intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

110
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm đánh giá thực trạng triển khai Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu, luận án phân tích quá trình hội nhập khu vực về đối ngoại và an ninh, xác định mức độ hội nhập, dự báo xu hướng hội nhập khu vực và triển vọng thực thi Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu đến năm 2025, liên hệ thực tiễn với ASEAN và Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ MẠC NHƯ QUỲNH MẠC NHƯ QUỲNH HỘI NHẬP KHU VỰC Ở CHÂU ÂU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ MẠC NHƯ QUỲNH ẠC NHƯ QUỲNH HỘI NHẬP KHU VỰC Ở CHÂU ÂU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Tạ Minh Tuấn 2. TS. Đỗ Thị Thanh Bình 2. TS. Đỗ Thị Thanh Bình Hà Nội, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả và thông tin nêu trong luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Mạc Như Quỳnh Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Tạ Minh Tuấn – Trợ lý Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TS. Đỗ Thị Thanh Bình – Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Thầy cô là những người không chỉ tận tình hướng dẫn, định hướng, gợi mở cho tôi nhiều hướng nghiên cứu mà còn cho tôi nguồn động viên kịp thời, giúp tôi thêm tự tin để hoàn thành công trình nghiên cứu. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, người luôn nhắc nhở, động viên tôi và đồng thời cũng tạo ra một “áp lực cần thiết” để tôi thêm quyết tâm hoàn thành luận án này. Một lời cảm ơn nữa xin gửi tới các cán bộ Phòng Đào tạo sau Đại học, Học viện Ngoại giao đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại Học viện. Quá trình thực hiện luận án bị gián đoạn và gặp nhiều khó khăn, có những lúc tưởng không thể hoàn thành. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, tôi nỗ lực thực hiện luận án này không chỉ để khẳng định bản thân mình mà còn với mong muốn sự cố gắng của tôi ngày hôm nay sẽ truyền cảm hứng cho các con tôi trên bước đường trưởng thành về sau. Xin cảm ơn gia đình, người thân, đặc biệt là chồng và các con đã luôn bên tôi, cổ vũ, động viên, tiếp thêm động lực để tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 08 năm 2018 Nghiên cứu sinh Mạc Như Quỳnh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KHU VỰC TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH Ở CHÂU ÂU ..........16 1.1. Cơ sở lý luận về hội nhập khu vực .................................................... 16 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hội nhập khu vực ............................... 16 1.1.1.1. Khái niệm “khu vực”, “khu vực hóa”...................................... 16 1.1.1.2. Định nghĩa “Chủ nghĩa khu vực” và “Hội nhập khu vực” ..... 17 1.1.2. Tiếp cận hội nhập khu vực qua một số lý thuyết ............................ 25 1.1.2.1. Thuyết chức năng...................................................................... 26 1.1.2.2. Thuyết thể chế ........................................................................... 30 1.1.2.3. Thuyết kiến tạo.......................................................................... 33 1.1.2.4. Thuyết liên chính phủ ............................................................... 36 1.2. Cơ sở thực tiễn về hội nhập khu vực ở châu Âu .............................. 39 1.2.1. Lịch sử hội nhập khu vực ở châu Âu trước chiến tranh Lạnh ........ 39 1.2.2. Bối cảnh thế giới và khu vực sau Chiến tranh Lạnh....................... 52 1.2.3. Quan điểm của các thành viên chủ chốt về hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh .................................................................................. 55 1.2.3.1. Quan điểm của Đức .................................................................. 55 1.2.3.2. Quan điểm của Pháp ................................................................ 57 1.2.3.3. Quan điểm của Ý....................................................................... 60 1.2.3.4. Quan điểm của Ba Lan ............................................................. 61 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 62
  6. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỘI NHẬP KHU VỰC QUA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU ............................................... 64 2.1. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu ........................... 64 2.1.1. Nội dung chính sách ....................................................................... 64 2.1.1.1. Mục tiêu chính sách .................................................................. 64 2.1.1.2. Quy trình hoạch định chính sách.............................................. 66 2.1.1.3. Cơ chế hoạt động ...................................................................... 70 2.1.2. Công cụ thực thi chính sách ............................................................ 75 2.1.2.1. Công cụ thực thi Chính sách đối ngoại .................................... 75 2.1.2.2. Công cụ thực thi Chính sách quốc phòng ................................ 78 2.2. Thực tiễn triển khai Chính sách từ năm 1992 – 2018 ..................... 80 2.2.1. Giai đoạn 1992 – 2009:................................................................... 80 2.2.2. Giai đoạn 2009 – 6/2018:................................................................ 89 2.3. Đánh giá tiến trình hội nhập khu vực qua thực tiễn triển khai Chính sách .................................................................................................. 99 2.3.1. Nhận xét chung ............................................................................... 99 2.3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế ............................................ 104 Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................122 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỘI NHẬP VỀ ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN NĂM 2025 ...............................................124 3.1. Xu thế hội nhập khu vực đến năm 2025 ......................................... 124 3.1.1. Xu thế chung ................................................................................. 124 3.1.2. Xu thế hội nhập ở châu Âu ........................................................... 127 3.2. Triển vọng thực thi Chính sách Đối ngoại và An ninh chung đến năm 2025 ................................................................................................... 131 3.3. Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình hội nhập về đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu ............................................................. 142
  7. Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................145 KẾT LUẬN ...............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.......................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 Phụ lục 1: Bảng khảo sát về sự quan tâm và nhu cầu của người dân .............171 Phụ lục 2: Định vị nền kinh tế EU trên thế giới...................................................172 Phụ lục 3: Sự chồng chéo trong chi phí quốc phòng giữa các quốc gia thành viên EU (tính đến năm 2016-2017) ........................................................................173 Phụ lục 4: Cấu trúc quyền lực của liên minh Châu Âu .....................................174 Phụ lục 5: Niềm tin của người dân vào các thể chế EU (Giai đoạn 1997- 2016).............................................................................................................. 175 Phụ lục 6: Báo cáo tóm tắt kết quả 1 năm thực hiện Chiến lược toàn cầu của EU (EUGS year 1) ....................................................................................................176 Phụ lục 7: Sáng kiến “Hợp tác mang cấu trúc bền vững” ................................179 Phụ lục 8: Nghị quyết của nghị viện Châu Âu về Báo cáo thường niên kết quả thực hiện Chính sách An ninh Quốc phòng chung năm 2017 ..........................182 Phụ lục 9: Kế hoạch Hành động quốc phòng châu Âu (European Defence Action plan) ...............................................................................................................193
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT CDM Capability Development Cơ chế Phát triển năng lực Mechanism CDP Capability Development Plan Kế hoạch Phát triển năng lực quốc phòng CFSP Common Foreign and Security Chính sách Đối ngoại và An Policy ninh chung CSCE Commission on Security and Uỷ ban An ninh và Hợp tác Cooperation in Europe châu Âu CSDP Common Security and Defence Chính sách An ninh và Quốc Policy phòng chung ECSC European Coal and Steel Cộng đồng Than thép châu Âu Community ECJ European Court of Justice Tòa án châu Âu EDA European Defence Agency Cục Quốc phòng châu Âu EDC European Defence Community Cộng đồng Phòng thủ châu Âu EDF European Defence Fund Quỹ Quốc phòng châu Âu EEAS European External Action Cục Hành động đối ngoại châu Service Âu EU European Union Liên minh châu Âu EURATOM European Atomic Energy Cộng đồng Năng lượng nguyên Community tử châu Âu ESDP European Security and Defence Chính sách An ninh và Quốc Policy phòng châu Âu ESS European Security Strategy Chiến lược An ninh châu Âu GAERC General Affairs and External Hội đồng các vấn đề chung và Relations Council quan hệ đối ngoại
  9. HR/VP High Representative/Vice Đại diện cấp cao về Đối ngoại President và An ninh/Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu NACC North Atlantic Cooperation Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Council Dương NATO North Atlantic Treaty Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Organization Dương NRF NATO Response Force Lực lượng phản ứng của NATO OSCE Organization for Security and Tổ chức An ninh và Hợp tác Co-operation in Europe châu Âu PESCO Permanent Structured Hợp tác có cấu trúc bền vững Cooperation PSC Political and Security Uỷ ban An ninh và Chính trị Committee châu Âu SHAPE Supreme Headquarters Allied Trụ sở Bộ Tư lệnh tối cao châu Powers Europe Âu SACEUR Supreme Allied Commander Tư lệnh tối cao liên quân châu Europe Âu SNG Commonwealth of Independent Cộng đồng các quốc gia độc lập States (Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv in Russian) TEC Treaty establishing the Hiệp ước thành lập Cộng đồng European Community châu Âu TEU Treaty on European Union Hiệp ước về Liên minh châu Âu WEU Western European Union Liên minh Tây Âu WMD Weapon of Mass Destruction Vũ khí huỷ diệt hàng loạt WUDO Western Union Defense Tổ chức Liên minh quốc phòng Organization phía Tây
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cấu trúc CFSP/CSDP sau Tuyên bố St. Malo (1998) ....................... 71 Bảng 2: Cơ cấu tổ chức của EEAS trung ương (cập nhật đến tháng 3/2018) 74 Bảng 3: Tỷ lệ đóng góp của các nước tham gia chiến dịch OAF ................... 87 Bảng 4: So sánh về phân bổ ngân sách hành chính cho Bộ Ngoại giao các quốc gia thành viên EU và EEAS (năm 2011-2012) ...................................... 92 Bảng 5: Khảo sát ý kiến của người dân về sự ủng hộ đối với EU từ năm 2004 đến năm 2016 ................................................................................................ 111 Bảng 6: Thay đổi GDP bình quân đầu người của các nước thuộc EU từ năm 2004 đến 2014 ............................................................................................... 116 Bảng 7: So sánh về chi tiêu quốc phòng của châu Âu với một số quốc gia khác ............................................................................................................... 117 Bảng 8: Tương quan so sánh thành viên EU và NATO (tính đến năm 2017) .....122 Bảng 9: Xu hướng gia tăng chi phí quốc phòng của một số cường quốc quân sự đến năm 2045 ........................................................................................... 125 Bảng 10: Khảo sát ý kiến người dân đánh giá về mức độ phát triển của quốc gia thành viên từ khi gia nhập EU ở khía cạnh kinh tế (giai đoạn 10/2004 – 05/2013) ........................................................................................................ 128 Bảng 11: Tỷ lệ thất nghiệp EU28 từ năm 2004 – 2017 ................................ 129 Bảng 12: Các yếu tố cấu thành liên minh an ninh quốc phòng châu Âu ...... 140
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của nền chính trị thế giới đương đại, Liên minh châu Âu (EU) là một mô hình liên kết khu vực độc đáo. Qua 60 năm tồn tại (1957-2017), EU đã đạt được nhiều thành tựu trong tiến trình hội nhập trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, tư pháp… Với quá trình hội nhập sâu rộng như vậy, EU đã trở thành hình mẫu nghiên cứu về hội nhập khu vực. Nhiều lý thuyết ra đời chủ yếu để giải thích tiến trình hội nhập của EU. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh, EU gặp nhiều khó khăn khi vận động các quốc gia thành viên tham gia vào quá trình hợp tác và triển khai các hành động tập thể. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP) là một trong ba trụ cột chính được hình thành từ Hiệp ước Maastricht (1992). Chính sách an ninh quốc phòng chung (CSDP) được đưa vào nội hàm CFSP từ năm 1999 nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập về đối ngoại, an ninh nói chung, tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, hướng tới nền quốc phòng chung. Tuy nhiên, sau hơn 25 năm triển khai, CFSP chưa đạt được kỳ vọng của các nhà lập pháp châu Âu. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng mức độ hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh còn hạn chế so với các lĩnh vực khác. Tình hình triển khai CFSP gặp nhiều khó khăn hơn trong bối cảnh chủ nghĩa dân tuý cực đoan và làn sóng bài EU lan rộng khắp châu Âu. Sự kiện nước Anh buộc phải rời khỏi Liên minh sau thất bại của cuộc trưng cầu dân ý (6/2016) đặt ra nhiều vấn đề mới về triển vọng hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh của EU cũng như định hướng phát triển của Liên minh trong tương lai. CFSP/CSDP có thất bại? Các quốc gia thành viên hành động đơn phương trong các vấn đề đối ngoại, an ninh hay CFSP/CSDP sẽ đạt được nhiều bước tiến hơn trong các hành động tập thể, đưa sức mạnh tổng thể của EU lên một
  12. 2 tầm mức mới? Tương lai của CFSP cùng những bước đi khó đoán định của Mỹ, Nga, Trung ở khu vực sẽ có tác động lớn đến cấu trúc an ninh khu vực châu Âu. Việc dự báo triển vọng thực thi CFSP và xu hướng hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh ở khu vực có ý nghĩa thời sự, là cơ sở đánh giá xu hướng vận động của nền an ninh khu vực và hướng phát triển tương lai của EU, một trong những chủ thể quan trọng của nền chính trị toàn cầu. EU là một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới (bên cạnh Mỹ và Trung Quốc), là một chủ thể ngày càng có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng trên bình diện song phương và đa phương. Về phương diện song phương, Việt Nam có năm đối tác chiến lược ở châu Âu, gồm: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức. Về phương diện đa phương, EU và Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác hợp tác (PCA) năm 2012. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán và dự kiến được ký kết vào năm 2018. Cùng với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA là hai hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Vì vậy, nghiên cứu chủ thể EU có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, mang tính tham khảo cho Việt Nam, một thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc góp phần xây dựng và phát triển quan hệ đối tác của tổ chức này với các chủ thể quan hệ quốc tế khác, trong đó có EU. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về chủ thể EU trong và ngoài nước tuy phong phú và đa dạng nhưng các nghiên cứu về hội nhập khu vực trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh còn khá mới mẻ với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Mặt khác, đây là lĩnh vực mang tính động thái cao, do vậy, nghiên cứu hội nhập khu vực về đối ngoại và an ninh ở châu Âu là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Việt Nam.
  13. 3 Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là: “Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài : * Về lý thuyết hội nhập khu vực và hội nhập khu vực ở châu Âu: Tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu lớn về lý thuyết hội nhập khu vực nói chung và hội nhập khu vực ở châu Âu nói riêng. Một số công trình đáng chú ý là tác phẩm “Những vấn đề xung quanh việc hợp nhất châu Âu” của tác giả Nguyễn Văn Dân (chủ biên) và Lê Ngọc Hiền (1997), NXB Viện Thông tin khoa học xã hội, tổng hợp các bài viết liên quan đến xu hướng hội nhập khu vực và quá trình hình thành Liên minh châu Âu. Do là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả nên các đánh giá rời rạc, mang tính thông sử bởi thời gian ra đời quyển sách gần với thời điểm EU thành lập (Hiệp ước Maastricht 1992) cho đến nay tính thời sự không còn. Một tác phẩm mang tính tham khảo khác của tác giả Đinh Công Tuấn chủ biên (2011), “Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB Khoa học xã hội. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đề cập đến các lý thuyết hội nhập khu vực mà chỉ mô tả quá trình hình thành, phát triển của EU và một số xu hướng phát triển của tổ chức trong tương lai. Một số bài viết có giá trị tham khảo đề cập đến các lý thuyết hội nhập như: bài viết của tác giả Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 85 năm 2011; Nguyễn Quang Thuấn (2014), “Liên kết ở Liên minh châu Âu: từ lý thuyết đến thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 2 (161) năm 2014. Hai bài viết có đề cập đến khái niệm hội nhập quốc tế và một số lý thuyết về hội nhập khu vực. Tuy nhiên, do không phải là công trình nghiên cứu lớn nên bài viết chỉ giới hạn ở việc giới thiệu khái quát cách tiếp cận của một số thuyết về hội nhập, đưa ra một
  14. 4 số nhận định về thành công và hạn chế của quá trình liên kết trong EU. Một số bài viết đề cập đến mô hình phát triểu của EU và ASEAN, so sánh, nhận định về triển vọng của từng mô hình: Đề tài nghiên cứu cấp Viện “Nghiên cứu so sánh các mô hình liên kết khu vực – Kinh nghiệm cho ASEAN” của Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện tháng 7/2011; các bài báo “Chủ nghĩa khu vực và liên khu vực: những triển vọng giữa châu Âu và châu Á”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 6 (66) năm 2004 và “Mô hình hội nhập của EU – ASEAN: So sánh những tương đồng, khác biệt và bài học kinh nghiệm cho ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 6 (141) năm 2012 của tác giả Đinh Công Tuấn. Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích cho hiện tượng hội nhập khu vực tại châu Âu. Tác phẩm “The Uniting of Europe” (Sự hợp nhất của châu Âu) xuất bản lần đầu năm 1958 và “Beyond the Nation-State” (Vượt ra khỏi ranh giới quốc gia - dân tộc) xuất bản năm 1964 của học giả Ernest B. Hass đưa ra khái niệm “spill-over” (hiệu ứng lan tỏa) để mô tả cơ chế phát triển của tiến trình hội nhập khu vực. Thuyết lan tỏa của Haas được học giả Lindberg sử dụng và phát triển trong công trình nghiên cứu “The Political Dynamics of European Economic Integration” (Động lực chính trị trong hội nhập kinh tế châu Âu) xuất bản năm 1963, “Regional Integration: Theory and Research” (Hội nhập khu vực: Lý thuyết và nghiên cứu) viết cùng Stuart A. Scheingold năm 1971. Các tác phẩm này chủ yếu lấy tiến trình hội nhập trong lĩnh vực kinh tế làm trường hợp nghiên cứu cụ thể cho các thuyết. Tác phẩm “The Choice for Europe” (Sự lựa chọn của châu Âu) của Andrew Moravcsik tiếp cận quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu một cách toàn diện hơn. Andrew kết hợp các luận điểm của chủ nghĩa tự do và thuyết liên chính phủ để giải thích quá trình hình thành các thứ tự ưu tiên của các
  15. 5 quốc gia thành viên và lý giải con đường thương lượng ở cấp độ liên chính phủ để đi đến đồng thuận cuối cùng. Ngoài ra, thuyết thể chế và thuyết liên chính phủ cũng được nhiều học giả như Peter Hall, Rosemary Taylor (1994), Koelble (1995), Kato (1996), Mark Pollack (2003), Derek (2005)… sử dụng để nghiên cứu quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu. * Về cấu trúc bộ máy EU và những tác động của nó đến quá trình hội nhập châu Âu, đặc biệt từ sau Hiệp ước Lisbon: Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chưa có nhiều công trình lớn, chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, còn tản mạn, thiếu tính hệ thống. Một số bài viết trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu của tác giả Đặng Minh Đức như “Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu (2002), “Bản chất và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Liên minh Châu Âu” (2003), “Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp châu Âu” (2005), “Những nhân tố tác động đến quá trình cải cách hệ thống thể chế chính trị ở Liên minh Châu Âu” (2005), “Hiệp ước Hiến pháp và hiệp ước Lisbon - thực chất và triển vọng” của Phan Đức Thọ (2009); “Vai trò của Liên minh Châu Âu và Hiệp ước Lisbon” (2010), “Một số vấn đề chính trị nổi bật của Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 2000-2010” (2011) của tác giả Đinh Công Tuấn. Các bài viết này tiếp cận khá trực tiếp và cụ thể tới một số thể chế chính trị cơ bản của Liên minh, chỉ ra được một số vấn đề đang tồn tại cũng như bước đầu đặt ra vấn đề phải nhìn nhận các thể chế của Liên minh châu Âu theo tiêu chí nào: quốc gia, liên bang hay tổ chức quốc tế? Ở nước ngoài, cấu trúc bộ máy EU được nghiên cứu bài bản, công phu và có nhiều công trình lớn. Đặc biệt, với những cải cách lớn về thể chế từ Hiệp ước Lisbon (2009), nhiều học giả đã tập trung nghiên cứu tác động của những thay đổi này đến quá trình vận hành và phát triển của EU. Một số tác phẩm tiêu biểu như:
  16. 6 Simon Hix (2005), The Political system of the European Union (Hệ thống chính trị của Liên minh châu Âu), NXB Palgrave Macmillan. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị tham khảo cao. Cuốn sách mô tả các thể chế của Liên minh kết hợp với những lý luận về hệ thống chính trị của Bertrand Badie và Pierre Binrbaum. Hix khẳng định EU đã có một hệ thống chính trị thực sự. Ông cũng phản bác quan điểm hệ thống chính trị chỉ tồn tại trong khuôn khổ quốc gia. Theo ông, một hệ thống chính trị có thể tồn tại mà không cần gắn liền với một quốc gia nào như đối với trường hợp EU. Jens Peter Bonde (2008), From EU Constitution to Lisbon Treaty (Từ Hiến pháp châu Âu đến Hiệp ước Lisbon), NXB Forlaget Notat. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã rà soát, chỉ ra những sửa đổi, bổ sung về mặt nội dung của các điều khoản trong Hiệp ước, từ đó phân tích tác động của những thay đổi này đối với người dân và các quốc gia thành viên. Bonde cũng đưa ra một số dự báo về xu thế phát triển của các thể chế trong tương lai. Tuy nhiên, tính cập nhật của nghiên cứu còn nhiều hạn chế do xuất bản trước khi Cục Hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) đi vào hoạt động nên chưa thể đánh giá hiệu quả triển khai chính sách… Ngoài ra, các báo cáo nội bộ của Liên minh cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Trong các báo cáo của Ủy ban trình Hội đồng và Nghị viện châu Âu, đáng chú ý có báo cáo phát hành tháng 3/2008 với chủ đề “The Treaty of Lisbon: An Impact of Assessment” (Hiệp ước Lisbon: đánh giá tác động) đánh giá tác động của Hiệp ước đến bộ máy thể chế của Liên minh, các quyền cơ bản của quốc gia thành viên, tác động trong lĩnh vực tự do, an ninh, tư pháp, các vấn đề xã hội, tài chính và thị trường nội địa… Chương 7 của bản báo cáo đề cập đến chính sách đối ngoại, quốc phòng của châu Âu và hướng phát triển của chính sách. Theo đánh giá của Ủy ban, theo Hiệp ước Lisbon, CFSP vẫn không thay đổi phạm vi hoạt động. Các điều khoản trong
  17. 7 Hiệp ước mới có thể giúp vai trò của EU trở nên năng động hơn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh nhưng vẫn trên nguyên tắc đồng thuận, không xâm phạm đến sự độc lập về chính sách của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực này. Báo cáo này đánh giá EU có thể trở nên năng động hơn nhưng chưa đánh giá được thực tiễn triển khai CFSP có thực sự giúp EU trở nên năng động hơn hay không. * Về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu: Tại Việt Nam, không có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng của EU nói chung, cụ thể về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu (CFSP). Một số nghiên cứu liên quan như: Bùi Hồng Hạnh (2005), Đề tài cấp trường “Quá trình hình thành chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu”; Vũ Bình Minh (2006), Đề tài cấp Viện của Viện Nghiên cứu châu Âu “Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu hiện nay: Cơ chế phối hợp giữa các nước thành viên và cấp độ liên minh”; Bùi Hồng Hạnh (2010), “Chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu: Một số vấn đề và khả năng thực thi” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 01 năm 2010; Nguyễn Hải Lưu (2016), “Một số nội hàm mới trong Chiến lược toàn cầu của EU về chính sách Đối ngoại và An ninh chung”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 05 năm 2016… Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu tương đối phong phú về quy mô và nội dung. Một số tác phẩm và bài viết đáng chú ý như: Ramses A.Wessel (1999), The European Union’s Foreign and Security Policy – A Legal Institutional Perspective (Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên minh châu Âu – Triển vọng thể chế hóa luật pháp), NXB Routledge, London; Martin A. Smith và Grahan Timmins (2000) chủ biên, Uncertain European: Building a New European Security Order (Một châu Âu không ổn định: Xây dựng một trật tự an ninh
  18. 8 châu Âu mới), NXB Routledge, London. Hai tác phẩm đề cập đến các khái niệm về trật tự, an ninh và bản sắc, các thể chế an ninh khu vực gồm OSCE, NATO, EU và WEU, triển vọng an ninh quốc gia và khu vực và nhận định về sự bất ổn định ở châu Âu. Theo các tác giả, không phải bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn trở thành thành viên của EU và NATO. Vì vậy, các thành viên của hai tổ chức này cần giải quyết các vấn đề mà các quốc gia ngoài khối quan tâm hoặc đặt kỳ vọng. Hơn nữa, quá trình mở rộng đã làm thay đổi thứ tự ưu tiên các mối quan tâm hay lợi ích chung của các thành viên đặt trong tổng thể chiến lược phát triển của tổ chức khiến các thành viên phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Thông qua việc phân tích vai trò của từng thể chế an ninh khu vực cùng với việc quan sát các mục tiêu, kỳ vọng của một số nhân tố quan trọng đối với nền an ninh khu vực như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga…, các tác giả xác định những nguy cơ gây bất ổn ở châu Âu và vai trò của các thể chế an ninh trên con đường duy trì nền hòa bình trong khu vực. Brian White (2001), Understanding European Foreign Policy (Tìm hiểu về Chính sách đối ngoại châu Âu); Svein S. Andersen và Kjell A. Eliassen (2001), Making Policy in Europe (Hoạch định chính sách ở châu Âu); Cristina Churruca (2003), The European Union’s Common Foreign Policy: Strength, Weakness and Prospects (Chính sách đối ngoại và an ninh chung châu Âu: Ưu điểm, Hạn chế và Triển vọng); nhóm tác giả Dieter Mahncke, Alicia Ambos, Christopher Reynolds (2004),“European Foreign Policy – From Rhetoric to Reality?” (Chính sách đối ngoại châu Âu – Từ Khẩu hiệu đến Thực tế). Các nghiên cứu này cung cấp bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại và cách thức EU thực hiện đường lối đối ngoại. Cristina đặt vấn đề rằng khi xem EU là một chủ thể hoàn chỉnh của quan hệ quốc tế thì bản thân EU có chính sách đối ngoại (EFP). Các nghiên cứu về EU thường tiếp cận theo hướng coi CFSP chính là chính sách đối ngoại của tổ chức này.
  19. 9 Tuy nhiên, đứng trên quan điểm xem EU như chủ thể quốc gia, không nên đồng nhất CFSP với EFP. CFSP cần được phân biệt với các chính sách đối ngoại của EU trên các lĩnh vực khác như chính sách về thương mại hay các chính sách phát triển. Dựa trên hướng tiếp cận này, bài viết đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của EU trong các hoạt động đối ngoạivà nêu ra một số câu hỏi gợi ý nghiên cứu như “mục tiêu của EFP nên là gì? Những lợi ích chung của các quốc gia thành viên thường được đặt ở đâu? Vai trò của EU trong các vấn đề quốc tế? Nguồn lực nào nên dành cho EFP?... Nicole Alecu de Flers (2008), The Provisions on CFSP and CSDP in the Lisbon Reform Treaty: Stumbling Blocks or Milestones? (Những nội dung về CFSP và CSDP trong Hiệp ước Lisbon sửa đổi: rào cản hay bước ngoặt?), Viện nghiên cứu nhất thể hóa châu Âu, Viện khoa học Áo; Sven Biscop (2009), Permanent Structured Cooperation and the Future of ESDP: Transformation and Integration (Hợp tác có cấu trúc bền vững và tương lai của ESDP), Học viện Hoàng gia về quan hệ quốc tế Egmont, Bỉ. Hai tác phẩm đề cập đến những thay đổi về mặt chính sách có tác động đến khả năng thực thi CFSP/ESDP, phân tích, đánh giá cơ chế hợp tác về an ninh quốc phòng “có cấu trúc bền vững”, cơ chế được đánh giá là một giải pháp cho tương lai của ESDP. Một khi các thành viên EU nhất trí tham gia vào cơ chế hợp tác này, hiệu quả triển khai chính sách an ninh phòng thủ chung sẽ được nâng lên đáng kể, giúp hạn chế sự chồng chéo về chính sách, tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng triển khai thực địa của lực lượng liên quân. Federiga M. Bind (2010), The Foreign policy of the European Union: Assessing Europe’s role in the World (Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu: Đánh giá vai trò của châu Âu trên thế giới), NXB Brookings Institution. Với đối tượng nghiên cứu chính là Chính sách đối ngoại của EU, cuốn sách đề cập đến các đặc điểm của chính sách và phân tích chính sách
  20. 10 đối ngoại của EU với các đối tác ở một số khu vực trọng yếu như châu Phi, châu Á, Trung Đông… Alyson JK Bailes và Graham Messervy Whiting (2011), Death of an Institution, the End for Western European Union, a Future for European defence? (Sự kết thúc của một thể chế, Liên minh Tây Âu dừng hoạt động, tương lai cho nền quốc phòng châu Âu?), Học viện Hoàng gia Egmont về quan hệ quốc tế. Tác phẩm đề cập đến mối liên quan của Liên minh Tây Âu (WEU) và NATO trong việc bảo vệ an ninh khu vực và phân tích, đánh giá về thực trạng nền an ninh quốc phòng châu Âu. Jan Wouters, Stephanie Bijlmakers và Katrien Meuwissen (2012), The EU as a Multilateral Security Actor after Lisbon: Constitutional and Institutional Aspects, (EU – Chủ thể an ninh đa phương hậu Lisbon: Phương diện lập pháp và thể chế), NXB Routledge, London; Caroline Bouchard, John Petterson và Natalie Tocci (2013), Multilateralism in 21st Century: Europe’s Quest for Effectiveness (Chủ nghĩa đa phương trong thế kỷ 21: Tìm kiếm tính hiệu quả của châu Âu), NXB Routledge, London; Federico Santopinto & Megan Price (2013), National Visions of EU Defence Policy – Common Denominators and Misunderstandings (Tầm nhìn quốc gia về chính sách quốc phòng EU: Mẫu số chung và một số nhận thức sai lầm); Sven Biscop (2016), All or Nothing? The EU Global Strategy and Defence Policy after the Brexit (Tất cả hay không là gì? Chiến lược toàn cầu của EU và chính sách quốc phòng sau sự kiện Brexit), Tạp chí Contemporary Security Policy Journal. Các bài viết đưa ra một số vấn đề phát sinh trong quá trình EU triển khai chính sách đối ngoại và an ninh chung, tập trung vào giai đoạn sau khi thực thi Hiệp ước Lisbon. Các nghiên cứu chủ yếu mô tả cách thức vận hành bộ máy trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh và định hướng chính sách của một số quốc gia thành viên khi tham gia vào các hành động tập thể liên quan đến an ninh quốc phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0