intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:254

26
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án "Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội" là trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế và tại một số TP ở Việt Nam về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị, luận án tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2015- 2021, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tăng cường và đổi mới công tác QLNN đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển KTXH của TP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HỒNG LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HỒNG LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn: GS.TS PHAN HUY ĐƯỜNG Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả Võ Thị Hồng Lan
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của GS. TS. Phan Huy Đường, thầy là giáo viên hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến HĐND, UBND TP Hà Nội, cùng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP Hà Nội: Sở GTVT, Sở KH và Đầu tư, Sở Tài chính,... đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Luận án. Trong quá trình thực hiện Luận án, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên Luận án khó khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo, Quý nhà khoa học, Quý chuyên gia để tác giả hoàn thành tốt hơn bản Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 14 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại đô thị .................................................................................................... 14 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ đô thị .................... 18 1.3. Đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu .............................................................. 30 1.4. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 31 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TẠI CÁC ĐÔ THỊ ............................................................................ 34 2.1. Đô thị và đô thị hóa ............................................................................................ 34 2.1.1. Đô thị ............................................................................................................... 34 2.1.2. Đô thị hóa và các thách thức của đô thị hóa đối với giao thông vận tải đô thị .... 36 2.2. Kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị ................................................. 38 2.2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị................................. 38 2.2.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị ................. 42 2.3. Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị .............................................................................................................. 44 2.3.1. Khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị ...................... 44 2.3.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị .............................................................................................. 48 2.3.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao
  6. thông tĩnh đường bộ tại các đô thị............................................................................. 48 2.3.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị ....................................................................................... 50 2.3.5. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị .............................................................................................. 53 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị ..................................................................... 69 2.4.1. Các nhân tố chủ quan ...................................................................................... 69 2.4.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................. 70 2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại một số địa phương trong nước và ngoài nước, bài học rút ra cho thành phố Hà Nội ............................................................................................... 72 2.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc....................................... 72 2.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Tokyo, Nhật Bản................................................ 74 2.5.3. Kinh nghiệm của bang Dellhi, Ấn Độ............................................................. 76 2.5.4. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 78 2.5.5. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ............................................................. 80 2.5.6. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng .......................................................... 81 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 86 CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 87 3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................ 87 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội .............................. 87 3.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 90 3.2. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 91 3.2.1. Thực trạng hệ thống bến xe ............................................................................. 91
  7. 3.2.2. Thực trạng hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe ..................................................... 93 3.2.3. Đánh giá chung về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ......... 98 3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội...............................................100 3.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ............................................................................100 3.3.3. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ...............................................119 3.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ................................................................................146 3.4. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .........................................................151 3.4.1. Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .....151 3.4.2. Đánh giá theo nội dung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................155 Kết luận chương 3 …………………..……………………………………………164 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........................166 4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 ...............................................................................................166 4.1.1. Bối cảnh tương lai tác động đến quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..........................166 4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông vận tải của thành phố Hà Nội ...176 4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................178 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội...............................................182
  8. 4.2.1. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ .....................................................................182 4.2.2. Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội...............................................190 4.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ .......................................................192 4.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ................................................................................219 4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................221 4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trung ương .......................................221 4.3.2. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng ............................................................222 Kết luận chương 4 ...................................................................................................225 KẾT LUẬN ............................................................................................................226 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................229 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................230 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BOT Bulding- Operate- Transfer (Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao) BT Bulding- Transfer (Xây dựng- Chuyển giao) BTO Bulding- Transfer- Operate (Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh) CS Chính sách ĐVT Đơn vị tính GPMB Giải phóng mặt bằng GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân KCHT Kết cấu hạ tầng KTXH Kinh tế- xã hội KH Kế hoạch NSNN Ngân sách nhà nước ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ Phát triển Chính thức) PPP Public Private Partnerships (Quan hệ đối tác công tư) QH Quy hoạch QLNN Quản lý nhà nước SDĐ Sử dụng đất TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ i
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 1.1. Các giải pháp phát triển và quản lý đỗ xe một số đô thị điển hình ...........15 Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính trực thuộc TP Hà Nội ..............................................88 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế của TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 .........................89 Bảng 3.3: Bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội (thống kê năm 2021) ......92 Bảng 3.4: Bến xe tải chính trên địa bàn TP Hà Nội (thống kê năm 2021).................93 Bảng 3.5: Bãi, điểm đỗ xe tại Hà Nội do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý (thống kê năm 2021) ................................94 Bảng 3.6: Vị trí bãi đỗ cho các loại phương tiện tại một số quận, huyện của TP (thống kê năm 2021) .........................................................................................................96 Bảng 3.7: Định hướng QH mạng lưới bến xe khách và bến xe tải đến năm 2020 trên địa bàn TP Hà Nội ...........................................................................................................102 Bảng 3.8: Định hướng quỹ đất đỗ xe đến năm 2020 trên địa bàn TP Hà Nội .........105 Bảng 3.9: Chỉ tiêu tính toán quy mô điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe ...........................106 Bảng 3.10: Chỉ tiêu tính toán quỹ đất mạng lưới điểm đỗ xe ....................................106 Bảng 3.11: Tổng hợp quỹ đất đỗ xe theo các khu vực đến năm 2020 ......................107 Bảng 3.12:KH đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ...........................................................................111 Bảng 3.13: Tỷ lệ thực hiện KH đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ...........................................112 Bảng 3.14: Thống kê tình hình ban hành CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ do UBND TP Hà Nội ban hành trong giai đoạn 2015- 2021 ...............................113 Bảng 3.15: Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động xây dựng QH, KH, CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ................................114 Bảng 3.16: Kết quả điều tra xã hội học về tổ chức bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội .........................................118 Bảng 3.17: Kết quả GPMB cho các dự án phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ........................................................120 ii
  11. Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra, kiểm soát về SDĐ dành cho phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 .........................123 Bảng 3.19: Kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ...........................................127 Bảng 3.20: Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ...........................................128 Bảng 3.21: Đánh giá chất lượng các công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ xây dựng trong giai đoạn 2015- 2021 trên địa bàn TP Hà Nội .........................................133 Bảng 3.22: Thống kê các trường hợp vi phạm trong thi công các công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ giai đoạn 2015- 2021 trên địa bàn TP Hà Nội ................134 Bảng 3.23: Kết quả điều tra xã hội học về chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ...........135 Bảng 3.24: Đánh giá tiến độ thực hiện các dự án KCHT giao thông tĩnh đường bộ xây dựng trong giai đoạn 2015- 2021 trên địa bàn TP Hà Nội..................................137 Bảng 3.25: Kết quả điều tra xã hội học về tiến độ thực hiện và quản lý tiến độ thực hiện các dự án KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ...............138 Bảng 3.26: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đầu tư KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 thông qua so sánh việc sử dụng vốn theo KH ......................................................................................................139 Bảng 3.27: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sử dụng chi phí của các dự án đầu tư KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2019- 2021 ..............................................................................................................140 Bảng 3.28: Kết quả điều tra xã hội học về hiệu quả sử dụng vốn và quản lý vốn (chi phí) các dự án KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ....................141 Bảng 3.29: Quy định về giá dịch vụ bến xe đối với đơn vị sự nghiệp có thu ..........143 Bảng 3.30: Quy định về giá dịch vụ bến xe đối với doanh nghiệp ...........................144 Bảng 3.31: Nguồn thu từ các bến xe, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ......................................................................................................145 Bảng 3.32: Thống kê các cuộc thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ................147 iii
  12. Bảng 3.33: Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 .........................148 Bảng 3.34: Kết quả điều tra xã hội học về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ........................150 Bảng 3.35: Tính hiệu lực của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ...................................................................................................151 Bảng 3.36: Đánh giá tính hiệu lực của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội qua khảo sát ...........................................................152 Bảng 3.37: Tính hiệu quả của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ...................................................................................................153 Bảng 3.38: Đánh giá tính hiệu quả của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội qua khảo sát ...........................................................154 Bảng 3.39: Đánh giá tính phù hợp của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội qua khảo sát ...........................................................155 Bảng 4.1: Chỉ tiêu quy hoạch về quy mô dân số và đất đai của 05 đô thị vệ tinh Hà Nội đến năm 2030 ...........................................................................................................168 Bảng 4.2: Chỉ tiêu quy hoạch về quy mô dân số và đất đai của các thị trấn huyện lỵ của Hà Nội đến năm 2030 ..............................................................................................169 Bảng 4.3: Thị phần đảm nhận vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội trong tương lai theo QH GTVT của TP ..................................................................................178 Bảng 4.4: Chỉ tiêu tính toán quỹ đất giao thông tĩnh ..................................................197 Bảng 4.5: Chỉ tiêu xác định quỹ đất mạng lưới điểm đỗ xe .......................................198 Bảng 4.6: Chiến lược và biện pháp quản lý bãi đỗ xe ................................................218 iv
  13. Hình Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành KCHT GTĐB đô thị ...................................................39 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa phương tiện, giao thông động và tĩnh ............................41 Hình 3.1: Cơ cấu bãi đỗ xe theo loại phương tiện tại Hà Nội .....................................97 Hình 3.2: Cơ cấu bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội ...........................................................................................................116 Hình 3.3: Phân cấp quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội .................................................................................142 Hình 4.1. Xác định nhu cầu quỹ đất cho giao thông tĩnh ...........................................186 Hình 4.2: Quy trình tích hợp QH ITS trong QH ĐT ...................................................195 Hình 4.3: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Nội giai đoạn 2020- 2030 .................................................................................212 v
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội là một bộ phận quan trọng của tổ chức giao thông đô thị, là một loại hình dịch vụ, phục vụ không thể thiếu của mỗi đô thị. Phát triển hệ thống giao thông tĩnh, là cơ sở để xác định vị trí, quy mô hợp lý của bến, bãi đỗ xe. Phát triển hệ thống giao thông tĩnh phải phù hợp với QH kinh tế- xã hội (KTXH) và quy hoạch (QH) phát triển giao thông vận tải (GTVT), chính vì vậy phát triển giao thông tĩnh muốn đạt hiệu quả cao phải gắn với giải quyết tốt về vấn đề về cấu trúc, lựa chọn loại phương tiện, phân bố vận tải... mà còn phải giải quyết hợp lý và đầy đủ về bố trí một hệ thống giao thông tĩnh, thuận tiện, thuận lợi và an toàn. Hà Nội hiện nay còn thiếu nhiều các bãi, điểm đỗ xe công cộng. Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp trong khi tốc độ gia tăng cao về phương tiện, đặc biệt xe con cá nhân. Thiếu các điểm đỗ và bãi đỗ cho các loại xe lớn như xe tải, xe du lịch, các bãi đỗ xe hiện tại chỉ phù hợp với xe con, xe vận tải nhỏ là chính. Các bến xe vận tải liên tỉnh cũng vậy, thường có quy mô nhỏ, gắn kết hệ thống chợ chính, chưa có bến xe tải đầu mối quy mô lớn. Tại các khu vực cửa đầu ngõ, đầu mối giao thông thiếu các điểm dừng hỗ trợ cho các tổ chức giao thông, cho nên phương tiện phải đỗ dưới lòng, lề đường càng gây ách tắc. Mạng lưới các điểm đỗ xe không hợp lý về mật độ, vị trí và khoảng cách. Hà Nội trong một thời gian dài với sự phát triển của khu vực dân cư và phương tiện vận tải, nhưng chưa tính đúng, tính đủ cho bãi đỗ xe, mà mới chỉ bố trí riêng biệt cho các nhà cao tầng. Nhiều khách sạn, trung tâm thương mại không có chỗ đỗ xe, hiện tượng chiếm dụng đường phố làm nơi đỗ xe khá phổ biến. Quá trình xây dựng luôn chạy theo nhu cầu, ngay cả trong việc xác định vị trí và quy mô quỹ đất. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của điểm đỗ xe và bãi đỗ xe còn nghèo nàn, hình thức bãi đỗ đơn điệu, chủ yếu trên mặt đất, trang, thiết bị phục vụ thiếu và chưa đồng bộ... Nhiều tổ chức, các nhân tham gia kinh doanh, khai thác điểm đỗ xe dẫn đến tình trạng không kiểm soát và quản lý 1
  15. nổi, gây lộn xộn, mất an toàn, phá vỡ QH và còn làm Nhà nước thất thu. Như vậy, với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông hiện nay, diện tích giao thông tĩnh của Hà Nội đang thiếu trầm trọng và chỉ đáp ứng được 10- 15% yêu cầu thực tiễn. Để phát triển diện tích giao thông tĩnh, thời gian qua, Hà Nội đã kêu gọi xã hội hóa, huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất thấp, do nhiều nguyên nhân như: Trình tự thủ tục pháp lý triển khai dự án phức tạp, kéo dài khiến nhà đầu tư mệt mỏi. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án gặp nhiều khó khăn; khả năng thu hồi vốn chậm do chỉ có 30% diện tích bãi đỗ xe tập trung được phép khai thác thương mại. - Về mặt lý luận: Hiện nay chưa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trực tiếp về công tác quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ở cả phạm vi quốc gia và phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, chưa có một khung lý luận rõ ràng nào về vấn đề này được đề cập trong các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố. - Về mặt thực tiễn: Công tác QLNN của chính quyền TP và các quận, huyện trên địa bàn thành phố còn cho thấy nhiều điểm hạn chế: Một là, Hà Nội còn thiếu QH giao thông tĩnh đầy đủ, bài bản. QH giao thông tĩnh hiện nay mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu đỗ xe. Các dự án bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng hiện nay của TP trong tình trạng ngưng trệ, rất ít các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là nguyên nhân khiến nhà đầu tư khi vào lập dự án lại vướng QH khác, bất ổn hay thiếu đồng bộ với hạ tầng giao thông; có nơi vị trí lại thiếu phù hợp, hấp dẫn nhà đầu tư... Chính vì vậy, TP rất cần có một QH tổng thể, phù hợp, mang tầm chiến lược dài hạn đối với hạ tầng giao thông tĩnh. QH không chỉ là kim chỉ nam cho cả quá trình phát triển hạ tầng giao thông tĩnh mà còn là sự đảm bảo chắc chắn, ổn định về pháp lý cho các nhà đầu tư; Hai là, TP chưa có các CS để khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản kết cấu hạ tầng (KCHT); Ba là, vẫn để xảy ra tình trạng một số dự án có công tác xây dựng KH GPMB được triển khai chưa tốt, phương án triển khai GPMB chưa thật sự sát với thực tế; Bốn là, khả năng huy động 2
  16. các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ, đặc biệt là những nguồn vốn ngoài NSNN còn rất hạn chế. Thực tế hiện nay tại các đô thị lớn như Hà Nội hạ tầng giao thông tĩnh là một trong những lĩnh vực khó khăn kêu gọi đầu tư nhất. Bởi lẽ, vốn đầu vào quá lớn, doanh thu lại nhỏ giọt, thời gian thu hồi và quay vòng vốn quá chậm, không hấp dẫn được các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, còn cả những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư vào bến, bãi đỗ xe; nay được làm, mai lại phải bỏ, khiến tổ chức, cá nhân bất an, không mặn mà; Năm là, một số dự án xây lắp, cải tạo, duy tu, bảo trì hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ có chất lượng hồ sơ thiết kế chưa cao, công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm đúng mức; Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ vẫn còn lỏng lẻo, hình thức, hiệu quả thấp; v.v... Xuất phát từ những lý do đó, cộng với yêu cầu bức thiết của thực tiễn phải phát triển nhanh chóng hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của phương tiện giao thông và QH của TP Hà Nội, trong điều kiện nguồn lực đầu tư công hạn chế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. 2. Lý thuyết nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Lý thuyết nghiên cứu Luận án dựa trên nền tảng của những lý thuyết: (1) Lý thuyết QLNN theo ngành và (2) Lý thuyết QLNN theo lãnh thổ: - Lý thuyết QLNN theo ngành: QLNN theo ngành tức QLNN về những lĩnh vực hoạt động KTXH mang tính đặc thù. QLNN theo ngành là hoạt động quản lý của các cơ quan QLNN đối với các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế- kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Hoạt động QLNN theo ngành được thực hiện với hình thức, quy mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa phương hay một vùng lãnh thổ trong nghiên cứu này là trên phạm vi 01 TP trực thuộc trung ương. 3
  17. - Lý thuyết QLNN theo lãnh thổ: QLNN theo lãnh thổ sự tác động có mục đích và định hướng của các cơ quan Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động KTXH trên một lãnh thổ nhất định, bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội... thuộc các ngành khác nhau, không phân biệt thành phần xã hội và cấp quản lý, đóng và hoạt động trên địa bàn lãnh thổ đó. Lãnh thổ thường là một địa bàn có địa giới hành chính nhất định, được xem là một đơn vị hành chính- lãnh thổ (tỉnh, TP trực thuộc trung ương, huyện, quận...). Lãnh thổ cũng có thể là một vùng lãnh thổ mang những đặc trưng nào đó về mặt KTXH, phân bố trên hai hay nhiều địa phương, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Lãnh thổ trong nghiên cứu này là TP Hà Nội. 2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu của đề tài, đồng thời để có các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay trong công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ Hà Nội, phương pháp tiếp cận của luận án như sau: - Thứ nhất, tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội được đặt trong tổng thể phát triển KCHT giao thông đô thị Hà Nội cả về CS tài chính, đất đai và QH trong điều kiện phát triển KTXH Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050. - Thứ hai, tiếp cận đa ngành. QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội là lĩnh vực hết sức phong phú, rộng lớn, đa dạng với nhiều loại nguồn vốn, đầu tư khác nhau với những hình thức khác nhau nên cần có cách tiếp cận đa ngành. - Thứ ba, tiếp cận lịch sử- cụ thể. Cách tiếp cận lịch sử- cụ thể được sử dụng khi xem xét QLNN về phát triển KCHT trên địa bàn TP Hà Nội gắn với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Hà Nội trong từng thời kỳ phát triển tư nay đến 2030 và tầm nhìn 2050, để có thể rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác, thuyết phục. - Thứ tư, tiếp cận hiệu quả và bền vững: QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội, cần được xem xét gắn với hiệu quả kinh tế và xã hội của việc sử dụng vốn đó phù hợp với quan điểm phát triển bền 4
  18. vững đô thị, đảm bảo sự phát triển hệ thống KCHT giao thông Hà Nội phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp luận Phương pháp luận để thực hiện luận án là phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử dựa trên nền tảng của nguyên lý khoa học quản lý kinh tế hiện đại. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tại bàn Luận án sử dụng các trang web hỗ trợ tìm kiếm nghiên cứu như Google Scholar, các cơ sở dữ liệu khoa học như Science Direct, Scopus,... để tìm kiếm các từ khoá tiếng Anh; sử dụng trang web của Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, Google Scholar để tìm kếm các từ khoá tiếng Việt. Kết quả tìm kiếm được sàng lọc thông qua tên bài, tóm tắt bài. Sau đó, các tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án được tổng hợp và phân tích dựa vào đề cương nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Từ đó hệ thống hóa về tổng quan tình nghiên cứu, cơ sở lý luận. 2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng phổ biến ở nội dung phân tích thực trạng QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội. Ngoài những số liệu thống kê thực tế tại các báo cáo liên quan về công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội, thì luận án còn thu thập các dữ liệu từ các tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, trên mạng internet, sách, tài liệu tại các cuộc hội thảo để tổng hợp, phân tích và so sánh nhằm đưa ra nhận định, kết luận mang tính khoa học, khách quan. 2.3.4. Phương pháp quy nạp và diễn dịch Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. 5
  19. 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xác định: các câu hỏi nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị, thu thập ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời trao đổi về một số giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN. 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp này được sử dụng trong luận án để đo lường các kết quả thực hiện QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội theo từng tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở bộ tiêu chí đánh giá đã xây dựng, thực hiện việc đánh giá các nội dung QLNN. 2.3.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý có liên quan như: Các Văn kiện Đại hội Đảng từ Khóa VII đến Khóa XI; những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý như Chính phủ, Bộ GTVT, Cục thống kê TP Hà Nội, Sở GTVT (GTVT) Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội, các số liệu khảo sát, các báo cáo, các nghiên cứu đã công bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích... của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội. - Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được phân loại, đánh giá mức độ tin cậy, sử dụng một cách phù hợp theo nhu cầu phân tích trong từng nội dung trong luận án. 2.3.8. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (Phương pháp điều tra xã hội học): Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 05 lần tổng số biến quan sát. Trong luận án, xây dựng 35 câu hỏi dành cho nhóm cán bộ, công chức làm việc tại một số cơ quan thuộc bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh 6
  20. đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội; và 34 câu hỏi dành cho nhóm đại diện của các chủ thể kinh tế là nhà thầu xây dựng các công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội. Do đó, kích thước mẫu tối thiểu của 02 nhóm này tương ứng là 175 và 170. Căn cứ kết quả đó, luận án xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 02 nhóm đối tượng. + Nhóm 1: khảo sát 220 cán bộ, công chức làm việc tại một số cơ quan thuộc bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội (gồm: (UBND TP, Sở GTVT, Sở KH và Đầu tư; Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện, thị xã). Số phiếu phát ra là 220, số phiếu thu về là 204, trong đó có 204 phiếu hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu. + Nhóm 2: khảo sát 180 đại diện của các chủ thể kinh tế là nhà thầu xây dựng các công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội. Số phiếu phát ra là 180, số phiếu thu về là 171, trong đó có 171 phiếu hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu. Nội dung điều tra tập trung vào việc đánh giá các hoạt động QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội và về hiện trạng KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội. Phương pháp phát phiếu điều tra bao gồm: Phát trực tiếp và thực hiện thông qua công cụ Google Forms. Thời gian thực hiện điều tra là 06 tháng, từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2022. - Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu thập được qua quá trình điều tra, khảo sát sẽ được mã hóa và sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS. Giá trị điểm bình quân (mean) của mỗi tiêu chí được đưa ra khảo sát thu được từ phân tích SPSS được đánh giá theo quy ước sau: 0 < mean < 2,5: Tiêu chí được đánh giá ở mức yếu; 2,5 ≤ mean < 3,5: Tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình; 3,5 ≤ mean ≤ 5: Tiêu chí được đánh giá ở mức tốt. (Việc xác định các mốc đánh giá dựa trên nghiên cứu “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” tập 1, 2 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2