intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng "Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu phân tích và đánh giá các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các kết luận từ kết quả nghiên cứu được trình bày và có giá trị tham khảo đối với các bên liên quan nhằm cải thiện hoạt động đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGÔ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGÔ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Lương Hải Hà Nội - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Lương Hải. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh Ngô Anh Tuấn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Giao thông vận tải đã tạo mọi điều kiện để nghiên cứu sinh được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Lương Hải – người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia, các nhà khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu luận án. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Ngô Anh Tuấn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................................................................................5 1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý đầu tư công và chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................. 5 1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý đầu tư công ...................................................... 5 1.1.2 Các nghiên cứu về chức năng quản lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ............................................................................................................... 13 1.2 Nhận xét về kết quả đạt được của các công trình liên quan đến nội dung và chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB ........................................... 21 1.3 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài ........................ 23 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................. 23 1.3.2 Trình tự nghiên cứu cứu luận án ............................................................... 23 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........26 2.1 Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộ..................................................................................................................... 26 2.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .............. 26 2.1.2 Một số khái niệm chung về đầu tư công ................................................... 37 2.1.3 Nội dung hoạt động ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ ............... 38 2.1.4 Trách nhiệm của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ.............................................................. 41 2.2 Mô hình các chức năng quản lý đầu tư công trong xây CSHT giao thông đường bộ..................................................................................................................... 46 2.2.1 Khái niệm quản lý đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộ .... 46 2.2.2 Mô hình giả thuyết nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường chức năng quản lý đầu tư công trong xây dựng CSHT giao thông đường bộ ...................................... 48
  6. iv 2.3 Mô hình giả thuyết nghiên cứu sự tác động của các chức năng quản lý đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................... 78 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................82 3.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu ........................................................................... 82 3.2 Thực hiện quy trình nghiên cứu ....................................................................... 88 3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................. 88 3.2.2 Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot studies) ..................................................... 89 3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức............................................................ 90 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................97 4.1 Phân tích mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................... 97 4.2 Phân tích các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB trong mô hình nghiên cứu .................................................................................................................. 99 4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trong các năm qua (giai đoạn 2016-2020) ........................................ 99 4.2.2 Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam .............................................................................................. 104 4.2.3 Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam................................................................................... 109 4.2.4 Phân tích thực trạng lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB ........................................................................................ 112 4.2.5 Phân tích thực trạng kiểm soát (kiểm tra, giám sát) của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam . 115 4.2.6 Phân tích thực trạng phối hợp giữa các chủ thể quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam ......................................................................... 119 4.3 Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu .......................................................... 121 4.3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy, tính hội tụ và tính riêng biệt của các tập biến quan sát ................................................................................................................. 121 4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 130 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................139 5.1 Những kết quả/phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu ..................................... 139 5.2 Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu............................................................. 140 5.3 Những hạn chế của luận án ............................................................................ 143 5.4 Đề xuất những định hướng nghiên cứu tiếp theo........................................... 144 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................146 Danh mục công trình khoa học công bố ..................................................................157 PHỤ LỤC LUẬN ÁN ................................................................................................158
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AVE Average variance extracted Phương sai trích CSHT GTĐB Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ DNNN Doanh nghiệp nhà nước Directly Responsible cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp DRI Individuals ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐTC Đầu tư công EU The European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTVT Giao thông vận tải GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn Product ICOR Incremental Capital – Output Hệ số hiệu quả sử dụng vốn Ratio IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KHĐT Kế hoạch đầu tư KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương PIMA Public Investment Đánh giá quản lý đầu tư công Management Assessment PMI Project Management Institute Viện quản lý dự án
  8. vi PPP Public Private Partnership Đối tác công tư QLDA Quản lý dự án QLNN Quản lý Nhà nước QLĐTC Quản lý đầu tư công QLĐT Quản lý đầu tư TMĐT Tổng mức đầu tư TC Tài chính VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai Xcqđ/nđ Xe con quy đổi/ngày đêm WB World Bank Ngân hàng thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1- Bảng phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế ...........................................................................................................................36 Bảng 2-2 Chỉ tiêu đánh giá chức năng lập kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB ............................................................................................................................53 Bảng 2-3 Chi tiêu đánh giá về chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB ........................................................................................................62 Bảng 2-4 Chi tiêu đánh giá về chức năng lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB ....................................................................................71 Bảng 2-5 Các chỉ tiêu đo lường chức năng kiểm soát kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB .................................................................................................................75 Bảng 2-6 Các chỉ tiêu đo lường chức năng phối hợp thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB .................................................................................................78 Bảng 2-7 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB .................................................................................................................79 Bảng 3-1 Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................86 Bảng 4-1 Phân bố vị trí công tác đối tượng khảo sát ....................................................97 Bảng 4-2 Phân bố kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát ...........................98 Bảng 4-3 Phân bố lĩnh vực hoạt động của đối tượng được khảo sát .............................99 Bảng 4-4 Nội dung chỉ tiêu mô tả kết quả hoạt động quản lý đầu tư công .................100 Bảng 4-5 Phân tích mô tả kết quả chung (KQ) về đầu tư công ...................................100 Bảng 4-6 Phân tích phương sai các chỉ tiêu KQ a,b .....................................................101 Bảng 4-7 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư ..........................104 Bảng 4-8 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu liên quan lập kế hoạch đầu tư ..........106 Bảng 4-9 Tình hình huy động vốn qua hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.........107 Bảng 4-10 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu KH ....................................................109 Bảng 4-11 Chi tiêu đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư ...........109 Bảng 4-12 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu tổ chức thực hiện kế hoạch ............110 Bảng 4-13 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu TC a,b ................................................112 Bảng 4-14 Chi tiêu đánh giá về công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư .....................................................................................................................................113 Bảng 4-15 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư .114
  10. viii Bảng 4-16 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu LĐ a,b ................................................115 Bảng 4-17 Chi tiêu đánh giá về hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch đầu tư .......116 Bảng 4-18 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư .....................................................................................................................................117 Bảng 4-19 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu KS a,b ................................................118 Bảng 4-20 Chi tiêu đánh giá về hoạt động phối hợp quản lý đầu tư công ..................119 Bảng 4-21 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu phối hợp quản lý đầu tư công ........120 Bảng 4-22 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu PH a,b ................................................121 Bảng 4-23 Phân tích độ tin cậy các tập biến quan sát .................................................121 Bảng 4-24 Bảng Hệ số tải chéo các chỉ tiêu đo lường (Cross loadings) .....................126 Bảng 4-25 So sánh phương sai trích (AVE) và giá trị tương quan .............................128 Bảng 4-26 Kết quả phân tích mô hình .........................................................................130
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1Mô hình giả thuyết các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB ..........80 Hình 3-1Mô hình thiết kế nghiên cứu ...........................................................................85 Hình 4-1 Biểu đồ phân phối mẫu khảo sát ....................................................................97 Hình 4-2 Biểu đồ phân phối mẫu lĩnh vực hoạt động của đối tượng khảo sát ..............99 Hình 4-3 Cơ cấu vốn đầu tư cho các dự án CSHTGT giai đoạn 2016-2020 ..............102 Hình 4-4 Tình hình huy động vốn đầu tư CSHT GTĐB qua hai giai đoạn ................107 Hình 4-5 Mô hình phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha ............................................124 Hình 4-6 Mô hình phân tích sự phù hợp thông qua R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R-Square) ....................................................................................................132 Hình 4-7 Mô hình ảnh hưởng của các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB 133
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đầu tư công trong giao thông vận tải nói chung và trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có vị trí trọng yếu trong phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường bộ bên cạnh với các phương thức vận tải khác. Sự hình thành và phát triển các khu vực kinh tế, các trung tâm kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ [26] . Trên cơ sở Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải (GTVT), trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã dành nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển GTVT. Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) đã có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng kết nối đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách và kết nối giữa các vùng miền. Tuy nhiên, bên cạnh sự sôi động và những mặt tích cực góp phần quan trọng cho sự phát triển đất nước, thì vẫn còn đang tồn tại những vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. Trong đó, nhiều dự án đầu tư công vi phạm về thủ tục đầu tư, bố trí kế hoạch vốn đầu tư không hợp lý, giải ngân vốn đầu tư chậm, vi phạm về quản lý chất lượng, quyết toán vốn đầu tư chậm, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư [2, 3]. Thực trạng chung này cũng được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của các dự án đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đề cập, trong đó nguyên nhân quan trọng phải kể đến là công tác quản lý. Theo Albert, David và cộng sự., [53], hoạt động quản lý là chìa khóa thành công trong việc đầu tư các dự án. Để đảm bảo dự án đạt được các kết quả và mục tiêu đã đặt ra thì hoạt động quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng.
  13. 2 Các chức năng quản lý nói chung bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch; điều hành quá trình thực hiện, kiểm soát quá trình thực hiện; hệ thống thông tin liên lạc, cam kết của các bên tham gia quản lý…[17],[24],[54]. Nghiên cứu về lý thuyết chung về quản lý đã có từ lâu trong lịch sử tri thức nhân loại, mặc dù vậy, nghiên cứu vận dụng các tri thức quản lý trong các trường hợp quản lý cụ thể luôn là vấn đề thời sự, thiết thực đối với các lĩnh vực quản lý đó. Do vậy nghiên cứu vận dụng tri thức quản lý trong trường hợp quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB là lĩnh vực mới và có tính thực tiễn cao đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhằm mục đích nghiên cứu vận dụng các lý thuyết quản lý vào hoạt động đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở các nguyên tắc mang tính lý luận và thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” để làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các chỉ tiêu mô tả các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Đánh giá thực trạng vận động của các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị cho các bên quản lý liên quan nhằm cải thiện hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sự hình thành và vận động của các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam; trong đó các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được xây dựng trên cơ sở khoa học quản lý vận dụng vào điều kiện thực tiễn quản lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
  14. 3 - Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được nghiên cứu trong phạm vi đầu tư công CSHT GTĐB thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2016 – 2020. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát thực hiện trong năm 2022 đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phát triển và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp diễn dịch từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thuyết, tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Bằng phương pháp diễn dịch, luận án sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học tổng quan trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về quản lý đầu tư công nói chung và quản lý đầu tư công trong xây dựng CSHT GTĐB nói riêng để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như xác định hướng nghiên cứu mới của luận án, từ đó hình thành được các giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn, khảo sát thử nghiệm cũng được tác giả sử dụng cho việc nghiên cứu nhằm khẳng định tính thực tiễn và phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát với các cá nhân đã và đang tham gia quản lý đầu tư công trong CSHT GTĐB tại Việt Nam, nhằm lượng hóa và kiểm định thực tiễn các đo lường các chức năng quản lý. Dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước: phân tích thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai và hồi quy tuyến tính. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án  Ý nghĩa khoa học: - Luận án hệ thống và triển khai các nguyên tắc chung về quản lý trong việc phát triển ứng dụng cho các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB.
  15. 4 - Luận án xây dựng mô hình các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở tiếp cận tri thức khoa học về quản lý vận dụng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.  Ý nghĩa thực tiễn: Luận án phân tích và đánh giá các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các kết luận từ kết quả nghiên cứu được trình bày và có giá trị tham khảo đối với các bên liên quan nhằm cải thiện hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộ tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được bố cục thành 05 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý luận và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  16. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý đầu tư công và chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý đầu tư công Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đầu tư của các Chính phủ vào các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế xã hội (KTXH) phục vụ phát triển KTXH của quốc gia. ĐTC có vai trò quan trọng trong việc hình thành, duy trì, vận hành và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất của nền kinh tế; đồng thời, có vai trò quan trọng định hướng, hỗ trợ và thu hút đầu tư các khu vực đầu tư nhân theo hướng xã hội hóa đầu tư; từ đó, góp phần quan trọng hình thành và điều chỉnh đa dạng cơ cấu của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) đều cho thấy, hoạt động ĐTC góp phần lớn vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong hệ thống CSHT KTXH, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) là bộ phận cấu thành cơ bản và quan trọng nhất. CSHT GTĐB có mặt khắp mọi nơi và có mối quan hệ gắn kết, song hành với các loại CSHT khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc... Do đó, quản lý ĐTC hiệu quả nói chung và đầu tư CSHT GTĐB là vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực nhà nước. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh chủ yếu là do đầu tư công (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng rất mạnh mẽ. Hệ số Vốn đầu tư công/GDP luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng mạnh hơn các thành phần vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy hiệu quả đầu tư công luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và các khu vực đầu tư còn lại khi đánh giá thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm (ICOR- Incremental Capital – Output Ratio). Liên quan đến quản lý ĐTC nói chung và quản lý đầu tư công CSHT GTĐB nói riêng những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện nhằm đề
  17. 6 xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều cho thấy tình trạng kém hiệu quả là hệ quả của những thiếu sót, bất cập trong quản lý đầu tư, sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả từ các cấp Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện. Nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh [46] “Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm qua” cho thấy tỉ trọng đầu tư công so với GDP ở Việt Nam ngày càng giảm. Vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả (hệ số ICOR là 5.2) là do suất đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước quá cao (hệ số ICOR là 7.8) và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thuộc loại cao (hệ số ICOR là 5.2). Việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng, v.v. chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được quản lý theo mô hình "tự chủ" của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Từ kết quả nghiên cứu của mình tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị như: cần tập trung hóa công tác quy hoạch dài hạn, mang tầm chiến lược; thay đổi cơ chế phân quyền quyết định đầu tư phát triển một cách phân tán hiện nay, cũng như phải đổi mới quản lý đầu tư công (hoàn thiện công tác thẩm định, đấu thầu, theo dõi, giám sát, báo cáo). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh [28] “Hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ở tỉnh Phú Thọ: nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn” chỉ ra ưu thế là Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng. Nhưng quy mô kinh tế của Tỉnh vẫn chỉ ở mức trung bình, tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, quản lý nhà nước về đầu tư phát triển còn bộc lộ một số bất cập. Hiệu quả đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ còn ở mức tương đối thấp so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ GRDP/người và năng suất lao động của tỉnh năm 2018 chỉ bằng khoảng 76 - 78% so với mức trung bình cả nước. Nghiên cứu này phân tích tình hình đầu tư phát triển và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2018. Trên cơ sở kể quả phân tích, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
  18. 7 Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Đào Thị Hồ Hương [11] “Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả đầu tư công ở các khía cạnh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 có hệ số ICOR trung bình của nền kinh tế là 6.25 trong khi của giai đoạn 2006-2010 là 6.08, trung bình 1 đồng vốn đầu tư công giúp GDP tăng 0.42 đồng. Trong khi đó, 1 đồng vốn đầu tư từ khu vực FDI làm GDP tăng 0.73 đồng; từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và hộ dân cư làm GDP tăng 0.45 đồng. Điều này cho thấy việc tái cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn 2011-2019 vẫn chưa thực sự tạo ra tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế, hay có thể nói cách khác rằng sự đầu tư công chưa thực sự hiệu quả. Nghiên cứu này cũng chỉ ra trong ngành giao thông vận tải, riêng lĩnh vực giao thông đường bộ chiếm khoảng 79% tổng chi tiêu công của ngành. Mặc dù đường bộ vẫn là phương thức giao thông quan trọng nhất xét về lưu lượng, chiếm đến trên 90% vận tải hành khách và 70% vận tải hàng hóa, nhưng đó cũng là hình thức vận tải hàng hóa trong nước tốn kém nhất tại Việt Nam. Mặc dù đã được đầu tư nhiều nhưng chi phí giao thông đường bộ vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, mật độ đường cao tốc vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực. So sánh với một số nước trong khu vực, Chi phí giao thông đường bộ, thể hiện bằng thời gian đi lại, cao thứ hai trong khu vực, chỉ đứng sau Indonesia, gây cản trở về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước. Bên cạnh đó, mật độ đường cao tốc của Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các quốc gia xung quanh. Mặc dù trong thời gian qua, đường cao tốc có tiến triển hơn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, một phần do thiếu vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả tiềm năng huy động qua hợp tác công tư. Trong khi đó, nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng còn tồn đọng nhiều, các tuyến đường liên tỉnh hai làn xe chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng, với áp lực dân số ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực đường bộ vẫn lớn và đòi hỏi phải huy động từ các nguồn khác ngoài khu vực công, đặc biệt là đầu tư cho đường cao tốc, kết nối đa phương thức bằng đường bộ với các đầu mối giao thông lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất của tình trạng trên là do sự yếu kém trong các khâu của hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam từ các khâu phê duyệt dự án, giải ngân vốn đầu tư, thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện dự án đầu tư công. Đồng thời dựa trên nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về hoạt động đầu tư
  19. 8 công của một số nước trên thế giới, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và gợi ý chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới. Trong đó có giải pháp cần phải tăng cường thực hiện quản lý đầu tư công theo quy trình PIMA (Public Investment Management Assessment) về quản lý đầu tư công của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF theo ba giai đoạn theo vòng tuần hoàn: hoạch định, phân bổ nguồn vốn, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện triển khai dự án đầu tư công, cần phải giám sát, và tiếp tục xây dựng kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp để có sự phân bổ nguồn vốn tiếp theo một cách hợp lý và kịp thời. Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Trần Văn Hồng [39] “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước” đã hệ thống hóa, mở rộng những lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. Luận án đã phân tích cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước Việt Nam và rút ra những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong giai đoạn này. Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nước ta và các nước trên thế giới, kết hợp với những lý luận đã được nghiên cứu, luận án đã đưa ra những kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. Các kiến nghị cụ thể bao gồm: xác định đúng đối tượng đầu tư theo nguồn ngân sách, tín dụng nhà nước; chuyển từ hình thức cấp phát trực tiếp không hoàn lại sang hình thức cho vay để xóa bỏ bao cấp; hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Tạ Văn Khoái [38] “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” làm rõ quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên các giai đoạn của chu trình dự án, chủ yếu là cấp ngân sách trung ương trong phạm vi cả nước gồm các nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Luận án đã chỉ ra các hạn chế, bất cập trên nhiều mặt như: khung pháp luật chưa đồng bộ, cơ chế quản lý còn có điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, từ đó làm rõ các nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý cũng như những hạn chế của dự án qua việc đầu tư phân tán, dàn trải, sai phạm và
  20. 9 hiệu quả kém. Luận án cũng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đề xuất xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án; đề xuất mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, mô hình “mua” công trình theo phương thức tổng thầu, chìa khóa trao tay; phân bổ ngân sách theo đời dự án; áp dụng phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả; kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý; kiểm toán trước khi quyết định đầu tư phê duyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán theo chuyên đề; tăng cường các chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Phan Thanh Mão [34] “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về chi ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Luận án đã đưa ra sáu giải pháp từ chính sách chung của nhà nước về quản lý vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển đến giải pháp nghiệp vụ tài chính nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Nghệ An nói riêng. Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, các cấp, các ngành sửa đổi, bổ sung công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách các cấp, các địa phương trong đó có các chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn ngân sách nhà nước và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng cơ bản. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Mão [34] về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên khác địa bàn nghiên cứu, trong luận án tiến sĩ của tác giả Cấn Quang Tuấn [7] lựa chọn là thành phố Hà Nội là phạm vi nghiên cứu. Cũng như các nghiên cứu trước đó, trong nghiên cứu này đã đưa ra những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư phát triển được tiến hành dưới góc độ có liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ nguồn ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, trên cơ sở đó phân tích những mặt đạt được và những mặt hạn chế để có thể đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thành và Đinh Minh Tuấn [21] “Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0