intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình" nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân hạng thích hợp loại sử dụng đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ; đề xuất sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, cụ thể là trên địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023 0
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Học 2. TS. Nguyễn Đình Bồng HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài luận án: “Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Đức Cường i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Quang Học, Giảng viên cao cấp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Đình Bồng, Hội Khoa học đất Việt Nam là người thầy hướng dẫn tận tình, chỉ dạy, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, tập thể các thầy cô Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường (trước đây là Khoa Quản lý đất đai), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tập thể Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, UBND thành phố Đồng Hới, UBND huyện Quảng Ninh và UBND huyện Lệ Thủy nơi tôi đến điều tra và những người đã tham gia trả lời phỏng vấn để giúp tôi thu thập được những thông tin, số liệu phục vụ cho hoàn thành luận án. Tập thể Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức UBND thành phố Đồng Hới đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Cường ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng ix Danh mục hình xi Trích yếu luận án xii Thesis abstract xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Những đóng góp mới của luận án 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông 5 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp lưu vực sông 5 2.1.2. Đặc điểm sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông 11 2.1.3. Phương pháp xác định sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông 12 2.1.4. Thách thức và các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông 23 2.2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp ở các lưu vực sông 26 2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp lưu vực sông trên thế giới 26 2.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp lưu vực sông ở Việt Nam 32 2.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực 39 2.3.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực trên thế giới 39 2.3.2. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực tại Việt Nam 41 2.4. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu 43 2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu 43 2.4.2. Định hướng nghiên cứu 44 iii
  6. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 3.1. Nội dung nghiên cứu 46 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 46 3.1.2. Thực trạng sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 46 3.1.3. Đánh giá thích hợp đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 46 3.1.4. Đánh giá một số mô hình sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lựa chọn tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 46 3.1.5. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 46 3.2. Phương pháp nghiên cứu 47 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 47 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 48 3.2.4. Phương pháp phân hạng đánh giá đất đai 49 3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 52 3.2.6. Phương pháp phân tích không gian 55 3.2.7. Phương pháp đánh giá tác động của đô thị hóa đến thay đổi sử dụng đất 57 3.2.8. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 59 3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT 60 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 61 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 61 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 71 4.1.3. Đánh giá chung 77 4.2. Thực trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 78 4.2.1. Thực trạng sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 78 4.2.2. Đánh giá biến động mục đích sử dụng đất của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ thời kỳ 2010 - 2020 80 4.2.3. Đánh giá những tác động đến thay đổi sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 82 iv
  7. 4.3. Đánh giá thích hợp đất nông nghiệp lưu vực hệ thống Sông Nhật Lệ 93 4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 93 4.3.2. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 111 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất đã lựa chọn 119 4.4. Đánh giá một số mô hình sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lựa chọn tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 124 4.4.1. Đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 124 4.4.2. Đánh giá mô hình rừng trồng trên đất cát vùng ven biển của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ (tiểu vùng 3) 128 4.5. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 131 4.5.1. Đánh giá chung về sử dụng đất nông nghiệp hợp lý lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 131 4.5.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 134 4.5.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 140 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 145 5.1. Kết luận 145 5.2. Đề nghị 146 Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 147 Tài liệu tham khảo 148 Phụ lục 158 v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BB Bờ biển BĐSDĐ Bản đồ sử dụng đất BVTV Bảo vệ thực vật CLĐ Công lao động CLN Cây lâu năm CNXD Công nghiệp xây dựng CNH Công nghiệp hóa CPTG Chi phí trung gian CSD Chưa sử dụng CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân DEM Mô hình độ cao (Digital Elevation Model) DTĐT Diện tích điều tra DTTN Diện tích tự nhiên ĐHTĐ Địa hình tương đối ĐTH Đô thị hóa ĐVĐĐ Đơn vị đất đai ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization) GDP Tổng sản phẩm quốc dân GRDP Tổng sản phẩm quốc nội GT Giao thông GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất GIS Hệ thống thông tin địa lý HĐH Hiện đại hóa HNK Hàng năm khác HQĐV Hiệu quả đồng vốn HQKT Hiệu quả kinh tế HQMT Hiệu quả môi trường vi
  9. Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt HQTH Hiệu quả tổng hợp HQXH Hiệu quả xã hội HTX Hợp tác xã IBSRAM Ban nghiên cứu và quản lý đất đai thế giới (The International Board for Soil Reseach Management ISRIC Trung tâm thông tin và tham chiếu TNĐ thế giới (International Soil Reference and Information Centre) IUCN Liên minh Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature) KT-XH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông LQ Chất lượng đất đai (Land Quality) LR Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement) LUA Lúa LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) MĐDS Mật độ dân số MH Mô hình MOLP Quy hoạch đa mục tiêu tuyến tính NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới NTS Nuôi trồng thủy sản ODT Hệ số tải tỷ trọng PCA Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis) PLĐ Phân loại đất PNN Phi nông nghiệp PTBV Phát triển bền vững QĐ Quyết định QH Quy hoạch QH&TKNN Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất vii
  10. Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt R&D Nghiên cứu và phát triển (Reseach and Development) RĐD Rừng đặc dụng RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất SA Phân tích không gian (Spatial Analysis) SDĐ Sử dụng đất SXNN Sản xuất nông nghiệp TBNN Trung bình nhiều năm TMDV Thương mại dịch vụ TNMT Tài nguyên môi trường TNN Tài nguyên nước TPCG Thành phần cơ giới UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ viii
  11. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Quy trình đánh giá đất theo FAO 16 2.2. Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên thế giới 26 2.2. Diện tích đất nông nghiệp của một số nước ở Đông Nam Á 27 2.3. Diện tích 10 lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới 28 2.4. Biến động diện tích rừng ngập mặn trên thế giới 31 2.5. Một số loại hình sử dụng đất tại các cửa sông 31 2.6. Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2020 34 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ (tính bình quân trên 1ha) 53 3.2. Phân cấp hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 53 3.3. Phân cấp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 54 3.4. Bảng phân cấp hiệu tính hợp lý của các loại, kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 55 3.5. Ma trận biến đổi các nhóm đất ở hai lớp sử dụng đất (SDĐ1 và SDĐ2) 56 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các đơn vị thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 71 4.2. Cơ cấu kinh tế theo GDP vùng nghiên cứu 72 4.3. Một số chỉ tiêu về mức sống (năm 2020) 74 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 79 4.5. Thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 81 4.6. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 lưu vực sông hệ thống Nhật Lệ 83 4.7. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 84 4.8. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 86 4.9. Kết quả chạy mô hình của hệ số phương trình hồi quy thời kỳ 2010 - 2015 (giá trị P- value ≤ 0,05) 89 4.10. Kết quả chạy mô hình của hệ số phương trình hồi quy thời kỳ 2015 - 2020 (giá trị P- value ≤ 0,05) 90 ix
  12. 4.11. Tổng hợp các yếu tố chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 93 4.12. Các loại đất (thổ nhưỡng) lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 95 4.13. Phân cấp theo độ dày tầng đất 96 4.14. Phân cấp theo thành phần cơ giới 97 4.15. Phân cấp theo cấp độ dốc 97 4.16. Phân theo địa hình tương đối 98 4.17. Phân cấp theo chế độ tưới 99 4.18. Phân cấp theo chế độ ngập úng 99 4.19. Các yếu tố đơn tính lựa chọn xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 100 4.20. Đặc tính các đơn vị đất đai của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 101 4.21. Thống kê đơn vị đất đai theo tiểu vùng của lưu vực 110 4.22. Diện tích các loại sử dụng đất nông nghiệp chính vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 111 4.23. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 113 4.24. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 115 4.25. Phân cấp hiệu quả môi trường các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 117 4.26. Các loại và kiểu sử dụng đất hợp lý được lựa chọn để đề xuất phát triển tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 118 4.27. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 120 4.28. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 122 4.29. Kết quả tính toán tính hợp lý của các mô hình lựa chọn 128 4.30. Kết quả đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng ở vùng cát ven biển hạ lưu sông Nhật Lệ 129 4.31. Kết quả xếp hạng các mô hình trồng rừng theo các mức độ hợp lý trên cát ven biển hạ lưu sông Nhật Lệ 130 4.32. Phân tích SWOT về sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 133 4.33. Cơ cấu hợp lý sử dụng đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ đến năm 2030 136 x
  13. DANH MỤC HÌNH STT Tên bảng Trang 2.1. Mô phỏng lưu vực sông 9 2.2. Mô phỏng sử dụng đất đai theo lưu vực sông 11 2.3. Sơ đồ cấu trúc phân loại thích hợp đất đai 17 2.4. Diện tích 10 lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới 30 2.5. Cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng 38 2.6. Cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long 39 2.7. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 45 3.1. Quy trình đánh giá biến đổi sử dụng đất của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 55 3.2. Công cụ Intersection trong GIS 57 3.3. Khung phân tích SWOT về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp 60 4.1. Sơ đồ lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 61 4.2. Sơ đồ địa hình lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 63 4.3. Diện tích các loại đất của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 78 4.4. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ 80 4.5. Cảnh quan mô hình trồng cam 124 4.6. Cảnh quan mô hình trồng cao su 125 4.7. Cảnh quan mô hình lúa 2 vụ 126 4.8. Mô hình trồng khoai lang 127 4.9. Mô hình trồng sắn 127 4.10. So sánh sử dụng đất năm 2030 và năm 2020 137 4.11. Sơ đồ mô hình sản xuất cho tiểu vùng đồi, núi thấp phía Tây 139 4.12. Vai trò của rừng chắn gió, cát trong phòng hộ, bảo vệ ven biển 139 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Đức Cường Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng, hiệu quả hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, phân loại đất thích hợp và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Phương pháp nghiên cứu Luận án thực hiện các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; Phương pháp đánh giá đất đai theo cẩm nang Bộ NN&PTNT: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; Phân hạng thích hợp đất đai; Phương pháp xây dựng bản đồ; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; Phương pháp theo dõi, đánh giá mô hình; Phương pháp phân tích không gian; Phương pháp đánh giá tác động của đô thị hóa đến thay đổi sử dụng đất; Phương pháp xử lý dữ liệu; Phương pháp phân tích SWOT. Kết quả và thảo luận 1) Lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ gồm có 2 huyện là Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới, có diện tích tự nhiên là 275.185,72 ha với dân số 365.383 người, có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng có sơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, gia tăng các loại cây trồng có giá trị. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có của vùng, nền sản xuất nông nghiệp vùng còn thấp, chủ yếu là độc canh cây lúa nước; lao động nông nghiệp trong vùng tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa qua lớp tập huấn đào tạo. 2) Vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có diện tích đất nông nghiệp là 245.792,91 ha, trong đó đất SXNN có diện tích 35.356,58 ha, chiếm 14,38% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 1.342,92 ha, chiếm 0,55% diện tích đất nông nghiệp; đất nông nghiệp khác 160,56 ha, chiếm 0,07% diện tích đất nông nghiệp. Kết quả điều tra đã xác định được 6 loại sử dụng đất chính gồm: chuyên lúa (LUT1), chuyên màu (LUT2), chuyên cây công nghiệp hàng năm (LUT3), chuyên cây công nghiệp lâu năm (LUT4), chuyên cây ăn quả (LUT5) và đất rừng (LUT6) với 20 kiểu sử dụng đất. 3) Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho thấy vùng nghiên cứu có 174 đơn vị đất đai (LMU) với LMU có diện tích lớn nhất là 57.570,41 ha và LMU có diện tích nhỏ nhất là 0,13 ha. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho 6 loại sử dụng đất chính: Trồng lúa (LUT1) rất thích hợp (S1) có 1.655,94 ha, đất thích hợp (S2) có 263,32 ha và diện xii
  15. tích đất ít thích hợp (S3) có 101,86 ha. Chuyên màu (LUT2) rất thích hợp (S1) có 2.865,56 ha, đất thích hợp (S2) có 222,38 ha và đất ít thích hợp có 389,2 ha. Chuyên cây công nghiệp hàng năm (LUT3) rất thích hợp (S1) có 3.077,86 ha, đất thích hợp (S2) có 243,31 ha và đất ít thích hợp (S3) có 236,46 ha. Cây công nghiệp lâu năm (LUT4) có 62.697,09 ha, trong đó đất rất thích hợp (S1) có 11.735,24 ha, đất thích hợp (S2) có 87,16 ha và đất ít thích hợp (S3) có 50.874,69 ha. Cây ăn quả (LUT5) rất thích hợp (S1) có 8.485,95 ha, đất thích hợp (S2) có 2.372,81 ha và đất ít thích hợp (S3) có 51.692,27 ha. Đất trồng rừng (LUT6) rất thích hợp (S1) có 2.836,99 ha, đất thích hợp (S2) có 374,49 ha và đất ít thích hợp (S3) có 201.047,64 ha. 4) Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất SXNN của các LUT tại vùng nghiên cứu cho kết quả từ cao đến trung bình và có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: về hiệu quả kinh tế LUT4, LUT3, LUT5, LUT2, LUT1; hiệu quả xã hội cao nhất là LUT4, tiếp đến LUT3, LUT2, LUT1, LUT5 theo thứ tự; hiệu quả môi trường đạt mức trung bình đến cao. Đánh giá chung trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy LUT4 có hiệu quả cao nhất với số điểm trung bình là 25 điểm, tiếp đó là LUT3 với số điểm là 23 điểm, LUT2 với số điểm là 19 điểm và cuối cùng là LUT1 và LUT5 với số điểm là 18 điểm. 5) Từ kết quả đánh giá chất lượng đất, hiệu quả sử dụng đất tổng hợp đã đề xuất được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ đến năm 2030 như sau: Đất sản xuất nông nghiệp là 30.421,59 ha (chiếm 13,32% diện tích đất nông nghiệp), trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa có 13.919,89 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.498,57 ha, đất trồng cây ăn quả 9.003,13 ha; đất rừng phòng hộ 51.830,90 ha, đất rừng sản xuất 119.046,71 ha, và đất rừng đặc dụng giữ nguyên hiện trạng 22.430,51 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.098,10 ha (0,48%); đất nông nghiệp khác 3.564,76 ha (1,56%). Để thực hiện được cơ cấu đề xuất và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, luận án đã đề xuất 5 giải pháp là giải pháp về chính sách, giải pháp quy hoạch, giải pháp kỹ thuật, giải pháp tuyên truyền và giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Duc Cuong Thesis title: Research on rational use of agricultural land in Nhat Le river basin, Quang Binh province. Major: Land Management Code: 9.85.01.03 Educational organization: VietNam National Univercity of Agriculture (VNUA) Research Objectives: To evaluate the current status and effectiveness of the agricultural land use system, to classify the land appropriately and to propose a reasonable use of agricultural land in Dong Hoi city, Quang Ninh and Le Thuy districts. Nhat Le river system basin. Materials and Methods The thesis implements research methods including: Method of investigation, collection of secondary and primary data; Land assessment method according to the manual of the Ministry of Agriculture and Rural Development: Building a map of land units; Appropriate classification of land; Methods of mapping; Methods of evaluating the efficiency of agricultural land use; Method of monitoring and evaluating the model; Spatial analysis methods; Methods of assessing the impact of urbanization on land use change; Data processing methods; SWOT analysis method Main findings and conclusions 1) Nhat Le river system basin consists of 2 districts, namely Quang Ninh, Le Thuy and Dong Hoi city, with a natural area of 275,185.7 ha with a population of 365,383 people, with favorable climate, soil, and climate conditions. Human resources as well as infrastructure are quite favorable for socio-economic development, especially agricultural production, crop diversification, and increase in commodity crops. The economy has developed quite comprehensively, the trade and service sectors have grown in an increasing direction, and the people's living standards have been improved. However, compared with the available advantages and potentials of the region, the economic development speed is not very high and not synchronized, lowland agricultural production is mainly monoculture of wet rice and agricultural labor. abundant, but most have not received training courses on production techniques. 2) The Nhat Le river basin area has an agricultural land area of 245,792.91 ha, of which agricultural production land occupies the largest area with 35,356.58 ha, accounting for 14.38% of the agricultural land area; aquaculture land 1,342.92 ha, accounting for 0.55% of agricultural land; other agricultural land 160,56 ha, accounting for 0.07% of the agricultural land area. The survey results have identified 6 main types of land use including: specialized rice (LUT1), specialized crops (LUT2), specialized in xiv
  17. annual crops (LUT3), specialized in perennial crops (LUT4), and specialized in fruit trees. (LUT5) and forest land (LUT6) with 20 land use types. 3) The results of mapping land units show that the study area has 174 land units (LMUs) with the LMU having the largest area of 57,570.41 ha and the LMU having the smallest area of 0.13 ha. Land suitability classification results for 6 main types of land use: Very suitable rice growing (LUT1) (S1) has 1,655.94 ha, suitable land (S2) has 263.32 ha and less suitable land area case (S3) has 101.86 ha. Very suitable color (LUT2) (S1) has 2865.56 ha, suitable land (S2) has 222.38 ha and less suitable land has 389.2 ha. Specializing in annual industrial crops (LUT3) very suitable (S1) has 3,077.86 ha, suitable land (S2) has 243.31 ha and less suitable land (S3) has 236.46 ha. Perennial industrial crops (LUT4) have 62,697.09 ha, of which very suitable land (S1) has 11,735.24 ha, suitable land (S2) has 87.16 ha and less suitable land (S3) has 50,874 ,69 hectares. Very suitable fruit tree (LUT5) (S1) has 8,485.95 ha, suitable land (S2) has 2,372.81 ha and less suitable land (S3) has 51,692.27 ha. Very suitable forest land (LUT6) (S1) has 2,836.99 ha, suitable land (S2) has 374.49 ha and less suitable land (S3) has 201,047.64 ha. 4) The results of assessment of agricultural production land use efficiency of LUTs in the study area show high to medium results and can be arranged in order from high to low as follows: economic efficiency LUT4, LUT3 , LUT5, LUT2, LUT1; the highest social efficiency is LUT4, followed by LUT3, LUT2, LUT1, LUT5 in order; The environmental performance is medium to high. Overall assessment on all three aspects of economy, society and environment shows that LUT4 has the highest efficiency with an average score of 25 points, followed by LUT3 with a score of 23 points, LUT2 with a score of 19 points. and finally LUT1 and LUT5 with a score of 18 points. 5) From the results of the assessment of land quality and general land use efficiency, a reasonable agricultural land use structure has been proposed for the Nhat Le river basin until 2030 as follows: Land for agricultural production is 30,421.59 ha (accounting for 13.32% of agricultural land area), in agricultural production land, rice cultivation land has 13,919.89 ha, land for other annual crops 7,498.57 ha, fruit tree land 9,003.13 ha; protection forest land 51,830.90 ha, production forest land 119,046.71 ha, and special- use forest land unchanged at 22,430.51 ha, aquaculture land 1,098.10 ha (0.48%); other agricultural land 3,564.76 ha (1.56%). In order to implement the proposed structure and rationally use agricultural land, the thesis has proposed 5 solutions which are policy solutions, planning solutions, technical solutions, propaganda solutions and marketing solutions product market. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở nước ta hiện nay, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một quá trình tất yếu khách quan. Quá trình đô thị hóa (ĐTH), mở rộng không gian đã làm một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị sinh sống cũng làm gia tăng nhu cầu về chỗ ở và lương thực, thực phẩm (Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng, 2012). Dưới những áp lực đó, con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu cần thiết ngày càng tăng (Trần Trọng Phương & Trần Văn Khải, 2015). Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang mở rộng diện tích lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu, đang được các nhà khoa học trên thế giới cũng như các nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp (SXNN) sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người (Thào Xuân Sùng, 2022). Hiện nước ta có 3 loại lưu vực sông là lưu vực sông lớn, lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh. Mặc dù được đánh giá là quốc gia có nhiều lưu vực sông (trong đó lưu vực sông lớn gồm có sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Long), nhưng công tác quản lý còn quá nhiều bất cập, ảnh hưởng tới công tác bảo vệ và phát triển bền 1
  19. vững tài nguyên thiên nhiên trong đó tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên thảm thực vật. Nhiều địa phương quản lý tài nguyên thiên nhiên còn theo cách tiếp cận cũ như theo ngành, mệnh lệnh từ trên xuống... Trong khi phương thức quản lý hiện nay cần phải quản lý tổng hợp gồm giải quyết các vấn đề ưu tiên và nhu cầu của cộng đồng; phối hợp với các ngành và sự tham gia của các bên liên quan; quản lý theo cung - cầu; tổ chức mở, minh bạch và có thông tin qua lại với sự hỗ trợ của kỹ thuật và chuyên môn. Với tình hình tài nguyên thiên nhiên hiện nay, quản lý lưu vực sông là hết sức cần thiết. Điều đó được thể hiện lưu vực sông là yếu tố hữu hình và quan trọng nhất của tài nguyên đất. Phù hợp với hình thái tự nhiên của sự hình thành và vận động; tạo thuận lợi cho việc chia sẻ lợi ích từ lưu vực và san sẻ trách nhiệm phòng, chống, giảm thiểu tác hại gây ra giữa các cộng đồng trong lưu vực, đặc biệt giữa thượng lưu và hạ lưu. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhiều lưu vực sông như: lưu vực sông Dinh, lưu vực sông Gianh, lưu vực sông Ròon, và có lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Để quản lý lưu vực sông một cách hữu hiệu, vấn đề đặt ra là phải xây dựng nguyên tắc quản lý. Đó là tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất, nước trong lưu vực sông được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông. Chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên thiên nhiên mang lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực. Lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có độ cao trung bình từ 10 - 300m (địa hình khá rõ rệt, trong đó khu vực gò đồi, núi cao thuộc tiểu vùng 1, khu vực đồng bằng thuộc tiểu vùng 2 và khu vực cồn cát ven biển thuộc tiểu vùng 3), tiếp giáp vùng đồng bằng phù sa, với tổng diện tích đất tự nhiên 275.185,72 ha, có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015 - 2020) đạt 7,0%. Lưu vực phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp rất được chú trọng ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đất đai còn mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học về sử dụng theo thích hợp đất đai và chưa phù hợp với hoạch định một cách cụ thể theo phương án quy hoạch nên đời sống của người dân còn khó khăn và thiếu ổn định. Mặt khác, hiện tượng sử dụng đất chưa đúng mục đích, sử dụng lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường vẫn còn diễn ra ở một số nơi trong các đơn vị hành chính thuộc lưu vực. 2
  20. Xuất phát từ thực tiễn trên, thì việc “Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân hạng thích hợp loại sử dụng đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Đề xuất sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, cụ thể là trên địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp với các loại, kiểu sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đồng Hới và 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Các hộ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 3 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đồng Hới và 2 huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Phạm vi về thời gian: (i) Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2010 - 2020. (ii) Số liệu sơ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2017 - 2020. - Phạm vi về nội dung: + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Thực trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đánh giá thích hợp đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đánh giá một số mô hình sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lựa chọn tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đề xuất định hướng sử dụng đất và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong tương lai cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2