Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 10
download
Luận án nghiên cứu, bổ sung lý luận khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THÀNH VAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THÀNH VAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRỊNH THANH HÀ 2. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH 4 HÀ NỘI - NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thành Vao
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo, phòng ban của Học viện, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian qua, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận án này. Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thanh Hà và TS. Nguyễn Hoàng Anh, là hai người Thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Sờ Văn hóa và Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình liên hệ, tham vấn, khảo sát, phỏng vấn và đề nghị giúp đỡ để hoàn thành Luận án. Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thành Vao
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA.............................................................................................................................9 1.1. Các công trình nghiên cứu .................................................................................10 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ...........................................................30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA .........................................................33 2.1. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia .....................................................................................................................33 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.............46 2.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học kinh nghiệm có gía trị tham khảo trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ..........................51 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................................................................................................................66 3.1. Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................66 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................77 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................103 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................................................115 4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................115 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................117 KẾT LUẬN ..........................................................................................................1312 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch DSVH: Di sản văn hóa DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa GDRP: Gross regional domestic product (Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố HĐNN: Hội đồng nhà nước ICOMOS: International Council on Monuments and Sites, Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế NĐ-CP: Nghị định-Chính phủ QĐ: Quyết định SVHTT: Sở Văn hóa và Thể Thảo TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UB: Ủy ban UBND: Ủy ban nhân dân UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ….…………………….…73 Bảng 3.2: Di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..............................73 Bảng 3.3: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................74 Bảng 3.4: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thuộc quyền sở hữu nhà nước đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.................................75 Bảng 3.5: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thuộc quyền sở hữu tư nhân đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.................................76 Bảng 3.6. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được đề xuất chủ trương tu bổ, phụ hồi giai đoạn 2021-2025....................................................................................77
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành của di sản văn hoá, là địa điểm lưu lại những dấu ấn cùng những trang sử vẻ vang, chói lọi với các chiến công oai hùng của ông cha ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng, là hồn thiêng của dân tộc, không những có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc mà còn là phương tiện để giới thiệu hình ảnh địa phương cho du khách trong nước và ngoài nước nhằm tạo tiền đề cho chiến lược trung và dài hạn về hoạt động phát triển ngành du lịch, góp phần tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phát triển, mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới; do áp lực bảo tồn di tích gắn liền với phát triển kinh tế; do sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử cách mạng cũng như công tác giáo dục về tinh thần, đạo đức, niềm tin về truyền thống cách mạng đối với các di tích lịch sử. Không những áp lực sinh lợi kinh tế tức thời và thiếu tầm nhìn xa trong chiến lược hoạch định dài hạn về các chính sách, quy hoạch đô thị sẽ dẫn đến việc khai thác triệt để đất đai ở khu vực trung tâm đô thị mà còn áp lực của xu thế toàn cầu hoá lẫn áp lực của kiến trúc hiện đại sẽ ảnh hưởng đến các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và mất dần bản sắc văn hoá đô thị Sài Gòn. Hơn nữa, tác nhân thời gian và môi trường tự nhiên cũng làm ảnh hưởng việc chăm sóc, bảo quản, tôn tạo, trùng tu các di tích. Các công trình di tích bị xuống cấp bởi thời gian, đặc biệt các công trình di tích được xây dựng bằng gỗ hoặc hợp mái bằng tôn, gạch dễ bị suy thoái tác động của thời tiết, khí hậu gây ra hiện tượng bào mòn từ ngoài vào trong tâm cấu kiện hoặc gỗ bị mục từ bên trong, tích ẩm hoặc bị ăn mòn sinh học dưới tác động của nấm, mối, mọt, ký sinh trùng trên gỗ. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia hiện nay trên khắp cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
- 2 Bên cạnh đó, các di tích lịch sử cách mạng được phân bố hầu hết ở các quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các di tích nằm rải rác, có thể là ở dọc trục đường quốc lộ, trong cứ địa quân sự, trong khu dân cư, trong các hẻm sâu, đường giao thông đi lại khó khăn nên chưa tạo được sự liên kết phát triển hiệu quả cho các tuyến tham quan du lịch của Thành phố. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo các di tích rất hạn chế, chưa tương xứng với hệ thống quy mô của di tích quốc gia hiện có trên địa bàn. Nhiều di tích lịch sự cách mạng đã được xếp hạng nhưng chưa có nguồn kinh phí để trùng tu kịp thời, do đó các di tích này khó đưa vào hoạt động khai thác. Thành phố cũng chưa có dự án đầu tư lớn về du lịch gắn với tận dụng khai thác các di tích nói chung và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nói riêng, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thêm nữa hoạt động xã hội hóa tạo nguồn vốn để trùng tu, tôn tạo di tích phải qua nhiều quy trình thủ tục, chậm thu hồi vốn, do đó không thu hút được các nhà đầu tư. Các hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa thật sự được đẩy mạnh đúng mức. Văn bản phát luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vẫn chưa nhiều, chủ yếu quy định chung tổng thể về di sản và di tích. Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã tiến hành kịp thời nhưng vẫn chưa sâu rộng. Về nguồn lực tham gia vào hoạt động quản lý và công tác chuyên môn về di tích vẫn còn thiếu hụt, chưa đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng. Ngoài ra, nhiều di tích lịch sử cách mạng chưa được khai thác và phát huy hết gía trị vốn trong hoạt động thúc đấy phát triển du lịch, bởi một số di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đang dần bị lãng quên trong tình trạng đóng cửa im lìm, hầu hết các di tích này thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Các di tích này đã được người dân sửa chữa theo kiến trúc mới, không còn giữa được nét kiến trúc nguyên vẹn ban đầu. Hơn nữa, thực tế là một số di tích lịch sử cách mạng như trại Đa-Vít thuộc sự quản lý của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 là cứ địa quân sự và Tòa đại sứ Mỹ nay là Tổng Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh, các di tích này khó tiếp cận nên vấn đề phát huy các giá trị di tích về văn hóa lịch sử cũng có phần khó khăn.
- 3 Nhận thức về tầm quan trọng về vai trò và giá trị của di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đối với công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương trong gia đoạn hiện nay, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã quan tâm hơn đối với công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử các mạng cấp quốc gia. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức và còn nhiều hạn chế tồn tại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là một nhiệm vụ cấp thiết. Vấn đề đặt ra là làm gì và làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương trong thời gian tới. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ“Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu, bổ sung lý luận khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Phân tích về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu một số công trình khoa học trong nước, ngoài nước dưới giác độ lý luận và thực tiễn để từ đó có thể kế thừa và giải quyết những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước, phân tích làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cụ thể: khái niệm di tích lịch sử cách mạng, quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng; nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia; các yếu tố ảnh hướng đến
- 4 quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia của một số địa phương. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, xác định ưu điểm của những mặt đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở thực trạng, luận án xác định phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Chí Minh đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Về nội dung: Đề tài luận án nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
- 5 - Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến nay. Đồng thời nghiên cứu định hướng quản lý nhà nước về di tích lịch sử các mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng để phân tích, nhận định, đánh giá khách quan về các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Nghiên cứu tài liệu sơ cấp đối với các văn bản pháp luật, văn kiện của Đảng có liên quan, các số liệu thống kê chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nghiên cứu tài liệu thứ cấp như công trình nghiên cứu cấp bộ, bài viết đăng trên tạp chí, luận án, sách chuyên khảo, bảng số liệu... liên quán đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các hoạt động phân tích tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi liên quan mật thiết đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh công tác quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đối với các địa phương khác. - Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: + Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (Vào thời gian cuối năm 2021 do tình hình dịch covid bùng phát nên học viên tiến hành bảng hỏi khảo sát qua phần mềm Google Drive): Phiếu khảo sát nghiên cứu khóa học (Mẫu 1): Bảng hỏi khảo sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (Đối tượng khảo sát là công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích): 183 phiếu trả lời. Thực hiện khảo sát đối với các đối tượng là
- 6 cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng công tác ở các đơn vị như Phòng Quản lý Di sản của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, công chức các Phòng Văn hóa – Thông tin quận/huyện/thành phố Thủ Đức, Trung tâm văn hóa một số quận/huyện, một số cá nhân trong Ban quản lý di tích, một số chủ sở hữu di tích. Phiếu khảo sát nghiên cứu khoa học (mẫu 2): Bảng hỏi khảo sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (Đối tượng phỏng vấn là người dân): 160 phiếu trả lời. Tiến hành lấy phiếu khảo sát đối với người dân người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phiếu khảo sát nghiên cứu khoa học (Mẫu 3-Phỏng vấn sâu): Đối tượng là công chức, viên chức (là nhưng người quản lý, chuyên viên), chủ sở hữu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia liên quan đến hoạt động quản lý di tích: 06 phiếu trả lời; đối tượng là người dân: 09 phiếu trả lời. Phiếu khảo sát nghiên cứu khóa học (Mẫu 3-Phỏng vấn sâu). Đối tượng là công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý về di tích: 06 phiếu. + Phương pháp thực địa và quan sát: tiến hành đi thực địa đến các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ở các quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Phương pháp quan sát là tiến hành quan sát bằng nhiều hình thức trên hình thức sinh hoạt cộng đồng đối với cán bộ, công chức quản lý di tích, quan sát người dân tham quan du lịch hay người dân địa phương sống quanh các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nhằm đánh giá ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. + Phương pháp phỏng vấn (tiến hành bảng hỏi khảo sát qua phần mềm Google Drive): Phương pháp này tiến hành phỏng vấn sâu đối cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân quản lý trực tiếp liên quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và công chức, viên chức, người dân địa phương không tham gia quản lý trực tiếp liên quan đến di tích. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
- 7 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án giải quyết được một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm: - Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bao gồm những nội dung gì ? - Những yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ? - Thực tiễn quản lý nhà nước về di tích cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào ? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ? 5.2. Giả thuyết khoa học Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngoài những mặt đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế như các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia chưa phát huy được hết vai trò, giá trị vốn có, hơn nữa các di tích đã và đang bị xuống cấp trầm trọng bởi lý do khách quan cũng như chủ quan. Nếu xây dựng được một hệ thống các giải pháp mới, đồng bộ, có tính thực tiễn và khả thi cao về chính sách pháp luật, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; phân cấp quản lý cho từng địa phương về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, Áp dụng công nghệ trong quản lý di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; thanh tra, kiểm tra thường xuyên để xử lý nghiêm minh sai phạm quy định về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thì góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Về lý luận - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu hoạt động quản lý nhà nước về các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài với các lý do còn tồn tại
- 8 cả mặt chủ quan lẫn khách quan là cơ sở làm căn cứ để chọn đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, không chỉ áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh mà còn đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm khoa học quản lý nhà nước đối với quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên cả nước. 6.2. Về thực tiễn - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về các di tích được lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã được công nhận và phân bố ở các quận trung tâm, huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích; cũng như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng ta một cái nhìn chân thực và khách quan nhất về những mặt đạt được và những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trong thời gian qua. Qua công tác đánh giá, nhận định và tổng kết được kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần quan trọng cho việc định hướng được những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Các giải pháp mà luận án đề xuất có thể áp dụng ngay tại địa phương nghiên cứu hoặc địa phương khác có sự tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án trình bày gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
- 9 Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA 1.1. Các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Các công trình nghiên cứu về di sản, di tích Bài viết “Conversation of cultural heritage from participation to collaboration” của tác giả Ion Sandu and Petronela Spiridon đăng trên Encatc Journal of Cultural management and Policy. Issue 1/2015/ISSN 2224 -2554 [194]. Bài viết bàn về khái niệm bảo tồn di sản văn hóa, trình bày một số hình thức tham gia bảo tồn quá trình di sản văn hóa như là một phần quan trọng của quản lý bảo tồn khoa học tích hợp, bắt đầu từ một loạt các tài liệu quan trọng về chính sách quốc tế trong lĩnh vực này như cộng tác viên tích cực trong quá trình bảo tồn và phục hồi tài sản di sản văn hóa, sự thúc đẩy các chính sách bảo tồn và phát triển di sản. Bài viết “Cultural heritage policies as a tool for development: discourse or harmony?” Encatc Journal of Cultural management and Policy”, Volume 4/Issue 1/2014/ISSN 2224 -2554, Author: Sigrid Van der Auwera [195], đề cập đến di sản văn hóa được coi là một công cụ để phát triển bền vững, giá trị của di sản văn hóa thế giới. Tác giả muốn đưa ra cuộc tranh luận các chính sách di sản văn hóa về mức độ nào đóng góp cho sự phát triển bền vững hay các chính sách này chỉ là nghị luận chính sách, nêu ra một số vấn đề quan trọng để tranh luận học thuật liên quan đến liên kết giữa di sản văn hóa và phát triển bền vững. - Các công trình nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về di sản, di tích Sách “Management planning of UNESCO World Heritage Sites -Guidelines for the development, implementation and monitoring of management plans” published in 2016 by Publisher: Center for Conservation and Archaeology of Montenegro [192], đề cập tổng quan các địa điểm di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc công nhận công nhận thuộc vùng biển Adriatic bao gồm dự án mở rộng tiềm năng các địa điểm thuộc Adriantic và
- 11 các hoạt động được sắp xếp theo kế hoạch quản lý với dự án mở rộng tiềm năng; đề cập đến khuôn khổ quản lý và bảo tồn các di sản thế giới về bối cảnh di sản thế giới, điểm khởi đầu cơ bản cho việc quản lý di sản thế giới, bảo tồn và quản lý các di sản thế giới; hoạt động quản lý hệ thống các di tích thế giới với sự xem xét, cân nhắc chính cho hệ thống quản lý hiệu quả và bền vững, quy trình kế hoạch quản lý và kế hoạch quản lý; triển khai, thực hiện và giám sát kế hoạch quản lý với quy trình kế hoạch của việc quản lý; hướng dẫn sử dụng tài nguyên di sản thế giới – quản lý di sản văn hóa thế giới. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ kế hoạch quản lý các di sản thế giới trên vùng biển Adriatic. Sách “Managing cultural world heritage”, published in 2013 by United Nations Educational Scientific and Cultural Organization [197], đề cập những nội dung cần thiết để tìm các nguồn tài liệu hữu ích về di sản thế giới; nội dung quản lý di sản văn hóa như di sản là gì, tại sao phải quản lý, sự cần thiết phải quản lý di sản hay tiếp cận cách thức bảo tồn và quản lý di sản; về sự hiểu biết trong bối cảnh quản lý di sản thế giới; cần phải hiểu di sản thế giới hay hệ thống di sản thế giới là gì, yêu cầu đặt ra và các cách thức, chính sách để quản lý di sản thế giới. Xác định, đánh giá, cải thiện hệ thống quản lý di sản được để cập về các yếu tố, tiến trình và kết quả hệ thống quản lý di sản. Cuốn sách khái quát nội dung xây dựng năng lực để quản lý hiệu quả di sản và đặc biệt là các tài sản Di sản Thế giới; giúp tăng cường kiến thức, khả năng, kỹ năng và hành vi của những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo tồn và quản lý di sản; để cải thiện các cấu trúc và quy trình thể chế thông qua việc trao quyền cho các nhà hoạch định và hoạch định chính sách; mối quan hệ năng động giữa di sản và bối cảnh của nó sẽ dẫn đến lợi ích đối ứng lớn hơn thông qua một cách tiếp cận toàn diện. Sách “Managing disaster risks for World heritage” published in 2010 by United Nations Educational Scientific and Cultural Organization [196], trình bày về quản lý rủi ro thiên tai và vì sao quản lý vấn đề này lại quan trọng như vậy; kế hoạch quản lý về rủi ro thiên tai bao gồm những nội dung gì để từ đó có nhận nhận biết, đánh giá một cách phù hợp để phòng và tránh được những trường hợp khẩn cấp để có thể phục hồi sau các thảm họa; cách thức thực hiện kế hoạch, đánh giá lại
- 12 và xác định lại quản lý nguy cơ thảm họa như thế nào. Phương pháp tiếp cận các nguyên tắc, phương pháp và quy trình để quản lý rủi ro thiên tai tại các tài sản Di sản Thế giới văn hóa và tự nhiên và đề xuất kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai đối với di sản có thể được tích hợp với các chiến lược và kế hoạch quản lý thảm họa quốc gia và khu vực. Sách “Management Plans for World Heritage Sites” published in 2008 by German Commission for UNESCO, Author: Birgitta Ringbeck (Cuốn “Kế hoạch quản lý các di sản thế giới”, được xuất bản năm 2008 bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc tại Đức [191], của tác giả Birgitta Ringbeck, đề cập kế hoạch quản lý di sản thế giới của Unesco gồm có ba chương, mỗi chương với các mô – đun khác nhau. Mối quan tâm cơ bản – nội dung và mục tiêu; thuộc tính di sản thế giới, trong chương này tài liệu cũng trình bày về đối tượng, mục tiêu và công cụ bảo tồn di sản thế giới; khu vực được bảo tồn; hệ thống quản lý di sản, vấn đề sử dụng bền vững về di sản thế giới, hay về nguồn lực của đội ngũ, nguồn lực về tài chính. Bên cạnh đó, phần trong phụ lục đề cập đến khuyến nghị liên quan về việc bảo tồn di sản thiên và văn hóa ở cấp quốc gia và các báo cáo định kỳ về việc ứng dụng của Công ước di sản thế giới, cách lập bảng hỏi. Bài viết “Contents and Aims of Management Plans for World Heritage Sites: A managerial Analysis with a Special Focus on the Italian Scenario”, Encatc Journal of Cultural management and Policy, Volume 1 / Issue 1 / 2011, Author: Francesco Badia, University of Ferrara, Italy [193], đã đề cập về việc sử dụng các công cụ quản lý quản lý đối với các di sản thế giới của Unesco; phân tích và phát triển một nền tảng lý thuyết vững chắc, để xem xét khía cạnh kinh tế và quản lý của các kế hoạch quản lý, thậm chí từ quan điểm của du lịch văn hóa; nghiên cứu sâu tình trạng nghệ thuật của Ý về việc sử dụng và áp dụng các kế hoạch quản lý của các tổ chức quản lý các Di sản Thế giới; so sánh giữa một số nghiên cứu trường hợp quốc gia và quốc tế, để có được bằng chứng thực nghiệm có thể hữu ích cho việc xem xét lý thuyết, liên quan đến hệ thống quản lý chung của các Di sản Thế giới. Bài viết này là hiện thực hóa các hệ thống quản lý hiệu quả cho di sản văn hóa.
- 13 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước - Các công trình nghiên cứu về di sản, di tích, di tích lịch sử cách mạng Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Minh nghiên cứu về “Vấn đề gìn giữ và phát huy Di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” [91], đã phân tích và làm rõ công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế với những nét đặc trưng riêng của tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm những nhân tố ảnh hưởng tác động, kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với mục đích nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa kết hợp hoạt động khai thác phát triển du lịch. Luận án tiến sĩ Văn hóa học, chuyên ngành Quản lý văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, năm 2008 của tác giả Lê Hồng Hạnh:“Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên)” [70], đã nghiên cứu những vấn đề nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và hoạt động khai thác phát triển ngành du lịch; Những phân tích của tác giả trình bày là luận cứ để nghiên cứu, nhận định, đánh giá tình hình di tích quốc gia đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng cũng như tình hình công tác quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Hồng. Căn cứ vào nguyên nhân và hạn chế của nguyên nhân luận án đã để xuất giải pháp phân cấp quản lý nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường văn hóa trong quá trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa năm 2016 của tác giả Trịnh Ngọc Chung với đề tài “Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam (Qua trường hợp Cố đô Huế và Đô thị cổ Hội An” [46], đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, tổng quan về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam và chính sách cũng như mô hình hoạt động quản lý văn hóa của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua phần nhận định đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất ra các giải pháp về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam một cách phù hợp nhất. Có thể thấy rằng, luận án là một công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống thực trạng quản lý thế giới di sản ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Diệu Thúy “Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh” [134], trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn