Luận án Tiến sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội
lượt xem 20
download
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Hà Nội đối với phát triển nông nghiệp CNC trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN MINH TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH - NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN MINH TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH - NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110_QL LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Nam 2. TS. Nguyễn Đăng Núi HÀ NỘI – 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tuân
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Nam và TS. Nguyễn Đăng Núi đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin cảm ơn HĐND, UBND thành phố Hà Nội; Hội Nông dân, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.... cùng các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi phối hợp thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ luận án. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Khoa học Quản lý, Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học – Trường Kinh tế Quốc dân đã có những góp ý về mặt khoa học, có những trợ giúp về mặt quy trình, thủ tục để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tin tưởng ủng hộ tôi hoàn thành luận án.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............................................................................................................................. 6 1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ...............................6 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..........6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..........9 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao .............................................................................16 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao .............................................................................................16 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao .............................................................................................17 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................21 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .............................................................................................................................. 23 2.1. Các vấn đề chung về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao .............................................................................23 2.1.1. Nông nghiệp công nghệ cao và nội hàm của phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..................................................................................................................23 2.1.2. Mục tiêu, quan niệm và yêu cầu của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh .................................30 2.2. Nội dung quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ................................................................................................37
- iv 2.2.1. Ban hành và phổ biến quy hoạch, chương trình cơ chế chính sách .............37 2.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình và chính sách ..........................39 2.2.3. Kiểm tra giám sát nhằm kịp thời điều tiết các thất bại của thị trường trong quá trình thực hiện qui hoạch, chương trình và các chính sách .............................41 2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC ..........42 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh ............................................44 2.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương và xu hướng phát triển của KHCN và ngành nông nghiệp .............................................................................................44 2.3.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến thể chế và cơ chế chính sách ...................45 2.3.3. Năng lực và thái độ làm việc của cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước ........................................................................................................................47 2.3.4. Sự phối hợp của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp CNC (Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu) .......................................47 2.3.5. Nhóm các yếu tố đầu vào phát triển nông nghiệp CNC ...............................48 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở trong nước và trên thế giới .......................................................................................50 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC của Trung Quốc........................................................................................................................50 2.4.2 Kinh nghiệm của Israel ..................................................................................53 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC của một số nước Châu Á khác ..................................................................................................55 2.4.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................60 2.4.5. Bài học đối với Hà Nội trong quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao .........................................................................................................63 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ............................................. 65 3.1. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................65 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội.............................................65 3.1.2. Về đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ........67 3.1.3. Về đặc điểm dân số và lao động của thành phố Hà Nội ...............................69 3.2. Cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ..........................70
- v 3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................................70 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................72 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................................77 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .............................. 78 4.1. Động thái phát triển nông nghiệp CNC của thành phố Hà Nội trong thời gian qua ......................................................................................................................78 4.2. Thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền Hà Nội đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao ......................................................................................85 4.2.1. Thực trạng việc ban hành quy hoạch, chương trình và mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hà Nội .................................................85 4.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hà Nội ............................................................................92 4.2.3. Thực trạng giám sát và khắc phục các thất bại của thị trường ...................112 4.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp CNC của chính quyền Hà Nội .........................................................................................120 4.3.1. Thành công chủ yếu....................................................................................120 4.3.2. Hạn chế của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hà Nội ................................................................................................122 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................................... 130 5.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội.................................................................................................130 5.1.1. Mục tiêu, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ...........................................................................................130 5.1.2. Quan điểm quản lý nhà nước phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội ........................................................................................................................131 5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ....................................................................................133 5.2.1. Rà soát quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao .....................................................................133
