Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn; Đánh giá thực trạng một số nội dung quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn; Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh TS. Đỗ Thị Đức Hạnh HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án “Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Trần Quang Trung i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh và cô TS. Đỗ Thị Đức Hạnh đã tận tình, tâm huyết, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn; UBND các huyện, thành phố và UBND các phường, xã thị trấn; Tòa án tỉnh Lạng Sơn và Tòa án các huyện, thành phố; các phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp đã dành thời gian, công sức trả lời các câu hỏi điều tra liên quan đến đề tài luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học đã có những ý kiến góp ý quý báu nhằm nâng cao chất lượng của Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành Luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Trần Quang Trung ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 3 1.3. ĐốI tượng và phạm vı nghıên cứu ...................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Những đóng góp mới .......................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................... 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghIệp ............................................ 5 2.1.1. Đất nông nghiệp.................................................................................................. 5 2.1.2. Sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................... 6 2.1.3. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................... 8 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp ........................... 15 2.2. Quản lý sử dụng đất nông nghIệp trên thế gıớı và Vıệt Nam .......................... 20 2.2.1. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc............................................ 20 2.2.2. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Liên bang Nga ....................................... 21 2.2.3. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Nhật Bản ................................................ 22 iii
- 2.2.4. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Cộng hòa Pháp....................................... 23 2.2.5. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ............................................... 24 2.2.6. Một số nhận xét về quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .................................................................................................................. 38 2.3. Nghiên cứu liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp............................ 40 2.3.1. Nghiên cứu liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ....... 40 2.3.2. Nghiên cứu liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ...... 42 2.4. Khoảng trống và định hướng nghiên cứu của đề tàı ......................................... 45 2.4.1. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 45 2.4.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 46 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 48 3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 48 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn .... 48 3.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ............. 48 3.1.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................... 48 3.1.4. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................................... 48 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 48 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 49 3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, so sánh số liệu .................................................. 57 3.2.4. Phương pháp chuyên gia................................................................................... 60 3.2.5. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................................ 61 Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 63 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn .... 63 4.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn ..................................................................... 63 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn.......................................................... 65 4.1.3. Quản lý, sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 67 4.1.4. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất ........ 87 iv
- 4.2. Đánh giá thực trạng một số nội dung quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................................... 89 4.2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................................... 89 4.2.2. Đánh giá giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp .............................................. 90 4.2.3. Đánh giá xử phạt vi phạm hành chính đất nông nghiệp ................................. 100 4.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................. 110 4.3.1. Phương trình hồi quy giả định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp .............................................................................................. 110 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ............... 111 4.3.3. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng ......................................................... 116 4.3.4. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................................. 120 4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................................. 124 4.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................. 124 4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp ................................ 130 Phần 5. Kết luận và kıến nghị.................................................................................... 134 5.1. Kết luận........................................................................................................... 134 5.2. KIến nghị ........................................................................................................ 135 Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................................... 136 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 137 Phụ lục ........................................................................................................................ 153 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CP Chính phủ CQSDĐ Chuyển quyền sử dụng đất CT Chỉ thị ĐNN Đất nông nghiệp GQTCĐNN Giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KNKK Khiếu nại, khiếu kiện KNTC Khiếu nại, tố cáo LCĐ Lấn, chiếm đất MĐSDĐ Mục đích sử dụng đất NĐ Nghị định NN Nhà nước QĐ Quyết định QLSD Quản lý sử dụng SDĐ Sử dụng đất TCĐĐ Tranh chấp đất đai TCĐNN Tranh chấp đất nông nghiệp TNMT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư TTg Thủ tướng Chính phủ UBND Uỷ ban nhân dân VPHC Vi phạm hành chính XP Xử phạt XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Danh sách đối tượng trả lời điều tra ................................................................. 50 3.2. Các nhóm yếu tố giả định ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và biến phụ thuộc .............................................................................................. 54 3.3. Mức độ đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ ............................................... 56 3.4. Điểm đánh giá và mức độ đánh giá của các tiêu chí ........................................ 58 4.1. Tranh chấp, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai giai đoạn 2016-2022 ....... 74 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn năm 2022 ............................................. 76 4.3. Diện tích chi tiết các loại đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ................................ 80 4.4. Diện tích các loại đất nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2022 ........................ 81 4.5. Diện tích đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng........................................... 86 4.6. Diện tích đất nông nghiệp theo đối tượng quản lý ........................................... 86 4.7. Thực hiện công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 89 4.8. Kết quả giải quyết tranh chấp ........................................................................... 93 4.9. Ý kiến về phổ biến, nắm bắt quy định pháp luật và cán bộ giải quyết tranh chấp ................................................................................................................... 94 4.10. Ý kiến về thực hiện thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp ......................... 95 4.11. Ý kiến kết quả giải quyết tranh chấp ................................................................ 95 4.12. Ý kiến về người có tranh chấp .......................................................................... 96 4.13. Ý kiến về thủ tục giải quyết tranh chấp ............................................................ 97 4.14. Ý kiến về nhân lực, cơ sở dữ liệu phục vụ giải quyết tranh chấp ..................... 98 4.15. Ý kiến về triển khai giải quyết tranh chấp ........................................................ 99 4.16. Số vụ vi phạm hành chính liên quan đến đất nông nghiệp ............................. 103 4.17. Diện tích đất nông nghiệp bị vi phạm hành chính .......................................... 105 4.18. Ý kiến về phổ biến, nắm bắt quy định pháp luật và về cán bộ, xử phạt vi phạm hành chính ............................................................................................. 106 4.19. Ý kiến về thủ tục hành, quyết định xử phạt vi phạm hành chính ................... 107 4.20. Ý kiến về người bị xử phạt vi phạm hành chính ............................................ 108 vii
- 4.21. Ý kiến về chỉ đạo, giám sát và tuyên truyền pháp luật xử phạt vi phạm hành chính....................................................................................................... 108 4.22. Ý kiến về thủ tục và mức độ kịp thời xử phạt vi phạm hành chính ................ 110 4.23. Ý kiến về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ xử phạt vi phạm hành chính .. 110 4.24. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần thứ nhất .................................. 112 4.25. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần thứ hai .................................... 114 4.26. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test .................................................... 114 4.27. Trọng số ma trận xoay .................................................................................... 114 4.28. Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập .................................... 116 4.29. Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (tiếp Bảng 6) ............. 116 4.30. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .............................................................. 117 4.31. Điểm đánh giá ảnh hưởng của các nhóm yếu tố ............................................. 122 4.32. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 125 viii
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Diện tích và cơ cấu các nhóm đất cả nước năm 2022 ...................................... 29 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cả nước ................................................... 30 2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp cả nước ............................................. 30 2.4. Hiện trạng đất chưa sử dụng cả nước ............................................................... 31 2.5. Sơ đồ khung nghiên cứu của Đề tài .................................................................. 47 3.1. Mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................................... 53 3.2. Khung phân tích SWOT quản lý sử dụng đất nông nghiệp .............................. 61 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn ...................................................................... 63 4.2. Tranh chấp đất nông nghiệp theo vùng giai đoạn 2016-2022 .......................... 74 4.3. Xử phạt vi phạm hành chính đất nông nghiệp theo vùng giai đoạn 2016- 2022 .................................................................................................................. 75 4.4. Diện tích và tỷ lệ các nhóm đất năm 2022 ....................................................... 77 4.5. Các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp năm 2022 ....................................... 77 4.6. Các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp năm 2022 ................................. 78 4.7. Các loại đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng năm 2022 ...................................... 78 4.8. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2022............................. 79 4.9. Biểu đồ biến động diện tích đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016- 2022 .................................................................................................................. 81 4.10. Biến động diện tích của 4 loại đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 ......................................................................................................... 82 4.11. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 ......................................................................................................... 83 4.12. Biểu đồ biến động diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016- 2022 .................................................................................................................. 83 4.13. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016- 2022 .................................................................................................................. 84 4.14. Biểu đồ biến động diện tích đất nông nghiệp khác tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 ......................................................................................................... 85 ix
- 4.15. Số vụ tranh chấp đất nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022..... 90 4.16. Số hộ gia đình tranh chấp đất nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 ......................................................................................................... 91 4.17. Số hộ gia đình tranh chấp đất nông nghiệp trung bình một vụ tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 .................................................................................. 91 4.18. Cán bộ khảo sát tranh chấp đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư giữa các hộ gia đình ............................................................................................................. 92 4.19. Số vụ và số hộ gia đình vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 .......................................................... 100 4.20. Lấn, chiếm đất nông nghiệp để tập kết vật liệu xây dựng .............................. 101 4.21. Tự ý san gạt đất nông nghiệp để xây nhà và làm kho bãi ............................... 101 4.22. Tự ý san gạt đất trồng cây hàng năm để trồng cây lâu năm .......................... 102 4.23. Tỷ lệ số vụ các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2016-2022 ...................................................... 103 4.24. Tỷ lệ diện tích các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất nông nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2022 .......................................................... 104 4.25. Biểu đồ tần suất phần dư ................................................................................ 118 4.26. Biểu đồ bình thường phần dư ......................................................................... 118 4.27. Biểu đồ phân tán ............................................................................................. 118 4.28. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp .............. 119 4.29. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................................................. 124 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Quang Trung Tên luận án: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ngành: Quản lý đất đai. Mã số: 9 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý sử dụng đất nông nghiệp; - Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý sử dụng đất được thu thập từ các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và từ các công trình nghiên cứu, báo cáo. Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra trực tiếp, ngẫu nhiên bằng phiếu điều tra in sẵn hộ gia đình và cán bộ liên quan trực tiếp đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Nghiên cứu điều tra 175 hộ gia đình có tranh chấp đất nông nghiệp (TCĐNN) và 164 cán bộ giải quyết TCĐNN; Nghiên cứu cũng điều tra 96 hộ gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) về đất đai và 157 cán bộ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, nghiên cứu đã điều tra 250 cán bộ liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp qua 2 bước nhằm xác định các yếu tố giả định và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Mô hình giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp được kiểm định thông qua các tiêu chí kiểm định bằng phần mềm SPSS20.0. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Các tiêu chí được sử dụng để phân tích, so sánh, đánh giá những nội dung quản lý sử dụng đất nông nghiệp gồm thủ tục hành chính; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; mức độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của người sử dụng đất; cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ giải quyết TCĐĐ; sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý sử dụng đất; thang đo Likert để đánh giá một số tiêu chí như mức độ hài lòng, mức độ quan tâm, mức độ chuyên nghiệp; mức độ ảnh hưởng; mức độ giảm thiểu,... Kết quả chính và kết luận 1. Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 80% diện tích. Năm 2022, dân số tỉnh Lạng Sơn 789 nghìn người, sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm 80,24%, với 7 dân tộc, chủ yếu là Nùng 42,8%, Tày 35,4%, Kinh xi
- 17,11%, Dao 3,5%, Sán chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khác chiếm 0,12% tổng dân số. Đời sống nhân dân ở các vùng xa, biên giới còn nhiều khó khăn; vấn đề giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2. Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích 831.018 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 720.431 ha. Quản lý sử dụng đất cơ bản đã đi vào nền nếp. Song, tại một số địa phương, quản lý sử dụng đất nông nghiệp còn thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Kiểm tra, thanh tra việc quản lý sử dụng đất chưa được thường xuyên. Đơn thư khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất nông nghiệp còn nhiều. Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp đối với một số vụ việc chưa kịp thời. 3. Trong giai đoạn 2016-2022, 193 đợt tranh tra về đất đai, 254 đợt kiểm tra, 306 đợt giám sát quản lý sử dụng đất đã thực hiện. 620 vụ khiếu nại về sử dụng đất nông nghiệp đã được giải quyết. 4012 vụ tranh chấp đất nông nghiệp cũng đã được giải quyết. Tỷ lệ hòa giải thành 72,18%, không thành 27,82%. Tỷ lệ bản án xét xử sơ thẩm không có kháng cáo chiếm 90,50%. 2.582 vụ VPHC liên quan đến đất nông nghiệp do 2.475 hộ gia đình thực hiện đã bị xử phạt. Tổng diện tích đất bị vi phạm 116,29 ha. Hành vi bị xử phạt chủ yếu là lấn, chiếm đất nông nghiệp; xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp hay tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển nhượng QSDĐ trái phép,... 4. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của 38 yếu tố thuộc 10 nhóm yếu tố với tỷ lệ dao động từ 3,65% đến 23,57%. Nhóm yếu tố vi phạm hành chính về đất đai có tỷ lệ ảnh hưởng lớn nhất; Nhóm yếu tố điều kiện hạ tầng có tỷ lệ ảnh hưởng nhỏ nhất. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố có điểm đánh giá trung bình từ 1,16 đến 4,55. Nhóm yếu tố tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo về đất đai rất ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp, tiếp theo là các nhóm yếu tố: Nhân lực quản lý đất đai; Vi phạm hành chính về đất đai; Tổ chức quản lý sử dụng đất nông nghiệp,... 5. Quản lý sử dụng đất nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm. Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp. Mặc dù vậy, giải quyết tranh chấp và xử phạt VPHC về đất nông nghiệp còn gặp khó khăn do quy định của pháp luật còn bất cập; hồ sơ địa chính tại một số địa phương chưa hoàn chỉnh, cập nhật; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết các nội dung quản lý sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế; nhân lực và cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Hiểu biết và chấp hành pháp của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế; địa hình và phân bổ các thửa đất nông nghiệp tại nhiều xã vùng cao phức tạp. Nhằm tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cần hoàn thiện quy định pháp luật quản lý sử dụng đất; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Hoàn thiện hồ sơ địa chính; Đảm bảo đủ nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho quản lý sử dụng đất; Hoàn thiện tổ chức thực hiện quản lý sử dụng đất nông nghiệp. xii
- THESIS ABSTRACT Ph.D. candidate: Tran Quang Trung Thesis title: “Research on agricultural land use management in Lang Son province”. Major: Land Management. Code: 9 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives - To clarify more theoretical and practical issues of agricultural land use management; - To assess the current status of agricultural land use management in Lang Son province; - To identify several influencing factors and the extent of their influence on agricultural land use management in Lang Son province; - To propose solutions to strengthen agricultural land use management to contribute to socio-economic development, ensuring national defense - security, and social order of Lang Son province. Materials and Methods Secondary data on natural conditions, socio-economic conditions, and land use management were collected from relevant agencies and units in Lang Son province and from research works and reports. Primary data were collected through direct and random surveys using pre-printed questionnaires for households and officials directly related to agricultural land use management. Investigating 175 households having agricultural land disputes and 164 officials resolving agricultural land disputes; The study also investigated 96 households that had been sanctioned for land-related administrative violations and 157 officials who had issued decisions to sanction administrative violations. In addition, the study investigated 250 officials involved in agricultural land use management through 2 steps to determine hypothetical factors and the level of influence of each factor on agricultural land use management. The hypothetical model of factors affecting agricultural land use management was tested through testing criteria using SPSS20.0 software. The study used the SWOT method to analyze the strengths, weaknesses, opportunities, and challenges of agricultural land use management. Criteria were used to analyze, compare, and evaluate the contents of agricultural land use management including administrative procedures; propagate and disseminate the law; the level of understanding and compliance with the law of land users; facilities and human resources for dispute resolution; coordination of authorities in the land use management process; Likert scale to evaluate several criteria such as level of satisfaction, level of interest, level of professionalism; influence level; degree of reduction, etc. Main findings and conclusions 1. Lang Son province is a mountainous province with complex terrain, mainly hills and mountains accounting for more than 80% of the area. In 2022, Lang Son province's xiii
- population is 789 thousand people, 80.24% living in rural areas, with 7 main ethnic groups: Nung 42.8%, Tay 35.4%, Kinh 17.11%, Dao 3.5%, San Chay 0.6%, Chinese 0.3%, Mong 0.17%, other ethnic groups account for 0.12%. People's lives in remote and border areas are still difficult; Issues of employment, social evils, security, and order are potentially complicated. These are factors affecting agricultural land use management in the province. 2. In 2022, Lang Son province has a total area of 831,018 hectares, of which, agricultural land area is 720,492 hectares. Land use management has come into order. However, in some localities, land use management is still lacking, leading to land encroachment and misuse. Inspection of land use management is not regular. There are still many complaints and lawsuits related to land. Detect and handle violations of the law and resolve land disputes in some untimely cases. 3. During the period 2016-2022, 193 rounds of land disputes, 254 rounds of inspection, and 306 rounds of land use management supervision were carried out. 620 complaints about agricultural land use have been resolved. 4,012 agricultural land disputes were also resolved. The rate of successful conciliation was 72.18%, and unsuccessful was 27.82%. The rate of first-instance judgments without appeal accounts for 90.50%. 2,582 administrative violations related to wetlands committed by 2,475 households were sanctioned. The total area of violated land was 116.29 hectares. The main sanctioned acts are encroachment and appropriation of agricultural land; Illegally building houses on agricultural land or arbitrarily changing land use purposes; and Illegal transfer of land use rights, etc. 4. Agricultural land use management in Lang Son province is influenced by 38 factors belonging to 10 factor groups with rates ranging from 3.65% to 23.57%. The group of factors of inspection, examination, and sanctioning of land-related administrative violations has the highest rate of influence; The group of infrastructure conditions has the smallest influence. The level of influence of factor groups has an average rating from 1.16 to 4.55. The group of factors for resolving land complaints and disputes greatly affects agricultural land use management, followed by the following groups of factors: Human resources for land management; Inspecting, examining, and sanctioning administrative violations related to land; Organizing agricultural land use management, etc. 5. Agricultural land use management is of interest to all levels and sectors. Residential communities play an important role in resolving agricultural land disputes. However, resolving disputes and sanctioning administrative violations regarding agricultural land still faces difficulties due to inadequate legal regulations; Cadastral records in some localities are not complete or updated; Coordination between agencies and units in resolving agricultural land use management issues is still limited; Human resources and facilities also do not meet job requirements. Understanding and compliance with the law of many ethnic minorities is limited; The terrain and distribution of agricultural land plots in many highland communes are complex. To strengthen agricultural land use management in Lang Son province, it is necessary to improve legal regulations on land use management; Promote propaganda and dissemination of laws; Complete cadastral records; Ensure sufficient human resources, facilities, equipment, and finance for land use management; Improve the organization and implementation of agricultural land use management. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018). Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế và là đối tượng lao động mà con người tác động vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp cũng là công cụ sản xuất, qua đất con người tác động vào cây trồng để tạo thành các sản phẩm nông nghiệp (Cai & Li, 2024; Ece, 1996; Trần Tú Cường & cs., 2012). Mặc dù vậy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Bên cạnh đó, hiện nay, vẫn còn nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, bị lấn, chiếm, sử dụng sai mục đích quy định và xảy ra tranh chấp trong quá trình sử dụng (Nguyễn Minh Thuy, 2021; Nguyễn Tiến Sỹ, 2017; Trần Thái Yên, 2022). Nguyên nhân của những hạn chế này là do đất đai có tính lịch sử, nguồn gốc đa dạng, phức tạp, nhạy cảm. Ngoài ra, chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu,… (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022). Chính vì vậy, quản lý sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề cấp thiết và có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, đồng thời giảm thiểu vi phạm pháp luật đất đai, gây mất an ninh, trật tự xã hội, và hạn chế bỏ hoang hóa đất nông nghiệp, suy thoái môi trường đất (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, 2022). Đến nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở những khía cạnh và mức độ chuyên sâu khác nhau. Một số nghiên cứu tập trung vào nội dung sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi từ quan điểm sử dụng hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường (Abdivaitov & cs., 2023; Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013; Bùi Văn Côi, 2021; Han & cs., 2020). Một số khác điều tra, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất (Ekpodessi & Nakamura, 2018; Hnatkivskyi & cs., 2022; Mabakeng & cs., 2024). Nhiều nhà khoa học quan tâm đến quản lý sử 1
- dụng đất nông nghiệp theo một hay một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai như giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, hay tố cáo về đất đai, hay thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật đất đai của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức (Hoàng Hồng Hạnh, 2019; Nguyễn Minh Đức, 2019; Nguyễn Thị Quyên, 2018; Nguyễn Thị Thanh, 2019; Quang Dao, 2023). Một số nghiên cứu đánh giá sâu mô hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp (Phạm Thanh Quế, 2020; Phạm Thanh Quế & cs., 2018). Một số nhà khoa học khác nghiên cứu về ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý sử dụng đất (Carvalhinho & cs., 2020; Mishra & cs., 2023). Mặc dù vậy, vấn đề lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp dưới góc độ của quản lý nhà nước về đất đai vẫn chưa tổng hợp, phân tích làm rõ cả về khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa đi sâu đánh giá đồng thời thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cũng như mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cần được tập được giải quyết nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề này để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc với diện tích đất nông nghiệp 720.431 ha, chiếm 86,69% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh (UBND tỉnh Lạng Sơn, 2022a). Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Mặc dù vậy, trên địa bàn Tỉnh, trong giai đoạn 2016-2022 đã xảy ra 4.012 vụ tranh chấp đất nông nghiệp và 2.582 trường hợp vi phạm hành chính liên quan đến đất nông nghiệp bị xử phạt. Ngoài ra, còn có 208 trường hợp khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo liên quan đến bồi thường về đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2023). Hơn nữa, đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến công tác này để có cơ sở đề xuất giải pháp phát nhằm quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Do vậy, thực hiện đề tài Luận án là cần thiết nhằm góp phần giải quyết khoảng trống nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể trả lời các câu hỏi sau: 2
- 1) Những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý sử dụng đất nông nghiệp cần được hoàn thiện là gì? 2) Quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân là gì? và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào với mức độ ảnh hưởng như thế nào? 3) Cần có những giải pháp cụ thể gì để tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp và góp phần cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn? 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý sử dụng đất nông nghiệp; - Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự xã hội của tỉnh Lạng Sơn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đất nông nghiệp; - Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp và tập trung phân tích, đánh giá sâu hơn thực trạng giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đây là những nội dung có nhiều vụ việc phức tạp cần được giải quyết. Ngoài ra, Luận án nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3
- - Về không gian: Đánh giá thực trạng quản lý dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của tất cả 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lạng Sơn. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thu thập cho giai đoạn 7 năm (từ năm 2016 đến năm 2022) để bảo đảm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Số liệu sơ cấp liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thu thập trong năm 2023. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI - Luận án đã luận giải và hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đất nông nghiệp. - Luận án đã chỉ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời xác định được mức độ tác động của 38 yếu tố thuộc 10 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Luận án cũng đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp dưới góc độ tiếp cận quản lý nhà nước về đất đai. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các giải pháp được đề xuất trong Luận án là cơ sở để các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xem xét, vận dụng vào thực tiễn quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý, người học và những người khác quan tâm đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 36 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 243 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 40 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 45 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 21 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 23 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
182 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 36 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 22 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 20 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
27 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn