt Nam ...... 89 3.2.1 Biểu tượng nước............................................................................. 90 3.2.2 Biểu tượng núi................................................................................ 96 3.2.3. Biểu tượng nỏ .............................................................................. 102 Tiểu kết......................................................................................................... 107 CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM.............................................. 109 4.1. Mối liên hệ với các hình thức không gian, thời gian và môi trường ....... 109 4.1.1. Các mối liên hệ với không gian, thời gian .................................. 109 4.1.2. Các mối quan hệ với môi trường ................................................ 114 4.2. Các mối quan hệ hôn nhân ................................................................. 119 4.3. Các mối quan hệ tạo lập bởi ngôn ngữ .............................................. 133 Tiểu kết......................................................................................................... 140 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................... 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 1
  7. DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG 1. Truyền thuyết về nhân vật có công với bản mường 80 2. Thống kê các biểu tượng trong truyện kể địa danh của 90 người Thái ở Việt Nam 3. Các căn cứ hình thành địa danh 135
  8. 1 PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Thái là tộc người xuyên quốc gia với một lịch sử hình thành, thiên di, cộng cư và định cư vô cùng phong phú mà cũng không kém phần phức tạp. Văn hóa Thái bởi thế không chỉ góp phần quan trọng trong bức khảm đa màu sắc của văn hóa Việt Nam mà còn có ảnh hưởng lớn tới nhiều nền văn hóa khác. Đó là lý do tại sao ngành Thái học hình thành ở tất cả các quốc gia có các tộc người thuộc ngữ hệ Thái như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam; thậm chí nhiều quốc gia phương Tây như Australia, Đức, Hà Lan… cũng có trung tâm nghiên cứu Thái học. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa người Thái được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX đánh dấu bằng công trình của các học giả như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn… Đến nay, hướng nghiên cứu này đã được quan tâm trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Tất cả mọi phương diện từ lịch sử, văn học, chữ viết đến phong tục tập quán, tri thức dân gian… của người Thái đều được khảo sát, nghiên cứu trong các công trình, bài viết với độ chuyên sâu khác nhau. Xét riêng góc độ văn học dân gian, một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu đã khai thác các phương diện sử thi, dân ca, truyện thơ, truyện dân gian, tục ngữ… của người Thái từ nhiều góc độ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong hàng loạt các nghiên cứu ấy có thể thấy một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian của người Thái còn chưa được quan tâm thỏa đáng, đó là truyện kể địa danh. Người Thái sống ở đâu, nơi đó có truyện kể về các địa danh. Với tư cách là một đơn vị từ vựng, một danh từ riêng, địa danh không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà hàm chứa trong nó những vỉa tầng văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, những quan niệm của con người. Hơn thế, đặc điểm vùng đất, địa danh còn đi vào truyện kể dân gian với tư cách là những sáng tạo của người dân được truyền từ đời này sang đời khác. Ý nghĩa của địa danh trong truyện kể vì thế không chỉ là dấu chỉ cho một vùng đất, một bản làng hay con sông ngọn suối, địa danh tồn tại cùng năm tháng còn quan trọng
  9. 2 bởi cái duyên cớ mà nó được sinh ra, bởi những trải nghiệm với cộng đồng văn hóa, với ngôn ngữ đã cùng nó tồn tại. Truyện kể địa danh vì thế cần được được nghiên cứu dưới góc độ liên ngành để giải mã được các vỉa tầng ẩn chứa đằng sau mỗi lời kể, từ đó có những kiến giải mới về lịch sử, văn hóa, truyền thống và đặc điểm của vùng đất cũng như con người đã sản sinh ra chúng. Xuấ t phát từ nhâ ̣n thức về vai trò của văn hóa – văn ho ̣c dân gian Thái trong viê ̣c bảo tồ n và phát huy bản sắ c văn hóa tô ̣c người, năm 2010 chúng tôi đã hoàn thành mô ̣t công trı̀nh nghiên cứu mang tên Truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam. Công trı̀nh đã hoàn thành được mu ̣c tiêu đề ra là xây dựng khái niê ̣m truyê ̣n kể điạ danh Thái, bước đầ u thố ng kê được mô ̣t số lượng truyê ̣n kể điạ danh (56 truyê ̣n) và chı̉ ra những giá tri ̣ nô ̣i dung, thi pháp cùng dấu ấn văn hóa tô ̣c người (gồ m dấ u ấ n văn hóa vâ ̣t chấ t và dấ u ấ n văn hóa tinh thầ n) trong tâ ̣p hợp truyê ̣n kể . Viê ̣c làm trên dù đã đa ̣t được mô ̣t số kế t quả nhấ t đinh ̣ song cũng cho thấy xung quanh truyện kể địa danh Thái còn rất nhiều chiều kích cần được quan tâm, lý giải một cách đầy đủ, xứng đáng, đơn cử như viê ̣c sưu tầm, sưu tập làm phong phú hơn nữa tâ ̣p hợp truyê ̣n kể đồng thời xuất phát từ bố i cảnh văn hóa tô ̣c người để phân tích mố i quan hê ̣ hữu cơ giữa điạ danh với môi trường văn hóa đã sản sinh ra chúng. Cao hơn nữa, cần có quá trình phân tích để tı̀m ra những mắ t xı́ch văn hóa, đă ̣c biê ̣t là cách thức trao truyề n truyện kể, hướng tới mu ̣c tiêu nuôi dưỡng và bảo tồ n văn hóa tô ̣c người. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam dưới góc nhìn văn hóa tộc người làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Việc nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam dưới góc nhìn văn hóa tô ̣c người trước hết nhằm đóng góp công sức cho công tác sưu tầm, công bố kho tàng văn học dân gian Thái. Bên cạnh đó, nghiên cứu đặt ra mục tiêu tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong kho tàng truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, chỉ ra những hằng số, những cách thức tư duy mang tính biểu trưng của tộc người thông qua cách thức hình thành cốt truyện và nội hàm của thế giới biểu tượng.
  10. 3 - Ngoài hai mục tiêu kể trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng đặt ra một mục tiêu quan trọng khác là phác họa khái lược mô hình không gian xã hội Thái thông qua những mối quan hệ xã hội cơ bản, từ đó hình dung cách thức mà người Thái gây dựng, củng cố nền văn hóa của mình, giúp chúng không bị “hòa tan” trước những thách thức, biến đổi của không gian và thời gian. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở tiếp xúc với kho tàng truyện cổ Thái đã được sưu tầm, xuất bản kết hợp với thu thập, phỏng vấn trên thực địa, nhiệm vụ trước hết chúng tôi đặt ra cho luận án này là tập hợp một số lượng nhất định các văn bản truyện kể (trong điều kiện thời gian được cho phép) trên tiêu chí đảm bảo tất cả các vùng Thái lớn đều có truyện kể; tiến hành thống kê, phân loại và sắp xếp chúng theo khu vực địa lý tồn tại địa danh. - Nhiệm vụ tiếp theo của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề về khái niệm, phân loại, và các đặc trưng về phương diện nội dung của truyện kể địa danh Thái. - Nhiệm vụ thứ ba tương ứng với chương tiếp theo của luận án là phân tích các dạng thức của cốt truyện xuyên suốt kho tàng truyện kể; chỉ ra nguồn gốc, các biểu hiện và ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong kho tàng truyện kể địa danh Thái. - Cuối cùng, luận án cần phân tích đưa ra được hình dung khái lược về một số mối quan hệ xã hội tộc người từ phương diện truyện kể và lý giải chúng trong mối quan hệ với những yếu tố văn hóa hữu quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của luâ ̣n án là truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t Nam. - Phạm vi nghiên cứu: góc nhìn văn hóa tộc người. Cụ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi coi tập hợp truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam như một sự kiện xã hội tổng thể trong đó bao hàm toàn bộ các yếu tố văn hóa xã hội của tộc người. Bởi thế, quá trình thực hiện luận án đồng thời là quá trình sử dụng các công cụ lý thuyết bao gồm lý thuyết ngữ văn dân gian, lý
  11. 4 thuyết biểu tượng và lý thuyết không gian xã hội để bóc tách những lớp văn hóa đó hòng thấy được giá trị của tập hợp truyện kể. - Phạm vi tư liệu khảo sát: tư liêụ phu ̣c vu ̣ nghiên cứu đươ ̣c tập hợp từ hai nguồ n: 1/Những tư liệu được thu nhận trên thực địa; 2/ Nguồ n truyê ̣n kể điạ danh nằ m rải rác trong các văn bản thành văn có sưu tầm truyện kể dân gian Thái như: truyê ̣n kể dân gian Thái, truyê ̣n kể dân gian các dân tô ̣c ı́t người; kỷ yế u hô ̣i thảo Thái ho ̣c; điạ chı́ các vùng đấ t có cư dân Thái sinh số ng và mô ̣t số công trı̀nh nghiên cứu về điạ danh. Các tư liệu này được thống kê trong Phụ lục 1. Trên cơ sở hai nguồ n tư liêụ nói trên, đế n thời điể m hiê ̣n ta ̣i đã sưu tầ m/ sưu tâ ̣p đươ ̣c 116 truyê ̣n /mẩ u truyê ̣n kể điạ danh Thái (tên truyện được thống kê trong Phụ lục 2). Đây là cơ sở tư liệu để chúng tôi để tiế n hành nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t Nam dưới góc nhìn văn hóa tộc người. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian: Đây là phương pháp được tiến hành thường xuyên và cũng là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án nhằm phân tích các đặc điểm của văn chương dân gian Thái trong truyện kể địa danh. - Phương pháp điền dã: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với nghiên cứu ngữ văn dân gian đặc biệt khi đặt trong mối quan hệ với bối cảnh văn hóa tộc người. Trong nghiên cứ u nà y, chú ng tôi đă ̣t ra vấ n đề nghiên cứ u không gian xa ̃ hô ̣i tô ̣c ngườ i nhı̀n từ truyê ̣n kể , bởi vâ ̣y viê ̣c gắn bó dài lâu với tộc người được nghiên cứu và xem văn chương tộc người là một thành tố sống động của thực tại luôn là yêu cầ u cầ n thiế t, đò i hỏ i sư ̣ nỗ lực lâu dài và thường xuyên để có thể nắm bắt được sự hình thành, truyền dẫn, tiếp nhận các quy luật nghệ thuật văn học dân gian gần nhất với cơ chế sinh thành ra nó trong tâm lý và xã hội tộc người. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Văn chương dân gian luôn luôn bắt buộc phải tiến hành các so sánh tư liệu ngữ văn trong bối cảnh rộng lớn của nó nhằm tiến gần hơn những nhận thức hoàn chỉnh. Do vâ ̣y trong quá trıǹ h
  12. 5 làm viê ̣c, để dẫn đế n mô ̣t kế t luâ ̣n cu ̣ thể từ phương diêṇ ngữ văn ho ̣c, chúng tôi sẽ cố gắ ng tiến hành so sánh đối chiếu từ nhiều cấp độ để có đươ ̣c mô ̣t kế t luâ ̣n ngữ văn tô ̣c người đáng tin câ ̣y. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án nhằ m đảm bảo cho việc xử lý các dữ kiện truyện kể trong tính tổng thể vấn đề. Các lập luận chủ đạo của luận án đều được xây dưṇ g trên cơ sở khoa học văn học trong sự liên kết chặt chẽ với các thành quả rút ra từ các khoa học khác như ngôn ngữ ho ̣c, sử học, địa lý học và dân tộc học. 6. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, thông qua quá trình sưu tầm, điền dã tại các khu vực có dân cư Thái sinh sống kết hợp với việc sưu tập tài liệu từ các công trình, sách báo đã xuất bản, chúng tôi đã tiến hành hệ thống hóa tư liệu về truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam đồng thời đem đến những đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu. Thứ hai, luận án xác đinh ̣ đươ ̣c giá tri ̣ về phương diêṇ ngữ văn dân gian của tâ ̣p hơ ̣p truyê ̣n kể điạ danh Thái. Chỉ ra cấu trúc thể loại, giá trị nội dung xét theo phương diện thể loại của tập hợp truyện kể. Phân tích nốt truyện của toàn thể kho tàng truyện kể theo nhóm thể loại. Nếu công trình luận văn thạc sĩ trước đây mới tiến hành việc đưa ra khái niệm truyện kể địa danh, phân tích một số dấu ấn văn hóa Thái trong những truyện kể địa danh đã sưu tầm/sưu tập thì luận án đóng góp ở sự mở rộng phạm vi tư liệu khảo sát và khảo cứu, cung cấp một diện mạo truyện kể phong phú hơn cũng như sự khảo cứu sâu sắc hơn. Các các giá trị nội dung, cốt truyện, nghiên cứu các biểu tượng tiêu biểu cũng như việc phân tích một số phương diện không gian xã hội trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam đều là những nội dung nghiên cứu hoàn toàn mới, không lặp lại công trình nghiên cứu trước đây. Thứ ba, thông qua việc phân tích các biểu tượng, chúng tôi đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa văn học và văn hóa dân gian, mối liên hệ giữa địa danh và các cơ tầng văn hóa tộc người đã sản sinh ra nó. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mang lại nhiều kiến giải mới cho nghiên cứu văn học dân gian.
  13. 6 Đây cũng là lần đầu tiên một số biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Thái được phân tích, nhìn nhận từ góc độ truyện kể địa danh. Thứ tư, luận án đóng góp những phân tích về các đơn vị cấu thành không gian xã hội Thái tộc tập trung vào một số mối quan hệ xã hội cơ bản từ góc độ truyện kể địa danh. Việc nghiên cứu không gian xã hội tộc người từ phương diện ngữ văn dân gian tuy đã được thực hiện bởi một số nghiên cứu đi trước, song đối với ngành Thái học, đây vẫn là thử nghiệm đầu tiên, cung cấp cách nhı̀n mới cho văn ho ̣c dân gian tô ̣c người, nằ m trong nỗ lư ̣c chung nhằm đưa văn ho ̣c dân gian về với bố i cảnh sinh hoạt và tồn tại của nó. 7. Cấ u trúc của luâ ̣n án Luâ ̣n án triể n khai thành 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2 : Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam: khải niệm, phân loại và nội dung Chương 3: Cốt truyện và biểu tượng trong truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t Nam Chương 4: Không gian xã hội trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam
  14. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viêṭ Nam từ góc độ văn hóa tô ̣c người nhằ m thấ y đươ ̣c mố i liên hê ̣ mâ ̣t thiế t giữa ba yế u tố : điạ danh – truyê ̣n kể – văn hóa (đă ̣c biêṭ là ý thức tô ̣c người). Theo đó truyê ̣n kể điạ danh (mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của sáng tác ngôn từ dân gian) là mô ̣t sự kiêṇ xã hô ̣i mã hóa những đă ̣c trưng văn hóa tô ̣c người mà điạ danh là mắ t xı́ch chı́nh đươ ̣c quan tâm. Bởi vâ ̣y, nế u như trong công trı̀nh trước đây [111], licḥ sử vấ n đề chı̉ chủ yế u quan tâm đế n những nghiên cứu xung quanh truyê ̣n kể điạ danh thı̀ nghiên cứu này quan tâm đế n cả những nghiên cứu điạ danh từ góc nhı̀n của ngôn ngữ, lich ̣ sử, văn hóa... coi đó như tiề n đề cho viêc̣ khảo cứu mố i quan hê ̣ giữa điạ danh với những yế u tố nằ m trong/ bao chứa nó. Trước hết, bởi người Thái là một trong những tộc ít người có dân số đông nhất Việt Nam. Nền văn hóa, chính trị của họ cũng có vai trò quan trọng trong vành đai quyền lực miền núi ở Việt Nam nói chung và Đông Dương nói riêng, vì thế khi Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp, người Thái sớm trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của các học giả nước ngoài, trước tiên là người Pháp, kế tiếp là nghiên cứu của các học giả thuộc cộng đồng Anh ngữ. Dưới đây chúng tôi điểm một số công trình nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam trong đó có đề cập đến văn chương dân gian mà nghiên cứu mang tính chuyên sâu đầu tiên là của Albert Louppe (Muongs de Cua-Rao [1]). Trong nghiên cứu này đời sống thường nhật, văn hóa vật chất, sinh đẻ, phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn nghệ... của người Thái ở Cửa Rào được tác giả mô tả khá kỹ lưỡng. Về phương diện nghệ thuật ngôn từ dân gian, điều mà tác giả có nhắc đến là những câu nói răn dạy con cháu và những kinh nghiệm về thời tiết. (Ở đây mặc dù nghiên cứu về người Thái nhưng do sự thiếu thống nhất về tên gọi tộc người nên vào thời điểm đó tác giả gọi người Thái ở Cửa Rào –
  15. 8 Nghệ An với danh xưng “Mường”). Có thể thấy, với vai trò là bản ghi chép của các công chức thuộc địa, những tác phẩm của Albert Louppe hay Ch. Robequain ( công trình Le Thanh Hoa), R.Robert ( công trình Notes sur les Tay Deng de Lang Chanh – Thanh Hoa - An Nam) đều là những bản báo cáo chi tiết phục vụ cho công cuộc “khai hóa” của thực dân. Cả ba tác phẩm nói trên đều chỉ đề cập thoáng qua đến sự tồn tại của văn chương dân gian tộc người, vấn đề truyện kể địa danh của người Thái - đối tượng mà chúng tôi quan tâm không được đề cập đến. Tiếp sau các tác giả nói trên, năm 1950, một tác phẩm khác có đề cập đến người Thái ở Việt Nam của Henri Maspero (bản dịch tiếng Việt của Lê Diên: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc của [2]) được xuất bản. Nội dung cuốn sách ngoài khảo cứu một cách kỹ lưỡng về sự phát triển lịch sử của Đạo giáo Trung Hoa, huyền thoại học Trung Quốc hiện đại, còn để cập đến xã hội và tôn giáo của người Trung Quốc cổ và người Thái hiện nay. Trong phần này, những khảo cứu về lễ hội mùa xuân, huyền thoại cũng như những phong tục tang lễ của người Thái đen ở thượng du Bắc Bộ là những nghiên cứu tỷ mỉ về người Thái đen Việt Nam. Trong nhiều trang viết, tác giả nhắc tới những huyền thoại Thái như truyện về Tạo Suông Tạo Ngần, sự tích hạt lúa, truyện trời đất phân đôi... [2,531-533] tuy nhiên không có nội dung nào liên quan đến truyện kể địa danh Thái. Ở đây mối quan tâm của tác giả là hướng đến phân tích những dấu vết của xã hội và tôn giáo Trung Quốc cổ đại trong các thiết chế văn hóa tôn giáo của người Thái vào thời điểm nghiên cứu. Bộ phận văn học dân gian được tác giả quan tâm nhiều nhất chính là lớp thần thoại sáng thế nói về sự khai sinh trời đất và các hiện tượng thiên nhiên. Điều này ta cũng gặp trong một nghiên cứu khác có đề cập đến người Thái ở Việt Nam là Systems of Northern Vietnam của Gerald C. Hickey [3]. Trong công trình này, tác giả dành trọn vẹn chương chương thứ tư nghiên cứu về xã hội của người Thái đen ở Việt Nam, trong đó có những nội dung đề cập đến văn chương dân gian của họ, cụ thể là những huyền thoại về các cuộc thiên di của người Thái từ Bắc xuống Nam, lý do họ phải rời bỏ quê hương ở phương Bắc để đi tìm đất sinh cơ lập nghiệp. [3, 131-133].
  16. 9 Trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về không gian xã hội của G. Condominas. Ông cũng đồng thời là người có nghiên cứu nổi tiếng về người Thái mang tên “Bài tiểu luận về hệ thống chính trị Thái” hoàn thành năm 1976 và được xuất bản chung trong công trình Không gian xã hội vùng Đông Nam Á [33, 267-324]. Nội dung của “bài tiểu luận” này tuy không trực tiếp đề cập đến văn học dân gian Thái song sự phân tích về hệ thống chính trị của người Thái cùng những hình dung về không gian “mường” khi đặt cạnh những dẫn dụ khác về văn chương dân gian của người Mnông Gar, người Ê đê chính là những gợi ý quan trọng cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu không gian xã hội Thái tộc sau này. Trong khi những nghiên cứu của các học giả phương Tây không cung cấp nhiều những gợi ý trực tiếp cho nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam thì ở một hướng tìm kiếm khác, chúng tôi lại tìm được những trợ giúp từ các nghiên cứu của học giới Trung Quốc. Dưới đây sẽ là việc điểm lại các nghiên cứu liên quan này một mặt cung cấp những tham chiếu về phương pháp nghiên cứu địa danh và truyện kể địa danh Thái, mặt khác cung cấp những tư liệu trực tiếp về văn hóa tộc người ở nơi mà nó khởi nguồn để chúng tôi tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu của mình. Trên thực tế, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc được quan tâm từ rất sớm. Thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh trong bộ Hán thư, trong đó có một số địa danh đã được ông giải thích rất rõ về nguồn gốc và ý nghĩa. Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN) trong Thủy Kinh chú sớ, Lịch Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn địa danh, trong đó chủ yếu là các sông ngòi, hồ đầm Trung Hoa [100]. Tuy nhiên, phải sang thế kỷ XXI, do ảnh hưởng của chính sách dân tộc, việc nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc, đặc biệt là địa danh bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở các vùng biên cương mới đặc biệt được chú trọng. Năm 2011, Dương Lập Quyền và Trương Thanh Hoa có công trình Khái quát về địa danh tiếng dân tộc thiểu số Trung Quốc[167]. Nội dung cuốn sách chủ yếu quan tâm đến diễn biến lịch sử và tình hình phân bố của các địa danh dân tộc thiểu số, đồng thời từ đó rút ra quy luật, tiến tới chỉ ra nội hàm, chức năng và ý nghĩa của địa danh dân tộc thiểu số. Tiếp đến,
  17. 10 năm 2013, Tống Cửu Thành xuất bản công trình Nghiên cứu địa danh văn hóa: khái quát về địa danh dân tộc thiểu số và các vấn đề khác [168]. Trong công trình này, Tống Cửu Thành trên cơ sở của các tùng thư khái quát về địa danh văn hóa và di sản địa danh văn hóa đồng thời chỉ ra ba phương diện của yêu cầu bảo vệ cũng như chỉnh lý di sản địa danh văn hóa trong các văn kiện Trung Quốc cổ đại. Người Thái cũng là một trong 56 tộc người ở Trung Quốc, và mặc dù đến nay các địa danh bằng tiếng Thái đã và đnag bị Hán hóa sâu sắc song đó cũng chính là một thách thức đối với các học giả và các nghiên cứu về địa danh Thái ở Trung Quốc cũng ngày càng được nhiều học giả quan tâm. Năm 2005, tác giả Đới Hồng Quang có hai bài viết liên quan, một là Thử phân tích ảnh hưởng của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất đến việc gọi tên địa danh Thái tộc [163]. Bài viết thông qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa năm phương diện của chế độ xã hội và chế độ ruộng đất chỉ ra ảnh hưởng to lớn của những chế độ này trong việc định danh các địa danh bằng tiếng Thái. Bài viết thứ hai của tác giả này trong năm 2005 có tên Đặc trưng địa danh tiếng Thái Tây Song Bản Nạp [164] lấy đối tượng là địa danh tiếng Thái Tây Song Bản Nạp và tập trung phân tích 5 phương diện của địa danh tiếng Thái vùng này là tính khoa giới, tính phức tạp, tính đa tầng không gian, tính hỗn hợp và tính đặc thù. Vẫn theo mạch nghiên cứu địa danh, năm 2008, Đới Hồng Quang tiếp tục có bài Thử bàn về ảnh hưởng của tôn giáo với việc đặt tên địa danh tiếng Thái [165] . Trong bài, tác giả chỉ ra người Thái đã theo tôn giáo nguyên thủy, cũng theo Phật giáo Tiểu thừa. Điều này khiến hình thành nên đặc điểm nhị nguyên trong tôn giáo tín ngưỡng của người Thái. Đặc điểm nhị nguyên này đến lượt nó lại sinh ra những ảnh hưởng to lớn đến các phương diện văn hóa Thái tộc, trong đó có các địa danh tiếng Thái. Tiếp theo, năm 2010, Ngô Trạch có bài Các địa danh có nguồn gốc từ thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Thái [166] in trong sách Hồ sơ Vân Nam. Bài viết tiến hành thống kê, phân tích và chỉ ra địa danh chính là do con người trong quá trình sản xuất và sinh sống ước định và tổng hợp để tạo nên nhằm phân biệt các vị trí, phạm vi, hình thái và đặc trưng khác nhau của các loại
  18. 11 thực thể địa lý trong vũ trụ. Vì địa vực và dân tộc (ngôn ngữ) khác nhau nên địa danh mang tính dân tộc và tính địa vực rõ nét. Cảnh Mã là khu tự trị đa dân tộc có người Thái và người Ngõa là chủ thể nhưng người Thái lại là dân tộc thiên di sớm hơn đến mảnh đất phì nhiêu này. Đồng thời văn hóa Thái với chế độ thổ ti thống trị đã kéo dài hơn 600 năm khiến địa danh Thái ngữ làm nên những cột mốc lịch sử văn hóa, chiếm 47.1% trong 696 đơn vị địa danh vùng Cảnh Mã. Do địa danh Thái ngữ được viết bằng tiếng Hán nên mang tính phức tạp và không cố định, điều này cũng khiến chúng mất đi rất nhiều tấm màn thần bí. Năm 2012 hai tác giả Lý Dật Hoa và Lưu Á có bài Đặc điểm cách gọi tên địa danh tiếng Thái trong địa danh Phổ Nhĩ [172]. Hai tác giả này khẳng định địa danh không chỉ thể hiện việc gọi tên đối tượng không gian địa lý mà còn phản ánh đặc trưng địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn nơi đó. Đồng thời, bản thân địa danh cũng bao hàm cả quá trình lịch sử, địa lý, nhân văn lâu dài, là một loại hình thức thông tin cơ bản. Nghiên cứu lấy địa danh Thái ngữ trong địa danh các dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ làm đối tượng và tiến hành phân tích các khía cạnh lịch sử, văn hóa, địa lý... của nhóm địa danh này. Cùng quan tâm đến địa danh tiếng Thái ở Phổ Nhĩ, tác giả Lý Ánh Hoa lại quan tâm đến chủ đề Nguyên nhân địa danh Thái tộc chiếm địa vị chủ đạo trong các địa danh dân tộc thiểu số ở Phổ Nhĩ [173]. Bài viết lấy địa danh thuộc 9 huyện của tỉnh Phổ Nhĩ (chủ yếu là khu vực hành chính và điểm cư dân) làm đối tượng nghiên cứu phân tích các nguyên nhân địa danh Thái ngữ chiếm địa vị chủ đạo trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sức mạnh của văn hóa Thái tộc so với văn hóa của các tộc người khác ở khu vực này. Cũng quan tâm đến sức sống lau bền của văn hóa Thái nhưng minh chứng bằng việc nghiên cứu một địa danh cụ thể, năm 2012, tác giả Tế Đổ Tường công bố bài viết Lịch sử tước hiệu địa danh Thái ngữ Na Mãnh [171]. Bài viết chỉ ra, dù trong lịch sử, Na Mãnh từng trải qua rất nhiều biến động, từng là thuộc địa của vương quốc Quả Chiêm Bích, rồi thuộc phủ tổng quản quân dân Bình Diến Lộ, Nam Điện Phủ Tư. Thời kỳ dân quốc, khu Nam Điện áp dụng chính sách “thổ lưu bính trị”, Na Mãnh lại phụ thuộc sự cai quản của Nam Điện Tuyên Phủ Tư và Thiết trị cục Lương Hà. Sau giải phóng, Na Mãnh từng do
  19. 12 huyện Lộ Tây và Đằng Xung cai quản. Tuy vậy, địa danh này chưa từng bị thay đổi, nguyên nhân chủ yếu là do chúng mang nhiều nội hàm văn hóa và chứa đựng giá trị lịch sử lâu dài. Như vậy vấn đề nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài. Đến thời kỳ đương đại, địa danh các dân tộc thiểu số nói chung và địa danh Thái nói riêng cũng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, tuy nhiên hầu hết tập trung vào góc độ lịch sử, địa lý và ý nghĩa văn hóa của địa danh, những nghiên cứu nhìn địa danh Thái tộc từ góc độ văn học dân gian còn rất ít ỏi. Quay trở lại với tình hình nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Việt Nam, dưới đây chúng tôi xin thống kê, phân tích các nghiên cứu trong nước trong đó tập trung chủ yếu vào những nghiên cứu quan tâm đến địa danh xuất hiện trong các tác phẩm ngôn từ dân gian, lấy đó làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu cụ thể của mình. 1.1.1. Lich ̣ sử nghiên cứu địa danh trong văn học dân gian ở Viê ̣t Nam Một trong những nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến địa danh trong truyện kể dân gian phải kể đến bài viết Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ tích [74] của GS Đinh Gia Khánh. Ở đây, tác giả quan tâm đến lý do xuất hiện tên riêng của các địa danh trong một số truyện cổ tích (cổ tích lịch sử và cổ tích thế sự). Ông cho rằng “có trường hợp truyện cổ tích được xây dựng trên những danh từ riêng vốn có từ trước, nhằm giải thích những danh từ riêng đó” [74,37]. Như vậy trong quan hệ thời gian, các truyện kể này xuất hiện sau khi những danh từ riêng gọi tên các địa danh đã ra đời. Và theo đó, việc giải thích địa danh không phải là tính thứ nhất của truyện mà mục đích chủ yếu của sự xuất hiện các địa danh này là làm tăng tính chân thực của truyện kể. Đưa ra một cách giải thích khác về sự xuất hiện của các tên riêng trong một số truyền thuyết, bài Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước [155] của GS Trần Quốc Vượng có những phát hiện trong quan niệm về địa danh và cách gọi tên cho các địa điểm trong một số truyện kể. Tuy nhiên ý kiến của ông cũng gặp gỡ với GS Đinh Gia Khánh ở chỗ không coi việc định danh cho các địa danh là mục đích
  20. 13 của truyện kể (hay ít nhất là một bộ phận truyện kể) trong đối tượng mà các tác giả khảo cứu. Tiếp nối mạch nghiên cứu, trong công trình Tìm hiểu truyền thuyết địa danh qua những truyền thuyết vùng ven Hồ Tây [42], tác giả Nguyễn Thị Bích Hà đã đưa ra khái niệm về truyền thuyết địa danh, xác định bản chất thể loại cùng nguồn gốc của truyện kể địa danh và lấy đó là cơ sở để tìm hiểu những truyền thuyết địa danh vùng ven Hồ Tây trong mối quan hệ với những sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc vùng truyền thuyết. Có thể nói chuyên luận đã giải quyết khá triệt để những vấn đề được đặt ra, mặc dầu vậy do tác giả quan niệm tất cả truyện kể địa danh đều “nằm trong thể loại truyền thuyết và là bộ phận hợp thành truyền thuyết” [42,18] nên có đôi chỗ việc nhìn nhận về nội dung và bản chất thể loại của một số truyện kể còn nhiều vấn đề có thể tiếp tục bàn luận. Sau chuyên luận trên, năm 1986 tác giả Nguyễn Bích Hà tiếp tục có bài Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam [43]. Với bài viết này, tác giả một lần nữa đưa ra khái niệm truyện kể địa danh, cơ sở hình thành cùng những khía cạnh nội dung cơ bản của truyện, đồng thời mở ra định hướng cho những nghiên cứu sâu hơn. Năm 1999, tác giả Trần Thị An công bố bài viế t Truyện kể địa danh - từ góc nhìn thể loại [4]. Bài viết nhận định khái quát những đặc trưng về nội dung và ý thức nghệ thuật thể hiện trong truyện kể địa danh, đồng thời chỉ ra xu hướng hình thành truyện kể xuất phát từ những quan niệm, quá trình tư duy và xúc cảm nghệ thuật của tác giả dân gian. Đặc biệt, trong những phân tích, tác giả đã lấy dẫn chứng từ nguồn truyện kể dân gian phong phú của nhiều dân tộc. Có thể nói với bài viết này truyện kể địa danh của các dân tộc thiểu số lần đầu tiên được đưa ra khảo cứu bên cạnh truyện kể địa danh của người Việt. Mặc dù những phân tích của tác giả mới chỉ được tiến hành một cách sơ lược trong phạm vi một bài báo khoa học nhưng đây thực sự là những gợi ý quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về sau. Trong mạch nghiên cứu về truyện kể địa danh, trên Tạp chí Văn học năm 1999 có bài của tác giả Thái Hoàng: Truyền thuyết dân gian và địa danh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2