Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường
lượt xem 8
download
Nội dung của luận án trình bày cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường; cơ sở thực tiễn của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường; biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TAC GIA LUÂN AN ́ ̉ ̣ ́ Nguyễn Vinh Quang
- 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 7 Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 14 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 29 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ 2 NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN Y TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 34 2.1. Những vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 34 2.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 46 2.3. Các yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 72 Chương CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ 3 NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN Y TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 79 3.1. Khái quát hệ thống các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y 79 3.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 84 3.3. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 87 3.4. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 94 3.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến giáo dục 104
- 3 đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 3.6. Đánh giá chung, nguyên nhân và kinh nghiệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường 106 Chương BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO 4 HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN Y TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 113 4.1. Nâng dần tính hiện đại của nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên 113 4.2. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành lâm sàng để rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức nghề nghiệp cho học viên 117 4.3. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên 124 4.4. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên 127 4.5. Xây dựng môi trường sư phạm tích cực trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên 132 4.6. Gắn đánh giá kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp với đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên 137 Chương THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5 142 5.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 142 5.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm 143 5.3. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 175
- 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Cao đẳng, đại học CĐ, ĐH 3 Cao đẳng Quân y CĐQY 4 Chủ nghĩa xã hội CNXH 5 Đạo đức nghề nghiệp ĐĐNN 6 Điểm trung bình ĐTB 7 Giáo dục đào tạo GD ĐT 8 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp GDĐĐNN 9 Học viện Quân y HVQY 10 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 11 Kinh tế thị trường KTTT 12 Nghiên cứu sinh NCS 13 Nhóm đối chứng NĐC 14 Nhóm thực nghiệm NTN
- 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Khái quát các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc cần giáo dục cho học viên 44 Bảng 3.1 Thống kê các trường y trong quân đội 79 Bảng 3.2 Bảng thang đo các mức độ đánh giá 86 Bảng 3.3 Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan 86 Bảng 3.4 Vai trò của ĐĐNN ngành Quân y 87 Bảng 3.5 Nhận thức của học viên về phẩm chất ĐĐNN ngành Quân y 89 Bảng 3.6 Lý do đồng chí trở thành học viên quân y 91 Bảng 3.7 Thái độ của học viên đối với nghề nghiệp ngành Quân y 92 Bảng 3.8 Mức độ biểu hiện hành vi ĐĐNN của học viên 93 Bảng 3.9 Vai trò của GDĐĐNN cho học viên 94 Bảng 3.10 Thực hiện các nội dung GDĐĐNN cho học viên 96 Bảng 3.11 Mức độ sử dụng các phương pháp GDĐĐNN cho học viên 99 Bảng 3.12 Mức độ sử dụng các hình thức GDĐĐNN cho học viên 100 Bảng Phối hợp các lực lượng tham gia GDĐĐNN cho học 3.13 viên 101 Bảng 3.14 Kết quả GDĐĐNN cho học viên 103 Bảng 3.15 Các yếu tố tác động đến GDĐĐNN cho học viên 104 Bảng 5.1 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm 1 147 Bảng 5.2 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm 1 148 Bảng 5.3 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm 1 149 Bảng 5.4 Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN bằng T Test trước thực nghiệm lần 1 150 Bảng 5.5 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 150 Bảng 5.6 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 151 Bảng 5.7 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 152 Bảng 5.8 Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN bằng T Test sau thực nghiệm lần 1 153 Bảng 5.9 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 153 Bảng 5.10 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 154 Bảng 5.11 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 155 Bảng 5.12 Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN bằng T Test trước thực nghiệm lần 2 156
- 6 Bảng 5.13 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 156 Bảng 5.14 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 157 Bảng 5.15 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 158 Bảng 5.16 Kết quả kiểm định nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN bằng T Test sau thực nghiệm lần 2 159 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 5.1 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm 1 148 Biểu đồ 5.2 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm 1 148 Biểu đồ 5.3 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm 1 149 Biểu đồ 5.4 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 151 Biểu đồ 5.5 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 151 Biểu đồ 5.6 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 1 152 Biểu đồ 5.7 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 154 Biểu đồ 5.8 Kết quả đo thái độ ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 154 Biểu đồ 5.9 Kết quả đo hành vi ĐĐNN trước thực nghiệm lần 2 155 Biểu đồ 5.10 Kết quả đo nhận thức ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 157 Biểu đồ 5.11 Kết quả đo thái độ ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 157 Biểu đồ 5.12 Kết quả đo hành vi ĐĐNN sau thực nghiệm lần 2 158 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Logic của GDĐĐNN cho học viên 59 Sơ đồ 4.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 140
- 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, xã hội luôn yêu cầu, đòi hỏi người làm nghề y, bên cạnh trình độ chuyên môn vững vàng, còn phải có lương tâm, đạo đức trong sáng. Dù y lý, y thuật có thay đổi theo thời gian, nhưng y đức (ĐĐNN ngành y) luôn bền vững. Như vậy, nghề y không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống đối với người thầy thuốc, mà nghề y còn có một sứ mệnh cao cả hơn, đó là trị bệnh, cứu người. Sứ mệnh ấy không chỉ đòi hỏi người thầy thuốc phải tích cực học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, mà còn đòi hỏi họ không ngừng rèn luyện, tu dưỡng ĐĐNN; lấy ĐĐNN làm cơ sở và động lực thực hành chuyên môn, lấy chuyên môn để thể hiện và đảm bảo cho ĐĐNN. Giáo dục ĐĐNN cho học viên đã được các trường CĐ, ĐH ngành Quân y thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Là những y, bác sĩ trong tương lai, lực lượng kế cận, bổ sung trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quân y, học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải thực sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; đó là tiền đề đối với sự trưởng thành của mỗi học viên trong quá trình học tập, rèn luyện cũng như khi ra trường, là một bảo đảm quan trọng để học viên góp phần vào nhiệm vụ xây dựng ngành Quân y và quân đội theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Do đó, GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chỉ ra thách thức mới liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống đó là: “…tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [25, tr.185].
- 8 Mặt khác, tác động từ mặt trái của KTTT đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội… Tất cả những tác nhân đó và nhiều tác nhân khác nữa đang dẫn đến sự xuống cấp về mặt ĐĐNN ở một bộ phận không nhỏ người thầy thuốc. Những biểu hiện của sự xuống cấp về ĐĐNN như: sự vô trách nhiệm trong khám chữa bệnh, thái độ bất lịch sự, cửa quyền đối với bệnh nhân, đặc biệt là hiện tượng gây sức ép đòi lệ phí ngầm trong hành nghề... đã gây tốn kém, bức xúc đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như dư luận xã hội. Tác động từ mặt trái của nền KTTT cũng như của xu thế toàn cầu hóa và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y đã xuất hiện những biểu hiện đáng báo động về đạo đức, lối sống như thái độ thờ ơ với chính trị; giảm sút niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng; đề cao chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, sống thực dụng, buông thả, vi phạm kỷ luật, sùng bái đồng tiền; quay lưng, phủ nhận các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội; tiếp nhận thiếu chọn lọc các giá trị từ bên ngoài. Quá trình GDĐĐNN cho học viên cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả GDĐĐNN cho học viên. Mặc dù, các trường đã tích cực đổi mới song nhìn chung nội dung, chương trình vẫn còn nghèo nàn, nhiều khi xa rời thực tế, thiếu cập nhật. Phương pháp giáo dục còn đơn điệu, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi người học là trung tâm, do vậy chưa kích thích được tính tích cực trong hoạt động học tập của học viên. Các hình thức hoạt động thực tiễn chưa phong phú để tạo ra môi trường GDĐĐNN lành mạnh, giúp học viên phát huy vai trò của mình trong quan hệ với con người, với xã hội. Việc khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự xuống cấp ĐĐNN trong ngành y và đặc biệt với đội ngũ học viên đòi hỏi công tác lý luận phải đẩy mạnh những nghiên cứu về
- 9 GDĐĐNN cho học viên, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của GDĐĐN ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y hiện nay. Trên phương diện nghiên cứu, đã có những công trình khoa học nghiên cứu về ĐĐNN, GDĐĐNN trên những góc độ, đối tượng khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, việc GDĐĐNN cho học viên ngay từ khi mới vào trường là rất cần thiết, cơ bản, lâu dài. Để góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu trên, NCS chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường cao đẳng, đại học ngành Quân y trong bối cảnh kinh tế thị trường” làm đề tài Luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT, nhằm nâng chất lượng giáo dục y đức cho học viên, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người y, bác sĩ quân đội tương lai. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Xây dựng lý luận của GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Đề xuất các biện pháp GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của biện pháp được đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- 10 Khách thể nghiên cứu Quá trình GDĐT ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các biện pháp GDĐĐNN cho học viên đang đao tao chinh quy trinh đô ̀ ̣ ́ ̀ ̣ CĐ, ĐH ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Về thời gian nghiên cứu: Các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng trong thực trạng giới hạn trong 5 năm, từ năm 2015 đến 2020; các số liệu điều tra, khảo sát thực hiện năm 2018, 2019. Về địa bàn nghiên cứu: Tai 3 tr ̣ ương: H ̀ ọc viện Quân y, Trường Cao đẳng Quân y 1, Trường Cao đẳng Quân y 2. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y là một nhiệm vụ quan trọng trong GDĐT. Hiện nay, vấn đề GDĐĐNN cho học viên đang còn những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu dựa trên cách tiếp cận chủ đạo hoạt động nhân cách, quá trình GDĐT học viên ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y và áp dụng các biện pháp giáo dục cốt lõi như nâng dần tính hiện đại của nội dung đến đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành lâm sàng, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục, xây dựng môi trường sư phạm tích cực... thì chất lượng GDĐĐNN cho học viên sẽ được nâng cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo người thầy thuốc trong bối cảnh KTTT. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- 11 Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương về giáo dục đạo đức, nhân cách người cán bộ sĩ quan quân đội vê y đ ̀ ưc và các quan đi ́ ểm tiếp cận cụ thể trong nghiên cưu sau: ́ Tiếp cận hệ thống cấu trúc: Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y là một quá trình gồm nhiều thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các chủ thể giáo dục, các yếu tố bảo đảm và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, do vậy khi xem xét, giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án cần đặt trong hệ thống có quan hệ, chi phối nhau. Tiếp cận lịch sử logic: Giáo dục nói chung và GDĐĐNN nói riêng luôn gắn với lịch sử, văn hóa của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giải quyết những vân đê ́ ̀ GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xem xét trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để tìm ra quy luật và logic của sự phát triển. Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y không tách rời với các giá trị văn hóa dân tộc, yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân sự và xu thế phát triển trong giáo dục. Tiếp cận hoạt động nhân cách: Nhân cách con người hình thành thông qua hoạt động. Thông qua hoạt động, con người lĩnh hội được các giá trị văn hóa xã hội và thể hiện các giá trị đó trong cuộc sống. Giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y chỉ có hiệu quả thông qua hoạt động thực tiễn. Do vậy, cần lựa chọn các hoạt động hấp dẫn, đa dạng, mang tính giáo dục cao phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu, hoạt động học tập của học viên, tổ chức các hoạt động theo một quy trình phù hợp mang lại hiệu quả GDĐĐNN cho học viên.
- 12 Tiếp cận liên ngành: Quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng quan điểm, tri thức và phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong đề tài luận án có sử dụng đến kiến thức của Đạo đức học Y học và Kinh tế học để làm rõ cho các vấn đề về ĐĐNN và GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý thuyết chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội; các tài liệu khoa học là sách chuyên khảo, tham khảo, luận án, bài báo, bài hội thảo khoa học; các báo cáo tổng kết chuyên môn và GDĐT có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát các hoạt động học viên trong học tập, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, với đồng nghiệp và với xã hội. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Lập phiếu hỏi và tổ chức điều tra các hoạt động của giảng viên, CBQL và học viên ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y, nhằm thu thông tin về thực trạng GDĐĐNN cho học viên. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với một số thầy thuốc, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về nhận thức, thái độ, hành vi ĐĐNN của học viên làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả của những biện pháp GDĐĐNN. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu nhưng hoat ̃ ̣ ̣ đông thực tiên giao duc ̃ ́ ̣ ở nha tr ̀ ương ̀ của các lớp, khóa, các bệnh viện, nhà trường đê rut ra nh ̉ ́ ưng ̃ kinh nghiệm giao duc ́ ̣ trong những năm gần đây. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Phân tích các sản phẩm hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, các báo cáo tổng kết,
- 13 kế hoạch tự học, kết quả học tập của học viên ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y. Phương pháp thực nghiệm có đối chứng: Sử dụng các tác động sư phạm có đối chứng trong thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà sư phạm, nhà quản lý về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các phương pháp hỗ trợ Sử dụng các công thức toán thống kê và phần mềm máy tính để xử lý các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khảo sát thực tiễn và trình bày kết quả nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án tập trung nghiên cứu, luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của ĐĐNN và GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT, như: Xây dựng và làm rõ một số khái niệm, cấu trúc, hệ thống chuẩn mực ĐĐNN ngành Quân y. Khái quát nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐNN đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động tới GDĐĐNN cho học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Qua phân tích làm rõ các vấn đề về thực trạng, nguyên nhân của ĐĐNN và GDĐĐNN từ đó xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục đồng bộ, giúp các chủ thể giáo dục vận dụng trong thực tiễn. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của biện pháp được đề xuất. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án đã hệ thống hóa, góp phần phát triển lý luận của GDĐĐNN nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục học viên đặt ra.
- 14 Qua đó, nâng cao chất lượng GDĐT ở các trường CĐ, ĐH ngành Quân y trong bối cảnh KTTT. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, GDĐĐNN tại các nhà trường thuộc ngành y; những kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị để các cấp lãnh đạo, quản lý, các nhà giáo dục tham khảo trong quá trình tiến hành giáo dục học viên các trường CĐ, ĐH ngành Quân y. 8. Kết cấu luận án ̣ Nôi dung l uận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 5 chương (20 tiết); kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình khoa hoc c ̣ ủa tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 15 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trinh nghiên c ̀ ứu về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngành y ̀ nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp ngành 1.1.1.1. Những công trinh y Với tính nhân đạo sâu sắc, nghề y mạng đậm dấu ấn của đạo đức. Trong suốt chiều dài lịch sử, nghề y luôn là sự hội tụ hài hòa của những giá trị y lý, y thuật và y đạo, trong đó y đạo người thầy thuốc được coi là cốt lõi. Ở phương Đông, ĐĐNN ngành y có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người thầy thuốc phải rộng như biển cả. Nếu có cầu xin là cầu xin tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ. Cùng với phương Đông, ở phương Tây thời kỳ cổ đại cũng có nền y học tương đối phát triển. Không ít danh y đã để lại cho đời sau những bài học vô cùng bổ ích cả về y thuật lẫn ĐĐNN. Thomas Sydenhan (1624 1689), vị bác sĩ tài năng người Anh, cha đẻ của ngành y học lâm sàng và dịch tễ học, sách Phương pháp điều trị tốt, ông cho rằng: “Thầy thuốc là công bộc của lòng từ thiện thiêng liêng” [35, tr.34]. Theo ông, người thầy thuốc phải phục vụ tận tâm và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan tin tưởng khi chữa bệnh. Đầu thế kỷ XIX những vấn đề về ĐĐNN ngành y đã được nghiên cứu trong các bài giảng của các giáo sư lâm sàng hệ Y khoa Trường Đại học Tổng hợp Moscow. Nhà nội khoa lâm sàng lớn nhất ở nửa đầu thế kỷ XIX, M. Lamucdrop giảng d ạy rằng: “Th ầy thu ốc ph ải khiêm tốn và thận trọng, đối với bệnh nhân phải thương yêu” [35, tr.52], ông đã nhiều lần
- 16 nói rằng: “Trong nghệ thuật Y h ọc không thể có những thầy thuốc làm xong công tác khoa học” [35, tr.87]. Tatsuo Kuroyanagi (2014), “Nghiên cứu và đánh giá sự biến đổi lịch sử của y đức những thách thức của hội Y học thế giới ” [56], tác giả đã chỉ ra sự biến đổi lịch sử của ĐĐNN ngành y từ thời kỳ đầu của Hội Y học Thế giới. Từ tuyên ngôn Geneva cho đến công ước quốc tế về ĐĐNN ngành y đã chỉ ra nghĩa vụ chung của người thầy thuốc trong các mối quan hệ với bệnh nhân và đồng nghiệp. Bài báo làm rõ việc chấp nhận các quan điểm ĐĐNN ngành y lẫn nhau của các khu vực, nhất là ở các khu vực có nền văn hóa và cách suy nghĩ khác so với các nước phát triển phương Tây. Chính vì thế, bài báo đi vào phân tích các quan điểm khác nhau đó và rút ra kết luận rằng dù thế nào thì sức khỏe của người bệnh vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Cùng với sự phát triển của ĐĐNN ngành y trên thế giới, đối với Việt Nam, giá trị nhân văn Việt Nam luôn là cơ sở hình thành, nuôi dưỡng và phát triển ĐĐNN ngành y. Với lòng nhân ái cao cả “Thương người như thể thương thân” nhân dân ta rất quý trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà các bậc danh y như Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh, thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 1791) đều hết sức chú trọng xây dựng và truyền đạt ĐĐNN ngành y tới người thầy thuốc. Vào thế kỷ XIX, nhà thơ, đồng thời là người thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu (1812 1888) cũng là người rất đề cao ĐĐNN của người thầy thuốc. Bàn về lương tâm, bổn phận của người thầy thuốc, tác phẩm Ngư Tiều vấn đáp y thuật [10], ông đã đã khái quát một cách cô đọng về ĐĐNN của người thầy thuốc như sau: “Xưa rằng: thầy thuốc học thông Thề theo trời đất một lòng hiếu sinh
- 17 Giúp đời chẳng vụ tiếng danh Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài,”… … “Thấy người đau, giống mình đau Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành Ăn mày cũng đứa trời sinh Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không” [10, tr.74 75]. Kế thừa truyền thống ĐĐNN ngành y của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa ĐĐNN ngành y nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ của dân tộc và một nhà văn hóa, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện ĐĐNN của người làm nghề y. Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về ĐĐNN ngành y thông qua nhiều lần gửi thư, tr ực ti ếp g ặp, thăm các cơ sở y tế để bày tỏ quan điểm của Đảng và Chính phủ về phẩm chất người thầy thuốc. Hầu như mỗi lần có dịp tiếp xúc với ngành y điều đầu tiên Hồ Chí Minh nhắc tới vẫn là “thầy thuốc như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của cán bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh. Hồ Chí Minh căn dặn thầy thuốc và nhân viên phục vụ cần coi trọng chăm sóc cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Thư gửi Hội nghị quân y (3/1948), Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5 [68], Người viết: “Người làm thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của người ốm yếu”. “Ng ười ta có câu “Lươ ng y kiêm từ mẫu” nghĩa là một người thầy thuốc phải là một người mẹ hiền” [68, tr.487]. Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8 [69], Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ y tế cần phải “Thương yêu ngườ i bệnh như anh em ruột thịt”. “Cần phải t ận tâm, tận lực phục vụ nhân dân”. “Lươ ng y phải kiêm từ mẫu” [69, tr.154].
- 18 Tác giả Ngô Gia Hy (1995), sách Nguồn gốc của y đức: Sự đóng góp của nền y học vào văn hóa Việt Nam [53], tác giả đã làm rõ y đức trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa với những nảy sinh mới ở Việt Nam, đồng thời đã luận chứng cho sự cần thiết phải nâng cao ĐĐNN ngành y trong điều kiện hiện nay. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử và quan niệm về ĐĐNN ngành y của các trường phái y học khác nhau, hay của nhiều quốc gia, tác giả cho rằng: từ cổ chí kim, dù ở nền văn minh nào, qua các lời thề và di huấn, ĐĐNN ngành y cũng có những tính chất chung, nên các thầy thuốc ở bất cứ đâu đều có mối quan hệ về bổn phận, lương tâm và trách nhiệm như nhau. Lê Hữu Trác (1997), sách Hải thượng y tông tâm lĩnh, tập 2 [94], luôn tự nhắc nhở người thầy thuốc cần “tiến đức, tu nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn diện, toàn mĩ về ĐĐNN ngành y. Tu nghiệp là hàng ngày phải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng tinh thông. Đối với ông, đạo làm thuốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi chuyên môn nghề nghiệp mà còn bao hàm cả ĐĐNN; nghĩa là y thuật phải gắn liền với ĐĐNN, thấm nhuần lòng thương người, thương dân. Ông viết: Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng, thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh đòi làm cái nghề cao quý đó chăng [94, tr.309]. Lê Hữu Trác luôn nhận thức rằng người thầy thuốc phải biết gi ữ phẩm chất của mình, bản thân không đượ c vụ lợi. Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người. Chỉ lấy việc cứu mạng sống cho con ng ười làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công” [94, tr.134]. Chính vì vậy mà ông luôn tự đặt cho mình
- 19 các mục tiêu phấn đấu để trở thành ngườ i thầy thuốc giỏi. Các tác giả Quý Long, Kim Thư (2013), sách Những bậc thầy nổi danh về y đức [60], đã đánh giá chính xác vai trò, địa vị của người thầy thuốc từ góc nhìn văn hóa. Các tác giả đã đưa ra và làm rõ quan niệm về ngành y, về ĐĐNN của người thầy thuốc. Đặc biệt, các tác giả dưới góc nhìn từ truyền thống suy ngẫm về y đức hiện nay. Trên cơ sở khái quát tư tưởng các thầy thuốc nổi danh về ĐĐNN ngành y cổ kim, đông tây, các tác giả đã cho thấy, sự tương đồng, sự thống nhất trong cách nhìn nhận của họ về thiên chức và trách nhiệm, bổn phận ĐĐNN ngành y, về sự cần thiết phải bồi dưỡng, nâng cao ĐĐNN cho những người làm nghề trị bệnh cứu người. Vì vậy, các tác giả khẳng định: “Y thuật phải được gắn liền với y đạo vì người thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi chưa đủ mà cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp” [60, tr.13]. Tác giả Lê Thị Lý (2016), Đạo đức người thầy thuốc xưa và nay [63]. Nội dung cuốn sách đã chỉ rõ, so với các nghề nghiệp khác, nghề y có một số đặc trưng cơ bản, những đặc trưng này phản ánh khá rõ nét những yêu cầu về đạo đức của người thầy thuốc. Thầy thuốc phải làm dịu đi những lo lắng về bệnh tật, lạc quan và hy vọng vào cuộc sống, tin tưởng vào y học. Tác giả nhấn mạnh: “Thầy thuốc phải tránh được những thói quen không tốt về tâm lý như sự dạn dày với đau khổ, bệnh tật, chết chóc, thái độ bình thản, lãnh đạm với nỗi đau của người bệnh và thân nhân của họ, không lạm dụng địa vị và sự tôn kính của bệnh nhân làm những việc trái với đạo đức thông thường, tổn hại đến danh dự của người bệnh” [63, tr.112]. Với ý nghĩa đó, cuốn sách là tài liệu quý đối với đội ngũ y, bác sĩ, những người công tác trong ngành y… và tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển của ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), sách Tư tưởng nhân văn và triết lý y đức [73], đã chỉ ra rằng ĐĐNN ngành y chịu ảnh
- 20 hưởng mạnh mẽ của tư tưởng nhân văn, của triết lý đạo đức mà mỗi quốc gia, dân tộc đã hình thành nên trong quá trình lịch sử của mình. Các tác giả cho rằng: “Tư tưởng nhân văn và triết lý y đức gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, với quá trình lao động sản xuất, cải tạo xã hội và phát triển khoa học” [73, tr.7], dù ở thời đại nào, chịu ảnh hưởng của triết lý nào đi chăng nữa thì nguyên lý bất hủ của các thầy thuốc vẫn phải là chữa bệnh cứu người, luôn đặt tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân lên trên hết, trước hết. Tác giả Chu Tuấn Anh (2017), luận án tiến sĩ Triết học Vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Việt Nam hiện nay [1], đã tập trung luận giải mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đáng chú ý là tác giả đã làm rõ sự tác động sâu sắc của KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa tới đạo đức ngành y. Qua đó, tác giả cho rằng: “Y đức giúp người cán bộ y tế đề kháng, đấu tranh với những cám dỗ, tiêu cực của cơ chế thị trường tác động vào” [1, tr.60]. Từ việc luận giải mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, tác giả đã vận dụng vào nâng cao ĐĐNN cho cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay và tiến hành nghiên cứu thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra. Tác giả Phạm Công Nhất (1999), “Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay” [75], bài báo khoa học đã đề cập đến vấn đề ĐĐNN ngành y trong nền KTTT, chỉ rõ quan hệ thầy thuốc bệnh nhân không còn đơn thuần là các y, bác sĩ với thương, bệnh binh như trước đây mà là quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh với người bỏ tiền mua dịch vụ. Người thầy thuốc nhận tiền công khám chữa bệnh từ bệnh nhân thực ra không phải là mất ĐĐNN ngành y. Vấn đề là ở chỗ đánh giá công lao động bỏ ra như thế nào cho phải đạo để giữ ĐĐNN ngành y và tính giá trị lao động bỏ ra còn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 32 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn