Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam hiện nay
lượt xem 18
download
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới phía Bắc, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của chúng. Đưa ra được những quan điểm, yêu cầu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TÚ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG 2. TS. HOÀNG THỊ NGÂN HÀ NỘI - 2018
- II LỜI CAM ĐOAN CỦA NGHIÊN CỨU SINH VỀ LUẬN ÁN Luận án là công trình nghiên cứu riêng của bản thân nghiên cứu sinh. Các tài liệu, số liệu trích dẫn, kết quả khảo sát của luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng lắp với các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Tác giả luận án Nguyễn Anh Tú
- III LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cám ơn Lãnh đạo Học viện hành chính Quốc gia, quý thầy cô giảng viên học viện, Khoa Sau đại học, đã nhiệt tình trong giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành đề tài luận án. Xin được cám ơn Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các tỉnh biên giới phía Bắc và các cơ quan liên quan đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho tôi về tài liệu nghiên cứu. Xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án! Tác giả của Luận án xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới hai thầy, cô hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lương Thanh Cường và TS. Hoàng Thị Ngân, đã định hướng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận án! Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Anh Tú
- IV MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 9 ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến hộ tịch và quản lý nhà nước về 9 hộ tịch trong và ngoài nước.......................................................................... 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ................ 9 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước .................. 16 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan 23 đến đề tài Luận án ........................................................................................... 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được........................................................ 23 1.2.2. Những nội dung chưa được nghiên cứu thấu đáo .................................... 24 1.2.3. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu........................................... 24 Kết luận chương 1 ………………………………………………………....... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 27 ............................................................................................................................. 2.1. Quan niệm, đặc điểm hộ tịch.................................................................... 27 2.1.1. Quan niệm về hộ tịch................................................................................ 27 2.1.2. Đặc điểm hộ tịch ...................................................................................... 34 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, chủ thể và nội dung quản 35 lý nhà nước về hộ tịch...................................................................................... 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch 35
- V 2.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch...................................................... 46 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch ................................................. 52 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch .......................... 57 2.3.1. Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch ..................................................... 57 2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch .................................................... 58 2.3.3. Năng lực của công chức làm công tác hộ tịch ........................................ 59 2.3.4. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc...................................................... 62 2.4. Kinh nghiệm quản lý hộ tịch ở một số nước trên thế giới và 63 các tỉnh biên giới tiếp giáp Lào, Campuchia có giá trị tham khảo.............. 2.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ................................................... 63 2.4.2. Kinh nghiệm các tỉnh biên giới giáp với Lào, Campuchia ......................... 67 2.4.3. Giá trị tham khảo cho quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới 71 phía Bắc.............................................................................................................. Kết luận chương 2 ........................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 77 TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY............. 3.1. Tổng quan các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ở các tỉnh biên giới 77 phía Bắc tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch .......................................... 3.1.1. Yếu tố tự nhiên ........................................................................................ 77 3.1.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 80 3.1.3. Yếu tố xã hội............................................................................................. 83 3.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay 86 .....................................................................................................
- VI 3.2.1. Thể chế quản lý nhà nước ........................................................................ 86 3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ công chức làm công tác quản lý 90 nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc ........................................ 3.2.3. Tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ........................................ 96 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về 109 hộ tịch .................................................................................................................................. 3.3. Nhận xét về quản lý hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc .................. 112 3.3.1. Kết quả quản lý nhà nhà nước về hộ tịch................................................. 112 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế....................................................... 113 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 127 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ 129 NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC................ 4.1. Quan điểm bảo đảm trong quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh 129 biên giới phía Bắc ............................................................................................. 4.1.1. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý nhà nước về hộ tịch.................. 129 4.1.2. Đáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch........................... 130 4.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới 132 phía Bắc............................................................................................................ 4.2.1. Nhóm giải pháp bảo đảm về hệ thống thể chế, tổ chức đăng ký, quản lý 132 nhà nước về hộ tịch ........................................................................................... 4.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chính sách đặc thù, hợp tác quốc tế trong 143 quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc................................ 4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm nội dung về quản lý nhà nước về hộ tịch....... 147
- VII 4.2.4. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ 151 công chức tư pháp-hộ tịch ................................................................................. 4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về hộ tịch ........................................................................................... 161 4.2.6. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất đối với quản lý nhà nước về hộ 164 tịch...................................................................................................................... 4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục 166 pháp luật.............................................................................................................. Kết luận chương 4............................................................................................. 171 KẾT LUẬN........................................................................................................ 173 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG i BỐ .................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ ii PHỤ LỤC ........................................................................................................ xxi
- VIII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BGPB biên giới phía Bắc ĐKKS đăng ký khai sinh ĐKKH đăng ký kết hôn ĐKKT đăng ký khai tử ĐKHT đăng ký hộ tịch QLHT quản lý nhà nước về hộ tịch KVBG khu vực biên giới KTXH kinh tế-xã hội QLNN quản lý nhà nước QPAN quốc phòng- an ninh UBND Ủy ban nhân dân
- IX PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 1. Bảng Bảng 1. Diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh biên giới phía Bắc 77 Bảng 2. Số liệu các trường hợp tảo hôn 96 2. Sơ đồ: Sơ đồ 1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch 47 Sơ đồ 2: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới 90 phía Bắc 3. Biểu đồ Hình 1. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch 86 Hình 2. Tình hình công chức cấp huyện 92 Hình 3. Tình hình công chức cấp xã 93 Hình 4. Biểu đồ tảo hôn hình cột 97 Hình 5. Biểu đồ đăng ký nhận cha, em con 97 Hình 6. Biểu đồ đăng ký lại khai sinh 100 Hình 7. Biểu đồ đăng ký khai sinh cho trẻ bỏ trống phần khai về cha, mẹ đẻ 101 Hình 8. Biểu đồ đăng ký khai tử 103 Hình 9. Biểu đồ nuôi con nuôi thực tế 105 Hình 10. Biểu đồ phương án trả lời phiếu khảo sát cá nhân 120 Hình 11. Biểu đồ khảo sát năng lực công chức tư pháp-hộ tịch cấp xã 121 Hình 12. Biểu đồ khảo sát năng lực công chức tư pháp-hộ tịch cấp huyện ..... 122
- X 4. Phụ lục ........................................................................................................ xxi * Phiếu khảo sát ........................................................................................... xxii Phiếu khảo sát số 1- Đăng ký khai sinh........................................................... xxii Phiếu khảo sát số 2- Đăng ký kết hôn.............................................................. xxvi Phiếu khảo sát số 3- Đăng ký khai tử............................................................... xxxi Phiếu khảo sát số 4- Đăng ký nuôi con nuôi................................................... xxxvi Phiếu khảo sát số 5- Đăng ký thay đổi cải chính hộ tịch................................. xl Phiếu khảo sát số 6- Đăng ký giám hộ.............................................................. xliv Phiếu khảo sát số 7- Đăng ký nhận cha mẹ con............................................... xlix Phiếu khảo sát số 8- Về thực hiện nhiệm vụ công chức tư pháp- hộ tịch liii cấp xã .............................................................................................................. Phiếu khảo sát số 9- Thực hiện nhiệm vụ của công chức tư pháp thông qua lviii hoạt động của Phòng Tư pháp .................................................................... * Biểu tổng hợp Biểu số 01. Số liệu khai sinh, khai tử tại cấp xã lxii Biểu số 02. Số liệu đăng ký nuôi con nuôi trong nước lxiii Biểu số 03. Số liệu nuôi con nuôi thực tế tại cấp xã lxiv Biểu số 04. Thống kê người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài lxv Biểu số 05. Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài lxvi Biểu số 06. Số liệu đăng ký hộ tịch khác tại cấp xã lxvii Biểu số 07. Số liệu đăng ký hộ tịch tại cấp huyện lxviii Biểu số 08. Số liệu đăng ký kết hôn tại cấp xã lxix
- XI Biểu số 09. Số văn bản quy phạm và quản lý nhà nước về hộ tịch lxx Biểu số 10. Thực trạng đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện, xã lxxi Biểu số 11. Thống kê các trường hợp tảo hôn lxxii Biểu số 12. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxiii Phiếu khảo sát số 1 - Đăng ký khai sinh Biểu số 13. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxv Phiếu khảo sát số 2 - Đăng ký kết hôn Biểu số 14. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxvii Phiếu khảo sát số 3 - Đăng ký khai tử Biểu số 15. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxix Phiếu khảo sát số 4 - Đăng ký nuôi con nuôi Biểu số 16. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxxi Phiếu khảo sát số 5 - Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch Biểu số 17. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxxiv Phiếu khảo sát số 6 - Đăng ký giám hộ Biểu số 18. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát đối với cá nhân lxxxvi Phiếu khảo sát số 7 - Đăng ký nhận cha, mẹ, con Biểu số 19. Biểu tổng hợp kết quả khảo sát các phương án cá nhân lxxxviii lựa chọn Biểu số 20. Tổng hợp khảo sát thực hiện nhiệm vụ của công chức tư pháp lxxxix hộ tịch xã, phường, thị trấn biên giới Biểu số 21. Tổng hợp kết quả khảo sát nhiệm vụ của công chức tư pháp cấp xci huyện biên giới
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hộ tịch đã là một yêu cầu mà nhà nước luôn quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức và tiền của cho lĩnh vực này. Trong thời gian qua, đã có những văn bản quản lý được ban hành dưới hình thức quy phạm, hành chính. Năm 2014 Quốc hội đã ban hành Luật Hộ tịch để nhằm quản lý hiệu quả hơn các vấn đề liên quan đến hộ tịch. Theo quy định của pháp luật hộ tịch, thì con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi đều phải được thực hiện các sự kiện hộ tịch như đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử và đăng ký các sự kiện hộ tịch khác. Ngày nay do đất nước phát triển, nhu cầu hội nhập quốc tế tăng, thì những việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài như việc kết hôn, xác định lại giới tính, mang thai hộ, con nuôi.... càng trở lên hết sức phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (gồm 07 tỉnh là tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hà Giang), chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ở những địa phương này có địa hình giao thông đi lại hết sức khó khăn, bên cạnh đó nhận thức pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhân dân còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, lối sống và suy nghĩ khá lạc hậu. Vì vậy quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các tỉnh biên giới phía Bắc đang trở thành một vấn đề khó khăn và có tính thời sự. Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía bắc đã được cơ quan hành chính các cấp thực hiện đồng bộ, thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch được triển khai từ trung ương xuống đến cấp xã, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, lãnh đạo UBND các cấp được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức về quản lý nhà nước về hộ tịch. Cho tới nay, nhiệm vụ này cũng đã thu được kết quả nhất định.
- Tuy nhiên, quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn các tỉnh biên giới phía bắc vẫn còn bộc lộ không ít vấn đề cần nghiên cứu như: Thứ nhất, về yếu tố địa hình tự nhiên Đại hình các tỉnh biên giới phía Bắc vô cùng khó khăn (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai...), nơi đây có sự kiện tạo địa chất tự nhiên, người dân sinh sống ít tập trung, xa trung tâm, phương tiện đi lại nhiều nơi còn thô sơ, vì vậy yếu tố này cũng đã gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc y tế và nhất là quản lý dân cư, đặc biệt là quản lý nhà nước về hộ tịch. Có thể khẳng định các trường hợp liên quan đến hộ tịch sẽ rất khó khăn cho người dân khi tự giác đi đăng ký hộ tịch trong khi họ chưa ý thức được cần phải thực hiện. Thứ hai, về yếu tố kinh tế Đa số người dân biên giới là người dân tộc thiểu số, có trình độ sản xuất và thu nhập bình quân năm thấp, vì thế tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nhân dân nơi đây có sự quan tâm chủ yếu là đời sống kinh tế, vì vậy ngoài việc quan tâm đến lĩnh vực kinh tế thì các lĩnh vực khác được coi là thứ yếu, cũng xuất phát từ lý do này mà trong thời gian qua và hiện nay đã rất nhiều phụ nữ xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm ăn, chung sống như vợ chồng với người Trung Quốc, có con lúc quay trở về Việt Nam cũng buộc phải đăng ký khai sinh cho con không có phần khai về cha (do cha mẹ chưa đăng ký kết hôn theo quy định). Đây là một lý do dẫn đến tỷ lệ khai sinh cho con bỏ trống phần khai về người cha, chiếm một tỷ lệ trong các trường hợp khai sinh tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Thứ ba, về yếu tố văn hóa-xã hội Một là, do tác động của thói quen hay tập quán hủ tục của một số dân tộc đã có từ lâu và hiện nay vẫn đang tồn tại, nên đang trở thành hệ lụy và gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, quyền con người, quyền công dân (chẳng hạn như tảo hôn, là hiện tượng do nam nữ có quan hệ trước hôn nhân, hoặc do phong 2
- tục tập quán đã trở thành vấn đề khá phổ biến, theo số liệu của Sở Tư pháp Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang.... hằng năm có tỷ lệ tảo hôn khá cao, nhất là hiện tượng tăng cơ học sau khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có quy định độ tuổi kết hôn của nam, nữ kéo dài thêm một năm), hậu quả là số trẻ em sinh ra do bố mẹ chưa đủ điều kiện để đăng ký kết hôn, nên buộc phải đăng ký khai sinh có bỏ trống phần khai về người cha, hoặc khi cha mẹ đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì mới làm thủ tục khai sinh cho trẻ. Hai là, tiếp cận pháp luật hộ tịch của người dân còn nhiều hạn chế, có nguyên nhân xuất phát từ điều kiện học tập, và các điều kiện khác đã ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến hộ tịch (người dân không nhận thức được hậu quả của việc không đăng ký hộ tịch khi phát sinh các quyền về hộ tịch). Hệ lụy đó là việc đăng ký hộ tịch đã không kịp thời, trẻ sinh ra chưa được khai sinh đúng hạn, người chết không được thân nhân đi khai tử; nam, nữ chung sống với nhau không có đăng ký kết hôn.... điều này đã ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của trẻ em, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội. Thứ tư, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch và các vấn đề liên quan khác Một là, văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch: trong thực tiễn đã có những văn bản quản lý, quy định về hộ tịch như Nghị định 83/1998/NĐ-CP, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Luật Hộ tịch 2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014... để nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hộ tịch. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, những bất cập trong lĩnh vực hộ tịch cũng chưa lúc nào được xem là giải quyết được hết các vấn đề về hộ tịch diễn ra trong đời sống xã hội và ngay cả đối với quản lý của chính quyền các cấp. Hai là, về bộ máy quản lý hành chính: thực thi công vụ còn nặng nề, cồng kềnh, hiệu quả không cao. Đơn cử như tại cấp xã hiện nay với 21 chức 3
- danh, trong đó có lãnh đạo ủy ban, công chức tư pháp, nhưng về năng lực của lãnh đạo, thực hiện thì cần phải được xem xét cụ thể. Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch vẫn còn quan liêu, không đi sâu sát tình hình thực tế, làm việc còn thiếu trách nhiệm. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân gắn với phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh đồng thời có các kiến nghị, đề xuất với trung ương nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng tồn tại của địa phương chưa được chú trọng đúng mức. Ba là, hiện nay Việt Nam đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, vì vậy vấn đề hộ tịch cũng không ngoại lệ. Từ thực tiễn hộ tịch có yếu tố nước ngoài đã có, và bên cạnh đó cần quan tâm đến việc giải quyết hộ tịch có yếu nước ngoài mà không để lại hệ lụy hoặc những bất cập, bên cạnh đó các yếu tố như khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, quản lý xuất nhập cảnh, đường biên mốc giới các tỉnh biên giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước về hộ tịch. Từ thực trạng trên, quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc cần phải được nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan và cấp thiết đưa ra các giải pháp trong việc chỉnh đốn, bảo đảm quản lý. Điều này cần phải có những nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc, nhằm bổ sung thêm các luận cứ khoa học về hộ tịch mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây là lý do để chủ đề “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu 4
- Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở trình bày, phân tích cơ sở lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc, nhằm đưa các khuyến nghị khoa học góp phần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Hệ thống hóa, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa cũng như những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Luận giải, làm rõ các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về hộ tịch như: hộ tịch, nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch, kinh nghiệm một số nước về quản lý nhà nước về hộ tịch và các giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh biên giới phía Bắc. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới phía Bắc, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của chúng. - Đưa ra được những quan điểm, yêu cầu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc (như quan điểm, giải pháp....) 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam - Thời gian: Phạm vi thời gian từ năm 2006 (thời điểm Nghị định số 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực) đến nay 5
- - Nội dung: quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phạm vi luận án tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau: + Hộ tịch; + Quản lý nhà nước về hộ tịch (chủ thể, nội dung); + Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực biên giới thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc; + Quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước tại các tỉnh biên giới phía Bắc. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về chính sách hộ tịch nói chung và hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, pháp luật, tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu, bài viết.... của các tác giả trong và ngoài nước về quản lý công và quản lý nhà nước về hộ tịch. Từ đó nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Luận án cũng đã kế thừa các giá trị nghiên cứu của các tác giả trước đó, đồng thời bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài luận án. Các thông tin phục vụ cho luận án được thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê, Cơ sở dữ liệu quốc gia, Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp các tỉnh biên giới phía Bắc... - Phương pháp điều tra, khảo sát: Phát phiếu khảo sát thăm dò nhu cầu của công chức, người dân [lxxxviii, lxxxix], thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để đánh giá hoạt động 6
- đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. Phương pháp này được thực hiện trên các phiếu khảo sát các đối tượng là công dân, cán bộ công chức tư pháp- hộ tịch cấp huyện, cấp xã. Sử dụng 700 phiếu khảo sát cho 07 tỉnh , mỗi tỉnh 100 phiếu cho mỗi loại (07 loại) khai sinh, khai tử, kết hôn.... Phiếu khảo sát được tổng hợp là tài liệu phân tích, đánh giá phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: sử dụng các dữ liệu thống kê từ 2006 đến 2017 để tổng hợp, thống kê mô tả, được sử dụng phân tích thực trạng đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc. Trên cơ sở những kết quả đã được tổng hợp đánh giá, phân tích bằng các phương pháp trên, để nghiên cứu chỉ ra những đạt được, hạn chế, nguyên nhân, đưa ra các kiến nghị, giải pháp thích hợp, nhằm bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc. 5. Giả thuyết khoa học câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, quản lý nhà nước về hộ tịch được thực hiện theo một cơ chế chung trong phạm vi cả nước, mà chưa chú trọng xem xét đến đặc thù của các tỉnh biên giới phía Bắc, nên quản lý nhà nước về hộ tịch đối với các vùng đặc thù này còn có nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, cần bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc theo hướng chú trọng đến những đặc thù riêng của khu vực này. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi có tính nghiên cứu như sau: (1) Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc cần tính đến những yếu tố đặc thù nào của địa phương, vùng miền. (2) Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay, đặt ra những vẫn đề gì cho việc hoạch định, thực thi chính sách 7
- pháp luật về quản lý nhà nước về hộ tịch. 6. Đóng góp mới của Luận án 6.1. Về lý luận Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm lý luận quản lý nhà nước về hộ trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ thêm các vấn đề về lý luận quản lý nhà nước về hộ tịch . 6.2. Về thực tiễn - Các khuyến nghị của Luận án có giá trị tham khảo cho thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng như cho các tỉnh có điều kiện tương đồng. - Luận án góp phần giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những giá trị của hộ tịch, quản lý nhà nước về hộ tịch, từ đó hình thành những ứng xử phù hợp với pháp luật, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy đối với cán bộ, sinh viên trong các cơ sở đào tạo quản lý hành chính nhà nước. 7. Cấu trúc của Luận án Tên luận án: “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay”. Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 4 chương: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hộ tịch - Chương 3. Thực trạng quản lý về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay. - Chương 4. Quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc. 8
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong những năm qua, vấn đề liên quan đến lĩnh vực hộ tịch đã được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều tác giả trong nước, ngoài nước. Trong đó có cả những nhà nghiên cứu, những người thực hiện công tác hộ tịch từ thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, cũng như khả năng thu thập tài liệu của nghiên cứu sinh, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu như sau: 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về hộ tịch trong và ngoài nước 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 1.1.1.1. Công trình nghiên cứu có tính lý luận Legal aspects of civil registration in the Philippines [167] (Tạm dịch: Các khía cạnh pháp lý liên quan đến đăng ký hộ tịch ở Philippines). Tài liệu này bao gồm một số bài viết chính: Thứ nhất, Importance of civil registry documents in judicial processes by Atty. Jose C.Sison (Tạm dịch: Tầm quan trọng của văn bản đăng ký hộ tịch trong quá trình tư pháp của tác giả Atty. Jose C. Sison) Thứ hai, Provisions of the familly code concerning civil registration by Atty. Renne A.V. Saguisag) (Các quy định trong luật gia đình liên quan đến đăng ký hộ tịch của tác giả Atty. Renne A.V. Saguisag). Strengthening civil registration and vital statistics in the Asia – Pacific region: Learning from country experiences ( by Carla Abouzahr, Said Yaqoob Azimi, Lisa Grace S. Bersales, Chandrasekaran Chandramouli, Lourdes Hufana, Khalid Khan, Gulnara Kulkaveva, Jonathan Marskell, and Lvaziza Sauvekenova, 2009). Tạm dịch: Thúc đẩy đăng ký hộ tịch và hệ thống sinh tử ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Bài học kinh nghiệm của các quốc gia (của tác giả Carla 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 44 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 45 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 52 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 24 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn