intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:263

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay và nghiên cứu cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực trình độ đại học Ngành KHMT ở CHDCND Lào trong bối cảnh phát triển KTXH hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------------------------------- DAVISOUK NOYNALY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------------------------------- DAVISOUK NOYNALY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN DAVISOUK NOYNALY i
  4. LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học của Học viện Quản lý giáo dục cùng các nhà khoa học và các thầy cô giáo đã tận tình quản lý, giảng dạy, giúp đỡ tác giả luận án trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Đại học quốc gia Lào; lãnh đạo, giảng viên và đồng nghiệp, cựu sinh viên của Khoa Môi trường thuộc Đại học quốc gia Lào; các đại diện một số cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Thủ đô Viêng Chăn và Tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tác giả luận án khảo sát thực trạng, triển khai thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu và PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh đã tận tâm hướng dẫn khoa học cho tác giả luận án trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án này. Xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình đã có sự chia sẻ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả luận án hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN DAVISOUK NOYNALY ii
  5. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ADB The Asian Development Bank CBQL Cán bộ quản lý CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CIPO Context, Input, Process, Output/Outcome CVHT Cố vấn học tập CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ĐHQG Đại học quốc gia GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GD&TT Giáo dục và Thể thao GV Giảng viên KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-XH Kinh tế - Xã hội NLĐT Nhân lực đào tạo QLĐT Quản lý đào tạo QLGD Quản lý giáo dục Nxb Nhà xuất bản SV Sinh viên iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY ........................................................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 10 1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học .......................................................................................................... 10 1.1.2. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo Ngành Khoa học môi trường ........................................................................................................... 14 1.1.3. Nhận xét chung về các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................................................. 18 1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 19 1.2.1. Môi trường, Khoa học môi trường, Ngành Khoa học môi trường ........ 19 1.2.2. Đào tạo, Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ........... 21 1.2.3. Quản lý, quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường............................................................................................................ 23 1.3. Đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ........................................................ 25 1.3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường .......................................... 25 1.3.2. Một số lý thuyết về đào tạo nhân lực ................................................... 30 1.3.3. Quy trình triển khai các hoạt động trong một khoá đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ............................................................. 32 1.3.4. Yêu cầu đối với từng hoạt động trong quy trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường................................................................... 34 1.3.5. Đặc điểm đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường .......... 43 1.4. Các nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay .................... 48 1.4.1. Quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo ......................... 49 iv
  7. 1.4.2. Quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo .............................. 50 1.4.3. Quản lý hoạt động tuyển sinh .............................................................. 50 1.4.4. Quản lý hoạt động trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo .......................................................................................................... 51 1.4.5. Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp...................... 52 1.4.6. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ........................................ 53 1.4.7. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên.............................................. 54 1.4.8. Quản lý hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên ............................................................................................................... 55 1.4.9. Quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo .............................................. 56 1.4.10. Quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo ........................................................ 57 1.5. Những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ............................................................................................................ 58 1.5.1. Những nguy cơ huỷ hoại môi trường nảy sinh trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia................. 58 1.5.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực Khoa học môi trường của Nhà nước Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ......................................................................................................... 59 1.5.3. Nhu cầu sử dụng nhân lực Ngành Khoa học môi trường của Nhà nước Lào, của các tổ chức hoạt động về lĩnh vực môi trường ở trong và ngoài nước..................................................................................................... 59 1.5.4. Sự tham gia của các tổ chức tuyển dụng nhân lực Khoa học môi trường vào hoạt động đào tạo Ngành Khoa học môi trường tại Đại học quốc gia Lào .......................................................................................................... 59 1.5.5. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo từ Nhà nước, Đại học quốc gia Lào, tổ chức tuyển dụng và người học cho đào tạo Ngành Khoa học môi trường ..................................................................................................... 60 1.5.6. Động cơ, ý thức, thái độ học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ................... 60 1.5.7. Năng lực quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong Đại học quốc gia Lào .......................................................................................................... 61 Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 62 v
  8. Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY ........................................................................................................... 64 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đào tạo đào tạo nhân lực Ngành Khoa học môi trường và bài học cho Đại học quốc gia Lào .......................... 64 2.1.1. Kinh nghiệm quản lý đào tạo nhân lực Ngành Khoa học môi trường của một số quốc gia ........................................................................... 64 2.1.2. Bài học kinh nghiệm cho Đại học quốc gia Lào về quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ................................................ 68 2.2. Khái quát về Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Đại học quốc gia Lào và Khoa Môi trường của Đại học quốc gia Lào ................................ 69 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.................................................................... 69 2.2.2. Khái quát về Đại học quốc gia Lào ...................................................... 72 2.2.3. Khái quát về Khoa Môi trường của Đại học quốc gia Lào ................... 75 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 77 2.3.1. Mục đích ............................................................................................. 77 2.3.2. Nội dung ............................................................................................. 77 2.3.3. Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng .................................... 78 2.3.4. Phương pháp khảo sát.......................................................................... 79 2.3.5. Hình thức tổ chức ................................................................................ 79 2.3.6. Công cụ khảo sát và công cụ xử lý số liệu ........................................... 79 2.4. Thực trạng đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào ....................................................................................... 81 2.4.1. Thực trạng các hoạt động thuộc yếu tố đầu vào ................................... 81 2.4.2. Thực trạng hoạt động thuộc yếu tố tiến trình biến đầu vào thành đầu ra của khoá đào tạo ................................................................................. 91 2.4.3. Thực trạng các hoạt động thuộc yếu tố đầu ra ...................................... 95 2.4.4. Thực trạng các hoạt động tạo sự thích ứng của đào tạo với bối cảnh (bằng phân tích, phát huy thuận lợi, khắc phục bất lợi từ bối cảnh phát triển KT-XH vào đào tạo) ............................................................................. 99 2.4.5. Thực trạng các hoạt động đào tạo theo đánh giá của sinh viên Ngành Khoa học môi trường ....................................................................... 102 2.5. Thực trạng triển khai các nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào ........................... 104 2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy quản lý đào tạo ........ 104 vi
  9. 2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo ........... 106 2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh ........................................... 108 2.5.4. Thực trạng quản lý trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ............................................................................................................... 110 2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp .. 112 2.5.6. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên .................... 114 2.5.7. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên .......................... 116 2.5.8. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá và công nhận kết quả học tập của sinh viên.......................................................................................... 118 2.5.9. Thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo ........................... 120 2.5.10. Thực trạng quản lý các hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo ...................................... 122 2.6. Mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào ...... 126 2.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào ............................................. 127 2.7.1. Những điểm mạnh, nguyên nhân ....................................................... 127 2.7.2. Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân.......................................... 128 Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 130 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY.......... 132 3.1. Quan điểm và nguyên tắc đề xuất giải pháp ......................................... 132 3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 132 3.1.2. Các nguyên tắc .................................................................................. 132 3.2. Các giải pháp quản lý ............................................................................. 135 3.2.1. Tổ chức phát triển chương trình đào tạo có Chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu nhân lực Ngành Khoa học môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay .............................................................................. 135 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Ngành Khoa học môi trường về lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ............................................................................................... 142 3.2.3. Tổ chức ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường theo hình thức “đơn đặt hàng” của tổ chức tuyển dụng với Đại học quốc gia Lào.................................................................... 150 vii
  10. 3.2.4. Chỉ đạo triển khai hoạt động phân tích, phát huy các thuận lợi và khắc phục những bất lợi từ bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội tác động vào đào tạo .................................................................................................. 155 3.2.5. Tổ chức các hoạt động cải tiến quản lý đào tạo trên cơ sở kết quả kiểm định Chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường .................................................................................................. 159 3.2.6. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa/ Phòng về năng lực quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ....... 166 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý ................................................ 173 3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý ........................................................................................................... 175 3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp, công cụ và đối tượng xin ý kiến trong khảo nghiệm ...................................................................................... 175 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................... 175 3.5. Thử nghiệm giải pháp quản lý ............................................................... 180 3.5.1. Mục đích thử nghiệm......................................................................... 180 3.5.2. Nội dung thử nghiệm và giới hạn thử nghiệm .................................... 180 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ....................................................................... 181 3.5.4. Địa điểm, thời gian và đối tượng tham gia thử nghiệm ...................... 181 3.5.5. Tiêu chí, thang đo, đối tượng xin ý kiến ............................................ 182 3.5.6. Tiến hành thử nghiệm ........................................................................ 183 3.5.7. Kết quả thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm.......................... 185 Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 190 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 192 1. Kết luận ....................................................................................................... 192 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 195 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 198 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN NỘI DUNG LUẬN ÁN ............................................................... 205 PHỤ LỤC viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng (theo học vị, học hàm) của đội ngũ giảng viên của Đại học quốc gia Lào .............................................................................. 73 Bảng 2.2. Số lượng về quy mô và chất lượng đào tạo của ĐHQG Lào trong 5 năm gần đây .................................................................................. 74 Bảng 2.3. Số lượng đề tài, đề án KH&CN, bài báo khoa học đã nghiên cứu và công bố trong 5 năm gần đây của ĐHQG Lào .............................. 75 Bảng 2.4. Số lượng (theo học vị, học hàm) của đội ngũ giảng viên thuộc Khoa Môi trường của ĐHQG Lào .................................................... 76 Bảng 2.5. Quy định về cho điểm và đánh giá kết quả khảo sát thực trạng ......... 81 Bảng 2.6. Số liệu khảo sát thực trạng kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo ......... 82 Bảng 2.7. Số liệu khảo sát thực trạng chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào ............................................................ 84 Bảng 2.8. Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động tuyển sinh đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào ................................................ 86 Bảng 2.9. Số liệu khảo sát thực trạng trang bị và sử dụng CSVC&TBĐT trình độ đại học Ngành KHMT ......................................................... 88 Bảng 2.10. Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp .................................................................................... 90 Bảng 2.11. Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ................................... 92 Bảng 2.12. Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động học tập của sinh viên của trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ................................... 94 Bảng 2.13. Số liệu khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên.................................................................. 96 Bảng 2.14. Số liệu khảo sát thực trạng các hoạt động sau khoá đào tạo .............. 98 Bảng 2.15. Số liệu khảo sát thực trạng phân tích, phát huy thuận lợi và cơ hội, khắc phục khó khăn và thách thức từ bối cảnh phát triển KT- XH vào đào tạo............................................................................... 100 Bảng 2.16. Số liệu khảo sát đối tượng sinh viên về thực trạng các hoạt động đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ........................................... 103 ix
  12. Bảng 2.17. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiện toàn bộ máy nhân lực đào tạo ............................................................................. 105 Bảng 2.18. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo ................................................................................... 107 Bảng 2.19. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tuyển sinh ................ 109 Bảng 2.20. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động trang bị, sử dụng CSVC&TBĐT ....................................................................... 111 Bảng 2.21. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp ............................................................................ 113 Bảng 2.22. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ....................................................................................... 115 Bảng 2.23. Số liệu khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ........................................................................................ 117 Bảng 2.24. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động đánh giá, công nhận kết quả học tập của sinh viên.................................................. 119 Bảng 2.25. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động sau khoá đào tạo .... 121 Bảng 2.26. Số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phân tích, phát huy thuận lợi và khắc phục bất lợi từ bối cảnh tác động vào đào tạo...... 123 Bảng 2.27. Số liệu khảo sát mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ............................................. 126 Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý .................................... 176 Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý ....................................... 177 Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý ............................................................................ 179 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của Chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đã thử nghiệm phát triển ................................ 186 Bảng 3.5. Số liệu đánh giá về ý nghĩa sử dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý môi trường đã phát triển ......................................... 187 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý trong thử nghiệm triển khai giải pháp ...................................................... 188 x
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình CIPO về đào tạo nguồn nhân lực. ..................................... 31 Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả đánh giá của Nhóm CBQL&GV với kết quả đánh giá của Nhóm SV về thực trạng các hoạt động đào tạo ......... 104 Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả khảo sát thực trạng đào tạo với thực trạng QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào .................... 125 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các giải pháp quản lý ......................................... 174 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý ................................................................................. 180 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức và kinh tế thị trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN), nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra những cơ hội đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, cùng với mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc và dân chủ, hợp tác và phát triển bền vững và toàn diện về KT-XH thì loài người đang đứng trước những thách thức mang tính thời đại như: + Sự cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau về kinh tế thương mại, giành giật tài nguyên và khai thác năng lượng, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, phát triển công nghệ, huy động nguồn vốn, phát triển nhân lực chất lượng cao, … + Các nguy cơ mất an ninh phi truyền thống (an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh con người, an ninh cộng đồng và an ninh môi trường, …) đang hiện hữu và ngày càng gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự hủy hoại môi trường sống. Các thách thức trên đã buộc mọi quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp với nhau để cùng hành động bảo vệ môi trường. Từ đó, cùng với việc tập trung vào phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm phát triển nhân lực chất lượng cao cho mọi lĩnh vực KT-XH, thì vấn đề phát triển nhân lực Ngành Khoa học môi trường (KHMT) ở mỗi quốc gia là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Như vậy, bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay yêu cầu mọi quốc gia trên thế giới phải phát triển nhân lực Ngành KHMT. - Quản lý đóng vai trò định hướng và có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả các hoạt động của một tổ chức. Đào tạo là con đường chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Chất lượng đào tạo nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quản lý đào tạo (QLĐT) nhân lực là một trong các yếu tố đóng vai trò định hướng và có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, QLĐT là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo nhân lực Ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. 1
  15. - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia ở trung tâm bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á, có diện tích nhỏ, dân số ít với nhiều dân tộc, trình độ dân trí còn thấp, nền KT-XH đang trong trình trạng chậm phát triển; nhưng địa hình và khí hậu tương đối phức tạp (chủ yếu đồi núi, rừng nhiệt đới, sông suối với khí hậu lục địa khô nóng khắc nghiệt). Các nguy cơ hủy hoại môi trường đang hiện hữu như nạn đốt phá rừng và khai thác gỗ trái phép còn phổ biến; khai thác mỏ khoáng sản và kim loại quý trong lòng đất chưa có sự kiểm soát triệt để; quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ chưa thật hợp lý; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tùy tiện và thiếu khoa học; các công trình xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt còn quá hạn chế; vấn đề người dân được tiếp cận với nước sạch, giáo dục vệ sinh cơ bản và các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đồng đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, người giàu và người nghèo … dẫn đến những hiểm họa mất cân đối hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước sạch và không khí, mất an toàn nguồn lương thực và thực phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của mọi người dân ở các cộng đồng và khu vực khác nhau. Từ bối cảnh đã khái quát ở trên, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ Nước CHDCND Lào đã khẳng định“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” [22] có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nhân lực để quyết định tương lai của các dân tộc Lào. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (13-15/ 01/ 2021) [23] đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, 6 mục tiêu, 4 khâu đột phá, 6 nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển KT-XH đất nước; trong đó một trong những quan điểm chỉ đạo là “Thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia” [23], một trong những mục tiêu phát triển KT-XH “Đảm bảo sự cân đối trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguy cơ từ thiên tai” [23], một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT- XH là “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giảm thiệt hại thiên tai” [23]. Từ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trên nhận thấy đào tạo nhân lực Ngành KHMT là một trong những vấn đề được CHDCND Lào đặc biệt quan tâm giải quyết trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. - Đại học quốc gia Lào (ĐHQG Lào) có chức năng đào tạo nhân lực cho nhiều lĩnh vực phát triển KT-XH của Nước CHDCND Lào; trong đó có nhân lực Ngành 2
  16. KHMT. Tuy rằng đã có nhiều cố gắng, nhưng với bề dày chỉ 20 năm, cho nên ĐHQG Lào chưa có nhiều kinh nghiệm trong QLĐT, dẫn đến chất lượng đào tạo Ngành KHMT chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực cho phát triển KT-XH; từ đó nghiên cứu vấn đề QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay là rất có ý nghĩa. - Hiên nay đã có các công trình khoa học của một số nhà khoa học ở trong và ngoài nước Lào nghiên cứu về QLĐT nhân lực với các trình độ khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đó đã vận dụng vào đào tạo và QLĐT tại nhiều trường đại học, trong đó có ĐHQG Lào; tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. Từ các lý do chủ yếu về lý luận và thực tiễn nêu trên, với cương vị là một giảng viên kiêm cán bộ quản lý của Khoa Môi trường thuộc ĐHQG Lào, tôi chọn đề tài “Quản ý đào tạo trình độ đại học Ngành Khoa học môi trường ở Đại học quốc gia Lào trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành KHMT đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH cho CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay và nghiên cứu cơ sở thực tiễn về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào; trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực trình độ đại học Ngành KHMT ở CHDCND Lào trong bối cảnh phát triển KT- XH hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đào tạo trình độ đai học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo trình độ đai học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 3
  17. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào hiện nay có vấn đề gì về lý luận và thực tiễn dẫn đến phải nghiên cứu ? - Dựa trên lý thuyết đào tạo nhân lực nào là phù hợp nhất để nhận biết: trong đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT phải triển khai các hoạt động nào, yêu cầu đối với từng hoạt động đó ra sao và quản lý mỗi hoạt động đó như thế nào để phù hợp bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay ? - Quản lý đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang gặp các khó khăn, bất cập và do nguyên nhân nào; những giải pháp quản lý nào sẽ tháo gỡ được các khó khăn và khắc phục được những bất cập đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay ? 5. Giả thuyết khoa học Đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào đang có một số khó khăn và bất cập, dẫn đến chất lượng nhân lực Ngành KHMT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH; mà nguyên nhân có thể từ khâu quản lý. Nếu chỉ ra được nguyên nhân và xác định được các giải pháp quản lý nhằm xoá bỏ các nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và bất cập có trong thực trạng quản lý các hoạt động thuộc các yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, yếu tố tiến trình biến đầu vào thành đầu ra của khoá đào tạo thích ứng với yếu tố bối cảnh; thì chất lượng đào tạo Ngành KHMT ở ĐHQG Lào sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT ở ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.3. Đề xuất các giải pháp QLĐT trình độ đai học Ngành KHMT cho ĐHQG Lào trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 6.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất. 4
  18. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu QLĐT trình độ đại học hệ chính quy Ngành KHMT ở ĐHQG Lào. - Chủ thể đóng vai trò chủ yếu và có trách nhiệm chính trong triển khai các giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án là Hiệu trưởng; Phó Hiệu trường phụ trách đào tạo và một số cán bộ quản lý (CBQL) cấp Khoa/ Phòng (trong đó chủ yếu là trưởng Khoa Môi trường và trưởng Phòng Đào tạo) có trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng và phối hợp với trưởng các đơn vị Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Tổ chức - Quản lý nhân sự, ... triển khai các giải pháp theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. - Đối tượng được chọn để khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, khảo nghiệm và thử nghiệm trong nghiên cứu: một số CBQL và chuyên viên trong một số Vụ chuyên môn của Bộ Giáo dục và Thể thao (GD&TT) Lào; CBQL (cấp trường, cấp Khoa/Phòng) và một số giảng viên (GV) của ĐHQG Lào; một số sinh viên (SV) đã và đang được đào tạo tại Khoa Môi trường của ĐHQG Lào; một số đại diện cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn có nhu cầu tuyển dụng hoặc đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Ngành KHMT được đào tạo ở ĐHQG Lào). - Đơn vị được chọn để thử nghiệm một số giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án này là Khoa Môi trường của ĐHQG Lào. - Số liệu khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu được thu thập trong 5 năm học, từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021 - 2022. 8. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Cách tiếp cận trong nghiên cứu 8.1.1. Tiếp cận quá trình đào tạo theo giáo dục học Tiếp cận quá trình đào tạo theo giáo dục học là việc xem xét các thành tố cấu thành của quá trình đào tạo (như mục tiêu đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, lực lượng đào tạo (người quản lý, người dạy, người học, người phục vụ, …), phương tiện và điều kiện đào tạo, kết quả đào tạo, …) để nhận biết các hoạt động đào tạo và các nội dung QLĐT theo các thành tố trong quá trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT. 5
  19. 8.1.2. Tiếp cận Mô hình CIPO về đào tạo nhân lực Tiếp cận Mô hình CIPO (Context, Input, Process, Output/Outcome) trong nghiên cứu QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT nhằm xác định một quy trình các hoạt động đào tạo thuộc các yếu tố đầu vào (Input), yếu tố đầu ra (Output/Outcome), yếu tố tiến trình (Process) và các hoạt động nhằm làm cho đào tạo thích ứng với yếu tố bối cảnh (Context). Từ đó xác định được quy trình QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT trên cơ sở quản lý các hoạt động thuộc các yếu tố của mô hình này. 8.1.3. Tiếp cận lý thuyết quản lý dựa trên kết quả Quản lý dựa trên kết quả (Results - Based Management) là một phương thức quản lý mà thông qua đó nhà quản lý xác định các kết quả cần đạt được một cách cụ thể, rõ ràng và định hướng tất cả hoạt động quản lý của tổ chức vào mục tiêu đạt được các kết quả đó. Tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra trong nghiên cứu QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT có bản chất là quản lý dựa trên Chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành KHMT (được xác định trước) mà các nhà quản lý trường đại học phải dựa vào đó để triển khai các hoạt động đào tạo nhằm đạt được CĐR đó. 8.1.4. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn còn gọi là tiếp cận “cung - cầu” trong nghiên cứu đề tài luận án này để từ nhu cầu xã hội xác định được quy mô đào tạo nhân lực Ngành KHMT (số lượng sinh viên cần tuyển sinh cho một khoá đào tạo) phải dựa trên trên cơ sở nhu cầu nhân lực Ngành môi trường và các ngành khác có liên quan trong phát triển KT-XH của Nước CHDCND Lào; tức là tuyển sinh đào tạo Ngành KHMT phải dựa trên thực tiễn về nhu cầu thị trường lao động Ngành KHMT và Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phải đáp ứng yêu cầu sử dụng của thi trường lao động. Như vậy, tiếp cận thực tiễn có bản chất là tiếp cận thị trường và tiếp cận này nhằm đề xuất các giải pháp phối hợp giữa ĐHQG Lào với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT. 8.1.5. Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản Trong quản lý một tổ chức, chủ thể quản lý tổ chức phải triển khai các chức năng quản lý cơ bản theo một chu trình các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ 6
  20. đạo và kiểm tra để huy động và điều phối mọi nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức. Tiếp cận chức năng quản lý cơ bản trong nghiên cứu QLĐT trình độ đại học Ngành KHMT nhằm xác định được các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với mỗi nội dung QLĐT; đồng thời chỉ ra các hoạt động đó của chủ thể quản lý trong triển khai mỗi giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án như thế nào. 8.1.6. Tiếp cận hệ thống Khoa Môi trường và các phòng chức năng của ĐHQG Lào là những phần tử của ĐHQG Lào; mặt khác ĐHQG Lào là một phần tử trong hệ thống các cơ sở GD&TT và là một phần tử của hệ thống các tổ chức cấu thành Nước CHDCND Lào. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án này để xem xét sự vận hành và tác động của các khoa và phòng chức năng của ĐHQG Lào trong đào tạo Ngành KHMT; đồng thời xem xét mối quan hệ giữa ĐHQG Lào với các cơ quan quản lý của nhà nước về GD&TT ở Lào và với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường trong QLĐT Ngành KHMT. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết được phối hợp sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án này là hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá nhằm nhận biết các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong các nghị quyết lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chính sách quản lý của Chính phủ Nước CHDCND Lào, quy chế đào tạo của Bộ GD&TT Lào; đồng thời để nhận biết các tri thức khoa học về đào tạo nhân lực và QLĐT nhân lực có trong các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố của một số tác giả trong và ngoài nước Lào nhằm hình thành cơ sở lý luận (khung lý thuyết) về QLĐT trình độ đại học Ngành Khoa KHMT trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay. 8.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được phối hợp sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án này là quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia (bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), phân tích và xem xét sản phẩm hoạt động, khảo 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2