intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:304

193
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH _______________ VŨ DUY DUẨN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO - PHƯƠNG THỨC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH _______________ VŨ DUY DUẨN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO - PHƯƠNG THỨC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý Hành chính công Mã số: 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Thị Hương 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn Hà Nội, Năm 2014
  3. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.............................................................................. Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN.................................................................................... Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC..........................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ clxxviii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN................................................................ clxxix MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án .............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4 5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................ 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ...................................................................... 5 7. Kết cấu của luận án ...................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................7 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................................7 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền .................................... 7 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền khiếu nại, tố cáo ................................. 8 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về tài phán hành chính và kỷ luật hành chính 10 1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................................................12 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam......................................................................................................... 12 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo ......................................................................... 14 1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính .................................................................................................................................... 17 1.2.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước, quyền công dân có liên quan đến nội dung đề tài luận án ..................................... 19 1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ..............................................................................................................................................20 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa................................................... 20 1.3.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án phải tiếp tục giải quyết....................................... 22 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................................24 i
  4. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ, KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .........................25 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ....................................................................................................................................25 2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ............................................................................ 25 2.1.2. Tố cáo và thẩm quyền giải quyết tố cáo ................................................................. 34 2.2. PHÁP CHẾ VÀ BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ, KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ...............................................................................................................39 2.2.1. Quan niệm về pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước ................................ 39 2.2.2. Quan niệm về kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước .................................... 50 2.2.3. Bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ....................... 52 2.2.4. Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước .............................................................................................................................. 54 2.3. VAI TRÒ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐỐI VỚI BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ..........................67 2.3.1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.................................................................................................................... 67 2.3.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát hiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nhà nước ...................................................................................... 69 2.3.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước .............................................................................................................................. 70 2.3.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân vào hoạt động quản lý và giám sát hoạt động quản lý hành chính nhà nước ................. 72 Kết luận Chương 2 ...................................................................................................................75 Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ, KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY ....................................................................................................................77 3.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ...............................................................................................................77 3.1.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo ...................................................................................... 77 3.1.2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ........................................................................ 95 3.2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .............................................................................................................107 3.2.1. Về xây dựng, ban hành pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo ................................ 107 3.2.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo ................................ 112 3.2.3. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo ...... 118 3.2.4. Về phát hiện, xử lý kỷ luật thông qua công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo...................................................................................................................................... 119 ii
  5. 3.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ...............................................................................................122 3.3.1. Những ưu điểm....................................................................................................... 122 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 126 3.3.3. Những khó khăn, vướng mắc ................................................................................ 130 Kết luận Chương 3 .................................................................................................................132 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NHẰM BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ, KỶ LUẬT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 134 4.1. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN.........................................................................................134 4.1.1. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên nguyên tắc đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước ...... 134 4.1.2. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế ............................................................................................................................... 136 4.1.3. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên cơ sở bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước .................................................................. 139 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ............................................................................................146 4.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về giải quyết khiếu nại, tố cáo .............. 146 4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo ................. 149 4.2.3. Tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các thiết chế của hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu khiếu nại, tố cáo .................................................................................... 151 4.2.4. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo .................................................................................................. 154 4.2.5. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ...................... 160 4.2.6. Nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như đạo đức công vụ và trình độ công nghệ thông tin đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo .... 164 Kết luận Chương 4 .................................................................................................................165 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................. 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 169 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ HĐND : Hội đồng nhân dân KNTC : Khiếu nại, tố cáo KTNN : Kiểm toán Nhà nước NSNN : Ngân sách nhà nước PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ TAND : Tòa án nhân dân TTCP : Thanh tra Chính phủ TTHC : Tố tụng hành chính UBND : Ủy ban nhân dân UBKT : Ủy ban kiểm tra VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VPCP : Văn phòng Chính phủ XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả công tác tiếp công dân từ năm 1999 đến năm 2013 của các cơ quan hành chính nhà nước. 77 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước từ năm 1999 đến năm 2013. 95 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quyền của công dân, quyền con người. Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp. Một mặt, quyền khiếu nại, quyền tố cáo là quyền tự vệ, phản kháng của công dân trước các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích của họ; mặt khác, thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo công dân tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát xã hội, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thông qua khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước tiếp nhận yêu cầu của công dân về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, đồng thời cảnh báo cho Nhà nước về những khiếm khuyết, bất cập của cơ chế, chính sách, về những yếu kém của hệ thống quản lý và đòi hỏi cần phải được khắc phục; cảnh báo về những vấn đề của xã hội và quản lý. Công dân khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người có chức vụ, quyền hạn nhất định hoặc các cá nhân trong xã hội; không chỉ nhằm bảo về quyền và lợi ích của họ trong một vụ việc cụ thể mà còn góp phần quan trọng vào bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật, tăng cường kỷ luật Nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan, tổ chức. Mặc dù vậy, khi việc thực hiện các quyền này công dân luôn phải đối mặt với những thách thức về quyền, lợi ích bị ràng buộc bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền: bởi yếu thế so sánh giữa một cá nhân với một tổ chức. Do vậy, có thể thấy rằng quyền khiếu nại, quyền tố cáo chỉ có thể được bảo đảm thực sự trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Tuy nhiên trên thực tế, tình hình khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay vẫn diễn biến phức tạp với nhiều vụ việc diễn ra gay gắt, kéo dài, nhiều đoàn đông người đi khiếu nại và khiếu nại vượt cấp; đã xuất hiện khiếu nại, tố cáo có tổ chức hoặc do nhiều người cùng liên kết, gây sức ép đối với các cơ quan nhà nước, có trường hợp khiếu nại không đúng, tố cáo sai sự thật, cá biệt có trường hợp người khiếu nại, tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, hành hung người thi hành công vụ; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được đảm bảo. Các cơ quan quản lý Nhà nước có i
  9. thẩm quyền chưa quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, đơn khiếu nại, tố cáo tồn đọng có xu hướng tăng, tính chất vụ việc trở nên phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có nơi, có vụ việc còn chậm trễ, thiếu khách quan làm giảm lòng tin của nhân dân với cơ quan chức năng của Nhà nước. Mặt khác, trên thực tế, một bộ phận công dân có hiểu biết pháp luật nhưng do động cơ cá nhân đã cố tình tố cáo sai sự thật, khiếu nại đòi quyền lợi không chính đáng, vu khống nhằm mục đích bôi nhọ cán bộ lãnh đạo… làm cho tình hình thêm phức tạp. Những hành vi này chưa được xử lý theo pháp luật dẫn đến công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo gặp nhiều khó khăn. Pháp chế và kỷ luật là những yếu tố cơ bản, cần thiết, có sự gắn kết hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Pháp chế và kỷ luật nghiêm minh là những đảm bảo thiết thực cho hiệu lực, hiệu quả tích cực của quản lý hành chính nhà nước. Bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước có nhiều phương thức khác nhau, trong đó giải quyết khiếu nại, tố cáo với những kết quả tích cực là một phương thức cơ bản. Kết quả tích cực của giải quyết khiếu nại, tố cáo gây được tác động kép: Một mặt đảm bảo được các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, bảo đảm duy trì ổn định trật tự xã hội, tạo dựng niềm tin của xã hội đối với chính quyền nhà nước. Mặt khác nó tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc kỷ luật, giúp các đối tượng này nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ, ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện kỉ cương, đúng kỷ luật trong thực thi công vụ. Từ đó pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là bước đi có tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là quá trình lâu dài với nhiều nội dung phải thực hiện. Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nội dung quan trọng. Như Văn Kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X chỉ rõ: Việc xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền". ii
  10. Thực trạng và những đòi hỏi trên đã và đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn nhu cầu bức thiết phải giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với pháp luật khiếu nại, tố cáo và thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo phù hợp với những yêu cầu của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trước thực trạng trên, để góp phần thực hiện nghiêm minh pháp luật khiếu nại, tố cáo, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước tôi chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu sinh quản lý hành chính công. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ các khái niệm có liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. - Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 1999 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước để làm rõ mối quan hệ và vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính. - Chỉ rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. - Đưa ra quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giải quyết quyết khiếu nại tố cáo là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo dưới góc độ là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước từ khi có Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1999 đến nay. iii
  11. Để có cơ sở giải quyết vấn đề nêu trên luận án dành sự nghiên cứu thích đáng cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo; Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước; Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay. - Về không gian: Luận án nghiên cứu việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận về việc nghiên cứu đề tài là những luận điểm khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính... về bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tác giả có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận án gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh… Trong Chương 2, để làm sáng tỏ nội dung các quan niệm, đặc điểm của "khiếu nại", "khiếu nại hành chính", "giải quyết các khiếu nại hành chính" “tố cáo”, “giải quyết tố cáo”...; đánh giá sự tác động của "giải quyết khiếu nại, tố cáo" đến bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước...luận án sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, diễn dịch... Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp...; ở Chương 3 luận án làm rõ cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thời gian qua, làm rõ nguyên nhân của khiếu nại, tố cáo, đánh giá nhận xét những tác động của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đến việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước; ở Chương 4, trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh...luận án làm rõ những yêu cầu khách quan và chủ quan cần phải đổi mới cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới, góp phần vào việc tăng cường pháp chế và kỷ luật, iv
  12. nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. 5. Những đóng góp mới của luận án Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận án: - Làm rõ được giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. - Làm rõ vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước; - Đánh giá toàn diện về khiếu nại, tố cáo , giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta từ năm 1999 đến nay, đặc biệt là phần đánh giá những hạn chế, tồn tại của cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay và chỉ ra xu hướng vận động của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tới; - Đưa ra những quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án là những bổ sung quan trọng vào sự phát triển của lý luận về quản lý hành chính công, góp phần nâng cao nhận thức về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính, tố cáo, giải quyết tố cáo. Với ý nghĩa đó, luận án góp phần: - Thống nhất một số nhận thức cơ bản về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm rõ vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước; - Khái quát thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân, tồn tại dẫn đến khiếu nại, tố cáo, những hạn chế bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế, quy trình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay; - Luận án có thể làm tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người làm công tác thực tế và sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo cử nhân hành chính, cử nhân luật, các trường đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ Đảng và Nhà nước. v
  13. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, cụ thể: - Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. - Chương 3: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay. - Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. vi
  14. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền Xét nhà nước và pháp luật với nghĩa là hai vấn đề cơ bản của lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Nhà nước là chủ thể trong quan hệ "bình đẳng" với các chủ thể khác; pháp luật không chỉ là quy tắc để Nhà nước quản lý xã hội mà trước hết là quy tắc cho Nhà nước tổ chức và quản lý nhà nước. Mối quan hệ vốn có giữa nhà nước và pháp luật càng được thể hiện sâu sắc hơn khi xem xét chúng trên quan điểm của nhà nước pháp quyền. Bởi lẽ, nói đến nhà nước pháp quyền là định hướng xem xét vai trò của pháp luật với tính chất là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước và bảo đảm sự thống trị của quyền lực nhà nước trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1998), (Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi) [150] cho rằng Nhà nước pháp quyền là phương thức thống nhất quyền lực để bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong đó pháp luật giữ địa vị thống trị; có sự phân công quyền lực nhằm chống lại sự lạm quyền. Nghiên cứu cũng dẫn chiếu đến một quan niệm khác cho rằng khi nói Nhà nước pháp quyền là đề cập đến sự ngự trị của pháp luật trong xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân. Nhà nước pháp quyền là đòi hỏi tất yếu của quá trình dân chủ, quá trình phát triển hoàn thiện nhà nước trong quan hệ pháp lý với công dân, là quá trình xác lập sự kiểm soát nhà nước nhằm bảo đảm quyền công dân, quyền con người. Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (2003) (Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh) [153], (khi nghiên cứu về nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với nhân dân) đã tổng kết: Nhà nước pháp quyền đã được nhắc đến mỗi khi các nhà khoa học pháp lý cũng như các chính trị gia xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, nhà nước và công dân; xem xét đến các phương thức bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân... đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về Nhà nước pháp quyền. Có quan điểm cho rằng Nhà nước pháp quyền được hiểu là xác lập một trật tự pháp luật trong điều chỉnh quan hệ xã hội; pháp luật tổ chức nhà nước, do vậy nhà nước nào thừa nhận sự phân công quyền vii
  15. lực, sự phục tùng vào pháp luật thì đó là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là xác lập chế độ pháp trị thay cho nhân trị. Nhà nước pháp quyền là sự lựa chọn, thừa nhận phương thức trị nước bằng pháp luật. Do đó, Nhà nước pháp quyền là sự thắng thế của tư tưởng, triết lý pháp trị; Nhà nước pháp quyền với chế độ pháp trị là hai tên gọi khác nhau của cùng một nội dung. Nhà nước pháp quyền với các chế độ chính trị khác nhau được thiết lập những mô hình tổ chức quyền lực khác nhau. Song giữa chúng luôn có những điểm chung là vươn đến tự do của loài người, là sự cố gắng một cách có ý thức nhằm ngăn chặn một nhà nước bạo lực, buộc nhà nước phải tôn trọng pháp luật và các quyền con người. Bởi vậy, khi xem xét một cách tổng thể về các quan hệ xã hội mà pháp luật khiếu nại, tố cáo bảo vệ và những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền cho thấy việc hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu của nhóm tác giả Konrad - Adenaur - Sfiftung (2002) [191] Từ các quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền đã tìm hướng tiếp cận theo những đặc trưng, giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền. Chẳng hạn, năm yếu tố và giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền là dựa trên nền tảng của chủ nghĩa lập hiến; pháp luật giữ địa vị chi phối và có hiệu lực pháp lý tối thượng trong xã hội, bảo đảm nguyên tắc phân quyền và sự độc lập của tư pháp; pháp luật phải được áp dụng công bằng, nhất quán, phải bảo đảm tính công khai, minh bạch dễ tiếp cận, áp dụng kịp thời; tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người. Trong một công trình khác nhóm tác giả này lại nêu ra tám đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền là: có hệ thống pháp luật hoàn thiện, bảo đảm tính đồng bộ để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật; xác định cơ chế hữu hiệu để bảo đảm tính tối cao của luật; pháp luật mang tính pháp lý cao, công bằng, nhân dân đạo, tất cả vì lợi ích của con người, nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được bảo đảm; quyền lực nhà nước được tổ chức, phân công khoa học; tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân; thực hiện các cam kết quốc tế. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền khiếu nại, tố cáo Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1999), (Bước vào thế kỉ 21) [151] Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và thỏa mãn những nhu cầu hợp pháp của công dân đã cho rằng; Pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định việc tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận khiếu nại, tố cáo nhưng thực tế viii
  16. không phải chỉ diễn ra như vậy. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo có thể đưa khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh, kiến nghị, thắc mắc về tất cả những vấn đề liên quan đến các mặt của đời sống xã hội. Tiếp dân là kênh giao tiếp để người dân có thể góp ý, hiến kế, phản ánh kiến nghị, các cơ quan, tổ chức có thông tin phản hồi về hệ thống và công tác điều hành quản lý của mình. Do còn có những nhận thức rất khác nhau về mục đích, ý nghĩa của công tác tiếp dân, cho nên việc tiếp công dân hiện nay chưa được tổ chức với một mô hình thống nhất giữa trung ương và địa phương. Thông tin về tiếp công dân còn phân tán, chưa được quản lý thống nhất, chưa được phân tích xử lý triệt để phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan, tổ chức và phục vụ yêu cầu đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật. Tình trạng người khiếu nại, tố cáo không biết gửi đơn ở đâu là đúng thẩm quyền, phải đi lại đến nơi tiếp công dân nhiều lần; công dân không nhận được tư vấn kịp thời và thuận lợi tại nơi tiếp công dân chủ yếu làm công việc hướng dẫn chuyển đơn và không tiếp nhận xử lý các kiến nghị, phản ánh, thắc mắc còn là hiện tượng phổ biến. Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu khuyến cáo, một số công dân có nhiều thông tin và tích cực phản ánh về hành động của lãnh đạo, chính quyền thì việc giám sát sẽ tốt hơn. Từ đó, đòi hỏi lãnh đạo phải có thái độ trung thực hơn. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2002), (Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia) [152]. Khi nghiên cứu về cách thức kiềm chế để đi đến giải quyết có hiệu quả nạn tham nhũng đã cho rằng: Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là quyền dân chủ trực tiếp. Dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Nó là một phương thức tổ chức quyền lực và là biện pháp để kiểm soát quyền lực. Dân chủ còn được nhận biết về ý nghĩa là nội dung của quyền con người. Theo ý nghĩa đó, dân chủ được coi là một tiêu chí để xem xét những tiến bộ của thời đại, của các thể chế chính trị. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân hiện nay hầu hết được nhìn nhận trong các giá trị về bảo đảm dân chủ, cụ thể là việc xem xét đến giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với các quyền cơ bản của công dân, giới hạn các quyền tự do của công dân trong mối quan hệ với quản lý nhà nước cùng với việc bảo đảm các điều kiện cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của mình. Nghiên cứu của nhóm tác giả Jen - Michel De - Forger (1995), (Luật Hành chính) [190], khi bàn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính đã cho rằng. Việc pháp luật ghi nhận khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân có ix
  17. ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố địa vị pháp lý của công dân trong quan hệ với các cơ quan công quyền, trong việc hỗ trợ, bảo đảm thực tế cho quyền tự do, quyền dân chủ của con người. Ghi nhận quyền khiếu nại, quyền tố cáo là quyền cơ bản cũng là việc Nhà nước thừa nhận sự phản kháng theo pháp luật của công dân trước việc làm trái pháp luật. Về bản chất, khiếu nại, tố cáo phản ánh mối quan hệ giữa công dân, cơ quan, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa công dân, cơ quan, tổ chức với nhau thông qua việc đòi hỏi về sự can thiệp của Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo là sự phản chiếu mức độ đúng đắn của chính sách pháp luật, thước đo về sự hài lòng của dân chúng đối với cơ quan công quyền và thước đo về thái độ của công dân đối với chế độ. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về tài phán hành chính và kỷ luật hành chính Xét trên khía cạnh dân chủ thì tài phán hành chính và kỷ luật hành chính là một cơ chế bảo đảm quyền dân chủ bằng cách cho phép công dân có thể chống lại (phản đối) các quyết định hoặc hành vi hành chính của các cơ quan công quyền và công chức đã lạm quyền, vi phạm pháp luật làm thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Từ khía cạnh trên đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới tiêu biểu như: Nghiên cứu của tác giả Francis Lamy với tựa đề Tài phán hành chính ở cộng hòa Pháp được trình bày tại hội thảo Việt Pháp về Tòa án hành chính - Hà Nội, 1994 [187]. Khi tập trung nghiên cứu về tài phán hành chính tác giả nhận xét: việc trao quyền xét xử các tranh chấp hành chính cho chính bản thân cơ quan hành chính lại dẫn đến một hậu quả đương nhiên là làm lẫn lộn chức năng hành chính và chức năng tài phán do có hai điểm hạn chế rõ ràng sau: Một là, các nhà hành chính nhiều khi không phải là các luật gia vì thế phán quyết của họ không phải lúc nào cũng chính xác về phương diện pháp lý. Hai là, quan trọng hơn là cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người xử kiện, vừa là thẩm phán lại vừa là đương sự, họ là người có quyền phán xét hành vi của chính mình hoặc của cấp dưới, như vậy rõ ràng không thể bảo đảm tính công bằng và vô tư trong quá trình giải quyết vụ kiện. Để hạn chế sự bất hợp lý đó ông đưa ra một nguyên tắc của nền hành chính, đó là nguyên tắc phân chia hành chính quản lý và hành chính tài phán với lý lẽ: Nền hành chính quốc gia là thống nhất gồm hai hoạt động: x
  18. - Hành chính quản lý hay hành chính điều hành tức là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Hành chính tài phán là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành chính thông qua việc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối các quyết định của cơ quan hành chính. Hai bộ phận này nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng thực ra đều có mục đích chung là làm cho bộ máy công quyền ngày càng hoàn thiện hơn, tính kỷ luật và chịu trách nhiệm trong quản lý hành chính sẽ cao hơn nhất là trong quá trình ra quyết định hành chính cũng như tiếp nhận và giải quyết tố cáo của công dân. Nghiên cứu, Những cơ sở của tài phán hành chính ở Cộng hòa Liên bang Đức của tác giả Karl-Peter Sommermann được chính tác giả trình bày tại Hội thảo Việt Nam - Đức về Tòa án hành chính - Hà Nội, 1994. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi các đạo luật thực hiện chức năng của mình với tư cách là phương tiện chống lại sự chuyên chế của nhà nước thì tất nhiên cũng phải tìm kiếm những phương tiện nhằm thi hành đạo luật đó về mặt thực tế. Có nghĩa rằng phải có một cơ chế để kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm hoạt động của nó theo đúng khuôn khổ của pháp luật cho phép, không được lạm quyền, lộng quyền. Điều đó đòi hỏi tất yếu phải có hoạt động tài phán hành chính. Do đó cần thiết phải có Tòa án hành chính độc lập với hoạt động điều hành của cơ quan hành chính Một tác phẩm khác có nhan đề Nhà nước pháp quyền của tác giả Otto Beahr, xuất bản tại Đức năm 1964 đã viết: pháp luật và đạo luật chỉ có thể giành được ý nghĩa và quyền lực thực sự ở nơi nó sẵn sàng tìm thấy sự phán quyết về việc thi hành chúng. Ông đưa ra một câu hỏi mang tính bản chất của việc xử lý các khiếu kiện hành chính là: Khi đã đi đến một quyết định cơ bản là cần thiết phải tổ chức việc kiểm tra hoạt động hành chính theo con đường tòa án thì cùng với nó sẽ đặt ra vấn đề: việc kiểm tra này sẽ giao cho các tòa án “thường” hay tòa án “chuyên trách” về hành chính. Câu hỏi này đã được trả lời bằng việc thành lập các tòa án chuyên trách ở Đức sau này. Qua nghiên cứu về tài phán hành chính (mô hình ở một số nước) cho thấy tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở các nước trên thế giới rất khác nhau nhưng về tổng quát, có thể phân ra làm mấy hệ thống cơ bản sau đây: * Pháp và một số nước theo mô hình Pháp: Có các Toà án hành chính độc lập nhưng gắn bó chặt chẽ với nền hành chính quốc gia thông qua việc giao thêm cho Toà án hành chính chức năng tư vấn pháp lý, nhất là ở trung ương. Cùng với Pháp là các xi
  19. nước: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bỉ, Italia, Ai Cập, Côlômbia. * Một số nước có hệ thống cơ quan tài phán hành chính chỉ làm nhiệm vụ xét xử hành chính. Đó là: Cộng hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Mêhicô… * Một số nước chọn giải pháp trung gian: Toà án hành chính không tổ chức thành hệ thống độc lập mà thành các toà án chuyên trách về hành chính trong hệ thống Toà án thường như ở Trung Quốc, Inđônêxia, Bênanh, Cônggô, Bờ biển Ngà, Mađagaxca, Môritani, Nigiênia, Xênêgan, Tôgô… * Ở các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ: Toà án thường có chức năng tài phán hành chính, ngoài Anh, Mỹ có các nước Ailen, Aixơlen, Nauy, Đan Mạch, Canađa, Síp, Nigênia, Irắc, Ixraen. Một số nước Đông Nam Á ảnh hưởng Mỹ cũng theo hệ thống này. Việc lựa chọn mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở mỗi nước căn cứ vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh cụ thể. Cách thức tổ chức có thể thích hợp với nước này nhưng lại không thể áp dụng với nước khác hoặc ngược lại. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử các vụ kiện về hành chính ở một số nước, có thể nhận thấy rằng, mỗi mô hình tổ chức đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. 1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Những vấn đề về pháp luật khiếu nại, tố cáo và bảo đảm pháp chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là những chủ đề giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về khoa học pháp lý và các nhà hoạt động thực tiễn ở nước ta trong những năm gần đây. Có thể chia các công trình nghiên cứu về những chủ để trên thành các nhóm sau: 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Nhà nước pháp quyền và bảo đảm pháp chế là vấn đề giành được sự quan tâm sâu, rộng của các nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Ở Việt Nam từ sau những năm 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu về nhà nước pháp quyền trở thành cấp thiết. Các công trình thuộc nhóm này được thể hiện trong những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các giáo trình đào tạo luật học và các tài liệu chuyên khảo như: - "Nhà nước pháp quyền - một hình thức tổ chức nhà nước", PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 (7/2001): trong nghiên cứu này tác giả xii
  20. đi sâu nghiên cứu phân tích những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền trong đó có sự so sánh, phân tích từ lý luận đến thực tiễn trong xây dựng nhà nước pháp quyền qua đó đưa ra những nhận xét mang tính khoa học về sự cần thiết phải xây dựng một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bởi đây được xem như là một hình thức tổ chức nhà nước đáp ứng những yêu cầu về thực hiện dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân [117]. - "Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng", GS.TSKH. Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2001; "Nhận diện Nhà nước pháp quyền", PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2002; "Về tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm Nhà nước pháp quyền". PGS.TS Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học, số 2/2002; "Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển", TS. Lê Cảm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2002; "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng", Tô Xuân Dân, Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Cộng sản, số 4 tháng 2/2004; Các công trình nghiên cứu này chủ trương tìm hiểu và cắt nghĩa về những đặc trưng có bản của nhà nước pháp quyền, sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền là cơ sở để thực hiện dân chủ trong quản lý nhà nước đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền và pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Các nghiên cứu này đều thống nhất về mặt tư tưởng là xây dựng nhà nước pháp quyền phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chế độ nhân dân làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện chủ yếu bằng thiết chế quyền lực nhà nước. Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội cũng chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại của đất nước luôn là mối quan tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của Ðảng và nhân dân ta. - "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa", GS.TS Hoàng Văn Hảo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2004: trong nghiên cứu này tác giả đi sâu nghiên cứu hệ thống các tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời tác giả đã có những đánh giá, nhận xét về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay qua đó chỉ ra những cách thức cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền trong tình hình mới đồng thời nêu ra một số xiii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1