intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị - ứng xử trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nghiên cứu về bản sắc Kiến trúc cảnh quan đô thị, áp dụng đối với TP.HCM, nhằm hướng đến TP.HCM có bản sắc Kiến trúc cảnh quan đô thị giàu tính địa phương, phát triển hài hòa thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị - ứng xử trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH ______________________ PHẠM THỊ ÁI THỦY BẢN SẮC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ - ỨNG XỬ TRONG BỐI CẢNH TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH ______________________ PHẠM THỊ ÁI THỦY BẢN SẮC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ - ỨNG XỬ TRONG BỐI CẢNH TP.HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ MÃ SỐ: 9580105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.KTS. ĐỖ PHÚ HƯNG TS.KTS. TRẦN MAI ANH Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu tham khảo sử dụng đã được ghi chú trích dẫn trong mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án. Nghiên cứu sinh PHẠM THỊ ÁI THỦY
  4. i MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN VẼ ........................................................... viii PHẦN MỘT - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 7. Quy trình và các bước nghiên cứu...................................................................... 6 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 12 9. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 13 10. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 13 PHẦN HAI - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ Ở TP.HCM ...................................................................... 14 1.1 Những khái niệm và thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài .................. 14 1.1.1 Nhóm khái niệm về Bản sắc ................................................................ 14 1.1.2 Nhóm khái niệm về Kiến trúc cảnh quan ............................................ 15 1.1.3 Nhóm khái niệm về Đô thị .................................................................. 17 1.1.4 Các thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài...................................... 17 1.2 Khái quát về vấn đề bản sắc, bản sắc đô thị và bản sắc KTCQ đô thị trên thế giới ............................................................................................................ 19 1.2.1 Cấp độ bản sắc .................................................................................... 19
  5. ii 1.2.2 Bản sắc đô thị ...................................................................................... 21 1.2.3 Bản sắc KTCQ đô thị .......................................................................... 22 1.3 Tình hình chung về bản sắc KTCQ đô thị ở Việt Nam ............................... 26 1.3.1 Hình thành bản sắc KTCQ đô thị Việt Nam từ địa lý tự nhiên .......... 26 1.3.2 Dấu ấn bản sắc KTCQ đô thị Việt Nam trong thành phần cảnh quan nhân tạo .............................................................................................. 27 1.3.3 Bản sắc KTCQ đô thị Việt Nam tạo nền tảng cho hoạt động văn hóa tinh thần của ....................................................................................... 28 1.4 Bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM .................................................................... 29 1.4.1 Bản sắc cảnh quan tự nhiên ............................................................... 29 1.4.2 Bản sắc cảnh quan nhân tạo ............................................................... 32 1.4.3 Bản sắc cảnh quan văn hóa xã hội ...................................................... 37 1.5 Các nghiên cứu liên quan đến bản sắc KTCQ đô thị .................................. 41 1.5.1 Trên thế giới ........................................................................................ 41 1.5.2 Ở Việt Nam .......................................................................................... 43 1.6 Những tồn tại và vấn đề đặt ra đối với bản sắc KCCQ đô thị TP.HCM . 45 1.6.1 Những tồn tại ....................................................................................... 45 1.6.2 Vấn đề đặt ra ....................................................................................... 47 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢN SẮC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ VÀ BỐI CẢNH TP.HCM................................................ 48 2.1 Cơ sở lý thuyết về bản sắc KTCQ đô thị ...................................................... 48 2.1.1 Lý thuyết kiến tạo nơi chốn ................................................................. 48 2.1.2 Lý thuyết hình thái kiến trúc cảnh quan .............................................. 53 2.1.3 Lý thuyết về cảm thụ cảnh quan .......................................................... 56 2.2 Cơ sở từ bối cảnh TP.HCM ........................................................................... 58 2.2.1 Cơ sở pháp lý....................................................................................... 58 2.2.2 Cơ sở tự nhiên của TP.HCM ............................................................... 59 2.2.3 Cơ sở kinh tế văn hóa xã hội ............................................................... 65
  6. iii 2.2.4 Cơ sở môi trường sinh thái, phát triển bền vững ................................ 71 2.2.5 Vấn đề toàn cầu hóa và đô thị hóa ...................................................... 73 2.3 Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 76 2.3.1 Trên thế giới: Từ động lực đến cảm nhận nơi chốn tạo ra bản sắc KTCQ đô thị .................................................................................................... 76 2.3.2 Ở Việt Nam – Thiên nhiên quyết định giá trị độc đáo hình thành bản sắc KTCQ đô thị ................................................................................. 78 CHƯƠNG 3. NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI BẢN SẮC KTCQ ĐÔ THỊ – ỨNG XỬ TRONG BỐI CẢNH TP.HCM .................................... 81 3.1 Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc để nhận diện và phân loại bản sắc KTCQ đô thị và ứng xử ................................................................................ 81 3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................... 81 3.1.2 Quan điểm ........................................................................................... 81 3.1.2.1 Bản sắc KTCQ là tài sản của đô thị ....................................... 81 3.1.2.2 Bản sắc KTCQ phản ánh hệ sinh thái đặc sắc của đô thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh ................................................................ 84 3.1.2.3 Bản sắc KTCQ tạo động lực phát triển đô thị ........................ 85 3.1.3 Nguyên tắc ........................................................................................... 87 3.1.3.1 Phát triển gia tăng giá trị độc đáo cho bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị hiện hữu .............................................................. 87 3.1.3.2 Phát triển bản sắc KTCQ đô thị TP. HCM phù hợp với cảnh quan văn hóa bản địa .............................................................. 89 3.2 Nhận diện và phân loại bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM ............................ 90 3.2.1 Bước 1: Xác định các cảnh quan cơ bản trong bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị ........................................................................................... 90 3.2.2 Bước 2: Xác định những đặc trưng cơ bản của bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị .......................................................................................... 92 3.2.3 Bước 3: Đề xuất các tiêu chí cơ bản của bản sắc KTCQ đô thị ......... 93
  7. iv 3.2.4 Bước 4: Hệ thống ma trận nhận diện và phân loại bản sắc KTCQ đô thị ............................................................................................................. 96 3.3 Định hướng và giải pháp ứng xử phát triển bản sắc KTCQ đô thị TP. Hồ Chí Minh........................................................................................................ 102 3.3.1 Vấn đề chung trong ứng xử đối với bản sắc KTCQ đô thị ............... 102 3.3.1.1 Ứng xử phù hợp với bối cảnh và nhận thức về hình thái ..... 81 3.3.1.2 Ứng xử phù hợp đối với kết quả nhận diện và phân loại bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM .......................................................... 84 3.3.2 Định hướng ứng xử đối với bản sắc KTCQ đô thị TP. HCM ........... 105 3.3.2.1 Đối với KTCQ vật thể .......................................................... 105 3.3.2.2 Đối với KTCQ xã hội ........................................................... 110 3.3.3 Giải pháp ứng xử đối với bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM ............... 110 3.3.3.1 Phát huy giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị đương đại .............................................................................................. 110 3.3.3.2 Tái tạo lại giá trị độc đáo đã mai một trong bản sắc KTCQ đô thị ......................................................................................... 121 3.3.3.3 Xây dựng thương hiệu cho giá trị độc đáo còn mờ nhạt trong bản sắc KTCQ đô thị ............................................................ 125 3.3.3.4 Kiến tạo bản sắc mới mang giá trị thời đại cho bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị .................................................................. 127 3.3.3.5 Hiện đại hóa không gian cảnh quan lễ hội văn hóa truyền thống trong bản sắc KTCQ đô thị đương đại ................................. 129 3.3.3.6 Nuôi dưỡng, hun đúc bản sắc người Sài Gòn ...................... 132 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ........... 136 4.1 Vận dụng kết quả nhận diện bản sắc KTCQ đô thị để bàn luận về các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan ở TP. HCM................. 136 4.1.1 Đồ án Quy hoạch chung TP.HCM .................................................... 136 4.1.2 Thiết kế đô thị Khu trung tâm hiện hữu ............................................ 138
  8. v 4.1.3 Thiết kế đô thị Khu đô thị mới Thủ Thiêm......................................... 139 4.1.4 Thiết kế cảnh quan Phố đi bộ Nguyễn Huệ ....................................... 141 4.1.5 Thiết kế cảnh quan Quảng trường Thủ Thiêm .................................. 142 4.2 Những đóng góp từ kết quả nghiên cứu của luận án ................................ 144 4.2.2 Đóng góp về lý luận phát triển bản sắc KTCQ đô thị ....................... 144 4.2.1 Đóng góp về thực tiễn phát triển bản sắc KTCQ đô thị.................... 144 4.3 Một số nội dung cần bổ sung nghiên cứu tiếp............................................ 145 PHẦN BA – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 147 I. KẾT LUẬN ................................................................................................. 147 II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CC: Công cộng CQ: Cảnh quan CSKH: Cơ sở khoa học CQĐT: Cảnh quan đô thị ĐT: Đô thị GT: Giao thông GTCC: GTCC KG: Không gian KGCC: Không gian công cộng KGĐT: Không gian đô thị KT: Kiến trúc KTS: Kiến trức sư KTCQ: Kiến trúc cảnh quan KTĐT: Kiến trúc đô thị MT: Môi trường NCS: Nghiên cứu sinh NCKH: Nghiên cứu khoa học PTĐT: Phát triển đô thị QH: Quy hoạch QHĐT: Quy hoạch đô thị TKĐT: Thiết kế đô thị TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 0.1 Phương pháp và quy trình nghiên cứu của luận án Bảng 0.2 Phân loại hệ thống hóa tài liệu nghiên cứu Bảng 2.1 Mô hình Ma trận sở thích của Kaplan trong cảm thụ cảnh quan Bảng 2.2 Bảng dữ liệu khí hậu của TP.HCM Bảng 2.3 Quá trình phát triển dân số TP.HCM Biểu đồ 2.1 Biểu đồ lý thuyết kích thích của Berlyne Biểu đồ 2.2 Biểu đồ chuyển động biểu kiến mặt trời ở TP. Hồ Chí Minh Biểu đồ 2.3 Tổng sản phẩm quốc nội theo quý trong 3 năm (2015-2018) của TP. Hồ Chí Minh Sơ đồ 2.1 Quan điểm của Punter và Montgomery về Nơi chốn Sơ đồ 2.2 Cơ sở đánh giá tính nơi chốn của không gian đô thị Sơ đồ 2.3 Mô hình cảm thụ cảnh quan theo 3 thang đo nhận thức Sơ đồ 2.4 Quy luật cảm thụ cảnh quan theo quy luật ẩn náu và viễn vọng Sơ đồ 3.1 Hệ thống hóa quan điểm, nguyên tắc nhận diện, ứng xử với bản sắc KTCQ đô thị Sơ đồ 3.2 Quy trình nhận diện Bản sắc KTCQ ĐT
  11. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN VẼ Hình 0.1 Thành phố Hồ Chí Minh xưa đến nay Hình 0.2 Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 Hình 1.1 Bản sắc đô thị nhìn từ hình thái của các thành phố trên thế giới Hình 1.2 Bản sắc đô thị nhìn từ bóng dáng các thành phố trên thế giới Hình 1.3 Bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị bắt đầu từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên về địa hình, mặt nước Hình 1.4 Cây xanh là biểu tượng của thành phố Hình 1.5 Các hình thái quảng trường đô thị Hình 1.6 Sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam đa dạng trong việc tổ chức KG tạo ra bản sắc KTCQ đô thị khác nhau Hình 1.7 Sài Gòn có hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên đặc trưng của miền Đông Nam Bộ có thể phân thành 03 hệ sinh thái rừng tiêu biểu: Rừng mưa nhiệt đới ẩm, rừng úng phèn và rừng ngập mặn Hình 1.8 Các bản đồ quy hoạch Sài Gòn từ thời Pháp thuộc đã cho thấy nền tảng đô thị dựa trên sông nước Hình 1.9 Địa hình, địa mạo và mặt nước có giá trị độc đáo và vai trò quan trọng trong việc tạo nên KTCQ đô thị Sài Gòn Hình 1.10 Bản sắc cảnh quan nhân tạo trong KTCQ đô thị Sài Gòn: CQ chợ, đường giao thông và các yếu tố kiến trúc Hình 2.1 Một phần của hồn đô thị TP.HCM Hình 2.2 Quan điểm của Jan Gehl về cuộc sống những giữa công trình và thực tiễn kiến tạo phố đi bộ Stroget ở Copenhagen-Đan Mạch Hình 2.3 Ứng dụng Transect vào Bộ Tiêu chuẩn Smartcode để kiểm soát hình thái phát triển không gian đô thị Hình 2.4 TP. Hồ Chí Minh phát triển đa tâm theo 4 hướng Hình 2.5 Mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc của TP.HCM
  12. ix Hình 2.6 Địa đạo đô thị Củ Chi – Rừng Sác đô thị Cần Giờ, đặc sắc kiến trúc cảnh quan của đô thị TP.HCM Hình 2.7 Bối cảnh tự nhiên, khí hậu, kinh tế, văn hóa xã hội tác động và tạo dựng bộ mặt bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị TP. HCM Hình 2.8 Thách thức phát triển ở TP.HCM – bài toán vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật với chất lượng bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị Hình 2.9 Nhiều không gian kiến trúc cảnh quan đô thị công cộng biến đổi dưới tác động của toàn cầu hóa và đô thị hóa Hình 2.10 Bài học kinh nghiệm về bản sắc kiến trúc cảnh quan đô thị từ Amsterdam, Barcelona, Berlin Hình 3.1 Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, một tổng thể thống nhất chung trong sự đa dạng của cảnh quan đô thị sông nước Hình 3.3 Cảnh quan văn hóa đường phố đa dạng sinh động - giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.2 Cây rừng trong phố - đặc sắc cảnh quan đường phố Sài Gòn - giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.4 Phân loại hình thái hẻm phố Sài Gòn – TP.HCM, giá trị độc đáo đang duy trì và phát triển trong bản sắc KTCQ ĐT TP.HCM Hình 3.5 KTCQ đô thị TP.HCM cần kế thừa cảnh quan sinh thái đô thị vùng đất thấp, bảo tồn địa hình địa mạo và chế độ thủy văn Hình 3.6 Phát huy giá trị độc đáo hiện hữu của bản sắc KTCQ đô thị sông nước TP. Hồ Chí Minh Hình 3.7 Phát huy giá trị độc đáo hiện hữu của KTCQ không gian đường phố trong bản sắc KTCQ đô thị TP. HCM Hình 3.8 Phát huy giá trị độc đáo hiện hữu của KTCQ hẻm sinh hoạt đô thị trong bản sắc KTCQ đô thị TP. HCM Hình 3.9 Tái tạo lại giá trị độc đáo đã mai một của địa hình địa mạo trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM
  13. x Hình 3.10 Tái tạo lại giá trị độc đáo đã mai một của cây xanh đô thị trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.11 Quy hoạch tôn tạo Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác – Cần Giờ hướng đến xây dựng thương hiệu bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.12 QH mở rộng Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi – một giải pháp hướng đến xây dựng thương hiệu bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.13 Hệ thống cầu cảnh quan qua sông kênh rạch kiến tạo bản sắc mới mang giá trị thời đại cho bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.14 Hệ thống tượng điêu khắc và các tác phẩm mỹ thuật kiến tạo bản sắc mới mang giá trị thời đại cho bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.15 Hiện đại hóa không gian cảnh quan lễ hội văn hóa truyền thống trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 3.16 Nuôi dưỡng hun đúc bản sắc người Sài Gòn trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM Hình 4.1 So sánh hướng phát triển theo quy hoạch chung TP.HCM 2025 và đề xuất phát triển theo sinh thái sông kênh rạch Hình 4.2 Từ quy hoạch đến thực tế khu vực cảng Ba Son – còn đâu dấu ấn lịch sử và cảnh quan sinh thái công cộng ven sông Sài Gòn Hình 4.3 Khu đô thị mới Thủ Thiêm – chuẩn mực thiết kế đô thị song vẫn cần có sự sống động từ bản sắc cảnh quan tinh thần Hình 4.4 Phố đi bộ Nguyễn Huệ - những bất cập trong diện mạo KTCQ từ sự chưa phù hợp với quy luật sinh thái và hài hòa xã hội Hình 4.5 Quảng trường Thủ Thiêm - ý tưởng về sinh thái, bản sắc địa phương, cần vượt qua những thách thức từ thực tiễn
  14. 1 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, sự toàn cầu hóa và đô thị hóa, đã đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở phạm vi rộng lớn trên thế giới. Tuy nhiên quá trình phát triển cũng chứa đựng không ít thách thức, trong đó có thách thức về việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, các vùng miền nói chung, bản sắc văn hóa các đô thị nói riêng và cụ thể hơn là bản sắc KTCQ đô thị. Cơn lốc toàn cầu hóa kéo theo hiện tượng quốc tế hóa trong lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc dẫn đến hệ lụy là hình thành những thành phố có cảnh quan giống nhau, dẫn đến các đô thị có rất ít đặc trưng nơi chốn. Hiện tượng này xảy ra phổ biến, nhất là ở các đô thị ở các nước đang phát triển như William Lim [45] nhận định: “Trên toàn cầu, nhưng đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở châu Á, nhiều nước đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về bản sắc, không có sự nhận dạng và không có sự địa phương hóa lãnh thổ”. Điều này đã đặt ra một yêu cầu bức thiết cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi đô thị phải có biện pháp hữu hiệu giữ gìn bản sắc đô thị, mà trước hết là giữ gìn bản sắc KTCQ đô thị. . Với tinh thần này, Daniel Bell và Avner de-Shalit [59] đã đã viết nên tác phẩm “Linh hồn đô thị:Tại sao bản sắc đô thị lại là vấn đề của kỷ nguyên toàn cầu”. Trong bối cảnh chung của toàn cầu hóa và đô thị hóa, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ bị xóa nhòa các di sản của quá khứ, mai một cảnh quan tự nhiên đa dạng, đặc sắc, mất dần đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Thực tế mở rộng cải tạo đô thị cũ và xây dựng đô thị mới làm biến dạng đáng kể bề mặt địa hình, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, phá vỡ cấu trúc tự nhiên. Hiện tượng phát triển thiếu sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với cấu trúc nhân tạo, cũng là những biểu hiện khá phổ biến ở các đô thị Việt Nam hiện nay. Hiến chương của Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA) tại Bắc Kinh năm 1999 ghi nhận: “Sau cuộc cách mạng công nghiệp, sự đô thị hóa với tốc độ ngày càng tăng đã dẫn đến những biến đổi lớn trong cơ cấu đô thị và các hình thức kiến trúc. Môi trường vật chất trở nên
  15. 2 hỗn loạn. Chúng ta phải cố gắng lấy lại trật tự từ tình trạng hỗn loạn này, tìm ra cái đẹp cái hài hòa từ mớ hỗn độn ấy” [12] TP.HCM là một đô thị trẻ năng động sáng tạo trong phát triển và hội nhập quốc tế. Với điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, quá trình hình thành và phát triển, TP.HCM có cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn với hệ sinh thái mặt nước đa dạng và phong phú, tích lũy được có các hoạt động văn hóa xã hội có giá trị cao về mặt tinh thần đối với cả người địa phương cũng như khách viếng thăm ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, quá trình phát triển và hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã có dấu hiệu “khủng hoảng” giá trị KTCQ đặc sắc riêng, đa dạng và phong phú. Đó là sự mai một và mờ nhạt cũng như thiếu vắng các yếu tố mới trong bản sắc KTCQ đô thị hiện hữu. Đặt ra vấn đề giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc KTCQ đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa, NCS lựa chọn đề tài: “Bản sắc KTCQ đô thị ứng xử trong bối cảnh TP.HCM” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Luận án “Bản sắc KTCQ đô thị - Ứng xử trong bối cảnh TP.HCM” là nghiên cứu về bản sắc KTCQ đô thị, áp dụng đối với TP.HCM, nhằm hướng đến TP.HCM có bản sắc KTCQ đô thị giàu tính địa phương, phát triển hài hòa thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa. b. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung, NCS xác định các mục tiêu cụ thể như sau: - Nhận diện các giá trị bản sắc KTCQ đô thị TP. Hồ Chí Minh - Phân loại bản sắc KTCQ đô thị hiện hữu và đề xuất kiến tạo bản sắc mới mang giá trị thời đại cho đô thị TP. Hồ Chí Minh - Định hướng và giải pháp ứng xử đối với bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM giàu tính địa phương, hài hòa thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu cụ thể, NCS xác định nội dung nghiên cứu của luận án:
  16. 3 - Nghiên cứu tổng quan về bản sắc KTCQ đô thị trên thế giới, ở Việt Nam và hiện trạng bản sắc KTCQ đô thị ở TP.HCM. - Nghiên cứu những CSKH về bản sắc KTCQ đô thị và bối cảnh TP.HCM. - Nghiên cứu các yếu tố đặc trưng, cảnh quan đặc trưng và tiêu chí cơ bản để nhận diện và phân loại bản sắc KTCQ đô thị hiện hữu cũng như đề xuất kiến tạo bản sắc KTCQ đô thị mới - Nghiên cứu phát triển bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM giàu tính địa phương, phát triển hài hòa, thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa. - Bàn luận về quy hoạch và thiết kế đô thị TP.HCM dưới góc độ nhận diện và phát triển KTCQ đô thị. 4. Đối tượng nghiên cứu Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu như đã được trình bày ở trên, NCS xác định các đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Đô thị và KTCQ đô thị. - TP.Hồ Chí Minh và KTCQ đô thị TP.HCM. - Một số KTCQ đô thị tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu về bản sắc KTCQ đô thị, do đó không gian nghiên cứu là KGĐT, tập trung chủ yếu ở không gian KTCQ, chứa các yếu tố cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo trong đô thị. - Về thời gian: NCS chọn nghiên cứu trong bối cảnh TP.HCM chịu tác động của toàn cầu hóa và đô thị hóa, do đó xác định thời gian nghiên cứu từ thời điểm Việt Nam có chính sách mở cửa, đổi mới, giao lưu quốc tế năm 1986 cho đến năm 2050, tương ứng với tầm nhìn trong định hướng QH phát triển TP.HCM. 6. Phương pháp nghiên cứu Từ cách tiếp cận của lĩnh vực QHĐT, đối tượng nghiên cứu chính là bản sắc KTCQ đô thị ứng xử trong bối cảnh một đô thị cụ thể. Do đó NCS xác định các phương pháp NCKH mang tính chuyên ngành và liên ngành phù hợp với lĩnh vực QHĐT, đáp ứng được các bước trong quy trình nghiên cứu (Bảng 0.1) như sau:
  17. 4 6.1. Phương pháp tiếp cận lịch sử Phương pháp lịch sử là cách tiếp cận nguồn gốc sự hình thành nên KTCQ đô thị hiện hữu. Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích phát hiện bản chất, có cái nhìn tổng thể và hệ thống về quy luật chi phối quá trình hình thành và phát triển bản sắc KTCQ đô thị, đặc biệt là giá trị mang tính gốc rễ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với đô thị trong quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa hiện nay. Đây là cơ sở ban đầu để nhận diện khả năng thích ứng hay chuyển đổi giá trị bản sắc KTCQ đô thị nói chung trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời cho phép tìm hiểu giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM từ việc hệ thống hóa các giá trị KTCQ đô thị truyền thống tiêu biểu. Phương pháp này chủ yếu áp dụng ở chương 1, cho kết quả ở chương 3 khi nhận diện và phân loại giá trị bản sắc KTCQ đô thị. 6.2. Phương pháp điền dã Phương pháp điền dã là phương pháp đi thực tế khảo sát, quan sát, thu thập số liệu về bản sắc KTCQ đô thị hiện hữu ở TP.HCM. Phương pháp điền dã được sử dụng ở chương 1 cho những số liệu ban đầu về KTCQ đô thị TP.HCM, ở khía cạnh vật thể. Từ kết quả của phương pháp điền dã kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác cho kết quả xác định các yếu tố tạo lập bản sắc KTCQ đô thị TP. HCM hiện nay và hệ thống hóa các thuộc tính của KTCQ đô thị để đưa ra các định hướng ứng xử đối với TP.HCM ở chương 3. 6.3. Phương pháp thống kê Sau khi có kết quả từ phương pháp điền dã và phương pháp tiếp cận lịch sử, NCS sử dụng phương pháp thống kê để sắp xếp các dữ liệu về đối tượng nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và ở TP.HCM. Phương pháp thống kê chỉ ra cách thức sắp xếp tư liệu phù hợp với thể loại đề tài, cho kết quả là khả năng khái quát hóa, nhìn nhận có tính khoa học và logic những vấn đề liên quan đến bản sắc KTCQ đô thị. Vì vậy, phương pháp thống kê chủ yếu áp dụng ở chương 1 cho nội dung tổng quan và ở chương 2 cho các CSKH. Ngoài ra phương pháp này còn áp dụng sắp xếp các dữ liệu của CSKH cho hợp lý trong tiến trình nghiên cứu luận án, trong đó có thống kê, hệ thống hóa các thuộc tính của giá trị bản sắc KTCQ.
  18. 5 6.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Thông thường sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp đối với các dữ liệu của hiện trạng, dữ liệu từ tiếp cận lịch sử và kết quả thống kê. Tuy nhiên trong luận án NCS sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp chủ yếu đối với phần tổng quan và các CSKH phần lý thuyết và cơ sở thực tiễn. Khi đề cập đến các CSKH ở các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn được NCS trình bày ở dạng tổng hợp có chọn lọc là chính, không trình bày dạng nguyên lý. Kết quả áp dụng phương pháp này cho phép đánh giá hiện trạng bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM và chọn lọc được những CSKH phù hợp, thiết thực cho bối cảnh toàn cầu hóa ở TP.HCM. Ngoài ra dựa vào phương pháp này đã tổng hợp và quy chiếu những cơ sở khoa học, giúp xác lập quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc khi đề xuất các kết quả của luận án tại chương 3. 6.5. Phương pháp mô hình hóa Nghiên cứu về giá trị bản sắc KTCQ đô thị trước tiên cần nghiên cứu về KTCQ đô thị trong đó cảnh quan tự nhiên yếu tố hình thái địa hình có vai trò nền tảng. Do đó NCS sử dụng phương pháp mô hình hóa thông qua việc phân tích hệ thống bản đồ kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép nhận diện sự thay đổi của bản sắc KTCQ đô thị qua sự thay đổi của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. Từ đó nghiên cứu khả năng gia tăng giá trị bản sắc KTCQ thông qua giải pháp thích ứng với tổng thể KTCQ đô thị hiện hữu. 6.6. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học đối với quá trình nghiên cứu của luận án là kết hợp với hoạt động điền dã, lấy ý kiến hai đối tượng: người có chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị và người dân thành phố, khách du lịch về những thông tin liên quan đến giá trị bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM ở khía cạnh trạng thái cảm xúc đối với KTCQ đô thị. Từ hoạt động điều tra xã hội học để có thêm một kênh kiểm chứng kết quả nghiên cứu, đảm bảo tính khách quan và có ý nghĩa thực tiễn đối với bản sắc KTCQ đô thị TP.HCM. Đồng thời thông qua điều tra xã hội học góp phần xây dựng định hướng và đề ra những giải pháp thiết thực trong việc phát triển bản sắc KTCQ đô thị trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra phương pháp điều tra
  19. 6 xã hội học kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp để xác định các cấp độ phân loại giá trị bản sắc KTCQ đô thị, làm cơ sở cho định hướng và giải pháp ứng xử. Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện ở chương 1 làm cơ sở nghiên cứu ở chương 2 và góp phần cho kết quả ở chương 3 của luận án (nội dung tóm tắt và tổng hợp của phương pháp điều tra xã hội học nêu trong phụ lục đính kèm). 6.7. Phương pháp dự báo Bối cảnh TP.HCM một phạm trù rộng bao gồm nội hàm ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội kể cả yếu tố chính trị cũng chi phối không nhỏ đến giá trị bản sắc KTCQ đô thị, vì vậy trong luận án sử dụng phương pháp dự báo đối với bối cảnh trong tương lai. Trong luận án sử dụng phương pháp dự báo là dựa trên những nguyên nhân những quy luật vận động khách quan, những tác động chủ quan của con người trong quá trình hình thành và phát triển bản sắc KTCQ đô thị. Từ đó dự báo xu thế diễn biến KTCQ đô thị trong tương lai, có thể tác động đến giá trị bản sắc KTCQ đô thị, nhất là những giá trị về phi vật thể. Phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và cho kết quả ở chương 3 về nhận diện và phân loại giá trị bản sắc KTCQ đô thị hiện hữu cũng như đề xuất giá trị độc đáo mới. 6.8. Phương pháp hệ thống cấu trúc Sử dụng phương pháp hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ nội sinh và ngoại vi trong bản sắc KTCQ đô thị và giữa các thành phần vật thể với thành phần phi vật thể của bản sắc KTCQ đô thị. Phương pháp hệ thống cấu trúc được áp dụng ở chương 2 cho kết quả tại chương 3, giúp xác lập trật tự giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị đi từ cảnh quan cơ bản, đặc trưng cơ bản đến hệ tiêu chí cơ bản. Từ cấu trúc hệ giá trị độc đáo trong bản sắc KTCQ đô thị đưa đến kết quả định hướng và giải pháp ứng xử phù hợp với bản sắc KTCQ hiện hữu cũng như tạo dựng bản sắc KTCQ mới. 7. Quy trình và các bước nghiên cứu Luận án được thực hiện theo quy trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính: Tìm hiểu vấn đề và tìm công cụ để giải quyết vấn đề, đề xuất các quan điểm, cách thức và giải pháp giải quyết vấn đề. Quy trình nghiên cứu này được thực hiện theo các vòng
  20. 7 lặp nhiều lần và được kiểm nghiệm, đối chiếu qua lại giữa thực tiễn, lý luận và các thao tác logic của tác giả, người hướng dẫn khoa học và các chuyên gia. Quy trình nghiên cứu của luận án được cụ thể hóa thành một vòng gồm 6 bước. Nội dung của các bước gồm: Mục tiêu - Phương pháp - Trình tự - Nội dung và Kết quả nghiên cứu. Các bước nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau: Bước 1: Tổng hợp tư liệu về lý luận - Mục tiêu nghiên cứu bước 1: Tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa và phân tích xử lý tư liệu về mặt lý luận và thực tiễn để xây dựng các cơ sở cho nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu bước 1: tiếp cận lịch sử;thống kê; phân tích tổng hợp - Trình tự nghiên cứu của bước 1: thu thập, phân loại tài liệu (Bảng 0.2) và sau đó là phân tích tư liệu. Vòng lặp này được làm thành nhiều lần để đảm bảo khái quát được các vấn đề nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu trong bước 1: Thu thập các lý thuyết đại diện cho các xu hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài. Thu thập các nghiên cứu ứng dụng cụ thể liên quan ở các đô thị. Nghiên cứu các tiêu chí, tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế trong thực tiễn liên quan đến bản sắc của các đô thị khác nhau. Các tài liệu bao quát các đô thị ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á và TP.HCM, từ đó phân tích tổng hợp lựa chọn những quan điểm, nguyên tắc phù hợp. Các tài liệu được phân loại, hệ thống hóa theo vùng địa lý và phạm vi ứng dụng. - Kết quả nghiên cứu của bước 1: Là những cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo cũng như đề xuất giải pháp sau cùng, chủ yếu thể hiện trong chương 1 và chương 2 của luận án. Bước 2: Khảo sát thực tiễn thế giới - Mục tiêu nghiên cứu bước 2: Tìm hiểu các bài học kinh nghiệm thực tế có liên quan của thế giới một cách trực quan và có tính đúc kết so sánh với lý luận. - Phương pháp nghiên cứu bước 2: Tiếp cận lịch sử; sưu tầm, tổng hợp tư liệu điền dã, khảo sát, chụp ảnh; phương pháp bản đồ; phương pháp mô hình hóa để phân tích hình thái KGĐT; phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa. - Trình tự nghiên cứu của bước 2:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1