- vi 5.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện đầu vào cho phát triển nông nghiệp CNC ..........................................................................................................134 5.2.3. Các giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ..........................................................................138 5.2.4. Giải pháp về kiểm soát và khắc phục tốt các thất bại của thị trường .........140 5.2.5. Các giải pháp khác......................................................................................140 5.3. Kiến nghị với Trung ương và các bộ ngành liên quan .................................144 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 148 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 156
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNC Công nghệ cao CNXH Chủ nghĩa xã hội CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch KHCN Khoa học công nghệ KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTXH Kinh tế xã hội NN Nông nghiệp NNL Nguồn nhân lực NQ Nghị quyết NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới NXB Nhà xuất bản PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PAR Index Chỉ số Cải cách hành chính PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PTNT Phát triển nông thôn QPPL Quy phạm pháp luật SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu XHCN Xã hội chủ nghĩa
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC .................43 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Nội ........................66 Bảng 3.2: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối phân theo năm của thành phố Hà Nội ................67 Bảng 3.3. Thực trạng đất nông nghiệp của Hà Nội, 01/01/2019 .........................................68 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Nội, 2015-2019 .............................68 Bảng 3.5. Cơ cấu dân số, lao động nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội, 2015-2019 ........69 Bảng 3.6. Dự báo lao động thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 ...............70 Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng mẫu phỏng vấn sâu................................................................73 Bảng 3.8. Thông tin về đối tượng trả lời phiếu điều tra........................................................75 Bảng 4.1: So sánh kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội .....................................................................................................................78 Bảng 4.2. Số lượng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội theo lĩnh vực năm 2020 ..........................................................................................................80 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các mô hình nông nghiệp CNC được khảo sát tại Hà Nội...........................................................................................................81 Bảng 4.4. Doanh thu thuần và thu nhập bình quân của người lao động của các doanh nghiệp, HTX thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Hà Nội ............81 Bảng 4.5: Kết quả qui hoạch các khu/vùng nông nghiệp CNC ở Hà Nội ...........................88 Bảng 4.6. Diện tích đất các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được quy hoạch trên địa bàn Hà Nội tính đến năm 2020 ........................................................................89 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp, HTX, người dân về quy hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội ...........................91 Bảng 4.8: Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận các chính sách liên quan đến đất đai để phát triển nông nghiệp CNC ..................................................................................95 Bảng 4.9. Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận và sự phù hợp của các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển NN CNC.......................................101 Bảng 4.10. Nội dung hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông nghiệp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại một số huyện trên địa bàn Hà Nội ..................................................102 Bảng 4.11: Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận và sự phù hợp của các chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng cho phát triển nông nghiệp CNC ........................................106 Bảng 4.12. Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận và sự phù hợp của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ và tập huấn kỹ thuật..........................................................112 Bảng 4.13. Kết quả khảo sát về thủ tục hành chính của các chính sách phát triển nông nghiệp CNC ở Hà Nội ..........................................................................................114 Bảng 4.14. Danh mục các dự án nông nghiệp công nghệ cao kêu gọi đầu tư trực tiếp của thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 ..............................................................118
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Khung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp CNC ......71 Hình 4.1. Số lượng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội ...............80 Hình 4.2. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Hà Nội giai đoạn 2014-2018 ......................................................................................................82 Hình 4.3. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp CNC và doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản ...................83 Hình 4.4. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo của Hà Nội, 2015-2019 ....................109 Hình 4.5. Chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Hà Nội, 2010-2019 .......................119 Hình 4.6. Số lượng doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Hà Nội, 2014-2018 ...............................................................................................121
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Thành phố Hà Nội là một đơn vị hành chính đặc biệt, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương, của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan tổ chức ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế, khoa học và công nghệ và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.358,92 km2, khu vực nông thôn có diện tích tự nhiên 2.841,8 km 2, chiếm 84,6% diện tích đất tự nhiên của Thành phố; dân số khoảng 10 triệu người đang công tác, cư trú, học tập, trong đó dân số khu vực nông thôn khoảng 4,1 triệu người. Hiện nay, Thành phố đang định hướng, tổ chức xây dựng Thành phố thông minh, chính quyền đô thị, do vậy việc phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao là tất yếu trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội khá lớn với 1.886 km2 (188,6 nghìn ha); giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 35.133 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt 25%/ tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2017). Thủ đô Hà Nội hội đủ các yếu tố cần để phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Đó là sự gia tăng dân số tạo áp lực lên ngành nông nghiệp với việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp; điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, thổ dưỡng; nơi có điều kiện về khoa học công nghệ, đan xen giữa phát triển đô thị là phát triển nông nghiệp bảo vệ môi trường kết hợp du lịch sinh thái; nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn. Công tác quản lý nhà nước của chính quyền Hà Nội đối với phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đạt được khá nhiều kết quả. Tính đến hết năm 2019 cả nước mới có 45 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa đạt được như kỳ vọng bởi vì các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, vốn, trong khi đây lại là lĩnh vực đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài... Trong thời gian vừa qua, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được Thành ủy Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm (Nam Giang, 2018). Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2016-2020”, đã xác định “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao” là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.
- 2 Bên cạnh đó, các cấp chính quyền của Thành phố Hà Nội cũng luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (Đắc Sơn, 2017). Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 về “Một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”, trong đó có quy định chi tiết các mức hỗ trợ cho Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố cũng đã quy hoạch được 9 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và đang kêu gọi đầu tư vào 7 dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội là rất rộng mở. Trước hết, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, trên 150.000 ha. Hà Nội đã thực hiện dồn điền đổi thửa được gần 79.000 ha, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, có hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi khá đồng bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, với dân số khoảng 10 triệu người, cùng với lượng khách du lịch gần 30 triệu người (số liệu năm 2019), trong đó có khoảng 7 triệu khách du lịch quốc tế, Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn, đặc biệt là đối với các loại nông sản chất lượng cao. Tuy nhiên, mặc dù có lợi là thế trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước, có nhiều thuận lợi khi tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa đạt được kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Tính đến đầu năm 2020, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 164 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 109 mô hình trồng trọt, 40 mô hình chăn nuôi, và 15 mô hình thủy sản. Trong các mô hình này chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao ở xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nấm. Phần lớn các mô hình còn lại có quy mô nhỏ lẻ và mới dừng lại ở việc ứng dụng từng phần. Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện mục tiêu mà Thành phố đã đề ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là quản lý nhà nước về nông nghiệp CNC chưa chuyên nghiệp, nhiều chính sách chưa đi vào thực tiễn và có tác động tích cực đối với sự phát triển của nông nghiệp CNC trên địa bàn thành phố.
- 3 Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, chủ đề nông nghiệp CNC cũng như phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn thiếu vắng một khung lý luận mang tính hệ thống về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao đặc biệt làm rõ vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền cấp tỉnh/thành phố - nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ với mục tiêu góp phần nhỏ bé đóng góp và quá trình phát triển Hà Nội thành thành phố thông minh, hiện đại; đáp ứng nhu cầu nông sản sạch, chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với việc định hướng phát triển của Thành phố, làm địa phương điển hình về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Hà Nội đối với phát triển nông nghiệp CNC trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp nói chung và công nghệ cao nói riêng từ đó làm rõ khoảng trống nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nhà nước của chính quyền cấp tỉnh/thành phố đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Làm rõ nội hàm của quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung và đặc thù của thành phố Hà Nội nói riêng. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền cấp thành phố về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ rõ thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội.
- 4 Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Hà Nội. Cụ thể là: Luận án tiếp cận phát triển nông nghiệp công nghệ cao dưới góc nhìn vừa là đối tượng của quản lý nhà nước vừa là kết quả hoạt động quản lý nhà nước thể hiện ở sự tăng lên về quy mô, số lượng sản phẩm nông nghiệp CNC trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và thay đổi về cơ cấu ngành nông nghiệp. Luận án không đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà chỉ phân tích động thái phát triển của các khu nông nghiệp CNC, các dự án nông nghiệp CNC của Hà Nội như là kết quả đầu ra của hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC qua các năm. Về quản lý nhà nước, luận án không nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Riêng nội hàm của quản lý nhà nước cũng rất rộng liên quan đến các chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với phát triển nông nghiệp CNC nên không thể nghiên cứu tất cả các khía cạnh đó trong luận án này. Trong thời gian và điều kiện có hạn, phạm vi nội dung của luận án chỉ tập trung vào các vấn đề sau: (i) Về công tác xây dựng và ban hành quy hoạch/chương trình và chính sách phát triển nông nghiệp CNC, luận án sẽ chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả của việc ban hành, phổ biến qui hoạch các khu/vùng nông nghiệp CNC, chương trình phát triển nông nghiệp CNC đã được thành phố phê duyệt. Luận án không nghiên cứu quá trình xây dựng qui hoạch, quá trình xây dựng các chương trình và chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC. (ii) Về công tác tổ chức thực hiện các qui hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp CNC luận án không nghiên cứu kết quả thực hiện tất cả các chính sách mà chỉ tập trung nghiên cứu kết quả triển khai tổ chức thực hiện (qua 3 khía cạnh chính là mức độ biết đến chính sách, mức độ tiếp cận được chính sách và mức độ phù hợp của chính sách) của 4 chính sách chính như: chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ tín dụng và ưu đãi vay vốn, chính sách hỗ trợ đất đai, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong các chương trình phát triển nông nghiệp CNC đã được thành phố Hà Nội phê duyệt trong thời gian qua; Việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan khác hoặc các kế hoạch, chương trình công tác của UBND và các bên có liên quan để tổ chức thực hiện chính sách cũng không được nghiên cứu trong luận án này.
- 5 (iii) Về công tác kiểm tra giám sát, luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm điều chỉnh các thất bại của thị trường trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao thông qua hai chỉ số là chỉ số cải cách thủ tục hành chính và các chỉ số về xúc tiến đầu tư, thương mại nhằm đạt mục tiêu phát triển nông nghiệp CNC. Vì mục tiêu của hoạt động giám sát là phát hiện ra những điểm chưa phù hợp và kịp thời đưa ra các giải pháp điều chỉnh các thất bại của thị trường. Các mục tiêu hành chính của hoạt động giám sát là phát hiện cái chưa đúng để phạt cũng như việc triển khai các chương trình giám sát của các bên liên quan như HĐND, các kế hoạch đôn đốc, kiểm tra của UBND thành phố Hà Nội và chính quyền cấp tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC thì không được nghiên cứu trong luận án này. Luận án cũng không tập trung nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực này mà chỉ xem xét các nhân tố này như là những nguyên nhân của các hạn chế và thành công của quản lý nhà nước. Luận án cũng không đi sâu đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm giải trình, cơ chế tổ chức và phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển nông nghiệp CNC. + Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Hà Nội tập trung chủ yếu ở một số huyện có hoạt động sản xuất nông nghiệp CNC bao gồm: Đan Phượng, Mỹ Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Mê Linh, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa. + Về thời gian: Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ 2015-2019, các định hướng, giải pháp đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Chương 4: Thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền Hà Nội về phát triển nông nghiệp công nghệ cao Chương 5: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội trong thời gian tới.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về phát triển nông nghiệp công nghệ cao Cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, phát triển nông nghiệp là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác ở các khía cạnh khác nhau, trong bối cảnh các quốc gia khác nhau. Linda Lundmark, Camilla Sandstrom (năm 2013) trong cuốn “Natural resources and regional development theory”(Lý thuyết nguồn lực tự nhiên và sự phát triển vùng) đã bàn về cơ cấu kinh tế nông thôn và các biểu hiện KT-XH của kinh tế nông thôn ở Thụy Điển như sự thay đổi hạ tầng kỹ thuật, sự phát triển KT-XH trên một quy mô tổng thể, đa chiều và phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải chỉ một vài khía cạnh riêng lẻ. E. Wesley và F. Peterson trong cuốn "Agricultural structure and economic adjustment" (năm 1986) (Cơ cấu nông nghiệp và sự điều chỉnh nền kinh tế) đã đánh giá những yếu tố góp phần làm thay đổi chuyển đổi kinh tế nông nghiệp tại Mỹ và mô tả kinh nghiệm của châu Âu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, và cho rằng đây là những bài học quan trọng đối với Mỹ, nơi không có chính sách điều chỉnh cơ cấu một cách cụ thể. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng nước Mỹ nên tập trung vào các phương pháp để giảm bớt chi phí điều chỉnh chứ không phải về những nỗ lực để ngăn chặn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. P.W.Heringa, C.M.Van der Heideb và W.J.M.Heijman trong cuốn "The economic impact of multifunctional agriculture in Dutch regions: An input-output model” (năm 2013) (Sự ảnh hưởng kinh tế của nền nông nghiệp đa chức năng ở các vùng miền Hà Lan: Mô hình cân đối liên ngành) đã làm rõ bốn khía cạnh của nền nông nghiệp đa chức năng bao gồm: (i) phát triển cây xanh, (ii) du lịch, giải trí, giáo dục, (iii) kinh doanh trang trại, và (iv) dịch vụ xanh. Julian M.Alston (năm 2014) trong cuốn “Agriculture in the Global Economy” (Nông nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu) đã nghiên cứu về triển vọng phát triển nông nghiệp trên thế giới diễn ra khác nhau ở các nền kinh tế khác nhau, cụ thể là sản lượng nông nghiệp có xu hướng giảm ở các nước có thu nhập cao như Mỹ trong khi đó lại tăng ở các nước thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia. Khi phân tích các mô hình tăng trưởng nông nghiệp ở các nước có thu nhập trung bình, các tác giả đã đưa ra đề nghị chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng cho những người nghèo. Barbara
- 7 Chmielewska (năm 2009) trong cuốn "The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration” (Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập châu Âu) đã khẳng định ngành nông nghiệp trên thế giới sẽ ít có cơ hội phát triển nếu không có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ EU, đặc biệt là tại các nước kém phát triển. Do vậy, giải pháp chính cho phát triển nông nghiệp ở các nước EU là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Chỉ có phát triển đa ngành, đa lĩnh vực mới có thể đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) trong tài liệu “Rapid growth of selected Asian economies Lessons and implications for agriculture and food security China and India” (2006) (Bài học tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế tiêu biểu ở châu Á và ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực ở Trung Quốc và Ấn Độ) đã cho thấy sự phát triển kinh tế của một nước bắt đầu bằng việc phát triển và tái cơ cấu nông nghiệp theo nhu cầu thị trường; quá trình tái cơ cấu lại nông nghiệp liên quan đến việc đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động để đáp ứng những nhu cầu trong nước và thương mại quốc tế. Minna Mikkola (2008), trong tác phẩm “Coordinative structures and development of food supply chains” đã tổng kết 4 cơ chế quản lý: Quan hệ thị trường, quan hệ thứ bậc (hay quan hệ quyền lực), quan hệ mạng lưới (network) và quan hệ xã hội đều là các quan hệ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ. Chủ đề ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm, trong đó, điển hình là các tác giả: Feder và cộng sự (1985); Hoppel (1994); Foster và Roenweing (1996); kohli và Singh (1997); Rogers (2003) và Uaiene (2009). Những tác giả này đã khẳng định công nghệ là yếu tố quyết định đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Radhika Kapur (2018), nghiên cứu việc sử dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp ở Ấn Độ và chỉ ra vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phát triển nông nghiệp. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng định sự phát triển của nông nghiệp ở Ấn Độ mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng năng suất còn thấp so với các nước, việc áp dụng công nghệ sản xuất, công nghệ thu hoạch còn hạn chế. Tác giả cũng đề xuất cần ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, các phương pháp hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng năng suất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Dan Senor - Saul singer (2008), trong tác phẩm quốc gia khởi nghiệp, câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, NXB Thế giới, đã nghiên cứu và đưa ra mô hình phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp của Israel.
- 8 Trong xu hướng diện tích đất và lao động nông nghiệp ngày càng suy giảm, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trở thành một yêu cầu tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết được những vấn đề về lương thực, thực phẩm và nguyên liệu… Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ trước đây ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt bằng việc hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao ở các nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Israel, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... Bonzovanni và Lowenberg-Deboer (2004), Silva và cộng sự (2007), Frankelius và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng nông nghiệp công nghệ cao đóng góp vai trò rất quan trọng dưới các góc độ môi trường và kinh tế cho phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn. Theo Mondal và Basu (2009), phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong các cách để rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Huy Tú (2017), thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đã được chú trọng bởi rất nhiều nước trên thế giới. Từ giữa thế kỷ XX, tại các nước phát triển đã xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; Chẳng hạn ở Mỹ, đầu những năm 1980 đã có trên 100 khu nông nghiệp công nghệ. Hay ở Anh, năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan, năm 1996 có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Tại châu Âu, hiện nay đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC). Đến nay, tại Liên minh châu Âu (EU) toàn bộ các gia đình châu Âu được kết nối Internet với tốc độ cao, nông dân được đào tạo, tiếp cận các khoa học, kỹ thuật số để phục vụ hiện đại hóa các trang trại, tạo thêm việc làm và thành lập mới các doanh nghiệp tại khu vực nông thôn. Bên cạnh các nước châu Âu, châu Mỹ, nhiều nước ở châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp truyền thống quan tâm nhiều đến số lượng sản phẩm sang chất lượng nông sản, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, tiêu biểu như một số nước: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Hiện nay Trung Quốc đã có 405 khu nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 1 khu nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Những khu này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp hiện nay của Trung Quốc. Sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao đạt năng suất cao kỷ lục. Chẳng hạn, tại Israel năng suất của cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha, bưởi đạt 100 – 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha… đã tạo ra giá trị sản lượng bình quân 120.000 – 150.000 USD/ha/năm. Đặc biệt, tại Trung Quốc giá trị sản lượng bình quân đạt 40.000 – 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với các mô hình trước đó (Huy Tú, 2017). Do đó, nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở
- 9 thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế kỷ XXI trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cần quan tâm tới: (i) Quy mô diện tích tiến hành, (ii) Thị trường đầu vào và đầu ra, (iii) Lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người nông dân, (iv) Thể chế chính sách phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và người nông dân. Theo Hallam (2011), rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng chú trọng vào thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi các cấp chính quyền phải có các cơ chế hỗ trợ đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, vốn... đến thị trường tiêu thụ. Tseng và Zebregs (2002), Murakami và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng phát triển cơ sở hạ tầng sẽ phát huy hiệu quả trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Zhang và cộng sự (2010) khi tiến hành nghiên cứu ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc cho rằng, để phát triển và thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao các cấp chính quyền cần tập trung vào các vấn đề sau đây: (i) tăng cường hỗ trợ một cách linh hoạt về vốn và công nghệ; (ii) tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin nông nghiệp; (iii) xây dựng các mô hình trình diễn về nông nghiệp công nghệ cao; và (iv) đầu tư cho nghiên cứu các thiết bị công nghệ gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Hallam (2011) đã tổng kết một số nguyên lý cần được quan tâm trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: (i) chú trọng đến quyền sử dụng đất; (ii) sự bền vững về xã hội; và (iii) sự bền vững về môi trường. Tey và Brindal (2012) đã chỉ ra rằng một số ưu đãi về tài chính như chính sách lãi suất ưu đãi và cắt giảm thuế là cách thức hữu hiệu để thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Kết quả này cũng giống với đề xuất trong nghiên cứu của Singh và cộng sự (1995), Tseng và Zebregs (2002). 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) với "Báo cáo tổng hợp Đề án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Đây là công trình quy hoạch khá chi tiết, nêu bật các chỉ tiêu và định hướng phát triển KT-XH của 07 tỉnh, thành phố - vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng. Bên cạnh đó, Trần Ngọc Ngoạn (2008) trong bài nghiên cứu về “Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” đã tiếp cận đến những vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững từ một số tỉnh thành trong cả nước. Nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý thuyết cho phát triển nông thôn bền vững và một số kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững nông thôn trên 3 trụ cột chính: (1) phát triển bền vững kinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 44 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 26 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn