Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
lượt xem 10
download
Luận án nhằm xây dựng khung chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo cách tiếp cận thị trường kéo trên cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý KH&CN và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: Thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chủ tịch Hội đồng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng 1. PGS.TS Phạm Huy Tiến 2. TS. Phạm Hồng Quất Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ “Chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các tài liệu, số liệu, kết quả trích dẫn được sử dụng trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy Hiền
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn luận án: PGS.TS. Phạm Huy Tiến và TS. Phạm Hồng Quất đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vũ Cao Đàm, PGS.TS. Trần Văn Hải, PGS.TS. Đào Thanh Trường và các thầy cô giáo Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ, góp ý, và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận án này. Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, động viên Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Mặc dù Nghiên cứu sinh đã có nhiều cố gắng, song bản luận án chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý, đóng góp của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những người quan tâm để Nghiên cứu sinh nâng cao chất lượng luận án và hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu khoa học của mình. Trân trọng! Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy Hiền
- MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục .............................................................................................................. 1 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................... 4 Danh mục các bảng ........................................................................................... 5 Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... 6 Danh mục các hình vẽ ....................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 20 1.1. Công trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 20 1.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước........................................................... 26 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu .......................................................... 41 1.4. Những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết ................. 42 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI........ 45 2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 45 2.1.1. Kết quả nghiên cứu và triển khai .................................................... 45 2.1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ......................... 48 2.1.3. Các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ ........................... 58 2.1.4. Chính sách khoa học và công nghệ và chính sách thị trường kéo .. 64 2.2. Mối liên hệ giữa các khái niệm ................................................................ 75 2.2.1. Quan hệ giữa kết quả R&D và sản phẩm, hàng hóa (product) có tính đổi mới của doanh nghiệp .................................................................. 75 2.2.2. Vai trò cầu nối giữa cầu - cung của các thiết chế trung gian trong thị trường công nghệ........................................................................ 76 2.2.3. Quan hệ công nghệ đẩy - thị trường kéo trong thị trường công nghệ... 78 1
- 2.3. Khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai .............................................................................................. 79 Chƣơng 3: HIỆN TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................... 83 3.1. Bối cảnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam ... 83 3.1.1. Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................................................ 83 3.1.2. Chính sách quốc gia thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................................................ 97 3.1.3. Kết quả thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............. 99 3.1.4. Rào cản đối với việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai.................................................................................................. 112 3.2. Hệ thống chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai hiện hành ....................................................................................... 114 3.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................... 114 3.2.2. Các Chương trình, Đề án, Dự án thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ................................................................... 117 3.3. Phân tích hệ thống chính sách hiện hành thúc đẩy thương mại hóa các kết quả R&D.................................................................................................. 118 3.3.1. Chính sách đối với kết quả R&D cho thị trường công nghệ ........ 118 3.3.2. Chính sách về thể chế hóa các giao dịch trong thị trường công nghệ. 124 3.3.3. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D ........................................................................................... 127 3.4. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành đối với việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D .................................................................................... 132 2
- 3.4.1. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến kết quả R&D cho thị trường công nghệ............................................................... 132 3.4.2. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành liên quan đến thể chế hóa các giao dịch trong thị trường công nghệ......................................... 134 3.4.3. Đánh giá chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thương mại hóa từ kết quả R&D ................................... 138 Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THỊ TRƢỜNG KÉO THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ R&D Ở VIỆT NAM 143 4.1. Triết lý và hệ quan điểm hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ..................................................... 143 4.2. Khung hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ................................................................................ 144 4.2.1. Thiết chế vĩ mô cho thị trường công nghệ .................................... 144 4.2.2. Các kịch bản chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D..................................................................................... 144 4.2.3. Phân tích SWOT các kịch bản chính sách .................................... 151 4.3. Giải pháp thực hiện hệ thống chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ............................................................ 153 4.3.1. Các giải pháp đối với nhân lực khoa học và công nghệ và tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ........................................ 153 4.3.2. Các giải pháp đối với nhu cầu công nghệ ..................................... 154 4.3.3. Các giải pháp liên quan đến định chế trung gian của thị trường công nghệ ................................................................................................ 155 KẾT LUẬN .................................................................................................. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 163 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 177 3
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BIC : Trung tâm đổi mới sáng tạo doanh nghiệp CGCN : Chuyển giao công nghệ KH&CN : Khoa học và Công nghệ NSNN : Ngân sách nhà nước R&D : Nghiên cứu và triển khai SHTT : Sở hữu trí tuệ TLO : Văn phòng kết nối công nghệ TTO : Văn phòng chuyển giao công nghệ 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân tích kết quả nghiên cứu theo các giai đoạn nghiên cứu ........ 49 Bảng 2.2: So sánh hình thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai trực tiếp và gián tiếp ............................................................. 54 Bảng 2.3: Đặc điểm các tổ chức trung gian cho hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu ........................................................................ 59 Bảng 3.1: Đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ .......... 84 Bảng 3.2: Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và triển khai theo GDP .......................... 86 Bảng 3.3: Nhân lực nghiên cứu và triển khai (2011-2017) ............................ 89 Bảng 3.4: Nhân lực R&D chia theo trình độ................................................... 91 Bảng 3.5: Phỏng vấn mức độ quan tâm của chủ trì đề tài đến một số chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ................................ 92 Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Chương trình KC.01 - KC.10)... 101 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp số lượng các công bố khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012-2016. 104 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các hợp đồng nghiên cứu của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016. ................................ 105 Bảng 3.9: Tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 ................................. 106 Bảng 3.10: Nhân lực và kinh phí NSNN cho hoạt động ứng dụng công nghệ tại địa phương (2016-2018) ............................................... 108 Bảng 3.11: Thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ tại địa phương (2016-2018)................................................................................. 109 Bảng 3.12: Công nghệ làm chủ và công nghệ có nhu cầu từ thị trường công nghệ tại địa phương (2016-2018)....................................... 110 Bảng 3.13: Hợp đồng dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ do hệ thống các trung tâm ứng dụng công nghệ tại địa phương thực hiện (2016-2018)........................................................................ 111 5
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Chi cho R&D theo thành phần kinh tế ....................................... 85 Biểu đồ 3.2: Tổng chi quốc gia cho R&D của Việt Nam ............................... 86 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh thu đầu tư cho nghiên cứu và triển khai tại các doanh nghiệp Đông Nam Á (2014-2017) ................................... 88 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tỷ lệ nhân lực R&D theo khu vực hoạt động (2017) ..... 90 Biểu đồ 3.5: Số lượng người tham gia R&D trên một vạn dân của một số quốc gia và khu vực .................................................................... 91 Biểu đồ 3.6: Yếu tố tác động đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ............ 112 Biểu đồ 3.7: Các yếu tố cản trở thương mại hóa kết quả nghiên cứu ........... 113 6
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chính sách thương mại hóa kết quả R&D ....................................... 25 Hình 1.2: Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chính sách thương mại hóa kết quả R&D ....................................... 40 Hình 2.1: Quy trình hoạt động nghiên cứu và triển khai ................................ 46 Hình 2.2: Mô hình thung lũng chết ................................................................. 51 Hình 2.3: Từ ý tưởng đến các dự án thương mại hóa thành công .................. 51 Hình 2.4: Sơ đồ “công nghệ đẩy” và “thị trường kéo” của Michael .............. 74 Hình 2.5: Sơ đồ tương tác từng cặp giữa các yếu tố quan trọng cấu thành chính sách “thị trường kéo” của Janos Vecsenyi ............................ 75 Hình 2.6: Mối quan hệ của thị trường mua - bán kết quả nghiên cứu ............ 79 Hình 2.7: Chuyển đổi một ý tưởng khoa học thành sản phẩm sử dụng công nghệ ........................................................................................ 80 Hình 2.8: Mô hình chính sách thị trường/nhu cầu kéo ................................... 80 Hình 2.9: Khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai .................................................................. 81 Hình 3.1: Nguyên nhân các nhà khoa học chưa quan tâm cao đến các chính sách liên quan đến thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D............... 93 Hình 4.1: Khung chính sách thị trường kéo thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai ......................................................... 145 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh theo cách mạng 4.0, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đang tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia một cách mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học, công nghệ. Việt Nam với mục tiêu sớm cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đang đứng trước các cơ hội và thách thức để phát triển đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ là một phương hướng quan trọng nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh [20]. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ, một thành tố của thị trường kinh tế, là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tư tưởng phát triển thị trường khoa học và công nghệ được tiếp tục thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, cụ thể tại phương hướng phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường nhằm hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra: 8
- Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh [20]. Các kết quả R&D là một “hàng hóa” quan trọng trong thị trường công nghệ vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, do các nhà khoa học cung cấp (bên cung) cho các doanh nghiệp sử dụng (bên cầu) với sự hỗ trợ của các thể chế trung gian và theo sự điều tiết của Nhà nước. Thương mại hóa kết quả R&D còn là “đầu ra (output)”, có vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức, cá nhân hoạt động R&D, là một yếu tố để đánh giá hiệu quả của hoạt động R&D. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi các tổ chức KH&CN công lập nơi sản sinh ra phần lớn các kết quả R&D đang thực hiện cơ chế tự chủ ở mức độ ngày một cao hơn, các doanh nghiệp trong nước không còn dựa vào lợi thế cạnh tranh từ tài nguyên thiên nhiên có hạn mà phải bắt đầu phải dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn tài nguyên tri thức trong nước, thì việc thương mại hóa kết quả R&D là một vấn đề nổi lên và ngày càng trở nên cấp thiết. Như vậy, thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mới, ngày càng trở nên cấp thiết và khá là thú vị với sự tương tác theo các quy luật thị trường của 04 nhà: nhà khoa học, tổ chức hoạt động R&D - bên bán; doanh nghiệp sử dụng kết quả R&D cho sản phẩm thương mại của mình - bên mua; các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ - bên môi giới; Nhà nước với việc ban hành chính sách làm môi trường cho hoạt động thương mại hóa R&D - bên điều tiết. Theo một số nghiên cứu gần đây, việc thương mại hóa kết quả R&D ở nước ta hiện nay còn hạn chế. Điều này dẫn đến câu hỏi “Tại sao?”. 9
- Đề tài được đặt ra từ hỏi “Phải chăng việc thương mại hóa kết quả R&D ở nước ta hiện nay còn hạn chế do chính sách của Nhà nước còn thiếu tính “kéo” của thị trường công nghệ?”. Luận án mong muốn nghiên cứu để có câu trả lời này dưới góc độ khoa học và thực tiễn, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D từ phía Nhà nước, bằng một khung chính sách tiếp cận theo quy luật thị trường và theo đường lối đổi mới của Đảng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm xây dựng khung chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo cách tiếp cận thị trường kéo trên cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý KH&CN và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Làm rõ nét về cơ sở lý luận của chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D; - Mô tả và phân tích hiện trạng các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D Việt Nam trong giai đoạn 2005-2018; - Đề xuất khung chính sách quốc gia thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam theo cách tiếp cận thị trường kéo. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý thị trường kéo nghĩa là gì? Đã được thể hiện trong các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam như thế nào? Để thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiệu quả hơn, khung chính sách quốc gia theo cách tiếp cận thị trường kéo như thế nào? 4. Giả thuyết nghiên cứu Luận án đặt ra giả thuyết: Thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Để cải thiện tình hình này, về mặt 10
- chính sách, cần đổi mới các chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo hướng tiếp cận thị trường kéo. Đổi mới chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo hướng thị trường kéo tác động vào 03 khâu của chu trình thương mại hóa kết quả R&D là: Thứ nhất, đổi mới chính sách thực hiện R&D theo đặt hàng của thị trường công nghệ (đầu vào của thương mại hóa kết quả R&D). Thứ hai, hoàn thiện chính sách thể chế hóa các giao dịch trong thị trường công nghệ, trong đó hình thành và phát triển các định chế trung gian theo nhu cầu và điều tiết của thị trường công nghệ (môi trường và các bên trung gian cho thị trường công nghệ). Thứ ba, tăng cường chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng các kết quả R&D trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm (đầu ra của thương mại hóa kết quả R&D). 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D theo hướng thị trường kéo ở Việt Nam với các giới hạn sau: Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2018. Phạm vi không gian: Luận án khảo sát ở một số đề tài nghiên cứu của tổ chức R&D, các doanh nghiệp được hình thành từ các sản phẩm R&D (doanh nghiệp spin-off, doanh nghiệp start-up, doanh nghiệp ươm tạo, ....), các doanh nghiệp nhận chuyển giao các kết quả R&D ở các cấp và trên địa bàn toàn quốc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng để thu nhận các đánh giá của chuyên gia có trình độ cao và những cá nhân có liên quan nhằm xem xét, nhận định 11
- vấn đề nghiên cứu, củng cố các luận cứ nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thiết kế dựa trên kết quả phân tích các chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu do Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các viện nghiên cứu (hạng đặc biệt), các trường đại học quốc gia ban hành. Nghiên cứu định tính sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, seminar, tọa đàm, quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Phỏng vấn sâu: được thực hiện đối với các nhà xây dựng và thực thi chính sách, các chuyên gia về thương mại hóa kết quả R&D và quản lý khoa học và công nghệ; các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến một dự án thương mại hóa kết quả R&D. Mỗi nhóm đối tượng có nội dung phỏng vấn sâu khác nhau. Nhóm đối tượng thứ nhất: các nhà xây dựng và thực thi chính sách, các chuyên gia về thương mại hóa kết quả R&D và quản lý khoa học và công nghệ. Nhóm đối tượng này có số lượng không nhiều và tương đối khó tiếp cận do họ khá bận rộn, vì vậy, Luận án chọn ngẫu nhiên 10 chuyên gia có thể thu xếp được thời gian để tiến hành phỏng vấn sâu. Phỏng vấn xoay quanh các nội dung về xu hướng thương mại hóa kết quả R&D trên thế giới hiện nay; các tiêu chí đánh giá hiệu quả của thương mại hóa kết quả R&D, đặc biệt trong bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ hiện nay của Việt Nam; đánh giá các chính sách và kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến thương mại hóa kết quả R&D hiện nay, những điều kiện cần và đủ để thương mại hóa kết quả R&D thành công ở Việt Nam; và định hướng giải pháp về chính sách để thương mại hóa kết quả R&D thành công ở Việt Nam hiện nay. Nhóm đối tượng thứ hai: các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến một dự án thương mại hóa kết quả R&D. Luận án đã liên hệ với gần 30 nhà khoa học và 30 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến một dự án thương mại hóa kết quả R&D để phỏng vấn, tuy nhiên, chỉ có 10 nhà khoa 12
- học và 10 doanh nghiệp sẵn sàng tham gia phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng này liên quan đến dự án thương mại hóa kết quả R&D mà họ trực tiếp tham gia, các vấn đề về: loại hình thương mại hóa kết quả R&D, tính ứng dụng của kết quả R&D do các nhà khoa học cung cấp, tác động của các chính sách đến dự án thương mại hóa kết quả R&D, các khó khăn vướng mắc gặp phải và cách giải quyết, vấn đề hợp tác giữa nhà khoa học và doanh nghiệp. Thảo luận nhóm (group discussion): Do đặc điểm của đề tài có quy mô khảo sát khá lớn và phải tiến hành với nhiều nhóm đối tượng ở các chuyên ngành khác nhau, với nguồn lực hạn chế và thời gian có hạn, nhằm có sự linh hoạt và đạt hiệu quả cao, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm nhỏ 2-4 người theo các chủ đề khác nhau. Đối với các nhà khoa học, doanh nghiệp có liên quan trong một dự án thương mại hóa kết quả R&D: Thảo luận nhóm được tiến hành với nội dung những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án, các bài học thành công và thất bại của thương mại hóa kết quả R&D, đặc biệt từ các hỗ trợ về chính sách của Nhà nước. Đối với các chuyên gia trong các viện nghiên cứu, trường đại học: Thảo luận nhóm được thực hiện với nội dung tại sao thương mại hóa kết quả R&D tại tại cơ quan anh/chị công tác còn hạn chế và giải pháp nào để cải thiện tình hình thương mại hóa kết quả R&D tại cơ quan anh/chị công tác. Đối với các nhà quản lý khoa học và công nghệ tại các bộ, ngành, đại phương, viện nghiên cứu, trường đại học, chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước, quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Thảo luận nhóm tập trung vào các nội dung hiệu quả của thương mại hóa kết quả R&D trong các đề tài nghiên cứu, giả pháp chính sách để nâng cao hiệu quả. Tọa đàm, seminar: Tổ chức tọa đàm, seminar theo nhóm từ 3-10 chuyên gia trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo các nội dung sau: 13
- Phát hiện những đặc điểm chung của thương mại hóa kết quả R&D tại Việt Nam; Đánh giá nhu cầu (dịch vụ, vốn, chính sách hỗ trợ...) chung của các doanh nghiệp/cá nhân để biến một kết quả R&D thành hàng hóa bán trên thị trường; Xây dựng chính sách thị trường kéo thương mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu tài liệu (desk study): bao gồm việc thu thập tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí quốc tế và Việt Nam, trang thông tin điện tử các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, … có liên quan đến việc thương mại hóa kết quả R&D. Tài liệu sơ cấp bao gồm: văn bản pháp luật, văn kiện của Đảng, công trình khoa học, báo cáo chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp bao gồm: bài báo, báo cáo, các kết luận và phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. Phương pháp này được sử dụng để xây dựng nội dung nghiên cứu chủ yếu ở Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu và Chương 2 - Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai. Quan sát (observation): Tác giả đã tiến hành quan sát thực tế tại 03 trường hợp kết quả R&D đã được thương mại hóa thành công tại trường đại học, và 05 trường hợp kết quả R&D đã được thương mại hóa thành công tại viện nghiên cứu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tham quan và khảo sát tại 05 doanh nghiệp đã và đang triển khai dự án thương mại hóa kết quả R&D. Việc khảo sát thực tế này giúp tác giả luận án thấy được quy mô, cơ sở vật chất của các dự án thương mại hóa kết quả R&D tại Việt Nam, thấy được sản phẩm công nghệ được thương mại hóa thành công, tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ có sản phẩm trên thị trường là kết quả của thương mại hóa kết quả R&D thành công. Mỗi trường hợp nghiên cứu được mô tả về các nội dung: giới thiệu về đơn vị chủ trì, mục tiêu của dự án, khía cạnh đổi mới của sản phẩm (Innovation aspects), khía cạnh thương mại của 14
- sản phẩm, các hoạt động-sản phẩm đầu ra-chỉ số đánh giá, phân tích SWOT, phân tích rủi ro [Phụ lục 4]. 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu giúp lượng hóa các mối quan hệ hoặc để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Thông tin thu thập được trong nghiên cứu định lượng thường có cấu trúc định trước, dựa vào mô hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu để thu thập dữ liệu. Thông tin sau khi thu thập được xử lý, phân tích có tính thống kê để đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cho thấy việc thu thập số liệu định lượng đối với nội dung thương mại hóa kết quả R&D của các đề tài nghiên cứu các cấp rất khó khăn. Tác giả đã tham gia vào một số nghiên cứu có liên quan đến đánh giá kết quả R&D và thấy rằng số lượng trả lời phiếu hỏi từ chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu rất thấp (Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn năm 2013, 64% đề tài không phản hồi phiếu hỏi dưới mọi hình thức, với các lý do khác nhau: cơ quan chủ trì đề tài không cung cấp số điện thoại của chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài không biết điện thoại và địa chỉ của chủ nhiệm đề tài vì cơ quan tiếp nhận kết quả khi đó không yêu cầu số điện thoại và địa chỉ của chủ trì đề tài, chủ trì đề tài đã về hưu hoặc chuyển công tác, đề tài đã được nghiệm thu và hội đồng đánh giá nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu cho nên không mong muốn nói về đề tài nữa, …). Thêm vào đó, chất lượng trả lời phiếu hỏi cũng không bảo đảm. Đơn cử như nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn (2013) hỏi về kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao theo hình thức nào đối với 107 đề tài nghiên cứu thì phần lớn các chủ trì đề tài nghiên cứu cũng như một bộ phận các cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu không quan tâm hoặc e ngại trao đổi về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của họ. 15
- Luận án đã gửi 150 phiếu hỏi liên quan đến các chính sách thương mại hóa kết quả R&D và nhận được rất ít phiếu trả lời, chất lượng trả lời không bảo đảm. Vì vậy, để có dữ liệu phân tích hiện trạng về thương mại hóa kết quả R&D và chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D, luận án không thể tiến hành lấy phiếu hỏi theo phương pháp thông thường mà luận án sử dụng các phương pháp sau: Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp (secondary data) Luận án thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến các nội dung nghiên cứu theo trình tự: xác định các dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu; xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể có dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu; tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã xác định; thu thập các dữ liệu từ nguồn đã xác định, trong đó lưu ý xác định rõ nguồn của dữ liệu. Các dữ liệu luận án đã thu thập được tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm minh chứng cho vấn đề nghiên cứu gồm: các thống kê, các báo cáo, số liệu ngành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình lấy số liệu thứ cấp, luận án đã sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê để tóm tắt dữ liệu, loại bỏ những dữ liệu không liên quan, chắt lọc những dữ liệu sẽ sử dụng cho luận án, hiệu chỉnh các dữ liệu thu thập được, kết nối các dữ liệu với nhau để hình thành bộ số liệu đồng nhất, cung cấp thông tin hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu. Thống kê mô tả (Descriptive statistics): Vấn đề nghiên cứu của luận án liên quan đến mẫu nghiên cứu khá lớn, gồm 687 tổ chức R&D công lập các cấp trong phạm vi toàn quốc và 136.070 nhân lực R&D [21]. Với năng lực và thời gian có hạn, tác giả chọn một số nhóm điển hình để tiến hành nghiên cứu như sau: Thứ nhất, đối với các R&D cấp nhà nước, Luận án khảo sát tại 10 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ (chương trình KC) của Các chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 32 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 9 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn