Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi chất lượng đất đai trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Long
lượt xem 10
download
Mục đích của luận án là đánh giá được sự thay đổi kiểu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn từ năm 2000 - 2015 và phân tích đánh giá yếu tố tác động đến biến động kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Phân tích mối quan hệ giữa biến động kiểu sử dụng đất nông nghiệp với chất lượng đất đai theo FAO. Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất đai và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng đất đai ở Vĩnh Long.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi chất lượng đất đai trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ----o0o---- NGUYỄN QUỐC HẬU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH VĨNH LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ----o0o---- NGUYỄN QUỐC HẬU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH VĨNH LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH: 9 85 01 03 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts. LÊ VĂN KHOA 2021
- LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs. Ts Lê Văn Khoa – Trưởng Phòng QLKH trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn; Gs.Ts Võ Quang Minh và PGs.Ts Phạm Thanh Vũ, luôn chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến - Ths. Roãn Ngọc Chiến – Nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, Ths. Phạm Ngọc Phát và Ths. Lê Huy Vũ thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài. - Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long, Cảng vụ Hàng Không Miền Nam tại Cần Thơ, Trường Đại học Xây Dựng Miền Tây đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án. - Quý Thầy Cô và các anh, chị Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ luôn quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. - Ths. Phan Hoàng Vũ, Ths. Phan Chí Nguyện - Nghiên cứu viên bộ môn Tài nguyên Đất dai, khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại Học Cần Thơ. Các bạn Ths. Lê Thị Mỹ Dung – UBND huyện Trà Ôn; Ths. Võ Thúy An – Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trà Ôn đã hỗ trợ tôi suốt quá trình thu thập và xử lý số liệu trong thời gian thực hiện đề tài. Kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn như ngày nay. Sau cùng, gửi lời yêu thương nhất đến vợ và những người thân trong gia đình luôn quan tâm, động viên hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án. Nguyễn Quốc Hậu i
- TÓM TẮT Chất lượng đất đai là yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Quá trình sử dụng đất đai quá mức đã làm chất lượng đất đai có dấu hiệu suy giảm. Do đó, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý đất đai. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu: i) Xác định biến động sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi này trong giai đoạn 2000 – 2015 tại tỉnh Vĩnh Long; ii) Phân tích mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với chất lượng đất đai theo FAO, đánh giá sự thay đổi chất lượng đất đai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng đất đai ở Vĩnh Long; iii) Xác định các tiến trình làm thay đổi loại đất; iv) Đề xuất hướng quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai bền vững. Để đạt được các mục tiêu đề ra, phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCE) được áp dụng để phân tích cơ sở dữ liệu kế thừa và thông tin từ PRA, đồng thời kết hợp với kỹ thuật GIS. Kết quả cho thấy: - Giai đoạn 2000 – 2015 chứng kiến sự chuyển đổi mạnh nhất từ lúa 2 vụ sang lúa 3 vụ (78,1%) bên cạnh các biến động lúa 3 vụ chuyển sang lúa-màu; lúa 3 vụ chuyển sang cây ăn quả; lúa-màu chuyển sang 2 lúa-màu và thấp nhất là từ lúa-màu chuyển sang cây ăn quả với 17,8%. Chất lượng đất đai tỉnh Vĩnh Long có xu hướng giảm và phụ thuộc vào biến động của các kiểu sử dụng đất trên từng loại đất khác nhau. Có 03 chất lượng đất đai: khả năng dinh dưỡng, nguy hại do phèn hay độc chất, nguy hại do tích tụ - nén dẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi 03 yếu tố cấp 1: hóa học đất (W1 = 0,225), vật lý đất (W1 = 0,167) và sinh học đất (W1 = 0,131); đồng thời bị tác động mạnh bởi 05 đặc tính đất đai gồm: hàm lượng chất hữu cơ (OM), giá trị pH, tầng chẩn đoán, dung trọng và tỷ trọng. Những đặc tính đất đai này chủ yếu là đặc tính đất. - Sự thay đổi của sử dụng đất: đất lúa chuyển sang cây màu hoặc cây ăn quả và ngược lại đã ảnh hưởng đến tiến trình đất. Có 05 tiến trình đất phổ biến: tiến trình oxy hóa, tiến trình khử, tiến trình phân hóa phẫu diện đất, tiến trình tích tụ - nén dẽ và tiến trình suy giảm chất hữu cơ. - Đất đai được sử dụng bền vững, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì cần được theo dõi chặt chẽ chất lượng đất đai thông qua các yếu tố sinh học đất, hóa học đất và vật lý đất trong suốt quá trình canh tác. Đồng thời phải quản lý biến động phù hợp với sự thay đổi của chất lượng đất đai - LQ. Nên dự báo trước các tiến trình đất để biết xu hướng của chất lượng đất đai. Từ khóa: biến động sử dụng đất, chất lượng đất đai, tiến trình đất, Vĩnh Long. ii
- SUMMARY Land qualities (LQs) are taken into account as the important factors to evaluate the land potential. The overuse of land resources has caused to soil degradation. Hence, the determination of the impacting factors could play a crucial role in land management. The research aims to: i) determine the land use changes and factors affecting these changes in the period of 2000 – 2015 in Vinh Long Province; ii) analyze the relationship between the land use variation and land quality according to FAO; iii) identify the soil processes those change the soil types; iv) propose the proper orientation for sustainable land management and exploitation. To achieve these goals, the proposed approach has been applied Multi Criteria Evaluation (MCE) method to analysis inherit database and the information from PRA and combination with GIS technique. The results showed: In Vinh Long, rice shifted from double - to triple - cropped fields was the most changing (78,1%) whereas the triple rice to the rotation ability on the rice - cash crops, the triple rice to fruits farming, the rice - cash crops to the double rice - cash crops and the rice - cash crops to fruits farming those dropping are little changes. LQs trend to be decrease and influence by the vary ability of land use utilization types on different soils. There are 03 LQs, such as: soil nutrition, toxicity of acidification, soil eluviation – compaction. These were impacted by the level 1 of factors: chemical soil properties (W1 = 0,225), physical soil properties (W1 = 0,167) and biological soil properties (W1 = 0,131); concurrently, it were impacted by 5 land properties: organic matter, pH values, diagnostic horizons, bulk density and density. All of them focus to soil properties. The changing of land use types: rice paddy into shallow crops or fruits farming and in contrast to this have changed the soil processes. They are 05 common types: the oxidation process, reduction process, soil stratification process, accumulation – compression process and decreasing of organic matter process. The land were used sustainably and suitably for requirement of agricultural production, should be monitored the LQs by using soil indicators (soil chemical, soil physical and soil biology) during the farming project. In addition, the land use change must be managed suitable to changing of LQs. The soil process and the trend of LQs should be forecasted before. Key words: land use change, land quality, soil process, Vinh Long. iii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan trong khuôn khổ của Dự án “Điều tra thoái hóa đất tỉnh Vĩnh Long phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thoái hóa thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2021 Người hướng dẫn Tác giả luận án PGs.Ts Lê Văn Khoa Nguyễn Quốc Hậu iv
- MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ....................................................................................................... i Tóm tắt ........................................................................................................... ii Summary ....................................................................................................... iii Lời cam đoan ................................................................................................ iv Mục lục ...........................................................................................................v Danh sách bảng ............................................................................................. ix Danh sách hình .............................................................................................. xi Danh mục từ viết tắt .................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của luận án .........................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2 1.5 Ý nghĩa của luận án ...................................................................................3 1.6 Những điểm mới của luận án .....................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................4 2.1 Tổng quan về tỉnh vĩnh long ......................................................................4 2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm hành chính .......................................................4 2.1.2. Địa hình, địa mạo và địa chất trầm tích ..................................................6 2.1.3 Điều kiện Kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Long ........................................... 12 2.2 Tổng quan về đất ..................................................................................... 14 2.2.1 Khái niệm về đất................................................................................... 14 2.2.2 Khái niệm đất ngập nước ...................................................................... 14 2.2.3 Thành phấn cơ bản của đất ................................................................... 15 2.2.4 Sa cấu ................................................................................................... 16 2.2.5 Cấu trúc đất .......................................................................................... 16 2.2.6 Nước trong đất...................................................................................... 16 2.2.7 Độ phì nhiêu của đất ............................................................................. 17 2.2.8 Độ chua của đất pH .............................................................................. 17 2.2.9 Độ dẫn điện ......................................................................................... 18 v
- 2.2.10 Chất hữu cơ trong đất ......................................................................... 18 2.2.11 Đạm tổng số ....................................................................................... 19 2.2.12 Lân dễ tiêu .......................................................................................... 19 2.2.13 Kali trao đổi........................................................................................ 20 2.2.14 Đất phèn ............................................................................................. 20 2.3 Phân loại đất và bản đồ đất ...................................................................... 21 2.3.1 Phân loại đất ......................................................................................... 21 2.3.2 Bản đồ đất ............................................................................................ 24 2.4 Các tiến trình trong đất ............................................................................ 24 2.4.1 Tiến trình khử ....................................................................................... 24 2.4.2 Tiến trình Oxi hóa ................................................................................ 25 2.4.3 Tiến trình rửa trôi ................................................................................. 26 2.4.4 Tiến trình bồi tích ................................................................................. 26 2.4.5 Tiến trình suy giảm chất hữu cơ trong đất ............................................. 27 2.5 Tổng quan về đất đai ............................................................................... 28 2.5.1 Định nghĩa về đất đai ............................................................................ 28 2.5.2 Khái niệm sử dụng đất và kiểu sử dụng đất ........................................... 29 2.5.3 Biến động sử dụng đất .......................................................................... 29 2.6 Phân biệt chất lượng đất và chất lượng đất đai ......................................... 30 2.6.1 Khái niệm chất lượng đất ...................................................................... 30 2.6.2 Khái niệm chất lượng đất đai ................................................................ 31 2.7 Tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đai và sự thay đổi chất lượng đất. ................................................................................................ 34 2.7.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất đai và sự thay đổi chất lượng đất trên thế giới ............................................................................. 34 2.7.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất đai và sự thay đổi chất lượng đất ở Việt nam .............................................................................. 34 2.7.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long............................................................................................... 36 2.8 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2019 ............... 37 vi
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 40 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 40 3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 40 3.2.1 Trang thiết bị và phần mềm .................................................................. 40 3.2.2 Nguồn tài liệu ....................................................................................... 40 3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 41 3.2.1 Nội dung .............................................................................................. 41 3.2.2 Phương pháp......................................................................................... 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 56 4.1 Kết quả đánh giá biến động sử dụng đất đai khu vực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2015 .................................................................................... 56 4.1.1 Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai khu vực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2015 .................................................................................... 56 4.1.2 Dự báo xu hướng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến 2025 ... 59 4.2 Kết quả đánh giá trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử đụng đất nông nghiệp....................................................................................... 61 4.3 Mối quan hệ giữa sử dụng đất đai và chất lượng đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long............................................................................................... 65 4.3.1 Đánh giá ảnh hưởng điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2015 đến chất lượng đất đai .................................................................... 65 4.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón giai đoạn 2000 – 2015 đến chất lượng đất đai ............................................................................. 66 4.3.3 Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa sử dụng đất đai với chất lượng đất đai thông qua đặc tính đất đai .................................................................. 69 4.4 Kết quả xác định chất lượng đất đai và các yếu tố tác động đến chất lượng đất đai tỉnh Vĩnh Long. ........................................................................... 72 4.4.1 Kết quả xác định chất lượng đất đai ...................................................... 72 4.4.2 Kết quả tính trọng số của các yếu tố tác động đến chất lượng đất đai .... 74 4.4.3 Kết quả đánh giá tác động của mô hình canh tác lúa giai đoạn 2000 – 2015 đến chất lượng đất đai .................................................................... 86 4.4.4 Kết quả đánh giá sự thay đổi một số chất lượng đất đai đặc trưng thông qua chất lượng đất ................................................................................... 88 vii
- 4.5 Kết quả đánh giá sự thay đổi loại đất và phân tích các tiến trình có liên quan đến sự thay đổi loại đất. .................................................................. 92 4.5.1 Đánh giá sự thay đổi loại đất ................................................................ 92 4.5.2 Kết quả phân tích tiến trình làm thay đổi tên các loại đất ...................... 93 4.6 Một số giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và các vùng tương tự ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................................... 105 4.6.1 Tăng cường quản lý biến động sử dụng đất đai ................................... 105 4.6.2 Tăng cường quản lý chất lượng đất đai ............................................... 105 4.6.3 Theo dõi và quản lý tiến trình đất ....................................................... 106 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 109 5.1 Kết luận ................................................................................................. 109 5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 111 viii
- DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Diện tích, số đơn vị hành chính phân theo huyện, thị xã, 2.1 6 thành phố của tỉnh Vĩnh Long So sánh đặc trưng khí hậu của Vĩnh Long với tiêu chuẩn khí 2.2 8 hậu nhiệt đới Độ mặn lớn nhất đo được trên sông rạch vào mùa khô ở các 2.3 11 trạm quan trắc trong tỉnh Vĩnh Long Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Long 2.4 13 (2001-2010) Phân loại ảnh hưởng của mặn dựa vào ảnh hưởng đến cây 2.5 18 trồng Thống kê các nhóm đất chính trên thế giới, Việt Nam và 2.6 23 ĐBSCL 2.7 Chỉ số chất lượng đất và một số quá trình bị tác động 30 Những đặc tính đất đai có liên quan và mô tả cho chất lượng 2.8 32 đất đai 3.1 Tọa độ và hiện trạng các cặp điểm khảo đặc tính đất đai 46 3.2 Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty 50 3.3 Ma trận so sánh cặp 50 3.4 Chuẩn hóa ma trận 51 3.5 Bảng chỉ số ngẫu nhiên RI 51 Các yếu tố tác động đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất nông 3.6 52 nghiệp 3.7 Các yếu tố tác động đến sự thay đổi chất lượng đất đai 53 Ma trận xác suất biến động diện tích các kiểu sử dụng đất 4.1 59 nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019 4.2 Ma trận so sánh cặp của các yếu tố cấp 62 4.3 Cấu trúc thứ bậc và trọng số của các yếu tố ảnh hưởng 63 Lượng phân bón sử dụng trên một số loại đất và cơ cấu mùa 4.4 67 vụ ở Vĩnh Long ix
- Bảng Tên bảng Trang Lượng phân bón nguyên chất N, P2O5 và K2O qui đổi theo 4.5 68 kết quả điều tra Lượng phân bón nguyên chất N, P2O5 và K2O qui đổi theo 4.6 kết quả điều tra và so sánh lượng phân bón theo khuyến cáo 68 cho 1 vụ lúa 4.7 Các yếu tố tác động đến chất lượng đất đai tỉnh Vĩnh Long 73 4.8 Ma trận so sánh cặp đôi tổng hợp giữa các tiêu chí cấp 1 74 4.9 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 1 của các chuyên gia 75 4.10 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 2 của các chuyên gia 79 Trọng số của các yếu tố cấp 1 và cấp 2 tác động đến sự thay 4.11 80 đổi chất lượng đất đai tỉnh Vĩnh Long Bảng thứ tự của các yếu tố cấp 2 ảnh hưởng đến chất lượng 4.12 80 đất đai Diện tích đất trồng lúa theo hàm lượng chất hữu cơ trong 4.13 81 đất Phân cấp và đánh giá mức độ suy giảm hàm lượng chất hữu 4.14 81 cơ tổng số theo đơn vị hành chính Phân cấp và đánh giá mức độ suy giảm độ chua trao đổi 4.15 83 theo đơn vị hành chính 4.16 Cơ cấu sử dụng đất chính phân bố theo các biểu loại đất 84 Các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán trong nhóm đất 4.17 85 chính được tìm thấy tại Vĩnh Long theo WRB 2006 Các chất lượng đất đai và đặc tính đất đai bị ảnh hưởng bởi 4.18 87 việc thâm canh lúa ở Vĩnh Long Chất lượng đất đai, bộ dữ liệu tối thiểu để canh tác cây 4.19 88 trồng và trọng số của các yếu tố Giá trị chất lượng đất cho từng nhân tố trên vùng đất lúa 4.20 89 tỉnh Vĩnh Long năm 2002 và 2014 So sánh kết quả phân tích tính chất lý - hoá học đất phèn 4.21 96 tiềm tàng giai đoạn 2000 - 2015 4.22 So sánh kết quả phân tích tính chất lý - hoá học đất phèn 102 x
- Bảng Tên bảng Trang hoạt động nông giai đoạn 2000 - 2015 So sánh kết quả phân tích tính chất lý - hoá học đất phèn 4.23 102 hoạt động sâu giai đoạn 2000 - 2015 So sánh kết quả phân tích tính chất lý - hoá học đất phèn 4.24 103 hoạt động giai đoạn 2000 - 2015 Tổng hợp sự thay đổi LUT với chất lượng đất đai và tiến 4.25 107 trình đất xi
- DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 5 2.2 Diễn biến lượng mưa và nhiệt độ trung bình tháng của trạm 9 Khí tượng thủy văn Vĩnh Long Lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2001-2004 2.3 9 của trạm Khí tượng thủy văn Vĩnh Long 2.4 Phẫu diện đất 15 2.5 Đường cong đặc trưng của nước trong đất 16 2.6 Mức độ thường xuyên của các chất lượng đất trong nghiên cứu 31 2.7 Cơ cấu sử dụng đất chính tỉnh Vĩnh Long năm 2019 37 2.8 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2019 37 3.1 Vị trí các điểm khảo sát điển hình năm 2002 và 2014 47 3.2 Chu chuyển các loại hình biến động đất 48 3.3 Các bước tiến hành đánh giá bằng khung đánh giá quản lý đất 54 3.4 Sơ đồ nội dung nghiên cứu 55 Biểu đồ biến thiên sự thay đổi diện tích các kiểu sử dụng đất 4.1 56 Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2019 Bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp tỉnh 4.2 57 Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2015 4.3 Biểu đồ so sánh diện tích các loại đất đến 2025 60 Trọng số của các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi kiểu 4.4 62 sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long Trọng số của yếu tố về hiệu quả kinh tế ảnh hưởng đến sự thay 4.5 63 đổi kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long Trọng số của yếu tố về nhận thức cộng đồng ảnh hưởng đến sự 4.6 64 thay đổi kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long 4.7 Mối quan hệ giữa sử dụng đất đai và chất lượng đất đai 71 4.8 Các tiến trình tiêu biểu được hình thành từ những kiểu sử dụng 73 đất khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2015 xii
- Hình Tên hình Trang 4.9 Trọng số của yếu tố cấp 1 ảnh hưởng đến chất lượng đất đai 77 tỉnh Vĩnh Long 4.10 Lượng phân bón vô cơ trung bình trong năm trên 1ha của các 78 kiểu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 4.11 Lượng phân bón vô cơ trung bình trong năm trên 1ha của các 78 loại đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Trọng số của yếu tố cấp 2 trong yếu tố hóa học đất (a), phẫu 4.12 diện đất (b) và đặc tính nước (c) ảnh hưởng đến chất lượng đất 86 đai tỉnh Vĩnh Long Biểu đồ diện tích gieo sạ lúa 3 vụ và năng suất vụ Thu Đông 4.13 87 tỉnh Vĩnh Long Biểu đồ thay đổi chỉ số chất lượng đất tương ứng với thay đổi 4.14 90 kiểu sử dụng đất và loại đất điển hình ở Vĩnh Long 4.15 So sánh biến động các loại đất trong tỉnh Vĩnh Long 93 giai đoạn 2000 – 2015 4.16 Bản đồ phân bố đất phèn tiềm tàng nông 96 Mô hình thể hiện các tiến trình trong đất ứng với kiểu sử dụng 4.17 97 trồng lúa 2 vụ chuyển sang trồng lúa 3 vụ Mô hình thể hiện các tiến trình trong đất ứng với kiểu sử dụng 4.18 98 chuyên trồng lúa nước chuyển sang cây ăn quả 4.19 Bản đồ phân bố đất phèn tiềm tàng sâu 99 Mô hình thể hiện các tiến trình trong đất ứng với kiểu sử dụng 4.20 chuyên trồng lúa 3 vụ và lúa 3 vụ chuyển sang cây ăn quả, lúa - 100 màu Mô hình thể hiện các tiến trình trong đất ứng với việc chuyển 4.21 100 từ đất trồng lúa màu chuyển sang đất trồng cây ăn quả 4.22 Bản đồ phân bố đất phèn hoạt động 101 Mô hình thể hiện các tiến trình trong đất ứng với việc chuyển 4.23 từ đất trồng 1lúa - 1màu chuyển sang đất 2lúa – màu và lúa – 102 màu sang lúa 3 vụ 4.24 Bản đồ phân bố đất phù sa 105 xiii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 2L Trồng lúa 2 vụ 3L Trồng lúa 3 vụ AHP Analytical Hierarchy Process Quá trình phân tích thứ bậc Al Nhôm CAQ Cây ăn quả CEC Cation Exchange Capacity Khả năng hấp phụ cation ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐX Đông Xuân EC Electrical Conductivity Độ dẫn điện ESP Exchangable Sodium Percentage Độ bão hòa Natri của keo đất FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông Organization of the United nghiệp Liên Hiệp Quốc Nation FCC Fertility capatility classification Phân loại năng lực phì nhiêu Fe Sắt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý Gross Regional Domestic GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Product Ha Hectare Héc ta HNK Đất trồng cây hàng năm HT Hè Thu K, Kts Kali, Kali tổng số LQ Land quality Chất lượng đất đai LNK Đất trồng cây lâu năm LNQ Đất trồng cây ăn quả LUC Đất trồng lúa chuyên canh L-M Lúa - Màu LUK Đất trồng lúa khác MCE Multi Criteria Evaluation Đánh giá đa tiêu chí MDS Minimum Data Set Bộ dữ liệu tối thiếu N, Nts Đạm, Đạm tổng số NTS Đất nuôi trồng thủy sản OM Organic Matter Chất hữu cơ P, Pts Lân, Lân tổng số xiv
- Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt PNN Đất phi nông nghiệp PRA Participatory Rural Appraisal Đánh giá nông thôn có sự tham gia người dân SMAF Soil Management Assessment Khung đánh giá quản lý đất Framework TĐ Thu Đông TN&MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông Tư TP Thành phố TSMT Thủy sản mặt nước TX Thị xã VietGap Vietnamese Good Agricultural Thực hành sản xuất nông Practices nghiệp tốt ở Việt Nam xv
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của luận án Sự gia tăng dân số và thay đổi thói quen tiêu dùng đã thúc đẩy tăng nhu cầu phát triển thực phẩm, làm cho việc sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã tăng gấp ba lần so với ba đến bốn thập kỷ trước (WRR, 1995; Bindraban, et al., 2000). Vấn đề này cũng tạo ra một áp lực rất lớn lên tài nguyên đất đai của thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Pinstrup-Andersen và Pandya-Lorch, 1994; Lefroy et al., 2000) và làm cạn kiệt chất lượng đất đai canh tác (Alexandratos, 1995; Lefroy et al., 2000). Lần đầu tiên trong lịch sử, con người phải chú trọng cải thiện chất lượng đất đai để phục vụ cho hệ thống canh tác; và cũng là lần đầu tiên công tác quản lý bền vững tài nguyên đất đai được xem trọng hơn nguồn cung đất đai cho sự phát triển. Do việc quản lý đất đai yếu kém, đe dọa đến thoái hóa đất và giảm cơ hội bảo tồn, phục hồi, cải tạo chất lượng đất đai. Ước tính có khoảng 40% đất nông nghiệp bị suy thoái bởi con người gây ra (Oldeman, 1990). Theo Huỳnh Minh Trí (2014) thì nông nghiệp Việt Nam đang từng bước phát triển thành nền nông nghiệp hàng hoá và trở thành nước xuất khẩu nông sản có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao,với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới về kim ngạch và thị phần như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, ... Do đó, việc khai thác sử dụng đất được mở rộng và làm thay đổi thường xuyên các kiểu sử dụng đất (Võ Thị Phương Linh và ctv, 2013); thoái hóa đất nhiều nơi đang ở mức độ nghiêm trọng (Phạm Thanh Vũ và ctv, 2011). Bên cạnh đó, hoạt động canh tác cũng có ảnh hưởng rất lớn trong sự thay đổi chất lượng đất đai bởi việc sử dụng cơ giới hóa, nông dược và phân bón vô cơ trong nông nghiệp (Số liệu điều tra, 2014; Trần Văn Dũng và ctv, 2016). Từ những vấn đề trên, chất lượng đất đai cần được theo dõi để xác định và cảnh báo sớm những bất lợi có thể xảy ra ở một khu vực. Việc giám sát chất lượng đất đai và hoạt động quản lý đất đai đòi hỏi phát triển định lượng các chỉ số chất lượng đất đai nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này (Pieri et al., 1995; Bindraban et al., 2000). Hiện nay, việc chuyển đổi kiểu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đặc biệt là chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang đất trồng cây ăn quả đang diễn ra ồ ạt cùng với việc sản xuất thâm canh đưa đến thoái hóa đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tác động của các yếu tố như sự hình thành các hệ thống đê bao ngăn lũ, ngăn mặn 1
- và xâm nhập mặn đã làm thay đổi chất lượng đất đai. Do đó, đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi chất lượng đất đai là cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp và các yếu tố làm thay đổi chất lượng đất đai nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được sự thay đổi kiểu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn từ năm 2000 - 2015 và phân tích đánh giá yếu tố tác động đến biến động kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; - Phân tích mối quan hệ giữa biến động kiểu sử dụng đất nông nghiệp với chất lượng đất đai theo FAO. Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất đai và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng đất đai ở Vĩnh Long. - Xác định các tiến trình đã làm thay đổi đặc tính đất đai tại tỉnh Vĩnh Long. - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai bền vững. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp so sánh kết quả kiểm kê để đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2015 và dự báo xu hướng thay đổi trong thời gian tới; Xác định các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua. - So sánh, đối chiếu bản đồ đất giai đoạn 2000 – 2015 để theo dõi biến động. Chọn lọc chỉ thị đặc trưng làm thay đổi chất lượng đất đai theo FAO (1976) cho đất trồng lúa; Đồng thời khảo sát, thống kê, phân tích đa tiêu chí các yếu tố chính tác động làm thay đổi chất lượng đất đai tỉnh Vĩnh Long. - So sánh sự thay đổi các loại đất giai đoạn 2000 – 2015; Giải thích các tiến trình tự nhiên và tiến trình do con người tác động làm thay đổi chất lượng đất đai trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long. - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến sự biến đổi kiểu sử dụng, loại đất và các tiến trình đất. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài xem xét đến sự biến động đất trồng lúa trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2015. - Xem xét yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng đất đai cho cây lúa. 2
- 1.5 Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa khoa học Luận án cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa sự biến động sử dụng đất đai với chất lượng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, làm cơ sở khoa học minh chứng cho sự thay đổi chất lượng đất đai được đặc trưng bởi đặc tính đất thay đổi. Xác định các tiến trình trong đất làm thay đổi đặc tính đất đai dẫn đến thay đổi chất lượng đất đai; đồng thời làm cơ chế điển hình cho các khu vực có điều kiện tương tự ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp thông tin về chất lượng đất đai bị thay đổi trên khu vực đất trồng lúa; đồng thời cho biết mức độ các yếu tố tác động đến sự thay đổi này nhằm xác định và cảnh báo sớm những bất lợi cho sản xuất nông nghiệp; giúp cơ quan quản lý nhà nước có chính sách, giải pháp quản lý đất đai phù hợp nhằm hạn chế việc suy giảm chất lượng đất đai, giúp duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững trong tương lai. 1.6 Những điểm mới của luận án + Luận án tìm ra các yếu tố tác động đến sự thay đổi chất lượng đất đai trên đất nông nghiệp trồng lúa ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long; + Luận án chỉ ra được các tiến trình đã và đang diễn ra dẫn đến sự thay đổi chất lượng đất đai mà chủ yếu là chỉ số chất lượng đất; mối quan hệ chặt chẽ giữa biến động kiểu sử dụng đất đai và chất lượng đất đai. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn