intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

83
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ NGUYỄN MINH PHƯỢNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ NGUYỄN MINH PHƯỢNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2. TS. VƯƠNG HỒNG TÂM Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Minh Phượng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới tập thể giáo viên hướng dẫn là GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Vương Hồng Tâm lời cảm ơn chân thành vì những định hướng khoa học, sự hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các Quý thầy cô, các nhà khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Tổ chức Cán bộ, Khoa Giáo dục Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ trẻ khiếm thính ở các trường mầm non hòa nhập mà tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và thực nghiệm. Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án. Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án còn những thiếu sót. Tác giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án Nguyễn Minh Phượng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5 8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8 10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI ............................................................ 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9 1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính ......................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ................. 11 1.2. Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính ........................................................... 20 1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính............................................................................... 20 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .............................................. 22 1.3. Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................ 26 1.3.1. Khái niệm kỹ năng nghe – nói ........................................................................ 26 1.3.2. Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................... 28 1.4. Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập ............................................................................................................ 31 1.4.1. Khái niệm phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi............... 31 1.4.2. Đặc điểm của lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ khiếm thính ............................... 32
  6. iv 1.4.3. Vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ........................................................... 34 1.4.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập .................................... 38 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 48 1.5.1. Các yếu tố có liên quan đến khuyết tật của trẻ................................................ 49 1.5.2. Năng lực của giáo viên .................................................................................... 50 1.5.3. Sự hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính ......................................................... 50 1.5.4. Can thiệp sớm.................................................................................................. 51 1.5.5. Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ trẻ khiếm thính ............................................. 52 1.5.6. Sự hỗ trợ của các trẻ cùng độ tuổi ................................................................... 52 1.5.7. Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận giao tiếp cho trẻ khiếm thính ............... 53 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 54 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Ở CÁC LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP ........... 55 2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................... 55 2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 55 2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................ 55 2.1.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ......................................................................... 56 2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ................................................................... 58 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 61 2.2.1. Thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ....................... 61 2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập ........................................................................................... 72 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 87 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 92 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI....................................................................................... 93 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 93
  7. v 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................................................... 93 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển, tính hệ thống ................................... 93 3.1.3. Đảm bảo tính cá biệt hóa ................................................................................. 94 3.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ.............................................. 94 3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .................. 95 3.2.1. Nhóm biện pháp điều kiện trong phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................................................................... 96 3.2.2. Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo hòa nhập ........................................................ 109 3.2.3. Nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong hoạt động hỗ trợ cá nhân ......................................................................................... 117 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 122 3.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .................................................................................................................. 123 3.4.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm ................................................................ 123 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 142 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 147 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BP Biện pháp 2 ĐTB Điểm trung bình 3 GDHN Giáo dục hòa nhập 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 MGHN Mẫu giáo hòa nhập 7 KN Kĩ năng 8 KNNN Kĩ năng nghe nói 9 TTN Trước thực nghiệm 10 TKT Trẻ khiếm thính 11 STN Sau thực nghiệm
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kinh nghiệm dạy học của giáo viên ...................................................... 57 Bảng 2.2. Bảng hỏi đánh giá KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ..................... 58 Bảng 2.3. Thang đánh giá thực trạng KNNN cho TKT 3 – 6 tuổi ........................ 60 Bảng 2.4. Đánh giá chung mức KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................. 61 Bảng 2.5. Phân bố mức kỹ năng nhận diện 6 âm Ling .......................................... 63 Bảng 2.6. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi ..................................................................... 63 Bảng 2.7. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm ........................................................................ 64 Bảng 2.8. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu và thực hiện từ 1 – 3 yêu cầu.................. 65 Bảng 2.9. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu nội dung câu chuyện/bài thơ .................. 65 Bảng 2.10. Phân bố mức kỹ năng phát âm các tiếng, từ, câu .................................. 67 Bảng 2.11. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi .......................................... 67 Bảng 2.12. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh ........................... 68 Bảng 2.13. Phân bố mức độ về kỹ năng thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói ............................................................................. 68 Bảng 2.14. Phân bố mức kỹ năng kể lại được những sự việc đơn giản ................... 69 Bảng 2.15. Phân bố mức độ về kỹ năng kể lại được câu chuyện đơn giản ............. 69 Bảng 2.16. Mối tương quan giữa kỹ năng nghe - nói với các yếu tố khác .............. 70 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNNN cho TKT ................. 75 Bảng 2.18. Các hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính............................ 81 Bảng 2.19. Các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ...................... 77 Bảng 2.20. Đánh giá về hiệu quả của các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ............................................................................................ 80 Bảng 2.21. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 83
  10. viii Bảng 2.22. Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 84 Bảng 2.23. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho TKT ............ 86 Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về khách thể thực nghiệm ....................................... 124 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé Đ.B.N ............................ 127 Bảng 3.3. Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé Đ.B.N ..................... 128 Bảng 3.4. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé Đ.B.N ....... 129 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé N.T.M ............................ 132 Bảng 3.6. Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé N.T.M ..................... 133 Bảng 3.7. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé N.T.M ...... 134 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé P.M.K ............................ 136 Bảng 3.9. Kế hoạch phát triển KNNN cho bé P.M.K .......................................... 137 Bảng 3.10. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé P.M.K ...... 138
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của GV ................................................................... 57 Biểu đồ 2.2. Mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................... 62 Biểu đồ 2.3. Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nghe của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 62 Biểu đồ 2.4. Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 66 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính .................................................................. 72 Biểu đồ 2.6. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính............................................................................ 73 Biểu đồ 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính........................................................................................ 74 Biểu đồ 3.1. Mức KNNN của bé Đ.B.N trước và sau thực nghiệm .................... 130 Biểu đồ 3.2. Mức KNNN của bé N.T.M trước và sau thực nghiệm .................... 134 Biểu đồ 3.3. Mức KNNN của bé P.M.K trước và sau thực nghiệm .................... 139 Biểu đồ 3.4. So sánh điểm của 3 trẻ trước và sau thực nghiệm........................... 140 Sơ đồ 1.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .................................................. 35 Sơ đồ 3.1. Biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............. 95
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp hoạt động nghe - nói diễn ra liên tục, thường xuyên hơn. Cặp hoạt động này có hai đặc tính nổi bật: - Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động nghe - nói luôn luôn là một phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hiệu quả. Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ thuộc vào điều kiện xung quanh. - Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt động mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói. Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo lập lời nói của chính mình. Hai hoạt động này thường luân phiên, thay thế nhau trong giao tiếp của con người. Kỹ năng nghe - nói là kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, giao tiếp của trẻ em. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để trẻ tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Muốn sử dụng kỹ năng nghe - nói một cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. Trẻ khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, đa số trẻ khiếm thính vẫn còn lại một phần sức nghe. Rèn luyện và tận dụng khả năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc phát triển khả
  13. 2 năng tri giác âm thanh, là điều kiện tiên quyết của quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ nói. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, con người phát minh ra các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc tai có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của môi trường xung quanh và âm thanh tiếng nói. Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có tác dụng khuếch đại âm thanh chứ không thể chữa được tật khiếm thính. Việc nghe qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nghe được qua tai bình thường. Nếu không được tập luyện, phục hồi và phát triển kỹ năng nghe - nói phù hợp thì trẻ vẫn không thể nghe và nói được. Rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện giao tiếp, học tập chủ yếu trong môi trường giáo dục hòa nhập. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lí, là giai đoạn rất quan trọng vì những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cơ hội cho đứa trẻ có một cuộc sống độc lập, tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành một thành viên hữu ích cho xã hội. Đặc biệt, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định tới chất lượng ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) một cách thành thạo trong hoạt động nhận thức thế giới xung quanh, trong giao tiếp với mọi người, trong điều chỉnh hành vi về nhận thức, tình cảm, chuẩn bị cho trẻ chuyển sang hoạt động học tập ở trường phổ thông. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu và trọng tâm trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi trẻ, với hai mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh (tập trung ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi) và tổ chức giáo dục hòa nhập (tập trung ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi) [20][38]. Ở độ tuổi 3 - 6 tuổi, chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tập trung vào việc hỗ trợ trẻ hòa nhập vào lớp học cùng với trẻ nghe và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, trong môi trường hòa nhập, với việc thực hiện các biện pháp tác động một cách có hệ thống và những chiến lược hỗ trợ phù hợp, trẻ khiếm thính có thể đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trong đó có kỹ năng nghe – nói. Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính và trẻ nghe cũng có nhiều cơ hội chơi và hoạt động
  14. 3 cùng nhau, giúp thúc đẩy sự phát triển kĩ năng xã hội cho cả hai nhóm trẻ, tạo điều kiện để trẻ khiếm thính dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội [19][45][81]. Thực tế hiện nay, trẻ khiếm thính ở Việt Nam đã được tiếp cận với các thiết bị trợ thính hiện đại. Sau một thời gian được trang bị thiết bị trợ thính, trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu. Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi học ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Cụ thể, vốn từ hiểu và diễn đạt của trẻ còn ít, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể; trẻ cũng thường chỉ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh; độ rõ ràng trong lời nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe, trẻ thường mắc các lỗi về phát âm (sai phụ âm, thanh điệu, nói với ngữ điệu rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tùy hứng); khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp, thường mắc lỗi về trật tự từ trong câu nói gây khó khăn cho người nghe [8][10] [19]. Bên cạnh đó, giáo viên dạy hòa nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ khiếm thính. Phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức, kỹ năng đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu về kỹ năng nghe nói, biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập cũng gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất các biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi.
  15. 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập và mức phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế mặc dù đã được trang bị thiết bị trợ thính. Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của môi trường giáo dục hòa nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân thì sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe – nói, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp và hòa nhập cùng các bạn ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi và thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe – nói trong hoạt động giao tiếp. 6.2. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo hòa nhập theo tiếp cận nghe - nói, có sử dụng thiết bị trợ thính (máy trợ thính, điện cực ốc tai) và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50 dB trong khoảng tần số từ 250 – 4000 Hz để đảm bảo trẻ có thể nghe được âm thanh lời nói [75][99]. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho nhóm trẻ này ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
  16. 5 6.3. Về địa bàn và khách thể khảo sát Đề tài tiến hành khảo sát 36 trẻ khiếm thính rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập, có sử dụng thiết bị trợ thính, có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB và 127 giáo viên đã và đang dạy các trẻ khiếm thính này ở các lớp mẫu giáo hòa nhập tại 15 trường mầm non thuộc 05 địa bàn là Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ngãi. Tổ chức thực nghiệm trên 03 trường hợp trẻ khiếm thính rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, có sử dụng thiết bị trợ thính và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập ở ba trường mầm non trên địa bàn TP Hà Nội và TP Thái Nguyên. 7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm tiếp cận cơ bản sau: - Tiếp cận cá nhân hóa: Đây là quan điểm cơ bản, trọng yếu của giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt trong đó có trẻ khiếm thính. Mỗi trẻ là một cá nhân khác biệt đang hình thành và phát triển, có những đặc điểm riêng biệt, có nhiều khả năng và nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng trong quá trình GD. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển KNNN phải phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ khiếm thính, có sự điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân trẻ. Đồng thời, cần hài hòa với môi trường giáo dục ở lớp mẫu giáo hòa nhập và không ảnh hưởng tới toàn thể trẻ trong lớp học. - Tiếp cận hoạt động – giao tiếp: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học khẳng định: Tâm lý, ý thức của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động nhất là những hoạt động có ý thức. Nghe - nói là hoạt động tinh thần, nhận thức, lĩnh hội. Hoạt động này chịu sự điều khiển, sự chi phối theo đúng quy luật của tư duy trong quá trình tạo lập và tiếp nhận lời nói. Do đó, phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính cần được nghiên cứu qua hoạt động giao tiếp của trẻ khiếm thính trong các tình huống khác nhau. - Tiếp cận giáo dục hòa nhập: GDHN xuất phát từ quan điểm cần tạo ra một nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng cho mọi người bằng cách tìm ra những con đường để nhà trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi trẻ em. Trong giáo dục hòa nhập, giáo viên vừa phải đáp ứng nhu cầu chung của phần lớn trẻ em trong lớp học, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu riêng của trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Do vậy, các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN một
  17. 6 mặt cần dựa trên sự phù hợp với đặc điểm khuyết tật của trẻ, mặt khác không thể tách rời hoạt động của các trẻ khác trong toàn bộ quá trình giáo dục, cần kết hợp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong các hoạt động chung cho tất cả trẻ em trong chế độ sinh hoạt hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân. - Tiếp cận tích hợp: Tiếp cận tích hợp để xem xét việc nghiên cứu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong mối quan hệ và liên hệ với nhiều ngành khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học, xã hội học… Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Ngoài ra, tiếp cận tích hợp trong nghiên cứu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập còn được thể hiện ở khía cạnh tích hợp mục tiêu giáo dục (giữa mục tiêu giáo dục chung với mục tiêu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính); giữa các hoạt động giáo dục, hình thức giáo dục để đạt được mục tiêu đề ra. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các vấn đề lý luận về trẻ khiếm thính, phát triển kĩ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài để xây dựng các khái niệm công cụ cốt lõi của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động nghe – nói của trẻ khiếm thính trong giao tiếp, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày và quá trình tổ chức các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính nhằm ghi chép, tổng kết thực trạng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ trước và sau khi thực nghiệm. b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi đối với giáo viên nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, thực trạng giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. c. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số GV đang dạy trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập để làm rõ hơn về thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3
  18. 7 – 6 tuổi và các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. d. Phương pháp trắc nghiệm: Xây dựng và sử dụng bộ công cụ để đánh giá mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo hòa nhập. e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói của giáo viên, sản phẩm hoạt động của trẻ, đặc biệt là các phát ngôn của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi để đánh giá sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ. g. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để phân tích, khái quát hoá thông tin để rút ra những kết luận trong quá trình nghiên cứu. h. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - nghiên cứu trường hợp (case study): Tổ chức thực nghiệm các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi trên 03 trường hợp trẻ khiếm thính điển hình nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính đã được đề xuất. 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và kiểm định các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Khuyết tật thính giác hay còn gọi là khiếm thính gây nên những khó khăn về kỹ năng nghe - nói cho trẻ mắc khiếm khuyết này. Mặc dù đã được trang bị thiết bị trợ thính phù hợp nhưng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập còn nhiều hạn chế so với các trẻ nghe cùng độ tuổi. Mức phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất là: (1) Thiết bị trợ thính mà trẻ sử dụng; (2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính tính từ thời điểm bắt đầu); (3) việc tham gia chương trình can thiệp sớm. 8.2. Trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi có thể phát triển kỹ năng nghe - nói trong lớp mẫu giáo hòa nhập ở Việt Nam hiện nay với điều kiện trẻ được tham gia vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non cùng các bạn đồng trang lứa và có các hoạt động hỗ trợ cá nhân với những biện pháp phù hợp. 8.3. Áp dụng đồng bộ các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của môi trường giáo dục hòa nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày với hoạt động hỗ
  19. 8 trợ cá nhân sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe – nói và cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói một cách đáng kể. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận - Góp phần xây dựng, mở rộng và làm phong phú lý luận về giáo dục trẻ khiếm thính, cụ thể là mảng lý luận về phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN. - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, trong đó phát hiện 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức phát triển kỹ năng nghe - nói ở trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi: (1) Thiết bị trợ thính mà trẻ sử dụng; (2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính); (3) việc tham gia chương trình can thiệp sớm. 9.2. Về thực tiễn - Xác định mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN bằng cách sử dụng thang đánh giá với 11 tiêu chí cụ thể được xây dựng riêng cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. - Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN, góp phần giải quyết vấn đề triển khai và nâng cao chất lượng GDHN trong thực tiễn GDMN hiện nay. - Đề xuất 3 nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Các nhóm biện pháp đề xuất được kiểm chứng trên các trường hợp trẻ khiếm thính khác nhau về độ tuổi (trong khoảng 3 – 6 tuổi), về loại thiết bị trợ thính, điều kiện can thiệp có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV mầm non, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên dạy trẻ khiếm thính ở lớp MGHN. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc với 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Chương 2. Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo hòa nhập Chương 3. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
  20. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính Thế kỷ XV - XVIII, mở đầu cho thời kỳ xã hội quan tâm đến giáo dục trẻ khiếm thính, đã có những công trình nghiên cứu về trẻ khiếm thính và KNNN của trẻ khiếm thính của nhiều nhà nghiên cứu và sư phạm nổi tiếng. Các nhà phát minh ra chữ cái ngón tay người châu Âu (Abblé de l’Epée) và người đầu tiên cố gắng kết nối lời nói với quá trình trí não cao cấp (Samuel Heinicke) đã có sự tranh cãi không nhân nhượng về quan điểm khác nhau đối với giáo dục trẻ khiếm thính. Từ đó bắt đầu cuộc chiến giữa những người đề xuất sử dụng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu và những người coi trọng việc sử dụng lời nói và thính lực còn lại trong giáo dục trẻ khiếm thính [46][81]. Đi sâu vào trường phái giáo dục trẻ khiếm thính theo tiếp cận nghe - nói có thể nhận thấy, những nghiên cứu về kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học theo các khía cạnh sau: Kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính phát triển chậm chạp, thậm chí cả những trẻ khiếm thính có mức độ khiếm thính nhẹ cũng có những chậm trễ ở một số mặt của sự phát triển ngôn ngữ, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Yoshinaga- Itano & Seedy (1998) [101], Ling, D. (1976) [80]. Trẻ khiếm thính tiếp thu các quy tắc ngữ pháp chậm hơn, điều này xảy ra ở cả trẻ khiếm thính mức độ sâu cũng như trẻ khiếm thính mức độ nhẹ hơn [80], [81], [101]. Trẻ khiếm thính sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các trẻ nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của trẻ khiếm thính rất giống với trẻ nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm lại phía sau khá xa, một số chức năng ngữ nghĩa dạng cao không được sử dụng ở trẻ khiếm thính. Điều này đã được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của Skarakis & Prutting (1977); Curtiss, Prutting, Lowell (1979) và Kuder S.J (2002) [74]. Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính do yếu tố chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn chế nên trẻ khiếm thính không có cùng cơ hội để học các quy tắc ngôn ngữ [74], [81], [88]. Bên cạnh đó, một số kết quả nghiên cứu về trẻ khiếm thính sử dụng ngôn ngữ nói đã cho thấy trẻ khiếm thính được giáo dục bằng phương pháp tiếp cận nghe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2