intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: Kết quả bước đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:272

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện "Kết quả bước đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng; Xây dựng phần mềm và đánh giá một số kết quả triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021; Phân tích thuận lợi, khó khăn trong triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: Kết quả bước đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG GIANG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN CỦA 26 BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện Mã số: 9720802 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN HÀ NỘI - 2024
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG GIANG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN CỦA 26 BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện Mã số: 9720802 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN Hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRỊNH HỒNG SƠN 2. PGS.TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG HÀ NỘI - 2024
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy, Cô hướng dẫn, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Ðại học Y tế công cộng đã hết lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trịnh Hồng Sơn, nguyên Giám đốc trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người thầy đã tạo điều kiện và luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi thực hiện luận án này. Đồng thời cho phép tôi được thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đến PGS.TS Phạm Việt Cường người thầy luôn giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong việc hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ðảng ủy, Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã luôn động viên giúp đỡ cả tinh thần, vật chất và tham gia hỗ trợ cùng tôi trong thời gian làm nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Ban Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn đã hợp tác cùng tôi trong việc thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, vợ, con đã tạo điều kiện và luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Hoàng Giang
  5. 5 MỤC LỤC
  6. 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BHYT Bảo hiểm y tế BTM Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease) BTMGĐC Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease) CNTT Công nghệ thông tin (Information Technology) Hệ thống mạng lưới thông tin ghép tạng tại châu Âu ENIS (Eurotransplant Network Information System) ET Ghép tạng của Châu Âu (Eurotransplant) GVHD Giáo viên hướng dẫn HLA Kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen) JOTNW Hệ thống ghép tạng Nhật Bản (Japan Organ Transplant Network) MLCT Mức lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate) NCS Nghiên cứu sinh NOTA Luật ghép tạng Mỹ (National Organ Transplant Act - NOTA) NVYT Nhân viên y tế OPO Tổ chức thu gom tạng (Organ Procurement Organization) PVS Phỏng vấn sâu TLN Thảo luận nhóm TNT Thận nhân tạo TTĐPGTQG Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia Unet SM Hệ thống máy tính trung tâm của UNOS Mạng lưới chia sẻ tạng tại Hoa Kỳ UNOS (United Network for Organ Sharing)
  7. 7 DANH MỤC BẢNG
  8. 8 DANH MỤC HÌNH Hình 3.2 Giao diện đăng nhập, thông tin chung và chi tiết người bệnh có chỉ định ghép thận theo mã, tên, tuổi, giới tính, cơ sở y tế.80 Hình 3.3 Giao diện nhập hồ sơ người bệnh có chỉ định ghép thận Hình 3.4 Giao diện nhập hồ sơ hiến thận Hình 3.5 Danh sách hiến thận và chi tiết thông tin hồ sơ hiến thận Hình 3.6 Hình “Bắt ghép cặp” và hiển thị danh sách đối sánh Hình 3.7 Chạy Quy tắc và hiển thị điểm số87 Hình 3.8 Hiển thị danh sách theo điểm số và lựa chọn Hình 3.9 Danh sách kết quả ghép cặp và trạng thái ghép cặp Hình 3.10 Danh sách chờ ghép thận Hình 3.11 Hình hiển thị trích xuất danh sách người bệnh ra Excel Hình 3.12 Hình hiển thị cập nhật số liệu người bệnh trên phần mềm 2020-2021
  9. 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận là biện pháp điều trị tối ưu cho đa số người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối. Mặc dù còn nhiều biến chứng ngắn hạn và dài hạn có liên quan đến ghép thận nhưng đây là phương thức mang lại thời gian và chất lượng sống tốt nhất trong các phương thức điều trị thay thế thận (1). Về mặt tổ chức và điều hành, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, bất cứ bệnh viện nào có ghép thận đều phải thực hiện đầy đủ 4 khâu của quá trình phức tạp gồm: chuẩn bị người nhận, chuẩn bị người hiến, chuẩn bị nhân lực, kỹ thuật ghép thận và lập kế hoạch theo dõi, chăm sóc sau ghép. Tất cả các khâu trên đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các chuyên ngành trong lĩnh vực y- dược (2). Người bệnh chờ ghép thận là những người bệnh có nhu cầu ghép thận, có chỉ định ghép thận của bác sĩ và có đơn xin đăng ký được ghép thận (3). Khi có thận hiến, các thông số của người hiến sẽ được ghép cặp với thông số của người nhận trong danh sách chờ ghép quốc gia để tìm ra người nhận phù hợp nhất (4). Thông số của người hiến và người nhận được nhập lên phần mềm điều phối ghép thận duy nhất tại mỗi quốc gia, tiếp đó hệ thống máy tính sẽ tự động ghép cặp giữa thông tin người hiến với thông tin người nhận để tạo ra một danh sách người nhận phù hợp theo thứ tự ưu tiên đã được thiết lập sẵn dựa trên điểm số (5,6). Các thông tin chính phục vụ cho việc ghép cặp như: Phù hợp nhóm máu ABO; sự phù hợp về HLA; khoảng cách giữa người hiến và người nhận; thời gian chờ trong danh sách; trẻ em. Với mỗi thông tin trên sẽ được cho điểm dựa trên sự thống nhất của hội đồng ghép thận quốc gia hoặc vùng. Một số phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận rất nổi tiếng trên thế giới như: Waitlist SM của UNOS, Mỹ; ENIS của Châu Âu; OrganMatch của Úc; JOTNW của Nhật Bản; COTRY của Hàn Quốc, COTRS của Trung Quốc (7–11). Năm 2014 Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) đã được Bộ Y tế phê duyệt dự án “Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người”, trong đó có hạng mục quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận (12). Mặc dù thông tin người bệnh chờ ghép thận đã được một số bệnh viện cung cấp, tuy nhiên số liệu còn rất lẻ
  10. 10 tẻ, rời rạc, các thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người bệnh được cung cấp một cách rất hạn chế. Thông tin về HLA, về thời gian chạy thận, tiền sử, bệnh sử hầu như không đầy đủ do vậy công tác ghép cặp và điều phối thận hầu như TTĐPGTQG chưa thực hiện được. Tại các bệnh viện có ghép thận, khi tìm được người hiến thận, việc ghép cặp người hiến và người nhận hiện nay vẫn do các bác sỹ ghép thận tại các bệnh viện đó sàng lọc, lựa chọn. Việc tuyển chọn người nhận dựa trên danh sách người bệnh chờ ghép thận của bệnh viện mình mà không phải là danh sách người bệnh chờ ghép thận quốc gia. Kết quả nghiên cứu của Lê Nguyên Vũ và cộng sự về “Ghép thận từ người hiến chết não tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010-2020” năm 2021 cho thấy trong số 116 thận được ghép từ người hiến chết não có đến 26 ca (22,4%) không có sự hòa hợp HLA giữa người hiến và người nhận (13). Sự không hòa hợp HLA này chủ yếu do không tìm được người nhận phù hợp hơn, làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chăm sóc và điều trị sau ghép, người bệnh phải sử dụng thuốc chống thải ghép nhiều hơn, chi phí điều trị cao hơn và đặc biệt sự không phù hợp của HLA vẫn là một yếu tố tiên lượng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sống sót của thận ghép và người nhận (1,14,15). Việc xây dựng và quản lý được danh sách người bệnh chờ ghép thận quốc gia và chỉ người bệnh trong danh sách chờ ghép thận quốc gia mới được ghép thận sẽ giúp cho TTĐPGTQG tìm kiếm được người nhận phù hợp nhất đối với thận hiến đặc biệt từ người hiến chết não khi thời gian tìm kiếm người nhận chỉ được tính bằng giờ. Để trả lời cho các câu hỏi: Số lượng và đặc điểm người bệnh có chỉ định ghép thận tại Hà Nội như thế nào? Danh sách người bệnh này hiện đang được quản lý ra sao? Xây dựng phần mềm như thế nào để quản lý danh sách này một cách thống nhất, đồng bộ tại các bệnh viện của Hà Nội? Khó khăn và thuận lợi trong triển khai phần mềm tại bệnh viện như thế nào? chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả bước đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ giúp cho việc quản lý được danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận tại Hà Nội, tiến tới quản lý được danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận và chờ ghép thận quốc gia.
  11. 11 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng. 2. Xây dựng phần mềm và đánh giá một số kết quả triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021. 3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện.
  12. 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận. 1.1.1. Bệnh thận mạn 1.1.1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn Bệnh thận mạn (chronic kidney disease - CKD) được định nghĩa bởi Hội đồng lượng giá về hiệu quả điều trị bệnh thận (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative - KDOQI) Mỹ năm 2002 là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh (16). Bệnh thận mạn là một trong những vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng đồng. Khoảng 10% dân số đang sống chung với bệnh thận mạn tương ứng với khoảng 850 triệu người mắc bệnh thận mạn trên thế giới, 1% trong số đó chuyển thành suy thận giai đoạn cuối (8,5 triệu người) (17). 1.1.1.2. Phân giai đoạn bệnh thận mạn Năm 2002, Hội đồng thận học quốc gia Mỹ (National Kidney Foundation- Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives - NKF- KDOQI) phân BTM thành 5 giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT). Năm 2012, Hội Thận học Quốc Tế (Kidney Disease Improving Global Outcomes - KDIGO) tách giai đoạn 3 thành 3a và 3b, kèm theo bổ sung albumine niệu vào trong bảng phân giai đoạn để hỗ trợ cho việc đánh giá tiên lượng và tiến triển của BTM (18). Bảng 1. Bảng phân loại bệnh thận mạn tính theo Hội thận học Quốc tế (18). Giai Mức lọc cầu thận Đặc điểm đoạn (ml/phút/1,73m2 da) G1 Tổn thương thận với MLCT bình thường hoặc tăng ≥ 90 G2 Tổn thương thận với MLCT giảm nhẹ* 60-89 G3a Giảm MLCT nhẹ hoặc trung bình 45-59 G3b Giảm MLCT trung bình 30-44 G4 Giảm MLCT nặng 15-29
  13. 13 1.1.2. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối 1.1.2.1. Định nghĩa bệnh thận mạn giai đoạn cuối Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) là BTM giai đoạn 5. Đây là giai đoạn nặng nhất của BTM với mức lọc cầu thận (MLCT)< 15mL/ph/1,73m2 da, biểu hiện bằng hội chứng urê máu và tình trạng này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị thay thế thận (19). Tại Việt Nam, số liệu thống kê về người mắc BTM, BTMGĐC trên toàn quốc rất hạn chế. Theo báo cáo từ một vài nghiên cứu năm 2009 ước tính tại Việt Nam có khoảng 5,4 triệu người mắc BTM trong đó có khoảng 80.000 người mắc BTMGĐC mỗi năm và có khoảng 72.000 người được điều trị với việc thay thế thận bằng thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng (20). 1.1.2.2. Nguyên nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối Ba nhóm nguyên nhân hàng đầu gây BTM giai đoạn cuối trên thế giới là đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh cầu thận. Nếu tại các nước đã phát triển, đái tháo đường vẫn chiếm ưu thế thì tại các nước đang phát triển, nguyên nhân hàng đầu vẫn là bệnh cầu thận chiếm 30% - 48% (19). 1.1.2.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng Bệnh thận mạn giai đọan cuối có biểu hiện của hội chứng urê huyết bao gồm ba rối loạn chính là: - Rối loạn gây ra do sự tích tụ các chất thải và độc chất trong cơ thể, quan trọng nhất là sản phẩm biến dưỡng của protein. - Rối loạn là hậu quả của sự mất dần các chức năng khác của thận như điều hòa thăng bằng nội môi, nước điện giải, nội tiết tố. - Rối loạn là hậu quả của phản ứng viêm tiến triển gây ra ảnh hưởng lên mạch máu và dinh dưỡng. 1.1.2.4. Điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối Mục tiêu của điều trị người bệnh thận mạn giai đoạn cuối là: - Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng - Điều chỉnh liều thuốc ở người bệnh suy thận
  14. 14 - Điều trị các biến chứng của hội chứng urê huyết cao như thiếu máu, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa canxi - phospho, rối loạn nước điện giải. - Điều trị các biến chứng tim mạch và các yếu tố nguy cơ. Tuỳ theo người bệnh có triệu chứng bất thường nào thì chọn phương pháp điều trị phù hợp. 1.1.2.5. Chỉ định thay thế thận Trừ khi người bệnh từ chối, mọi người bệnh BTMGĐC, với lâm sàng của hội chứng urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút, hoặc sớm hơn ở người bệnh đái tháo đường) đều có chỉ định điều trị thay thế thận. Các chỉ định điều trị thay thế thận bao gồm: - Tăng kali máu không đáp ứng với điều trị nội khoa. - Toan chuyển hóa nặng (khi việc dùng HCO3 có thể sẽ gây quá tải tuần hoàn). - Quá tải tuần hoàn, phù phổi cấp không đáp ứng với điều trị lợi tiểu. - Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với can thiệp khẩu phần. - Mức lọc cầu thận từ 5-10ml/ph/1,73 m2 (hoặc xét nghiệm nitơ urê máu (Blood Urea Nitrogen-BUN) > 100mg/dL, créatinine huyết thanh > 10mg/dL). 1.1.2.6. Các phương pháp điều trị thay thế thận: Có ba phương pháp điều trị thay thế thận bao gồm: Thận nhân tạo (hemodialysis, HD); Thẩm phân phúc mạc (peritoneal dialysis, PD) và ghép thận. Có thể lựa chọn một trong ba phương pháp điều trị tùy vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh và không vi phạm các chống chỉ định được quy định. Bảng 1. Chống chỉ định chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận (19) Tuyệt đối Tương đối Thận nhân tạo (HD) + Sợ kim chích Không có đường lấy máu thích hợp + Suy tim + Rối loạn đông máu Thẩm phân phúc mạc (PD) + Mới mổ ghép động mạch chủ bụng. Mất hoàn toàn chức năng của màng + Có shunt não thất - ổ bụng (trong não úng bụng. thủy). Sẹo dính trong phúc mạc làm ngăn + Không dung nạp với chứa dịch trong ổ
  15. 15 cản dịch lọc dẫn lưu. bụng. Dịch lọc dò lên cơ hoành. + Suy dinh dưỡng nặng. Không có người giúp thay dịch lọc. + Nhiễm trùng da. + Bệnh đường ruột (viêm ruột, viêm túi thừa). + Béo phì. Ghép thận + Người nhận có nguy cơ thải ghép cao: Không có chống chỉ định tuyệt đối phản ứng đọ chéo (cross-match) người nhận-người hiến dương tính + Sức khỏe người nhận không cho phép thực hiện cuộc mổ. + Nhiễm cytomegalovirus (CMV), viêm gan virus C, nhiễm khuẩn đường mật, lao... + Người bệnh ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, suy tim nặng... Trong các phương pháp điều trị thay thế thận như trên, ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất mang lại khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống vượt trội (1). 1.1.3. Ghép thận Ca ghép thận thành công đầu tiên được thừa nhận rộng rãi là ghép thận giữa cặp song sinh giống hệt nhau được thực hiện tại Boston vào ngày 23 tháng 12 năm 1954, báo trước sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho người bệnh mắc BTMGĐC (21). Sự phát triển của ghép thận là cơ sở để đưa ra những quy định chung về việc ghép thận tại các quốc gia khác nhau. Hội thận học Hoa Kỳ KDIGO 2009 đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể chung trong quá trình ghép thận (18). Việc áp dụng các quy định chung này vào các nước có thể khác nhau tuy nhiên nó là cơ sở chuyên môn trong quá trình thực hành lâm sàng. Tại Việt Nam quy trình kỹ thuật ghép thận từ người hiến sống đã được soạn thảo và ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế (4).
  16. 16 1.1.3.1. Quy trình lựa chọn người nhận thận a. Chỉ định và chống chỉ định trong ghép thận Bảng 1. Chỉ định và chống chỉ định trong ghép thận (4) Chỉ định Chống chỉ định - Ghép thận được chỉ định cho những người - Những người bệnh bị ung thư, bệnh bị suy thận mạn giai đoạn cuối (IIIb, IV, V) - Nhiễm khuẩn cấp chưa khống chế, - Tuổi nên dưới 60 tuổi. - Rối loạn tâm thần chưa kiểm soát, - Có tình trạng toàn thân, tình trạng mạch - Bệnh cường giáp chưa điều trị ổn định, máu vùng chậu tốt để có thể tiến hành phẫu - Xơ gan hoặc viêm gan mạn hoạt động, thuật ghép thận. - Nhiễm HIV (+), lao, giang mai, lupus ban đỏ, - Tình trạng tim mạch ổn định - Viêm cầu thận tăng sinh màng, - Tình trạng huyết áp được kiểm soát tốt. - Viêm cầu thận có kháng thể kháng màng nền thận, - Bệnh Berger. - Cần cân nhắc các trường hợp tiểu đường. b. Các chỉ tiêu chuyên môn trong tuyển chọn người nhận thận và trình tự tiến hành tuyển chọn (4). Bảng 1.4. Các chỉ số chuyên môn trong tuyển chọn người nhận thận (4). STT Chỉ số chuyên môn 1. Họ và tên 2. Tuổi 3. Giới 4. Nghề nghiệp 5. Chẩn đoán 6. Chạy thận nhân tạo (người nhận) từ ….. số lần truyền máu…. 7. Tạo cầu động tĩnh mạch (người nhận) từ…… vị trí……. 8. Trắc nghiệm tâm lý 9. Cân nặng (kg 10. Chiều cao(m 11. Huyết áp động mạch(mmHg 12. Nhóm máu ABO, Rh Độ mẫn cảm trước ghép (của người nhận) PRA (phải làm lại trong vòng 2 13. tuần trước ghép, nếu có truyền máu phải cách thời điểm truyền máu ít nhất 2 tuần) 14. Phản ứng đọ chéo trước ghép 15. Nhóm HLA (bằng kỹ thuật huyết thanh hoặc DNA typing): HLA-A; HLA-B; HLA-C; HLA-DR; HLA-DQ 16. Hồng cầu (mm3)( 1012/) 17. Bạch cầu (mm3)( 109/l)
  17. 17 18. Tốc độ huyết trầm (mm/giờ): Giờ thứ nhất; Giờ thứ hai 19. Hemoglobin(g/l) 20. Hematocrit 21. Glucose huyết thanh (mmol/l) 22. BUN, Urê huyết thanh (mmol/l):với người nhận ghi 2 chỉ số trước và sau khi chạy thận nhân tạo 23. Creatinin huyết thanh (mol/l) 24. Điện giải đồ (mmol/l): Na; K; Ca++; Cl- 25. Dung nạp Glucose(mmol/l): Lúc đói; 30 phút:; 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút 26. Protid toàn phần huyết thanh(g%) 27. Điện di máu:Alb: a1; a2 28. Xét nghiệm chức năng đông máu: Thời gian chảy máu; Tiểu cầu; Thời gian Howell; Tỷ lệ prothrombin; Thời gian PTT; Fibrinogen; Nghiệm pháp rượu 29. Cholesterol máu(mmol/l): Triglycerid(mg%,mmol/l): HDL-C: LDL-C: VLDL-C 30. SGOT(U/L): SGPT(U/L); GGT(U/L); Bilirubin toàn phần(mmol/l); Bilirubin trực tiếp(mmol/l); Bilirubin gián tiếp(mmol/l) 31. HbsAg: HbsAb 32. HbeAg: HBeAb 33. HCV: AntiHCV: HCV-RNA (trong vòng 3 tháng trước ghép) 34. HIV: Anti HIV 35. EBV: IgM: IgG 36. CMV: IgM: IgG: CMV-ADN: Làm PCR nếu IgM (+) 37. VDRL: RPR 38. Mantoux (mm) 39. Xquang lồng ngực (tim phổi thẳng nghiêng). Nếu cần Xquang các xoang hàm mặt 40. Điện tim 41. Siêu âm tim
  18. 18 42. Điện não 43. Siêu âm gan mật (nếu xét cần soi ổ bụng, sinh thiết gan) 44. Soi đáy mắt 45. Siêu âm Doppler mạch máu vùng chậu, hệ mạch 2 chi dưới của người bệnh trên 45 tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường 46. Khám dạ dày tá tràng nếu xét cần nội soi dạ dày, tá tràng và chụp dạ dày, tá tràng 47. Khám tuyến giáp (xét nghiệm T3, T4 và FT4 và chụp xạ hình tuyến giáp nếu cần) 48. Nước tiểu (ml)/24h 49. Xét nghiệm nước tiểu (người hiến) (ít nhất 3 lần): pH: Tỷ trọng: Hồng cầu: Bạch cầu: Protein-microalbumin: Glucose: Urê: Creatinin 50. Khả năng cô đặc (nghiệm pháp Zimniski) 51. Cặn Addis (tế bào/mm) (người hiến): Hồng cầu: Bạch cầu 52. Cấy khuẩn nước tiểu (người hiến) (2 lần) 53. Độ thanh thải Creatinin nội sinh (ml/phút) 54. Chụp Xquang thận thường (người hiến) 55. Chụp thận thuốc (UIV) (người hiến) 56. Siêu âm thận, bàng quang 57. Chụp động mạch thận (người hiến) (DSA: digital subtraction angiography) 58. Chụp đồng vị phóng xạ thận (người hiến) 59. Chụp bàng quang có thuốc cản quang (người nhận) 60. Sinh thiết thận (nếu xét cần để chẩn đoán bệnh thận ở người nhận) Tuỳ theo trạng thái bệnh lý của người nhận mà cần làm thêm XN khảo sát 61. như chụp CT, lưu huyết não, khám phụ khoa, khám chuyên khoa, xác định chu kỳ hành kinh 1.1.3.2. Quy trình lựa chọn người hiến thận a. Tiêu chuẩn người hiến thận: - Người hiến hoàn toàn tự nguyện hiến thận và có đơn tự nguyện hiến thận. - Phản ứng chéo giữa người hiến và người nhận là âm tính.
  19. 19 - Tuổi người hiến nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận. Không nên lấy thận của người hiến trên 60 tuổi. - Người hiến có hai thận có chức năng và hình thể bình thường, bảo đảm sau khi cắt một thận để ghép, quả thận còn lại vẫn bảo đảm chức năng bài niệu cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ thể. b. Quy định về nhóm máu và hòa hợp mô: - Người hiến và người nhận thận có cùng mhóm máu ABO hoặc có nhóm máu ABO phù hợp theo nguyên tắc truyền máu, cùng nhóm Rh (nếu khác nhóm Rh thì cần cân nhắc). - Hòa hợp HLA tối thiểu từ 2 allen trở lên. Nếu hòa hợp dưới 2 allen có thể xem xét cho các trường hợp đặc biệt và báo cáo Bộ Y tế. c. Chống chỉ định hiến thận: - Thận độc nhất, thận móng ngựa, thận đa nang, thận bệnh lý, tiền căn sỏi 2 bên, tiểu máu vi thể. - Bệnh hệ thống, bệnh máu, ung thư, đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim, huyết áp động mạch cao trên 140/90 mmHg, bệnh lao, giang mai, sốt rét, HIV, CMV, HBV, HCV, nghiện ma túy, phụ nữ có thai. - Chống chỉ định tương đối: bất thường mạch máu thận, bệnh béo phì (BMI>30), tiền sử sỏi thận. d. Quy định về viêm gan virus B, C và nhiễm virus CMV, EBV Khi người hiến và người nhận xét nghiệm ADN hoặc ARN của virus đều âm tính hoặc chỉ ở người nhận dương tính thì đưa vào diện tuyển chọn ghép được. Nếu các xét nghiệm trên dương tính ở người hiến mà người nhận lại có xét nghiệm âm tính về loại vi rút đó thì không đưa vào diện tuyển chọn ghép. Chỉ tuyển chọn khi người hiến đã được điều trị khỏi sau 2 lần xét nghiệm âm tính cách nhau 3 tháng. e. Các chỉ số chuyên môn trong tuyển chọn người hiến thận. Phụ lục 2. 1.1.4. Quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận trên thế giới và tại Việt Nam Trong các khâu của quá trình điều phối thận, bước đầu tiên và quan trọng là việc quản lý được người nhận thận (chuẩn bị người nhận). Việc quản lý này cho phép các tổ chức điều phối tạng của các quốc gia nắm được số lượng người bệnh có
  20. 20 chỉ định ghép, số lượng người bệnh mong muốn được ghép. Thông tin của người bệnh trong danh sách chờ ghép vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược điều phối phù hợp cho từng vùng địa phương, từng vùng địa lý khác nhau (17). Thống kê số lượng người bệnh trong danh sách chờ ghép được báo cáo trên Bản tin ghép tạng (Newsletter Transplant) với 82 quốc gia trên Thế giới và Cục quản lý chất lượng thuốc và chăm sóc sức khỏe Châu Âu (European Directorate for the Quality of Medicines and healthcare - EDQM) phối hợp với Tổ chức ghép tạng ở Tây Ban Nha phát hành hàng năm là nguồn thông tin chính thức có thể được sử dụng cho việc hoạch định chính sách ghép thận trên toàn cầu (22). Để có thể cung cấp những số liệu chính xác một cách định kỳ cho tổ chức này mỗi nước thành viên đều có những phương thức tiếp cận, triển khai, kế thừa và quản lý người bệnh chờ ghép khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều phối đặc biệt là các nước có tỷ lệ ghép tạng trên 1 triệu dân cao như: Mỹ, Tây Ban Nha, Phần Lan, Đan Mạch…cùng với đó là kinh nghiệm của một đất nước châu Á có số lượng người hiến tạng và số ca ghép tạng cao thứ hai trên Thế giới là Trung Quốc (23). Tất cả những yếu tố trên là bài học cho công tác quản lý và điều phối ghép tạng còn non trẻ tại Việt Nam, nơi Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia có hơn 10 năm hoạt động kể từ khi có quyết định số: 3049/QĐ-BYT ngày 21/08/2013 về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người của Bộ trưởng Bộ Y tế (24). 1.1.4.1. Tại Mỹ Mỹ luôn là quốc gia đi đầu thế giới trong lĩnh vực ghép tạng (25). Tại Mỹ, tất cả người bệnh muốn ghép thận đều phải có tên trong danh sách chờ ghép quốc gia và được theo dõi thường xuyên. Danh sách chờ ghép thận quốc gia là danh sách tất cả những người ở Mỹ cần ghép thận và muốn được ghép thận từ một người hiến đã qua đời. Danh sách chờ ghép là một cơ sở dữ liệu máy tính chứa thông tin y tế về người bệnh đang chờ ghép tạng ở Hoa Kỳ và Puerto Rico. Đây không phải là danh sách người bệnh được quyết định được ghép hay không và cũng không phải không có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng. Chỉ khi có người hiến tạng, một danh sách chờ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2