intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:239

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách và nâng cao chất lượng TTCS khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian (2020-2025).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VIỆT CHÂU CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẦU TƢ VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VIỆT CHÂU CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẦU TƢ VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 934 04 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNG 2. GS.TS. CHU VĂN CẤP HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phan Việt Châu
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 11 1.2. Những kết quả và "khoảng trống" đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu 26 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẦU TƢ VÀO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN 29 2.1. Những lý luận về chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản 29 2.2. Lý luận về thực thi chính sách 51 2.3. Kinh nghiệm về thực thi chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản 56 Chƣơng 3: TÌNH HÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẦU TƢ VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 70 3.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ 70 3.2. Sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tƣ nhân trong ngành công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản nói riêng 80 3.3. Thực trạng chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản 90 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 122
  5. 4.1. Dự báo về thị trƣờng nông, thuỷ sản và định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản 122 4.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 174
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm BĐKH : Biến đổi khí khậu BVTV : Bảo vệ thực vật CNCB : Công nghiệp chế biến CNCBCT : Công nghiệp chế biến, chế tạo CNH : Công nghiệp hoá HĐH : Hiện đại hoá CTQG : Chính trị quốc gia CSKK : Chính sách khuyến khích DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lƣơng Nông Liên Hợp quốc) FDI : Foreign Direct Investment (100% vốn trực tiếp từ nƣớc ngoài) GAP : Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) GDP : Tổng sản phẩm nội địa GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTSL : Giá trị sản lƣợng GTSX : Giá trị sản xuất KHCN : Khoa học công nghệ KTTT : Kinh tế thị trƣờng NNNT : Nông nghiệp nông thôn GTSX : Giá trị sản xuất NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ODA : Official Development Assistance (là một hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài)
  7. PCI : Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh SHTN : Sở hữu tƣ nhân TBKT : Tiến bộ kỹ thuật SHTN : Sở hữu tƣ nhân TCTTCS : Tổ chức thực thi chính sách TTCS : Thực thi chính sách TTHC : Thủ tục hành chính TBKTVN : Thời báo kinh tế Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân USDA : U.S. Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp Mỹ VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1: Đ c trƣng cơ bản của ngƣời trả lời phiếu phỏng vấn bán cấu tr c điều tra các doanh nghiệp 6 Bảng 2: Đ c trƣng cơ bản của đội ng cán bộ công chức - những ngƣời trả lời phiếu hỏi dành cho cán bộ công chức trong các cơ quan có chức n ng thực thi chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản 7 Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá CSKK DNTN 45 Bảng 3.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn 73 Bảng 3.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 74 Bảng 3.3: Diện tích, n ng suất và sản lƣợng l a của thành phố Cần Thơ 75 Bẳng 3.4: Sản lƣợng thủy sản của thành phố Cần Thơ 75 Bảng 3.4: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ, thời điểm 31/12 hàng n m, phân theo ngành kinh tế 82 Bảng 3.5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong các doanh nghiệp ngành nông - lâm - thuỷ sản và CNCB, chế tạo 82 Bảng 3.6: Giá trị tài sản cố định và đầu tƣ tài chính dài hạn của các doanh nghiệp ngành nông - lâm - thuỷ sản và CNCB, chế tạo, tại thời điểm 31/12 hàng n m 83 Bảng 3.7: Lợi nhuận trƣớc thuế và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp ngành nông - lâm - thuỷ sản và CNCB, chế tạo 83 Bảng 3.8: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngành nông - lâm - thuỷ sản và CNCB, chế tạo 84 Bảng 3.9: Tổng thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngành nông - lâm - thuỷ sản và CNCB, chế tạo 84 Bảng 3.10: Một số sản phẩm chủ yếu của ngành CNCB thuỷ sản do các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chế biến 86
  9. Bảng 3.11: Quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản 86 Bảng 3.12: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản 86 Bảng 3.13: Sản lƣợng xay xát gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ 88 Bảng 3.14: Quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xay xát trên địa bàn thành phố Cần Thơ 88 Bảng 3.15: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xay xát trên địa bàn thành phố Cần Thơ 88 Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả điều tra về triển khai những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ 95 Bảng 3.17: Tổng hợp các doanh nghiệp thụ hƣởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ 114 Bảng 3.18: Đánh giá của đội ng cán bộ công chức các cơ quan thực thi chính sách về hiệu quả của việc thực thi các chƣơng trình, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào công nghiệp chế biến nông, thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Theo (Mức đánh giá theo thang điểm 5 trong đó: 1 Rất không tốt; 2 Không tốt; 3. Bình thƣờng; 4. Tốt; 5. Rất tốt) 117 Bảng 3.19: Đánh giá của đội ng cán bộ các cơ quan triển khai chính sách về mức độ hoàn thiện của chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào công nghiệp chế biến nông, thủy sản đ và đang đƣợc triển khai trên địa bàn thành phố Cần Thơ (Đánh giá mức hoàn thiện theo thang điểm 5 trong đó: 1 Rất không tốt; 2 Không tốt; 3. Bình thƣờng; 4. Tốt; 5. Rất tốt) 118
  10. Bảng 4.1: Dự báo cung cầu gạo thế giới niên vụ 2019/2020 128 Bảng 4.2: Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến n m 2020 139 Sơ đồ 1: Khung phân tích lý luận 9 Sơ đồ 2.1: Quy trình chế biến l a gạo 35
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Hội nghị trực tuyến tổ chức ngày 21/2/2020 với chủ đề "Th c đẩy công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hoá nông nghiệp", Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong 10 n m trở lại đây công nghiệp chế biến (CNCB) nông, thuỷ sản của Việt Nam đ có những bƣớc tiến đáng kể, với tốc độ t ng trƣởng giá trị gia t ng đạt 5%-7%/n m. Hiện nay, tại nhiều địa phƣơng đ hình thành và phát triển hệ thống CNCB nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/n m, có thêm 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Trong đó ngành hàng l a gạo, hiện cả nƣớc có khoảng 580 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp, với công suất trên 10 triệu tấn thóc/n m, chiếm khoảng 61,5%. Ngành thuỷ sản có 636 cơ sở chế biến công nghiệp gắn với xuất khẩu và trên 3000 cơ sở chế biến nhỏ với sản lƣợng chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa khoảng 4,5-5 triệu tấn/n m. Với tốc độ phát triển của CNCB nông sản, Bộ NN&PTNT đ t mục tiêu đến n m 2030, Việt Nam ''đứng đầu trong số 10 nƣớc hàng đầu thế giới" về CNCB, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có dủ n ng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với tốc độ gia t ng hàng nông sản qua chế biến sâu đạt 7-8%/n m. Trong đó, tỷ trọng sản lƣợng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia t ng cao của các ngành đạt 30% trở lên; trên 50% cơ sở chế biến các m t hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ tiên tiến [99]. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, Việt Nam phải đẩy mạnh nâng cao n ng lực CNCB nông sản, đầu tƣ phát triển mạnh CNCB là giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị nông sản xuất khẩu... Để th c đẩy phát triển mạnh, nhanh CNCB nông sản, nhà nƣớc cần có chính sách tích tụ, tập trung đất đai để tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu, Ngân hàng Nhà nƣớc cần có chính sách vay vốn "cởi mở", hơn nữa đối với lĩnh vực nông nghiệp, cùng với đó là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào CNCB nông sản.
  12. 2 Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đƣợc mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn tr m n m trƣớc. Từ tháng 4/2004 thành phố Cần Thơ đ trở thành đô thị loại I và là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL (Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ). Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; mà còn là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến (CNCB) nông sản mà đ c biệt là l a gạo và thuỷ sản. Gạo và thuỷ sản là 2 m t hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Cần Thơ, chiếm tới 75% tỷ trọng xuất khẩu của thành phố. Công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản chiếm tới 85% giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố nhƣng trình độ công nghệ của ngành này rất hạn chế, chế biến tinh và chế biến sâu chỉ chiếm 1% tỷ trọng. Một trong các nguyên nhân của tình hình nêu trên là đầu tƣ cho phát triển CNCB nông, thuỷ sản còn khiêm tốn, doanh nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, của thành phố đại bộ phận là doanh nghiệp nhỏ và vừa (90%/tổng số doanh nghiệp trên địa bàn), tiềm lực tài chính, khoa học - công nghệ còn nhỏ bé, hạn hẹp. Trong những n m qua, m c dù thành phố Cần Thơ không ngừng nỗ lực cải thiện chỉ số n ng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu h t các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thành phố đ đƣa ra một số chính sách hỗ trợ đầu tƣ nhƣ cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ theo hƣớng ''một cửa'', ''một cửa liên thông'', r t ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, áp dụng Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 5/9/2014 của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc hỗ trợ đầu tƣ, bao gồm hỗ trợ về thuê đất, hỗ trợ l i suất sau đầu tƣ, hỗ trợ bồi thƣờng và tái định cƣ, giảm chi phí đào tạo nghề và chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp mới thành lập [72]... Tuy nhiên, cho đến nay, số lƣợng dự án và dự án có quy mô đầu tƣ lớn, (trong đó có đầu tƣ tƣ nhân) vẫn còn ở mức khiêm tốn, các lĩnh vực đƣợc coi là thế mạnh của ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng nhƣ chế biến nông, thuỷ sản phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm n ng của thành phố.
  13. 3 Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích (CSKK), tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế" [22, tr.107-108]. Trong những n m tới, để thu h t nguồn lực đầu tƣ của doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) vào các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản, ngoài những CSKK chung của Nhà nƣớc, Cần Thơ cần có những chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng của thành phố. Do đó, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các CSKK DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản. Đó là lý do tác giả chọn vấn đề "Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ" làm đề tài luận án Tiến sĩ Kinh tế của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài của luận án 2.1. Mục đích của luận án Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách và nâng cao chất lƣợng TTCS khuyến khích các DNTN đầu tƣ phát triển CNCB nông sản, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian (2020-2025). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá một số lý luận về CSKK và thực thi các chính sách khuyến khích DNTN đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản (chủ yếu là xay xát l a gạo và ché biến thuỷ sản). - Khảo sát, phân tích kinh nghiệm thực hiện các CSKK DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản, thuỷ sản ở một số địa phƣơng có điểm tƣơng đồng với thành phố Cần Thơ. - Đánh giá thực trạng thực thi các CSKK DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản (xay xát l a gạo) và chế biến thuỷ sản tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013-2019, r t ra những nhận định về thành công, hạn chế, nguyên nhân. - Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn thiện các CSKK và nâng cao chất lƣợng thực thi các CSKK các DNTN đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ tới n m 2025.
  14. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chính sách và thực thi các CSKK DNTN đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thuỷ sản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng khảo sát: Các DNTN trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động trong ngành CNCB nông sản, thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: + Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách (1) hỗ trợ pháp lý; (2) chính sách tài chính - tín dụng; (3) các chính sách liên quan đến phát triển khoa học - công nghệ; (4) chính sách đất đai, (5) chính sách hỗ trợ phát triển thị trƣờng và đào tạo nguồn nhân lực và (6) các chính sách hỗ trợ khác đối với DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ. + Luận án tập trung nghiên cứu thực thi chính sách khuyến khích DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản của chính quyền thành phố Cần Thơ trên cơ sở các chính sách khuyến khích... do Chính phủ ban hành. - Thời gian: Để đánh giá thực trạng, luận án khảo sát thực tế giai đoạn từ n m 2013-2019. Các phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện các CSKK và thực thi CSKK DNTN đầu tƣ phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản, đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn 2020-2025. - Không gian: Địa bàn thành phố Cần Thơ. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận - Về cơ sở lý luận: Các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế tƣ nhân, về doanh nghiệp tƣ nhân, về phát triển CNCB nông, thuỷ sản và các lý thuyết kinh tế liên quan đến đề tài.. - Về phƣơng pháp luận: Luận án vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, logic và lịch sử để xem xét về kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, về CNCB nông sản, thuỷ sản và quá trình thực thi các CSKK doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản.
  15. 5 4.2. Phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích 4.2.1. Phương pháp tiếp cận Luận án tiếp cận thực thi CSKK doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản, theo nội dung chính sách quy định tại các v n bản chính sách. Nghiên cứu này liên quan đến nhiều chính sách, mà mỗi chính sách có sự khác nhau về cơ quan tham gia thực thi chính sách, đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp là các DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông, thuỷ sản. Tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hƣởng lợi trực tiếp. Các chính sách có đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp là doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản (xay xát l a gạo) và thuỷ sản. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách khuyến khích này c ng có tác động đến sự phát triển kinh tế - x hội của địa phƣơng. Đối với DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản (xay xát l a gạo) và thuỷ sản thì mức độ hƣởng lợi từ chính sách khuyến khích sẽ ảnh hƣởng tốt hay không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1) Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Để thu thập số liệu thứ cấp, luận án sử dụng các phƣơng pháp định tính là chủ yếu. Luận án thu thập số liệu qua các tài liệu, v n kiện chính thức của Nhà nƣớc đ công bố và qua các niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê; các số liệu thống kê của thành phố Cần Thơ; các báo cáo đánh giá về phát triển CNCB nông sản, về tình hình đầu tƣ tƣ nhân, phát triển nông nghiệp, CNCB nông, thuỷ sản, nhằm hệ thống hoá có bổ sung c n cứ lý luận của CSKK DNTN đầu tƣ, phân tích, đánh giá kết quả chính sách, trên cơ sở đó r t ra các giải pháp chính sách cần thiết. Để t ng tính thuyết phục, đề tài luận án sử dụng các số liệu thống kê đ có và đƣợc xử lý cần thiết, hợp lý; sử dụng những kết quả điều tra, phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của chính quyền thành phố tham gia quản lý lĩnh vực đầu tƣ, tham gia thực thi chính sách và một số nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản, nhằm minh hoạ cho những phân tích lý luận và thực tiễn.
  16. 6 2) Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với doanh nghiệp và cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ phát triên công nghiệp chế biến nông, thủy sản. - Đối với doanh nghiệp, tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu tr c với các đối tƣợng là chủ ho c những ngƣời thuộc ban quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Khách thể trả lời phiếu phỏng vấn bán cấu tr c cho ch ng tôi có đ c trƣng cơ bản nhƣ sau: Bảng 1: Đ c trƣng cơ ản của ngƣời trả lời phiếu phỏng vấn án cấu tr c điều tra các doanh nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 23 51 Nữ 22 49 Độ tuổi trung nh 50 Tuổi Bình Thủy 6 13.3 Cái R ng 3 6.6 Cờ Đỏ 3 6.6 Địa àn nơi doanh nghiệp đ ng Ninh Kiều 3 6.6 Thới Lai 12 26.6 Thốt Nốt 11 24.4 Vĩnh Thạnh 7 15.5 Chế biến thủy sản 21 46.6 L nh vực sản uất kinh doanh Chế biến sản phẩm của doanh nghiệp 24 53.4 nông nghiệp khác Số n m doanh nghiệp hoạt động 13 n m trung nh Doanh nghiệp siêu 14 31.1 nhỏ Qu m doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ 13 28.9 Doanh nghiệp vừa 15 33.3 Doanh nghiệp lớn 3 6.6
  17. 7 Việc phỏng vấn bán cấu tr c nhằm tìm hiểu nhu cầu, nhận thức c ng nhƣ đánh giá khả n ng tiếp cận với chính sách của doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản. Nhu cầu của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc tìm hiểu thông qua tìm hiểu về khó kh n mà doanh nghiệp g p phải trong quá trình thành lập hay hoạt động đồng thời tìm hiểu quan điểm của những ngƣời đứng đầu doanh nghiệp xem nhà nƣớc cần hỗ trợ doanh nghiệptrong những lĩnh vực gì? Đồng thời ch ng tôi tìm hiểu xem doanh nghiệp đ và đang nhận đƣợc những hỗ trợ gì từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc c ng nhƣ tìm hiểu đánh giá của họ về mức hộ trợ nhƣ vậy có phù hợp không? (Các thông tin đo lƣờng và thang đo đƣợc cụ thể hóa trong biên bản phỏng vấn bán cấu tr c xem phụ lục) Quá trình phỏng vấn đƣợc ghi biên bản theo biên bản phỏng vấn bán cấu tr c đ đƣợc chuẩn bị s n. Sau khi thực hiện toàn bộ các phỏng vấn bán cấu tr c thông tin thu đƣợc sẽ đƣợc nhóm lại thành các vấn đề để phân tích theo yêu cầu đ t ra của đề tài nghiên cứu. Đối với đội ng cán bộ trong các cơ quan có chức n ng thực thi chính sách ch ng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bẳng hỏi. Với phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Bảng 2: Đ c trƣng cơ ản của đội ng cán ộ c ng chức - những ngƣời trả lời phiếu hỏi dành cho cán ộ c ng chức trong các cơ quan c chức n ng thực thi chính sách khu ến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển c ng nghiệp chế iến n ng thủ sản Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam 90 75.0 Nữ 30 25.0 Độ tuổi trung nh 41 Tuổi Quận hu ện nơi c ng tác Bình Thủy 17 14.2 Cái R ng 18 15.0 Cờ Đỏ 15 12.5 Ninh Kiều 24 20.0 Thới Lai 14 11.7
  18. 8 Thốt Nốt 16 13.3 Vĩnh Thạnh 16 13.3 Tr nh độ học vấn cao nhất Đại học 30 25.0 ở thời điểm hiện tại Thạc sĩ 72 60 Tiến sĩ 18 15.0 Số n m c ng tác trung 16 n m nh Cơ quan, đơn vị c ng tác Quỹ bảo l nh tín dụng 6 5.0 Sở Công Thƣơng 54 45.0 Sở kế hoạch đầu tƣ 42 35.0 Trung tâm hỗ trợ DNNVV 18 15.0 Mục đích của việc điều tra định lƣợng bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của đội ng cán bộ, công chức về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản c ng nhƣ tìm hiểu quan điểm, nhận định, đánh giá của đội ng cán bộ về các hoạt động thực thi chính sách khuyến khích doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản của cơ quan, đơn vị nơi họ công tác. Trong đó ch ng tôi tìm hiểu các chính sách mà cơ quan đơn vị họ đ và đang triển khai, đánh giá các hoạt động để triển khai chính sách c ng nhƣ tìm hiểu quan điểm của đội ng cán bộ về hiệu quả của các hoạt động triển khai chính sách c ng nhƣ những khó kh n mà cơ quan, đơn vị họ g p phải khi triển khai chƣơng trình, chính sách cho doanh nghiệp. (Các thang đo đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách, hiệu quả của việc thực thi chính sách đƣợc cụ thể hóa trong bảng hỏi xem phụ lục) 3) Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Phƣơng pháp này áp dụng để phân tích các v n bản quy phạm pháp luật, các CSKK doanh nghiệp đầu tƣ phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản, nhằm xác định vấn đề còn thiếu, còn bất cập trên các v n bản chính sách, đồng thời phân tích số liệu thống kê, kế thừa các thành quả nghiên cứu đ đƣợc kiểm định tính đ ng đắn. 4) Phƣơng pháp phân tích, thống kê, mô tả: nhằm mô tả việc áp dụng
  19. 9 các chính sách trong thực tế, các khó kh n, hạn chế, nguyên nhân hạn chế... nhằm hiểu rõ quá trình thực thi chính sách trên thực tế. 5) Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn qua quan sát, tìm hiểu kinh nghiệm khuyến khích DNTN đầu tƣ phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản của các địa phƣơng có đ c điểm tƣơng đồng áp dụng cho thành phố Cần Thơ. 4.2.3. Khung phân tích Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau: Nghiên cứu tài liệu trong Đề xuất các giải pháp nƣớc và ngoài nƣớc liên và kiến nghị nhằm quan tới đầu tƣ phát triển hoàn thiện chính sách CNCB nông sản và thủy sản Xây dựng khung lý thuyết và nâng cao chất lƣợng và CSKK DNTN đầu tƣ vào về chính sách khuyến thực thi chính sách CNCB nông sản và thủy sản. khích DNTN đầu tƣ vào khuyến khích doanh CNCB nông sản và thủy nghiệp tƣ nhân đầu tƣ Phỏng vấn cán bộ chủ chốt sản và thực thi chính sách phát triển CNCB nông của chính quyền thành phố sản và thuỷ sản tham gia quản lý lĩnh vực đầu tƣ và một số nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong Đánh giá chính sách lĩnh vực chế biến nông, khuyến khích doanh thuỷ sản Phân tích thực trạng chính nghiệp tƣ nhân đầu tƣ sách và thực thi chính phát triển CNCB nông Điều tra bằng phiếu hỏi đối sách khuyến khích doanh sản và thuỷ sản trên với các doanh nghiệp và nghiệp tƣ nhân đầu tƣ phát địa bàn thành phố Cần cán bộ tại các sở chuyên triển CNCB nông sản và Thơ môn trên địa bàn thành phố thuỷ sản Cần Thơ. Sơ đồ 1: Khung phân tích lý luận 5. Những đ ng g p mới của luận án - Kết quả của luận án sẽ góp phần hệ thống hoá làm sáng tỏ thêm khái niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách và thực thi CSKK DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế c ng nhƣ của các địa phƣơng khác ở Việt Nam và r t ra bài học cho Cần Thơ về việc thực thi CSKK doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản.
  20. 10 - Đánh giá thực trạng CSKK và thực thi chính sách DNTN đầu tƣ phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản tại thành phố Cần Thơ đ t trong bối cảnh cơ chế, chính sách, khung pháp lý chung ở Việt Nam. Từ đó r t ra kết quả hạn chế của chính sách và thực thi chính sách khuyến khích... - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách và nâng cao chất lƣợng thực thi các CSKK DNTN đầu tƣ vào phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có tính hệ thống, toàn diện và khả thi. Giá trị thực tiễn của đề tài luận án: + Kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp luận cứ cho các cơ quan hoạch định và thực thi CSKK doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển công nghiệp nói chung, phát triển CNCB nông sản và thuỷ sản nói riêng. + Và có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy các chuyên đề kinh tế liên quan. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 12 tiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0